Chương 3 Luật Hợp tác xã 2003
1. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành Điều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã có thể trở thành xã viên.
Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý và điều hành hợp tác xã.
2. Hộ gia đình, pháp nhân có thể trở thành xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Khi tham gia hợp tác xã, hộ gia đình, pháp nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với cá nhân tham gia.
3. Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là xã viên của nhiều hợp tác xã trong trường hợp Điều lệ hợp tác xã không cấm.
Xã viên có các quyền sau đây:
1. Được ưu tiên làm việc cho hợp tác xã và được trả công lao động theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
2. Hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã;
3. Được hợp tác xã cung cấp các thông tin kinh tế - kỹ thuật cần thiết; được hợp tác xã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ;
4. Hưởng các phúc lợi của hợp tác xã; được hợp tác xã thực hiện các cam kết kinh tế;
5. Được khen thưởng khi có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển hợp tác xã;
6. Dự Đại hội xã viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội xã viên, dự các hội nghị xã viên để bàn bạc và biểu quyết công việc của hợp tác xã;
7. Ứng cử, bầu cử vào Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểm soát và những chức danh được bầu khác của hợp tác xã;
8. Đề đạt ý kiến với Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểm soát của hợp tác xã và yêu cầu được trả lời; yêu cầu Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội xã viên bất thường theo quy định tại
9. Chuyển vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
10. Xin ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
11. Được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã và pháp luật có liên quan trong các trường hợp sau đây:
a) Ra hợp tác xã;
b) Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
d) Xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.
Trong các trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 11 Điều này, vốn góp và các quyền lợi khác của xã viên được trả lại cho người có đủ điều kiện thừa kế hoặc giám hộ đối với các xã viên này theo quy định của pháp luật.
Xã viên có các nghĩa vụ sau đây:
1. Chấp hành Điều lệ, Nội quy hợp tác xã, các nghị quyết của Đại hội xã viên;
2. Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; mức vốn góp không vượt quá ba mươi phần trăm vốn điều lệ của hợp tác xã;
3. Đoàn kết, hợp tác giữa các xã viên, học tập nâng cao trình độ, góp phần thúc đẩy hợp tác xã phát triển;
4. Thực hiện các cam kết kinh tế với hợp tác xã;
5. Trong phạm vi vốn góp của mình, cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi ro, thiệt hại, các khoản lỗ của hợp tác xã;
6. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.
Điều 20. Chấm dứt tư cách xã viên
1. Tư cách xã viên chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
b) Xã viên đã được chấp nhận ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
c) Xã viên đã chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
d) Xã viên bị Đại hội xã viên khai trừ;
đ) Các trường hợp khác do Điều lệ hợp tác xã quy định.
2. Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với xã viên trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Điều lệ hợp tác xã quy định.
Luật Hợp tác xã 2003
- Số hiệu: 18/2003/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 26/11/2003
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 01/07/2004
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Hợp tác xã
- Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 3. Chính sách của Nhà nước đối với hợp tác xã
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
- Điều 6. Quyền của hợp tác xã
- Điều 7. Nghĩa vụ của hợp tác xã
- Điều 8. Tên, biểu tượng của hợp tác xã
- Điều 9. Tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội trong hợp tác xã
- Điều 10. Sáng lập viên
- Điều 11. Hội nghị thành lập hợp tác xã
- Điều 12. Điều lệ hợp tác xã
- Điều 13. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Điều 14. Nơi đăng ký kinh doanh
- Điều 15. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Điều 16. Chi nhánh, văn phòng đại diện và doanh nghiệp trực thuộc của hợp tác xã
- Điều 17. Điều kiện trở thành xã viên
- Điều 18. Quyền của xã viên
- Điều 19. Nghĩa vụ của xã viên
- Điều 20. Chấm dứt tư cách xã viên
- Điều 21. Đại hội xã viên
- Điều 22. Nội dung của Đại hội xã viên
- Điều 23. Quy định về số lượng đại biểu và biểu quyết trong Đại hội xã viên
- Điều 24. Thông báo triệu tập Đại hội xã viên
- Điều 25. Ban quản trị hợp tác xã
- Điều 26. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban quản trị hợp tác xã
- Điều 27. Hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành
- Điều 28. Hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành
- Điều 29. Ban kiểm soát
- Điều 30. Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát
- Điều 31. Vốn góp của xã viên
- Điều 32. Huy động vốn
- Điều 33. Vốn hoạt động của hợp tác xã
- Điều 34. Quỹ của hợp tác xã
- Điều 35. Tài sản của hợp tác xã
- Điều 36. Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã khi giải thể
- Điều 37. Phân phối lãi
- Điều 38. Xử lý các khoản lỗ
- Điều 39. Chia, tách hợp tác xã
- Điều 40. Thủ tục chia, tách hợp tác xã
- Điều 41. Hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã
- Điều 42. Giải thể hợp tác xã
- Điều 43. Giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với hợp tác xã