Chương 5 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;
2. Chứng nhận tạm trú hoặc thẻ tạm trú, thẻ thường trú còn giá trị;
3. Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại
Điều 28. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
1. Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đang là bị can, bị cáo, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc đang là bị đơn, người bị kiện, người có nghĩa vụ liên quan trong vụ việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình;
b) Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Hội đồng xử lý cạnh tranh;
c) Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
d) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
đ) Vì lý do quốc phòng, an ninh.
2. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người đang chấp hành hình phạt tù bị dẫn giải ra nước ngoài để cung cấp chứng cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật tương trợ tư pháp.
3. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 03 năm và có thể gia hạn.
1. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại
2. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại
3. Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại
a) Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;
b) Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại
5. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.
6. Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.
7. Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
1. Người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh;
b) Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
2. Thẩm quyền quyết định buộc xuất cảnh như sau:
a) Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định buộc xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú
- Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 6. Thu hồi, hủy bỏ giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
- Điều 7. Giá trị sử dụng và hình thức của thị thực
- Điều 8. Ký hiệu thị thực
- Điều 9. Thời hạn thị thực
- Điều 10. Điều kiện cấp thị thực
- Điều 11. Các trường hợp được cấp thị thực rời
- Điều 12. Các trường hợp được miễn thị thực
- Điều 13. Đơn phương miễn thị thực
- Điều 14. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài
- Điều 15. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao
- Điều 16. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh
- Điều 17. Cấp thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 18. Cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế
- Điều 19. Cấp thị thực tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao
- Điều 20. Điều kiện nhập cảnh
- Điều 21. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
- Điều 22. Thẩm quyền quyết định chưa cho nhập cảnh
- Điều 23. Điều kiện quá cảnh
- Điều 24. Khu vực quá cảnh
- Điều 25. Quá cảnh đường hàng không
- Điều 26. Quá cảnh đường biển
- Điều 27. Điều kiện xuất cảnh
- Điều 28. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh và thời hạn tạm hoãn xuất cảnh
- Điều 29. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh
- Điều 30. Buộc xuất cảnh
- Điều 31. Chứng nhận tạm trú
- Điều 32. Cơ sở lưu trú
- Điều 33. Khai báo tạm trú
- Điều 34. Tạm trú tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế ven biển, khu vực biên giới và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Điều 35. Gia hạn tạm trú
- Điều 36. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú và ký hiệu thẻ tạm trú
- Điều 37. Thủ tục cấp thẻ tạm trú
- Điều 38. Thời hạn thẻ tạm trú
- Điều 39. Các trường hợp được xét cho thường trú
- Điều 40. Điều kiện xét cho thường trú
- Điều 41. Thủ tục giải quyết cho thường trú
- Điều 42. Giải quyết cho thường trú đối với người không quốc tịch
- Điều 43. Cấp đổi, cấp lại thẻ thường trú
- Điều 44. Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài
- Điều 45. Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh
- Điều 46. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
- Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 50. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 51. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp
- Điều 52. Trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận