Mục 1 Chương 8 Luật giáo dục 2019
Mục 1. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC
Điều 104. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường, chuẩn cơ sở giáo dục, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục, điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh; quy định hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện; khen thưởng và kỷ luật đối với người học.
3. Quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ làm việc của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục; tiêu chuẩn chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn về giáo dục thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; chuẩn nghề nghiệp nhà giáo; ban hành quy tắc ứng xử của nhà giáo, của cơ sở giáo dục; quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và hình thức tuyển dụng giáo viên.
4. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; khung trình độ quốc gia; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn, định mức sử dụng cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị trường học; việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình; việc thi, kiểm tra, tuyển sinh, liên kết đào tạo và quản lý văn bằng, chứng chỉ; việc công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp được sử dụng tại Việt Nam.
5. Quy định về đánh giá chất lượng giáo dục; tổ chức, quản lý việc bảo đảm chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục.
6. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục.
7. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục.
8. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
9. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục.
10. Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục.
11. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế, đầu tư của nước ngoài về giáo dục.
12. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm pháp luật trong giáo dục.
Điều 105. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.
Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.
4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.
5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa bàn;
b) Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý;
c) Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương;
d) Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương.
Luật giáo dục 2019
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Mục tiêu giáo dục
- Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
- Điều 4. Phát triển giáo dục
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
- Điều 7. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
- Điều 8. Chương trình giáo dục
- Điều 9. Hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục
- Điều 10. Liên thông trong giáo dục
- Điều 11. Ngôn ngữ, chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục
- Điều 12. Văn bằng, chứng chỉ
- Điều 13. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
- Điều 14. Phổ cập giáo dục và giáo dục bắt buộc
- Điều 15. Giáo dục hòa nhập
- Điều 16. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
- Điều 17. Đầu tư cho giáo dục
- Điều 18. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục
- Điều 19. Hoạt động khoa học và công nghệ
- Điều 20. Không truyền bá tôn giáo trong cơ sở giáo dục
- Điều 21. Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục
- Điều 22. Các hành vi bị nghiêm cấm trong cơ sở giáo dục
- GIÁO DỤC MẦM NON
- Điều 23. Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục mầm non
- Điều 24. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
- Điều 25. Chương trình giáo dục mầm non
- Điều 26. Cơ sở giáo dục mầm non
- Điều 27. Chính sách phát triển giáo dục mầm non
- GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
- Điều 28. Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
- Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
- Điều 30. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
- Điều 31. Chương trình giáo dục phổ thông
- Điều 32. Sách giáo khoa giáo dục phổ thông
- Điều 33. Cơ sở giáo dục phổ thông
- Điều 34. Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học, trung học phổ thông và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông
- GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
- Điều 35. Các trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp
- Điều 36. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
- Điều 37. Tổ chức và hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
- Điều 38. Các trình độ đào tạo giáo dục đại học
- Điều 39. Mục tiêu của giáo dục đại học
- Điều 40. Tổ chức và hoạt động giáo dục đại học
- Điều 41. Mục tiêu của giáo dục thường xuyên
- Điều 42. Nhiệm vụ của giáo dục thường xuyên
- Điều 43. Chương trình, hình thức, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên
- Điều 44. Cơ sở giáo dục thường xuyên
- Điều 45. Đánh giá, công nhận kết quả học tập
- Điều 46. Chính sách phát triển giáo dục thường xuyên
- Điều 47. Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Điều 48. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 49. Điều kiện thành lập nhà trường và điều kiện được phép hoạt động giáo dục
- Điều 50. Đình chỉ hoạt động giáo dục
- Điều 51. Sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
- Điều 52. Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
- Điều 53. Điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục
- Điều 54. Nhà đầu tư
- Điều 55. Hội đồng trường
- Điều 56. Hiệu trưởng
- Điều 57. Hội đồng tư vấn trong nhà trường
- Điều 58. Tổ chức Đảng trong nhà trường
- Điều 59. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
- Điều 60. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
- Điều 61. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học
- Điều 62. Trường chuyên, trường năng khiếu
- Điều 63. Trường, lớp dành cho người khuyết tật
- Điều 64. Trường giáo dưỡng
- Điều 65. Cơ sở giáo dục khác
- Điều 72. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
- Điều 73. Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo
- Điều 74. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Điều 75. Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Điều 76. Tiền lương
- Điều 77. Chính sách đối với nhà giáo
- Điều 78. Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú
- Điều 79. Phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự, Giáo sư danh dự
- Điều 80. Người học
- Điều 81. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non
- Điều 82. Nhiệm vụ của người học
- Điều 83. Quyền của người học
- Điều 84. Tín dụng giáo dục
- Điều 85. Học bổng, trợ cấp xã hội, miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt
- Điều 86. Miễn, giảm giá vé dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
- Điều 87. Chế độ cử tuyển
- Điều 88. Khen thưởng đối với người học
- Điều 89. Trách nhiệm của nhà trường
- Điều 90. Trách nhiệm của gia đình
- Điều 91. Trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh
- Điều 92. Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non
- Điều 93. Trách nhiệm của xã hội
- Điều 94. Quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục
- Điều 95. Nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục
- Điều 96. Ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục
- Điều 97. Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học
- Điều 98. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục
- Điều 99. Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo
- Điều 100. Ưu đãi về thuế đối với sách giáo khoa và tài liệu, thiết bị dạy học
- Điều 101. Chế độ tài chính đối với cơ sở giáo dục
- Điều 102. Quyền sở hữu tài sản, chuyển nhượng vốn đối với trường dân lập, trường tư thục
- Điều 103. Chính sách ưu đãi đối với trường dân lập, trường tư thục
- Điều 106. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về giáo dục
- Điều 107. Hợp tác về giáo dục với nước ngoài
- Điều 108. Hợp tác, đầu tư của nước ngoài về giáo dục
- Điều 109. Công nhận văn bằng nước ngoài