Chương 5 Luật Hải quan 2014
PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HÓA QUA BIÊN GIỚI
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan hải quan các cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Cơ quan hải quan các cấp được thành lập đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Điều 88. Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
1. Trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải chưa đưa ra khỏi phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đó báo ngay cho cơ quan hải quan để kiểm tra, xử lý.
Trường hợp có căn cứ xác định hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới, phương tiện vận tải chở hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới đang di chuyển từ địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn hoạt động hải quan thì cơ quan hải quan tiếp tục truy đuổi, thông báo cho cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, quản lý thị trường trên địa bàn để phối hợp, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xử lý theo quy định của pháp luật. Việc dừng, truy đuổi phương tiện vận tải nước ngoài đang đi trong vùng biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật biển Việt Nam.
2. Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật; cơ quan hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
3. Đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan đang vận chuyển trên các tuyến đường, cơ quan hải quan có trách nhiệm giám sát bằng các biện pháp nghiệp vụ hải quan; khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật thì cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước hữu quan kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Tại vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, cơ quan hải quan thực hiện, phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát nhằm ngăn ngừa hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; thực hiện các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong vùng nội thủy, lãnh hải phù hợp với quy định của Luật biển Việt Nam.
5. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo phối hợp hoạt động của cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước hữu quan khác tại địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
1. Tổ chức lực lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu, áp dụng biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, thu thập thông tin trong nước và ngoài nước liên quan đến hoạt động hải quan để chủ động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phục vụ thông quan hàng hóa và kiểm tra sau thông quan; phối hợp với các cơ quan hữu quan bảo vệ bí mật về người cung cấp thông tin các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; chủ trì, phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan thực hiện các hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong địa bàn hoạt động hải quan.
Khi tiến hành kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan được áp dụng biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật này, pháp luật xử lý vi phạm hành chính, pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để phục vụ việc kiểm tra, điều tra, xác minh hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
4. Yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh mở bưu phẩm, hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua đường bưu chính, chuyển phát nhanh để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng bưu phẩm, hàng hóa đó có tài liệu, hàng hóa liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
5. Sử dụng cờ hiệu, đèn hiệu, pháo hiệu, còi, loa; sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
6. Ngoài địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan hải quan phối hợp, thực hiện các hoạt động kiểm soát hải quan để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.
1. Xử lý vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội Kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm. Trình tự, thủ tục tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật về hải quan đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật tổ chức điều tra hình sự.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan khi tiến hành các hoạt động được quy định tại Điều này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
1. Trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tổ chức và cá nhân liên quan có quyền:
a) Cung cấp các thông tin, hồ sơ tài liệu và chứng cứ liên quan đến vụ việc vi phạm cho cơ quan hải quan; đề nghị cơ quan hải quan trưng cầu giám định để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
b) Được bảo vệ bí mật, bảo vệ tính mạng và được hưởng các đãi ngộ theo quy định của pháp luật khi cung cấp thông tin, tố giác, tố cáo về các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
2. Trong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tổ chức và cá nhân liên quan có nghĩa vụ:
a) Người điều khiển, người có mặt trên phương tiện vận tải phải chấp hành lệnh dừng phương tiện, khám xét và xuất trình giấy tờ, chứng từ, tài liệu theo yêu cầu của công chức hải quan. Người điều khiển phương tiện vận tải có trách nhiệm cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để công chức hải quan tiến hành khám xét;
b) Tổ chức tín dụng, tổ chức bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến các giao dịch thanh toán, giao dịch bảo hiểm theo yêu cầu của cơ quan hải quan để phục vụ hoạt động điều tra, xác minh và xử lý các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
c) Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có nghĩa vụ cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan phục vụ hoạt động điều tra, xác minh và xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; có mặt tại trụ sở cơ quan hải quan để giải trình các nội dung liên quan khi được yêu cầu.
1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan được trang bị, sử dụng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, cờ hiệu, pháo hiệu, đèn hiệu, thiết bị quan sát, soi chiếu, công nghệ sinh hóa, thiết bị cơ khí, điện, điện tử và các phương tiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Việc trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ phải theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan hải quan, công chức hải quan trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp lực lượng, hỗ trợ phương tiện, cung cấp thông tin; nếu phương tiện được hỗ trợ bị thiệt hại thì cơ quan hải quan phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Luật Hải quan 2014
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Chính sách về hải quan
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan
- Điều 6. Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan
- Điều 7. Địa bàn hoạt động hải quan
- Điều 8. Hiện đại hóa quản lý hải quan
- Điều 9. Phối hợp thực hiện pháp luật về hải quan
- Điều 10. Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan
- Điều 11. Giám sát thi hành pháp luật về hải quan
- Điều 12. Nhiệm vụ của Hải quan
- Điều 13. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
- Điều 14. Hệ thống tổ chức Hải quan
- Điều 15. Công chức hải quan
- Điều 16. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- Điều 17. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
- Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan
- Điều 20. Đại lý làm thủ tục hải quan
- Điều 21. Thủ tục hải quan
- Điều 22. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 23. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
- Điều 24. Hồ sơ hải quan
- Điều 25. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
- Điều 26. Phân loại hàng hóa
- Điều 27. Xác định xuất xứ hàng hóa
- Điều 28. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
- Điều 29. Khai hải quan
- Điều 30. Đăng ký tờ khai hải quan
- Điều 31. Căn cứ, thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan
- Điều 32. Kiểm tra hồ sơ hải quan
- Điều 33. Kiểm tra thực tế hàng hóa
- Điều 34. Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan
- Điều 35. Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan
- Điều 36. Giải phóng hàng hóa
- Điều 37. Thông quan hàng hóa
- Điều 38. Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
- Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong hoạt động giám sát hải quan
- Điều 40. Trách nhiệm của người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải trong hoạt động giám sát hải quan
- Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan
- Điều 42. Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên
- Điều 43. Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp
- Điều 44. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên
- Điều 45. Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên
- Điều 46. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 47. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế
- Điều 48. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu
- Điều 49. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa là quà biếu, tặng
- Điều 50. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng
- Điều 51. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
- Điều 52. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh
- Điều 53. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với tài sản di chuyển
- Điều 54. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 55. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý của người xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 56. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải
- Điều 57. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý, phương tiện vận tải của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
- Điều 58. Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hóa tồn đọng
- Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Điều 60. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Điều 61. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
- Điều 62. Điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ, chủ hàng hóa, chủ kho bảo thuế
- Điều 64. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
- Điều 65. Tuyến đường, thời gian vận chuyển
- Điều 66. Thông báo thông tin phương tiện vận tải
- Điều 67. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải
- Điều 68. Tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải
- Điều 69. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải
- Điều 70. Chuyển tải, sang toa, cắt toa, xếp dỡ hàng hóa, hành lý trên phương tiện vận tải
- Điều 71. Vận chuyển quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 72. Trách nhiệm của người đứng đầu tại sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế
- Điều 73. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 74. Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 75. Tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 76. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 77. Kiểm tra sau thông quan
- Điều 78. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan
- Điều 79. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
- Điều 80. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
- Điều 81. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
- Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan
- Điều 83. Trách nhiệm của người khai hải quan trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế và các khoản thu khác
- Điều 84. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác
- Điều 85. Xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 86. Trị giá hải quan
- Điều 87. Nhiệm vụ của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 88. Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 89. Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 90. Thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân liên quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 92. Trang bị và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 93. Thông tin hải quan
- Điều 94. Hệ thống thông tin hải quan
- Điều 95. Thu thập, cung cấp thông tin hải quan ở trong nước
- Điều 96. Thu thập thông tin hải quan ở nước ngoài