Mục 3 Chương 3 Luật Hải quan 2014
Mục 3: KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA, TÀI SẢN DI CHUYỂN, HÀNH LÝ
Điều 46. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Thủ tục hải quan tạm nhập và thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được quy định như sau:
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu hoặc các địa điểm chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;
b) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan tạm nhập đến khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; người khai hải quan hoặc doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa tạm nhập trong suốt quá trình lưu giữ tại Việt Nam và tái xuất chính hàng hóa đã tạm nhập.
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định; trường hợp không tái xuất khẩu mà chuyển tiêu thụ nội địa phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
Điều 47. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế
1. Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế.
2. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế được quy định như sau:
b) Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ khi làm thủ tục hải quan đến khi được bán, được xuất khẩu hoặc được xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế nếu chuyển tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
Điều 48. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu
1. Các loại hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu bao gồm:
a) Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;
b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;
đ) Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
e) Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hóa tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan.
3. Hàng hóa tạm xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu thuộc một tờ khai hải quan được tái nhập khẩu, tái xuất khẩu theo nhiều chuyến hàng thuộc nhiều tờ khai hải quan tái nhập khẩu, tái xuất khẩu.
4. Hàng hóa tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 49. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa là quà biếu, tặng
1. Hàng hóa là quà biếu, tặng phải được làm thủ tục hải quan; nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.
Nghiêm cấm việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, tặng thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
2. Định mức hàng hóa là quà biếu, tặng được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp là hàng hóa phục vụ việc khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh hoặc hàng hóa phục vụ các yêu cầu cứu trợ khẩn cấp.
Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp phải có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.
2. Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng:
a) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng theo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an, người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan;
b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng có yêu cầu bảo mật theo văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an được miễn khai hải quan và miễn kiểm tra thực tế.
Điều 51. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
1. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới là hàng hóa phục vụ sinh hoạt, sản xuất bình thường của cư dân biên giới của Việt Nam với cư dân biên giới của nước có chung đường biên giới quốc gia với Việt Nam.
2. Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; nơi không có cơ quan hải quan thì chịu sự kiểm tra, giám sát của Bộ đội biên phòng theo quy định của Luật này.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Trường hợp người được ủy quyền khai hải quan là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế thì phải thực hiện trách nhiệm của người khai hải quan theo quy định tại
Điều 53. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với tài sản di chuyển
Tài sản di chuyển của cá nhân, gia đình, tổ chức phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
Cá nhân, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là tài sản di chuyển phải có giấy tờ chứng minh việc cư trú, hoạt động ở Việt Nam hoặc nước ngoài.
Điều 54. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
1. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan tại cửa khẩu.
2. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh vượt định mức miễn thuế phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Người xuất cảnh, nhập cảnh có thể gửi hành lý vào kho tại cửa khẩu và được nhận lại khi nhập cảnh, xuất cảnh.
3. Tiêu chuẩn hành lý, định mức hành lý được miễn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
1. Người xuất cảnh, nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Người nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan tại cửa khẩu.
3. Người xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải khai hải quan và xuất trình giấy tờ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại cửa khẩu.
Điều 56. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải
1. Hàng hóa là vật dụng trên phương tiện vận tải không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
2. Hàng hóa mua từ phương tiện vận tải nhập cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa nhập khẩu.
3. Hàng hóa cung ứng phục vụ phương tiện vận tải xuất cảnh, quá cảnh phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa xuất khẩu.
1. Chế độ ưu đãi, miễn trừ quy định tại Luật này bao gồm ưu đãi, miễn trừ về khai hải quan, kiểm tra hải quan.
2. Túi ngoại giao, túi lãnh sự được miễn khai, miễn kiểm tra hải quan.
Hành lý, phương tiện vận tải của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam được miễn kiểm tra hải quan.
3. Khi có căn cứ khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa không thuộc loại được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định việc xử lý theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 58. Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hóa tồn đọng
1. Hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan bao gồm:
a) Hàng hóa mà chủ hàng hóa tuyên bố từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ.
Không thừa nhận việc chủ hàng hóa từ bỏ hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc từ bỏ đối với hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Hàng hóa nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày đến cửa khẩu nhưng không có người đến nhận;
c) Hàng hóa do doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi thu gom trong quá trình xếp dỡ hàng hóa;
d) Hàng hóa nhập khẩu ngoài vận đơn, bản khai hàng hóa nhưng không có người đến nhận.
2. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ để xác định hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này là hàng hóa buôn lậu thì xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hàng hóa quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này mà không có người nhận thì cơ quan hải quan thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu chủ hàng hóa đến nhận thì được làm thủ tục hải quan và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu không có người đến nhận thì xử lý theo quy định tại khoản 6 Điều này.
4. Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này thuộc diện dễ hư hỏng, hàng đông lạnh, hóa chất độc hại, nguy hiểm, hàng sắp hết hạn sử dụng thì phải xử lý kịp thời theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi có trách nhiệm bố trí địa điểm cảng, kho, bãi đáp ứng điều kiện giám sát hải quan để lưu giữ hàng hóa tồn đọng; phối hợp xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại khoản 6 Điều này.
6. Việc xử lý hàng hóa tồn đọng được thực hiện như sau:
a) Đối với hàng hóa tồn đọng, cơ quan hải quan xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp bán hàng hóa tồn đọng thì tiền bán hàng được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ các khoản chi phí bán hàng và chi phí lưu cảng, kho, bãi tại doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
b) Đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp không xác định được chủ phương tiện vận tải, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được chủ phương tiện vận tải ủy quyền, cơ quan hải quan chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi, chính quyền địa phương và cơ quan liên quan thực hiện tiêu hủy.
Luật Hải quan 2014
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Chính sách về hải quan
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan
- Điều 6. Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan
- Điều 7. Địa bàn hoạt động hải quan
- Điều 8. Hiện đại hóa quản lý hải quan
- Điều 9. Phối hợp thực hiện pháp luật về hải quan
- Điều 10. Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hải quan
- Điều 11. Giám sát thi hành pháp luật về hải quan
- Điều 12. Nhiệm vụ của Hải quan
- Điều 13. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
- Điều 14. Hệ thống tổ chức Hải quan
- Điều 15. Công chức hải quan
- Điều 16. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
- Điều 17. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan
- Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan
- Điều 20. Đại lý làm thủ tục hải quan
- Điều 21. Thủ tục hải quan
- Điều 22. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 23. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
- Điều 24. Hồ sơ hải quan
- Điều 25. Thời hạn nộp hồ sơ hải quan
- Điều 26. Phân loại hàng hóa
- Điều 27. Xác định xuất xứ hàng hóa
- Điều 28. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
- Điều 29. Khai hải quan
- Điều 30. Đăng ký tờ khai hải quan
- Điều 31. Căn cứ, thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan
- Điều 32. Kiểm tra hồ sơ hải quan
- Điều 33. Kiểm tra thực tế hàng hóa
- Điều 34. Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp vắng mặt người khai hải quan
- Điều 35. Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan
- Điều 36. Giải phóng hàng hóa
- Điều 37. Thông quan hàng hóa
- Điều 38. Đối tượng, phương thức và thời gian giám sát hải quan
- Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong hoạt động giám sát hải quan
- Điều 40. Trách nhiệm của người khai hải quan, người chỉ huy hoặc người điều khiển phương tiện vận tải trong hoạt động giám sát hải quan
- Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong hoạt động giám sát hải quan
- Điều 42. Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên
- Điều 43. Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp
- Điều 44. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên
- Điều 45. Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên
- Điều 46. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
- Điều 47. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế
- Điều 48. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu
- Điều 49. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa là quà biếu, tặng
- Điều 50. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng
- Điều 51. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
- Điều 52. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh
- Điều 53. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với tài sản di chuyển
- Điều 54. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 55. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý của người xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 56. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa trên phương tiện vận tải
- Điều 57. Kiểm tra, giám sát hải quan đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự, hành lý, phương tiện vận tải của cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
- Điều 58. Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hóa tồn đọng
- Điều 59. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Điều 60. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu
- Điều 61. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
- Điều 62. Điều kiện thành lập kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ, chủ hàng hóa, chủ kho bảo thuế
- Điều 64. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
- Điều 65. Tuyến đường, thời gian vận chuyển
- Điều 66. Thông báo thông tin phương tiện vận tải
- Điều 67. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải
- Điều 68. Tuyến đường, thời gian chịu sự giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải
- Điều 69. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải
- Điều 70. Chuyển tải, sang toa, cắt toa, xếp dỡ hàng hóa, hành lý trên phương tiện vận tải
- Điều 71. Vận chuyển quốc tế kết hợp vận chuyển nội địa, vận chuyển nội địa kết hợp vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 72. Trách nhiệm của người đứng đầu tại sân bay, cảng biển, ga đường sắt liên vận quốc tế
- Điều 73. Nguyên tắc kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 74. Thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 75. Tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 76. Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Điều 77. Kiểm tra sau thông quan
- Điều 78. Các trường hợp kiểm tra sau thông quan
- Điều 79. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan hải quan
- Điều 80. Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
- Điều 81. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan trong kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan
- Điều 82. Quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan trong kiểm tra sau thông quan
- Điều 83. Trách nhiệm của người khai hải quan trong việc kê khai, tính thuế, nộp thuế và các khoản thu khác
- Điều 84. Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc tổ chức thu thuế và các khoản thu khác
- Điều 85. Xác định mức thuế, thời điểm tính thuế, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 86. Trị giá hải quan
- Điều 87. Nhiệm vụ của Hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 88. Phạm vi trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 89. Thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc áp dụng các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 90. Thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 91. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức và cá nhân liên quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 92. Trang bị và sử dụng trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện phục vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
- Điều 93. Thông tin hải quan
- Điều 94. Hệ thống thông tin hải quan
- Điều 95. Thu thập, cung cấp thông tin hải quan ở trong nước
- Điều 96. Thu thập thông tin hải quan ở nước ngoài