Chương 8 Luật Luật sư 2006
XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
XỬ LÝ KỶ LUẬT LUẬT SƯ, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
1. Luật sư vi phạm quy định của Luật này, Điều lệ, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng;
d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư.
2. Việc xem xét quyết định kỷ luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư theo đề nghị của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.
3. Trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư phải thông báo bằng văn bản với Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, đề nghị tổ chức luật sư toàn quốc thu hồi Thẻ luật sư.
Điều 86. Khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư
1. Luật sư có quyền khiếu nại quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đối với mình.
Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
2. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc đối với hình thức kỷ luật quy định tại
Điều 87. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc
1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.
2. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc đối với việc Đoàn luật sư không đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư, từ chối việc gia nhập Đoàn luật sư, cá nhân có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Thời hạn giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp là ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
3. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định, hành vi của các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Ban thường vụ tổ chức luật sư toàn quốc có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi của các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc.
Điều 88. Giải quyết tranh chấp
Trong trường hợp giữa khách hàng và luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề luật sư thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm hoà giải tranh chấp đó.
MỤC 2
XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI LUẬT SƯ, TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
Điều 89. Xử lý vi phạm đối với luật sư
Luật sư vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý kỷ luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 90. Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
Tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam vi phạm quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 91. Xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
Người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hoặc cản trở luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 92. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp
1. Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật Luật sư 2006
- Số hiệu: 65/2006/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/06/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 5 đến số 6
- Ngày hiệu lực: 01/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Luật sư
- Điều 3. Chức năng xã hội của luật sư
- Điều 4. Dịch vụ pháp lý của luật sư
- Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư
- Điều 6. Nguyên tắc quản lý hành nghề luật sư
- Điều 7. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
- Điều 8. Khuyến khích hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư
- Điều 11. Điều kiện hành nghề luật sư
- Điều 12. Đào tạo nghề luật sư
- Điều 13. Người được miễn đào tạo nghề luật sư
- Điều 14. Tập sự hành nghề luật sư
- Điều 15. Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư
- Điều 16. Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
- Điều 17. Cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư
- Điều 18. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư
- Điều 19. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư
- Điều 20. Gia nhập Đoàn luật sư
- Điều 21. Quyền, nghĩa vụ của luật sư
- Điều 22. Phạm vi hành nghề luật sư
- Điều 23. Hình thức hành nghề của luật sư
- Điều 24. Nhận và thực hiện vụ, việc của khách hàng
- Điều 25. Bí mật thông tin
- Điều 26. Thực hiện dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
- Điều 27. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư
- Điều 28. Hoạt động tư vấn pháp luật của luật sư
- Điều 29. Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của luật sư
- Điều 30. Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư
- Điều 31. Hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư
- Điều 32. Hình thức tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 33. Văn phòng luật sư
- Điều 34. Công ty luật
- Điều 35. Đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 36. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 37. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 38. Công bố nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 39. Quyền của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 40. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 41. Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 42. Văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 43. Đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài
- Điều 44. Cử luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý ở nước ngoài
- Điều 45. Hợp nhất, sáp nhập công ty luật
- Điều 46. Tạm ngừng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 47. Chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 48. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 49. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
- Điều 50. Đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
- Điều 51. Thay đổi, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân
- Điều 52. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
- Điều 53. Quyền, nghĩa vụ của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động
- Điều 54. Thù lao luật sư
- Điều 55. Căn cứ và phương thức tính thù lao
- Điều 56. Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý theo hợp đồng dịch vụ pháp lý
- Điều 57. Thù lao, chi phí trong trường hợp luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng
- Điều 58. Tiền lương theo hợp đồng lao động của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân
- Điều 59. Giải quyết tranh chấp về thù lao, chi phí, tiền lương theo hợp đồng lao động
- Điều 60. Đoàn luật sư
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn luật sư
- Điều 62. Các cơ quan của Đoàn luật sư
- Điều 63. Điều lệ Đoàn luật sư
- Điều 64. Tổ chức luật sư toàn quốc
- Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức luật sư toàn quốc
- Điều 66. Các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc
- Điều 67. Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc
- Điều 68. Điều kiện hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
- Điều 69. Hình thức hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
- Điều 70. Phạm vi hành nghề của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
- Điều 71. Chi nhánh
- Điều 72. Công ty luật nước ngoài
- Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 74. Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài
- Điều 75. Hình thức hành nghề của luật sư nước ngoài
- Điều 76. Phạm vi hành nghề của luật sư nước ngoài
- Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài
- Điều 78. Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 79. Đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 80. Thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài
- Điều 81. Chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 82. Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại ViệtNam cho luật sư nước ngoài
- Điều 83. Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư
- Điều 84. Trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư
- Điều 85. Xử lý kỷ luật đối với luật sư
- Điều 86. Khiếu nại quyết định kỷ luật luật sư
- Điều 87. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, các cơ quan của tổ chức luật sư toàn quốc
- Điều 88. Giải quyết tranh chấp
- Điều 89. Xử lý vi phạm đối với luật sư
- Điều 90. Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 91. Xử lý vi phạm đối với các hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư
- Điều 92. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp