Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
Điều 13. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều
1. Sửa đổi, bổ sung
“3. Tuân thủ quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều đã được phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông; kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ.”.
2. Sửa đổi, bổ sung
“2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong hoạt động quy hoạch.”.
3. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 8. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Việc lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi;
b) Bảo đảm thoát được lũ thiết kế và lũ lịch sử đã xảy ra của tuyến sông;
c) Bảo đảm tính phù hợp với từng vùng, miền trong cả nước và tính kế thừa của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.
2. Căn cứ lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê bao gồm:
a) Dự báo lũ dài hạn;
b) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội;
c) Hiện trạng hệ thống đê điều;
d) Quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi và các quy hoạch khác có liên quan.”.
4. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 9. Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành được lập cho các hệ thống sông liên tỉnh, có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Xác định phương hướng, mục tiêu và quy chuẩn kỹ thuật về phòng, chống lũ của hệ thống sông để lập và thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
2. Xác định lũ thiết kế của tuyến sông gồm lưu lượng lũ thiết kế và mực nước lũ thiết kế;
3. Xác định các giải pháp kỹ thuật của quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê bao gồm:
a) Xây dựng hồ chứa nước thượng lưu;
b) Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn và trồng cây chắn sóng bảo vệ đê;
c) Xây dựng, tu bổ đê điều;
d) Xác định các vùng phân lũ, làm chậm lũ, khả năng phân lũ vào các sông khác;
đ) Làm thông thoáng dòng chảy;
e) Tổ chức quản lý và hộ đê;
4. Dự kiến tác động đến môi trường của việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và đề xuất biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường;
5. Các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.”
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 10 như sau:
“1. Quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được rà soát theo định kỳ năm năm hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch tổng thể quốc gia, mục tiêu quốc phòng, an ninh, chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi.”.
6. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 12. Thẩm quyền tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.”.
7. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 13. Công bố và thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê. Hình thức công bố quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập, rà soát nội dung phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê thuộc phạm vi quản lý của địa phương trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Căn cứ vào quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan chỉ đạo và phối hợp thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.”.
8. Bổ sung
“Điều 13a. Quy hoạch đê điều
Quy hoạch đê điều là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, được lập cho hệ thống đê liên quan từ hai tỉnh trở lên.”.
9. Sửa đổi, bổ sung một số khoản, điểm của
a) Sửa đổi, bổ sung
“1. Việc lập quy hoạch đê điều phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các nguyên tắc sau đây:
a) Quy hoạch đê điều phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia; mục tiêu quốc phòng, an ninh; chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai; quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; quy hoạch vùng; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê và tính kế thừa của quy hoạch đê điều;
b) Đê biển phải bảo đảm chống bão, nước biển dâng theo quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế đê biển và phải bao gồm cả diện tích trồng cây chắn sóng;
c) Đê sông phải bảo đảm an toàn ứng với mực nước lũ thiết kế và có giải pháp để bảo đảm an toàn đê khi xảy ra lũ lịch sử; phải có sự phối hợp giữa các địa phương trong cùng một lưu vực, không ảnh hưởng đến quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê và cả hệ thống sông.”;
b) Sửa đổi, bổ sung
“b) Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai;
c) Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi; quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê;”.
10. Sửa đổi, bổ sung
“1. Quy hoạch đê điều phải được rà soát định kỳ năm năm hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch tổng thể quốc gia, mục tiêu quốc phòng, an ninh, quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch vùng, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê.”.
11. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 17. Thẩm quyền tổ chức lập, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đê điều
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch đê điều trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đê điều.”.
12. Sửa đổi, bổ sung
“Điều 19. Công bố và thực hiện quy hoạch đê điều
1. Chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều được phê duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều. Hình thức công bố quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
2. Việc thực hiện quy hoạch đê điều được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện quy hoạch đê điều;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập, rà soát nội dung phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch; chỉ đạo tổ chức cắm mốc chỉ giới xây dựng và phạm vi bảo vệ đê điều
13. Sửa đổi, bổ sung
“b) Tuân theo quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;”.
14. Sửa đổi, bổ sung
“1. Căn cứ vào quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng có liên quan đến phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền.”.
15. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của
a) Sửa đổi, bổ sung
“a) Chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức lập và thực hiện quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;”;
b) Sửa đổi, bổ sung
“a) Tổ chức thực hiện công tác dự báo khí tượng, thủy văn; chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, bãi sông theo quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch và pháp luật về đất đai;”;
c) Sửa đổi, bổ sung
“a) Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, xây dựng các cầu qua sông bảo đảm khả năng thoát lũ của sông, các công trình phục vụ giao thông thủy và việc cải tạo đê điều kết hợp làm đường giao thông;”.
16. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của
a) Sửa đổi, bổ sung
“a) Tổ chức lập nội dung phương án phát triển hệ thống đê điều, phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trong quy hoạch tỉnh; tổ chức xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều trong phạm vi địa phương phù hợp với quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch tỉnh; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống đê trên phạm vi cả nước;”;
b) Sửa đổi, bổ sung
“b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện phương án phát triển hệ thống đê điều, phương án phòng, chống lũ của tuyến sông có đê trên địa bàn huyện trong quy hoạch tỉnh, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;”.
17. Bãi bỏ
Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018
- Số hiệu: 35/2018/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/11/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1139 đến số 1140
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường bộ
- Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam
- Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đường sắt
- Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
- Điều 5. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tài nguyên nước
- Điều 6. Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai
- Điều 7. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Điều 8. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản
- Điều 9. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khí tượng thủy văn
- Điều 10. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đa dạng sinh học
- Điều 11. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
- Điều 12. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Điều 13. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đê điều
- Điều 14. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thủy lợi
- Điều 15. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử
- Điều 16. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đo lường
- Điều 17. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
- Điều 18. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn thông tin mạng
- Điều 19. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản
- Điều 20. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí
- Điều 21. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh
- Điều 22. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
- Điều 23. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Điều 24. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan
- Điều 25. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 7 của Luật Chứng khoán
- Điều 26. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh
- Điều 27. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 của Luật Quảng cáo
- Điều 28. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng
- Điều 29. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch đô thị
- Điều 30. Bỏ từ, cụm từ tại các luật
- Điều 31. Hiệu lực thi hành