Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
1. Tiền dịch vụ là khoản thu của doanh nghiệp dịch vụ nhận được từ bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động để bù đắp chi phí, tìm kiếm, phát triển thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động, quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Tiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ thu từ người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ;
b) Không vượt quá mức trần quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Chỉ được thu sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết;
d) Trong trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.
3. Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đã thu tiền dịch vụ từ người lao động cho toàn bộ thời gian làm việc thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà người lao động phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động số tiền dịch vụ và tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Tiền lãi được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tại thời điểm doanh nghiệp hoàn trả cho người lao động.
4. Mức trần tiền dịch vụ thu từ người lao động được quy định như sau:
a) Không quá 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc; đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá 1,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 thang làm việc. Trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 36 tháng trở lên thì tiền dịch vụ không được quá 03 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;
b) Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiền dịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng;
c) Đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, Bổ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết mức trần tiền dịch vụ thấp hơn quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
- Số hiệu: 69/2020/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 13/11/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1183 đến số 1184
- Ngày hiệu lực: 01/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 5. Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 8. Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 9. Nội dung hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 10. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 11. Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 12. Hồ sơ, thủ tục và lệ phí cấp Giấy phép
- Điều 13. Điều chỉnh thông tin Giấy phép
- Điều 14. Cấp lại Giấy phép
- Điều 15. Công bố, niêm yết Giấy phép
- Điều 16. Nộp lại Giấy phép, thu hồi Giấy phép
- Điều 17. Chi nhánh được giao nhiệm vụ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 18. Chuẩn bị nguồn lao động
- Điều 19. Hợp đồng cung ứng lao động
- Điều 20. Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động
- Điều 21. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 22. Hợp đồng môi giới và thù lao theo hợp đồng môi giới
- Điều 23. Tiền dịch vụ
- Điều 24. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp dịch vụ
- Điều 25. Tiền ký quỹ của người lao động
- Điều 26. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
- Điều 27. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp nộp lại Giấy phép hoặc bị thu hồi Giấy phép
- Điều 28. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp giải thể
- Điều 29. Trách nhiệm của doanh nghiệp dịch vụ trong trường hợp phá sản
- Điều 30. Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 31. Báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
- Điều 32. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 33. Điều kiện của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 34. Báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài của tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài
- Điều 35. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 36. Điều kiện của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
- Điều 37. Hợp đồng nhận lao động thực tập
- Điều 38. Hợp đồng đào tạo nghề ở nước ngoài
- Điều 39. Đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập
- Điều 40. Hồ sơ đăng ký hợp đồng nhận lao động thực tập
- Điều 41. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
- Điều 42. Điều kiện của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 43. Quyền, nghĩa vụ của đơn vị sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- Điều 44. Điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 45. Hồ sơ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 46. Quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp dịch vụ đưa đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 47. Quyền, nghĩa vụ của người lao động do doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài hoặc tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 48. Quyền, nghĩa vụ của người lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài
- Điều 49. Quyền, nghĩa vụ của người lao động do đơn vị sự nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài
- Điều 50. Điều kiện của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết
- Điều 51. Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết
- Điều 52. Hợp đồng lao động trực tiếp giao kết
- Điều 53. Đăng ký hợp đồng lao động
- Điều 54. Giao kết hợp đồng lao động sau khi xuất cảnh
- Điều 55. Điều kiện của bên bảo lãnh
- Điều 56. Trường hợp, phạm vi bảo lãnh
- Điều 57. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Điều 58. Hợp đồng bảo lãnh
- Điều 59. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
- Điều 62. Mục đích bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng
- Điều 63. Bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ
- Điều 64. Hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 65. Giáo dục định hướng
- Điều 66. Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
- Điều 67. Nhiệm vụ của Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
- Điều 68. Nguồn hình thành Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước