Chương 3 Luật thú y 2015
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Mục 1. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Điều 37. Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
c) Động vật chưa được phòng bệnh theo quy định tại
d) Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật;
đ) Sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chưa được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y;
e) Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản này khi có yêu cầu của chủ hàng.
2. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
a) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch;
b) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch;
c) Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
d) Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
đ) Quy định cụ thể nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và động vật, sản phẩm động vật mang theo người; đánh dấu, cấp mã số động vật, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch.
Điều 38. Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp;
b) Động vật phải khỏe mạnh, sản phẩm động vật bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Không làm lây lan dịch bệnh động vật, không gây hại đến sức khỏe con người.
2. Động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại
Điều 39. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Động vật, sản phẩm động vật quy định tại
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật để phát hiện đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Động vật, sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc-xin và còn miễn dịch bảo hộ hoặc sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y được kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Điều 40. Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông
1. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển qua các đầu mối giao thông do trạm kiểm dịch động vật thực hiện. Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông phải có đại diện các ngành công an, quản lý thị trường, thú y.
2. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản phẩm động vật theo Giấy chứng nhận kiểm dịch; mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;
b) Kiểm tra tình trạng sức khỏe của động vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển;
c) Xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm động vật nếu đạt yêu cầu; trường hợp không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập và phê duyệt quy hoạch trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên phạm vi cả nước.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy hoạch quy định tại khoản 3 Điều này quyết định thành lập và tổ chức thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật của các trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông trên địa bàn.
Điều 41. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng; trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
2. Cục Thú y thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng.
3. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được thực hiện tại nơi xuất phát hoặc tại nơi cách ly kiểm dịch ở cửa khẩu theo quy trình, yêu cầu vệ sinh thú y quy định đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu.
1. Hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu bao gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm dịch;
b) Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);
c) Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu có).
2. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu được thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch quy định tại khoản 1 Điều này cho Cục Thú y;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch, Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch phải thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch thì thực hiện theo quy định tại
Điều 43. Phân tích nguy cơ động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
1. Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam phải được phân tích nguy cơ.
2. Cục Thú y tổ chức thực hiện phân tích nguy cơ trên cơ sở thông tin do cơ quan có thẩm quyền về thú y của nước xuất khẩu cung cấp và các nguồn thông tin có liên quan khác.
3. Căn cứ kết quả phân tích nguy cơ, Cục Thú y quyết định việc nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật.
Điều 44. Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
1. Đối với động vật:
a) Khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam.
2. Đối với sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm:
a) Có nguồn gốc từ động vật đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
c) Được giết mổ, sơ chế, chế biến tại cơ sở sản xuất đã đăng ký xuất khẩu vào Việt Nam.
3. Đối với sản phẩm động vật không dùng làm thực phẩm:
a) Được lấy từ động vật quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y của Việt Nam;
c) Trường hợp sử dụng để sản xuất con giống thì phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc không có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới và Việt Nam.
4. Trong trường hợp cần thiết, Cục Thú y giám sát quá trình cách ly kiểm dịch; kiểm tra, đánh giá hệ thống quản lý, giám sát dịch bệnh động vật, vệ sinh thú y tại nước xuất khẩu.
Điều 45. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu của tổ chức, cá nhân;
b) Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
a) Đơn khai báo kiểm dịch;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
Điều 46. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
1. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại
Trường hợp động vật, sản phẩm động vật từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu tiên đăng ký nhập khẩu vào Việt Nam hoặc từ quốc gia, vùng lãnh thổ có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật phải được Cục Thú y tiến hành phân tích nguy cơ theo quy định tại
Điều 47. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
a) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, tình trạng sức khỏe của động vật; nếu hồ sơ kiểm dịch hợp lệ, động vật không có dấu hiệu mắc bệnh nguy hiểm thì xác nhận để làm thủ tục và chuyển động vật đến khu cách ly kiểm dịch hoặc đến địa điểm đã được kiểm tra, có đủ điều kiện để cách ly kiểm dịch;
b) Giám sát động vật tại khu cách ly kiểm dịch hoặc tại địa điểm có đủ điều kiện cách ly kiểm dịch; thời gian theo dõi cách ly kiểm dịch phù hợp với từng loài động vật, từng bệnh được kiểm tra nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày bắt đầu cách ly kiểm dịch;
c) Lấy mẫu kiểm tra bệnh động vật, áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc cho động vật theo quy định;
d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
đ) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
a) Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch, thực trạng hàng hóa, nếu đạt yêu cầu thì lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định;
b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y và thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi đến;
c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc.
3. Trường hợp động vật, sản phẩm động vật không đạt yêu cầu thì lập biên bản và xử lý theo quy định của pháp luật.
a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam của tổ chức, cá nhân;
b) Hợp đồng thương mại;
c) Đối với động vật, sản phẩm động vật thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định.
a) Đơn khai báo kiểm dịch;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu.
1. Tổ chức, cá nhân khi tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật trên cạn có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch nộp hồ sơ quy định tại
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, giám sát vệ sinh thú y của nước xuất khẩu, Cục Thú y có văn bản hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
3. Tại cửa khẩu, trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ quy định tại
1. Tại cửa khẩu nhập, Cục Thú y thực hiện:
a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, thực trạng lô hàng;
b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Niêm phong hoặc kẹp chì phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
d) Hướng dẫn chủ hàng và thực hiện các quy định vệ sinh thú y trong quá trình lưu giữ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên lãnh thổ Việt Nam; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển và nơi bốc dỡ hàng hóa;
đ) Trong trường hợp động vật, sản phẩm động vật được vận chuyển bằng công-ten-nơ hoặc phương tiện đóng kín khác, nếu phát hiện phương tiện vận chuyển, dấu niêm phong, kẹp chì có biểu hiện bất thường, Cục Thú y yêu cầu chủ hàng mở công-ten-nơ, phương tiện vận chuyển để kiểm tra vệ sinh thú y với sự chứng kiến của cơ quan hải quan và chủ hàng.
2. Chủ hàng khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Thực hiện hướng dẫn của Cục Thú y trong quá trình lưu giữ, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên lãnh thổ Việt Nam; trường hợp cần thay đổi lộ trình vận chuyển hoặc thay đổi cửa khẩu thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Thú y;
b) Không tự ý bốc dỡ hàng, tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, trừ trường hợp cần thiết thì phải có sự chứng kiến của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; trong trường hợp cần thay đổi phương tiện vận chuyển thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Cục Thú y;
c) Không để động vật tiếp xúc với động vật trong nước; chỉ được phép thả động vật để cho ăn, uống hoặc trường hợp đặc biệt khác khi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cho phép và giám sát;
d) Phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật phải bảo đảm không làm rơi vãi chất thải trên đường đi. Xác động vật, chất thải, chất độn, thức ăn thừa của động vật, dụng cụ chứa đựng phát sinh trong quá trình vận chuyển phải được thu gom, xử lý tại địa điểm theo hướng dẫn của Cục Thú y.
3. Tại cửa khẩu xuất, Cục Thú y thực hiện:
a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch;
b) Kiểm tra dấu niêm phong hoặc kẹp chì phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật;
c) Nếu hàng hóa đúng với Giấy chứng nhận kiểm dịch được cấp tại cửa khẩu nhập thì xác nhận để chủ hàng làm thủ tục xuất hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
4. Không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật đã đi qua quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh động vật mẫn cảm với loài động vật đó;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu không hợp lệ;
c) Động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Động vật tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật trên cạn tham gia hội chợ, triển lãm phải bảo đảm các quy định sau đây:
a) Có nguồn gốc rõ ràng, không mang mầm bệnh;
b) Thực hiện việc kiểm dịch tại nơi xuất phát và nơi đến theo quy định.
2. Trong thời gian tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, chủ hàng phải thực hiện các quy định về yêu cầu vệ sinh thú y dưới sự giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
3. Khi kết thúc hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực tập trung động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật đạt yêu cầu vệ sinh thú y để vận chuyển, sử dụng trong nước; trường hợp có nhu cầu xuất ra khỏi Việt Nam, chủ hàng phải làm thủ tục theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu.
Điều 52. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đưa vào Việt Nam, gửi ra nước ngoài mẫu bệnh phẩm phải đăng ký và gửi hồ sơ tới Cục Thú y để được phép vận chuyển.
2. Mẫu bệnh phẩm gửi tới cơ sở xét nghiệm phải được bao gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, không làm phát tán mầm bệnh, không gây ô nhiễm môi trường.
3. Mẫu bệnh phẩm không được phép đưa vào Việt Nam hoặc mẫu bệnh phẩm không được bao gói, bảo quản, vận chuyển theo quy định, không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, có nguy cơ phát tán và gây ô nhiễm môi trường phải được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về thú y, phòng chống bệnh truyền nhiễm và bảo vệ môi trường.
Mục 2. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
Điều 53. Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản
1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát đối với các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố dịch;
b) Động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở thu gom, kinh doanh;
c) Động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định;
d) Động vật, sản phẩm động vật không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, và c khoản này khi có yêu cầu của chủ hàng.
2. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, của chủ hàng và trước khi nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch.
3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:
a) Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch;
b) Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam;
c) Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
d) Quy định, cụ thể về nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Điều 54. Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương nơi xuất phát cấp;
b) Động vật thủy sản phải khỏe mạnh, sản phẩm động vật thủy sản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Không làm lây lan dịch bệnh động vật, không gây hại đến sức khỏe con người.
2. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản phải được vận chuyển bằng phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định tại
Điều 55. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản quy định tại
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật, sản phẩm động vật thủy sản để phát hiện đối tượng kiểm dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn 03 ngày làm việc hoặc không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Động vật thủy sản làm giống xuất phát từ cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh được kiểm dịch như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển động vật thủy sản làm giống đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trình tự, nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch xuất khẩu không dùng làm thực phẩm thực hiện theo quy định tại
Điều 57. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm
1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch dùng làm thực phẩm, tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch với cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký kiểm dịch;
b) Yêu cầu về kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có);
c) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định;
d) Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh của cơ sở nuôi thủy sản nơi xuất xứ của thủy sản để sản xuất lô hàng (nếu có).
2. Khi nhận được đăng ký kiểm dịch của tổ chức, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật như sau:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, bao gói động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
b) Kiểm tra dấu hiệu mắc bệnh động vật;
c) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo yêu cầu của nước nhập khẩu (nếu có), trừ các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh đối với cơ sở nuôi nơi xuất xứ của động vật thủy sản;
d) Trường hợp lấy mẫu xét nghiệm bệnh thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lấy mẫu, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch gửi mẫu tới phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh;
đ) Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được mẫu xét nghiệm bệnh, phòng thử nghiệm thông báo kết quả xét nghiệm bệnh cho cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch.
3. Việc cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch được thực hiện như sau:
a) Trường hợp không phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra đạt yêu cầu;
b) Trường hợp phải lấy mẫu xét nghiệm bệnh, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm đạt yêu cầu;
c) Trường hợp chủ hàng có yêu cầu đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng, cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch kiểm tra lô hàng và cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Trình tự, nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm; vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản được thực hiện theo quy định tại các
Mục 3. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Điều 59. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Thú y
1. Cục Thú y có trách nhiệm sau đây:
a) Phối hợp với cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thực hiện việc kiểm tra tại nước xuất khẩu hoặc yêu cầu kiểm dịch theo quy định của nước nhập khẩu;
b) Quyết định các biện pháp xử lý; giám sát việc xử lý động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch vô chủ, không rõ nguồn gốc từ nước ngoài vào Việt Nam;
d) Cung cấp các thông tin về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật cho các nước có liên quan khi được yêu cầu.
2. Cục Thú y có quyền hạn sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật cung cấp các thông tin liên quan và phối hợp kiểm tra tại nước xuất khẩu;
b) Từ chối nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật không đáp ứng các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;
c) Yêu cầu chủ hàng xử lý động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Trong trường hợp cần thiết, Cục Thú y ủy quyền cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật tại một số cửa khẩu.
Điều 60. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương
1. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam khi được Cục Thú y ủy quyền.
2. Quyết định các biện pháp xử lý; giám sát việc xử lý động vật, sản phẩm động vật; yêu cầu xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; yêu cầu chủ hàng thực hiện và trả chi phí.
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây:
a) Động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được xác định mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh đến động vật nuôi trong nước, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người; bị cảnh báo, không đáp ứng các quy định của Việt Nam; ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu của Việt Nam;
b) Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, bị cảnh báo của nước nhập khẩu, có nguy cơ làm mất thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
2. Khi các nguy cơ quy định tại khoản 1 Điều này đã được khắc phục thì động vật, sản phẩm động vật được tiếp tục xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 62. Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm dịch viên động vật
1. Thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Luật này; chấp hành quy trình nghiệp vụ kiểm dịch và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; khi làm nhiệm vụ phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và thẻ kiểm dịch động vật.
2. Yêu cầu chủ hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan cần thiết cho việc kiểm dịch.
3. Hướng dẫn, giám sát chủ hàng đưa động vật, sản phẩm động vật đến địa điểm, khu cách ly kiểm dịch; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng.
4. Thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu trong quá trình kiểm dịch theo quy định.
Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng
1. Chủ hàng có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
b) Được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y hướng dẫn nhận biết, phát hiện các yếu tố gây hại đến động vật, sản phẩm động vật; các biện pháp vệ sinh, khử trùng, tiêu độc;
c) Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại
d) Khiếu nại về kết quả kiểm dịch và quyết định của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
2. Chủ hàng có nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của Luật này và pháp luật có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
b) Tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
c) Cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác kiểm dịch khi cơ quan quản lý chuyên ngành thú y yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm nuôi giữ, chăm sóc động vật, bảo quản sản phẩm động vật, phương tiện vận chuyển, nội dung khai báo kiểm dịch; bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường trong quá trình tập trung, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định;
đ) Phải báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất khi phát hiện bệnh lạ hoặc động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;
e) Không được đánh tráo, thay đổi số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật đã được kiểm dịch; không tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
g) Không tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, thay đổi phương tiện vận chuyển và địa điểm vận chuyển động vật, sản phẩm động vật hoặc tự ý thay đổi mã số đánh dấu động vật trong quá trình vận chuyển;
h) Trả kinh phí xử lý, bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật gây ra;
i) Nộp phí, lệ phí, chi phí kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định của pháp luật.
Luật thú y 2015
- Số hiệu: 79/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/06/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 861 đến số 862
- Ngày hiệu lực: 01/07/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thú y
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hoạt động thú y
- Điều 6. Hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
- Điều 7. Thông tin, tuyên truyền về thú y
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, các bộ
- Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 10. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
- Điều 11. Hợp tác quốc tế về thú y
- Điều 12. Phí, lệ phí về thú y
- Điều 13. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 14. Nội dung phòng, chống dịch bệnh động vật
- Điều 15. Phòng bệnh động vật
- Điều 16. Giám sát dịch bệnh động vật
- Điều 17. Vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 18. Khống chế, thanh toán một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người
- Điều 19. Khai báo, chẩn đoán, điều tra dịch bệnh động vật
- Điều 20. Chữa bệnh động vật
- Điều 21. Đối xử với động vật
- Điều 22. Dự trữ và sử dụng thuốc thú y thuộc Danh mục hàng dự trữ quốc gia
- Điều 23. Kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật
- Điều 24. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật
- Điều 25. Xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn
- Điều 26. Công bố dịch bệnh động vật trên cạn
- Điều 27. Tổ chức chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có dịch
- Điều 28. Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng bị dịch uy hiếp
- Điều 29. Phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng đệm
- Điều 30. Xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch, Danh mục bệnh truyền lây giữa động vật và người hoặc phát hiện có tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới
- Điều 31. Công bố hết dịch bệnh động vật trên cạn
- Điều 32. Quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 33. Xử lý ổ dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 34. Công bố dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 35. Tổ chức chống dịch bệnh động vật thủy sản trong vùng có dịch
- Điều 36. Công bố hết dịch bệnh động vật thủy sản
- Điều 37. Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
- Điều 38. Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
- Điều 39. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
- Điều 40. Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông
- Điều 41. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
- Điều 42. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
- Điều 43. Phân tích nguy cơ động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
- Điều 44. Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
- Điều 45. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
- Điều 46. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
- Điều 47. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu
- Điều 48. Hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
- Điều 49. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
- Điều 50. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
- Điều 51. Yêu cầu đối với động vật trên cạn tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật trên cạn tham gia hội chợ, triển lãm
- Điều 52. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm
- Điều 53. Quy định chung về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản
- Điều 54. Yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
- Điều 55. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
- Điều 56. Trình tự, nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm
- Điều 57. Trình tự kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm
- Điều 58. Trình tự, nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm, thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật; sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm; vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản
- Điều 59. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Thú y
- Điều 60. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương
- Điều 61. Tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu; cấm xuất khẩu, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật
- Điều 62. Trách nhiệm và quyền hạn của kiểm dịch viên động vật
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của chủ hàng
- Điều 64. Yêu cầu đối với giết mổ động vật trên cạn để kinh doanh
- Điều 65. Nội dung kiểm soát giết mổ động vật trên cạn
- Điều 66. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật
- Điều 67. Nội dung kiểm soát sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật
- Điều 68. Quy định chung về kiểm tra vệ sinh thú y
- Điều 69. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật
- Điều 70. Yêu cầu vệ sinh thú y trong vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
- Điều 71. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với chợ kinh doanh, cơ sở thu gom động vật
- Điều 72. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật
- Điều 73. Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán, phẫu thuật động vật
- Điều 74. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 75. Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
- Điều 76. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 77. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
- Điều 78. Quy định chung về quản lý thuốc thú y
- Điều 79. Thuốc thú y không được đăng ký lưu hành
- Điều 80. Đăng ký lưu hành thuốc thú y
- Điều 81. Gia hạn Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y
- Điều 82. Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y
- Điều 83. Thu hồi Giấy chứng nhận lưu hành thuốc thú y
- Điều 84. Khảo nghiệm thuốc thú y
- Điều 85. Cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y
- Điều 86. Cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y
- Điều 87. Thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc thú y
- Điều 88. Yêu cầu đối với tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y
- Điều 89. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức khảo nghiệm thuốc thú y
- Điều 90. Điều kiện sản xuất thuốc thú y
- Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc thú y
- Điều 92. Điều kiện buôn bán thuốc thú y
- Điều 93. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y
- Điều 94. Điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
- Điều 95. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thú y
- Điều 96. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y
- Điều 97. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y
- Điều 98. Trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y
- Điều 99. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc thú y
- Điều 100. Nhập khẩu, xuất khẩu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y
- Điều 101. Kiểm nghiệm thuốc thú y
- Điều 102. Kiểm định thuốc thú y
- Điều 103. Nhãn thuốc thú y
- Điều 104. Sử dụng thuốc thú y
- Điều 105. Thu hồi thuốc thú y trên thị trường, xử lý thuốc thú y bị thu hồi
- Điều 106. Tiêu hủy thuốc thú y
- Điều 107. Các loại hình hành nghề thú y
- Điều 108. Điều kiện hành nghề thú y
- Điều 109. Cấp, gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 110. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 111. Không cấp Chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 112. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề thú y
- Điều 113. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hành nghề thú y
- Điều 114. Hội đồng thú y