Chương 7 Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG PHÒNG, CHỐNG KHỦNG BỐ
Điều 39. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố.
2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố.
3. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương.
Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Trong quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
a) Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống khủng bố;
b) Chủ trì, phối hợp xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp phòng, chống khủng bố;
c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch, phương án, biện pháp về phòng, chống khủng bố;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cơ quan, tổ chức có liên quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống khủng bố;
đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện chế độ báo cáo, tổng kết về công tác phòng, chống khủng bố; kiến nghị, đề xuất giải pháp liên quan đến phòng, chống khủng bố;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phòng, chống khủng bố;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố theo quy định tại
2. Trong tổ chức, thực hiện phòng, chống khủng bố, Bộ Công an có trách nhiệm sau đây:
a) Phân công, bảo đảm trang bị cho lực lượng chống khủng bố trong Công an nhân dân;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống khủng bố trên phạm vi toàn quốc theo quy định tại các chương III, IV và V của Luật này; phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý;
c) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại các chương III, IV và V của Luật này; phát hiện, điều tra, xử lý tổ chức, cá nhân khủng bố, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
1. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ quy định tại các
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện phòng, chống khủng bố tại các mục tiêu, địa bàn do Bộ Quốc phòng quản lý.
3. Phân công, bảo đảm trang bị và chỉ đạo hoạt động của lực lượng chống khủng bố thuộc Bộ Quốc phòng.
4. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân trong xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống khủng bố.
5. Chỉ đạo Bộ đội Biên phòng phối hợp với các cơ quan, đơn vị Công an nhân dân, Hải quan và các cơ quan, đơn vị khác thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố thông qua hoạt động kiểm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu do Bộ đội Biên phòng phụ trách.
6. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống khủng bố theo thẩm quyền.
Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
3. Chỉ đạo người đứng đầu cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài phối hợp với các cơ quan chức năng nước sở tại thực hiện phòng, chống khủng bố.
4. Phối hợp với Bộ Công an xây dựng và tổ chức huấn luyện, diễn tập các phương án phòng, chống khủng bố.
5. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các địa phương có trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế tại Việt Nam xây dựng phương án bảo vệ, phương án xử lý các tình huống khi có khủng bố xảy ra.
6. Phối hợp với các cơ quan chức năng bảo vệ an toàn các đoàn đại biểu nước ngoài đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Phối hợp với các cơ quan và địa phương liên quan quản lý, hướng dẫn hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài khi có hoạt động khủng bố xảy ra.
7. Phối hợp với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự tại Việt Nam của nước có nguy cơ bị khủng bố cao để trao đổi thông tin, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xây dựng, huấn luyện, diễn tập các tình huống phòng, chống khủng bố.
8. Phối hợp với Bộ Công an, các bộ, ngành liên quan khác trong hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố, tham gia đàm phán, ký kết, gia nhập, thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống khủng bố.
Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
3. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân địa phương xây dựng, huấn luyện, diễn tập, tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống cướp tàu bay, tàu biển, bắt cóc con tin, gây nổ trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa và các phương tiện giao thông công cộng khác, bảo vệ an toàn các sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe.
4. Phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Ủy ban nhân dân địa phương bảo vệ an ninh, trật tự tại các khu vực sân bay, nhà ga, bến tàu, bến xe, cảng biển, cầu, hầm đường bộ quan trọng; kiểm soát người điều khiển, hành khách và phương tiện giao thông vận tải để phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khủng bố.
Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
3. Chỉ đạo cơ quan Hải quan phối hợp với các đơn vị Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng và các cơ quan khác có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố trong hoạt động kiểm soát hàng hóa, phương tiện nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh.
Điều 45. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
3. Tiếp nhận thông tin, báo cáo giao dịch đáng ngờ liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố từ tổ chức tài chính và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành nghề phi tài chính; khi có cơ sở để nghi ngờ giao dịch liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố thì kịp thời báo cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an và phối hợp xác minh làm rõ.
4. Phối hợp với Bộ Công an trong hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố.
Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
3. Chỉ đạo cơ quan, doanh nghiệp xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Tổ chức bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho hoạt động phòng, chống khủng bố;
b) Phối hợp với các đơn vị Công an, Quân đội xây dựng và triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống khủng bố tại các cơ sở xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và mạng liên lạc; kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin để phát hiện, xử lý hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố, tài trợ khủng bố;
c) Quản lý việc đưa tin về khủng bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức phòng, chống khủng bố cho cán bộ, nhân dân; đấu tranh với các hoạt động thông tin, truyền thông của tổ chức, cá nhân khủng bố.
Điều 47. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong phòng, chống khủng bố
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc quyền sẵn sàng tham gia phòng, chống khủng bố theo quyết định huy động của người có thẩm quyền.
Điều 48. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kịp thời xử lý hành vi phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong phòng, chống khủng bố theo quy định của pháp luật.
Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố tại địa phương; tổ chức thực hiện hoạt động phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham gia phòng, chống khủng bố.
3. Chỉ đạo lực lượng vũ trang nhân dân và các ngành chức năng của địa phương xây dựng, triển khai thực hiện công tác phòng, chống khủng bố tại địa phương.
4. Trình cấp có thẩm quyền quyết định ngân sách phục vụ công tác phòng, chống khủng bố; tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách phục vụ công tác phòng, chống khủng bố theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
- Số hiệu: 28/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 12/06/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 403 đến số 404
- Ngày hiệu lực: 01/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống khủng bố
- Điều 5. Chính sách phòng, chống khủng bố
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 7. Trách nhiệm phòng, chống khủng bố
- Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 9. Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố
- Điều 10. Xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
- Điều 11. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố
- Điều 12. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
- Điều 14. Lực lượng chống khủng bố
- Điều 15. Người chỉ huy chống khủng bố
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố
- Điều 17. Trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện chống khủng bố
- Điều 18. Huy động lực lượng, phương tiện; trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố
- Điều 19. Biện pháp phòng ngừa khủng bố
- Điều 20. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố
- Điều 21. Quản lý hành chính về an ninh, trật tự
- Điều 22. Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải
- Điều 23. Kiểm soát giao dịch tiền, tài sản
- Điều 24. Kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
- Điều 25. Kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác
- Điều 26. Kiểm soát các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh
- Điều 27. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố
- Điều 28. Phát hiện khủng bố
- Điều 29. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về khủng bố
- Điều 30. Biện pháp chống khủng bố
- Điều 31. Chống khủng bố tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này
- Điều 32. Chống khủng bố đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 33. Phát hiện tài trợ khủng bố, tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố
- Điều 34. Nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng và áp dụng biện pháp tạm thời
- Điều 35. Kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới
- Điều 36. Nguyên tắc hợp tác quốc tế
- Điều 37. Nội dung, trách nhiệm hợp tác quốc tế
- Điều 38. Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố
- Điều 39. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố
- Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 45. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 47. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong phòng, chống khủng bố
- Điều 48. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
- Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp