Chương 3 Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
Điều 19. Biện pháp phòng ngừa khủng bố
Phòng ngừa khủng bố và tài trợ khủng bố được thực hiện bằng các biện pháp quy định tại các điều từ Điều 20 đến
Điều 20. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố
1. Cơ quan và người có thẩm quyền có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hiệu quả phòng, chống khủng bố.
2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố bao gồm:
a) Nguy cơ, diễn biến, tình hình khủng bố; thủ đoạn, phương thức hoạt động, tính chất nguy hiểm, tác hại của khủng bố;
b) Biện pháp, kinh nghiệm, chính sách, pháp luật về phòng, chống khủng bố;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống khủng bố;
d) Các nội dung cần thiết khác phục vụ cho yêu cầu phòng, chống khủng bố.
Điều 21. Quản lý hành chính về an ninh, trật tự
1. Cơ quan và người có thẩm quyền quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, âm mưu, phương thức, thủ đoạn, hoạt động của tổ chức, cá nhân khủng bố và có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các biện pháp phòng ngừa khủng bố thông qua quản lý hành chính về an ninh, trật tự, bao gồm:
a) Quản lý cư trú, tàng thư, căn cước công dân;
b) Quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ;
c) Thực hiện công tác cảnh vệ, bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, công trình quốc phòng, khu quân sự, trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Tuần tra, kiểm soát, giám sát mục tiêu trọng điểm về an ninh, trật tự, sân bay, bến cảng, nhà ga, bến xe, cửa khẩu, khu vực biên giới và nơi tập trung đông người, nơi công cộng khác;
đ) Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh;
e) Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển, hàng không có trách nhiệm chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Điều 23. Kiểm soát giao dịch tiền, tài sản
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát giao dịch tiền, tài sản có trách nhiệm theo dõi, giám sát, ngăn chặn các giao dịch tiền, tài sản có dấu hiệu liên quan đến khủng bố; giám sát các giao dịch tiền, tài sản có mức giá trị phải báo cáo theo quy định của pháp luật nhằm kịp thời phát hiện giao dịch có dấu hiệu liên quan đến khủng bố.
Điều 24. Kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Cơ quan và người có thẩm quyền trong hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác có trách nhiệm kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Điều 26. Kiểm soát các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh
Cơ quan và người có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh phẩm có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi lợi dụng hoạt động này để khủng bố.
Điều 27. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố
1. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi được phân công có trách nhiệm xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố.
2. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được xác định trong phương án phòng, chống khủng bố đã được phê duyệt có trách nhiệm chấp hành.
Luật phòng, chống khủng bố năm 2013
- Số hiệu: 28/2013/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 12/06/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 403 đến số 404
- Ngày hiệu lực: 01/10/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống khủng bố
- Điều 5. Chính sách phòng, chống khủng bố
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 7. Trách nhiệm phòng, chống khủng bố
- Điều 8. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên
- Điều 9. Điều tra, truy tố, xét xử tội phạm khủng bố, tội phạm tài trợ khủng bố
- Điều 10. Xử lý tiền, tài sản liên quan đến khủng bố, tài trợ khủng bố
- Điều 11. Kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng, chống khủng bố
- Điều 12. Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố
- Điều 14. Lực lượng chống khủng bố
- Điều 15. Người chỉ huy chống khủng bố
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy chống khủng bố
- Điều 17. Trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ, phương tiện chống khủng bố
- Điều 18. Huy động lực lượng, phương tiện; trưng mua, trưng dụng tài sản chống khủng bố
- Điều 19. Biện pháp phòng ngừa khủng bố
- Điều 20. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống khủng bố
- Điều 21. Quản lý hành chính về an ninh, trật tự
- Điều 22. Kiểm soát hoạt động giao thông vận tải
- Điều 23. Kiểm soát giao dịch tiền, tài sản
- Điều 24. Kiểm soát phương tiện, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
- Điều 25. Kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác
- Điều 26. Kiểm soát các hoạt động bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh
- Điều 27. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phòng, chống khủng bố
- Điều 28. Phát hiện khủng bố
- Điều 29. Tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về khủng bố
- Điều 30. Biện pháp chống khủng bố
- Điều 31. Chống khủng bố tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này
- Điều 32. Chống khủng bố đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 33. Phát hiện tài trợ khủng bố, tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về tài trợ khủng bố
- Điều 34. Nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng và áp dụng biện pháp tạm thời
- Điều 35. Kiểm soát vận chuyển tiền mặt, kim khí quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng qua biên giới
- Điều 36. Nguyên tắc hợp tác quốc tế
- Điều 37. Nội dung, trách nhiệm hợp tác quốc tế
- Điều 38. Hợp tác quốc tế giải quyết vụ khủng bố
- Điều 39. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống khủng bố
- Điều 40. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 41. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
- Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Điều 45. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
- Điều 47. Trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan trong phòng, chống khủng bố
- Điều 48. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân
- Điều 49. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp