Chương 5 Luật dự trữ quốc gia 2012
KHO DỰ TRỮ QUỐC GIA, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 58. Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia
1. Nguyên tắc quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia:
a) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và vùng lãnh thổ;
b) Phù hợp với chiến lược dự trữ quốc gia, quy hoạch sử dụng đất;
c) Đồng bộ, phù hợp với nơi sản xuất nguồn hàng, mật độ dân cư; bảo đảm an toàn.
2. Nội dung quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với mục tiêu và yêu cầu dự trữ quốc gia;
b) Bảo đảm tính liên hoàn của hệ thống kho dự trữ quốc gia theo tuyến, vùng lãnh thổ;
c) Bảo đảm phát triển theo hướng hiện đại hóa;
d) Phù hợp với khả năng vốn đầu tư;
đ) Xác định rõ giải pháp và lộ trình thực hiện.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 59. Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia
1. Nguyên tắc quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia:
a) Phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia và quy hoạch sử dụng đất của địa phương;
b) Thuận lợi cho bảo vệ, phòng chống cháy nổ, giao thông, thông tin liên lạc, nhập, xuất hàng; bảo đảm kho không bị ngập lụt; đồng bộ, quy mô lớn, công nghệ bảo quản tiên tiến, cơ giới hóa trong nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.
2. Nội dung quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm tính liên hoàn, kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn với các vùng khác nhau trên toàn quốc, thuận lợi trong nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia;
b) Bảo đảm hiệu quả sử dụng cao;
c) Bảo đảm phát triển theo hướng hiện đại hóa công nghệ bảo quản và quy trình nhập, xuất;
d) Phù hợp với khả năng vốn đầu tư;
đ) Xác định rõ giải pháp và lộ trình thực hiện.
3. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổ chức xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý sau khi thống nhất với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 60. Quy hoạch quỹ đất sử dụng xây dựng kho dự trữ quốc gia
1. Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia lập kế hoạch sử dụng đất xây dựng kho dự trữ quốc gia phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc lập kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bố trí quỹ đất xây dựng kho dự trữ quốc gia theo quy hoạch và thực hiện quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích xây dựng kho dự trữ quốc gia.
Điều 61. Yêu cầu đối với kho dự trữ quốc gia
1. Kho dự trữ quốc gia phải được xây dựng theo quy hoạch đã được phê duyệt; từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, có công nghệ bảo quản tiên tiến, trang bị đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật cần thiết để thực hiện cơ giới hóa, tự động hóa việc nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
2. Khu vực kho dự trữ quốc gia phải được tổ chức bảo vệ chặt chẽ, an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật; trang bị đa phương tiện, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho quan sát, giám sát, phòng, chống thiên tai, hoả hoạn, hư hỏng, mất mát và các yếu tố khác có thể gây thiệt hại đến hàng dự trữ quốc gia.
3. Căn cứ quy hoạch kho dự trữ quốc gia đã được phê duyệt, bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia huy động tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng kho dự trữ quốc gia theo tiêu chuẩn kho được quy định tại
Điều 62. Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia
1. Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia phải phù hợp với yêu cầu công nghệ bảo quản và đặc thù của mỗi loại hàng dự trữ quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Đối với kho dự trữ quốc gia thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 63. Hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia
Hoạt động dự trữ quốc gia phải được đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ bảo quản; đầu tư phát triển công nghệ thông tin và các phương tiện khác; bảo đảm hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia.
Điều 64. Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia
1. Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Kéo dài thời hạn lưu kho bảo quản, bảo đảm chất lượng, giảm hao hụt hàng dự trữ quốc gia; hạn chế ô nhiễm môi trường;
b) Phù hợp với thực tiễn; tiếp thu, chuyển giao có chọn lọc công nghệ bảo quản tiên tiến của quốc tế.
2. Nội dung nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia bao gồm:
a) Nghiên cứu công nghệ bảo quản mới thay thế công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia đã lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, thay thế công nghệ nhập khẩu từ nước ngoài;
b) Mở rộng hợp tác quốc tế trong chuyển giao ứng dụng công nghệ tiên tiến bảo quản hàng dự trữ quốc gia;
c) Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
Luật dự trữ quốc gia 2012
- Số hiệu: 22/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 765 đến số 766
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Mục tiêu của dự trữ quốc gia
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về dự trữ quốc gia
- Điều 6. Nguồn hình thành dự trữ quốc gia
- Điều 7. Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia
- Điều 8. Tổ chức dự trữ quốc gia
- Điều 9. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác dự trữ quốc gia
- Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia
- Điều 11. Thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự trữ quốc gia
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 21. Phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 22. Các hành vi bị cấm
- Điều 23. Chiến lược dự trữ quốc gia
- Điều 24. Kế hoạch dự trữ quốc gia
- Điều 25. Tổng mức dự trữ quốc gia
- Điều 26. Phương thức dự trữ quốc gia
- Điều 27. Danh mục hàng dự trữ quốc gia
- Điều 28. Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia
- Điều 29. Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia
- Điều 30. Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia
- Điều 31. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia
- Điều 32. Cơ chế tài chính; chế độ kế toán, kiểm toán; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia
- Điều 33. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 34. Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 35. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 36. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách
- Điều 37. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia
- Điều 38. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia
- Điều 39. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
- Điều 40. Phương thức mua hàng dự trữ quốc gia
- Điều 41. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu
- Điều 42. Điều kiện chỉ định thầu
- Điều 43. Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng
- Điều 44. Phương thức bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 45. Bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 46. Bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
- Điều 47. Thanh lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 48. Thẩm quyền quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 49. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 50. Định mức chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 51. Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 52. Trách nhiệm bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 53. Điều kiện được thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 54. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế- kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia
- Điều 55. Nguyên tắc sử dụng hàng dự trữ quốc gia
- Điều 56. Trách nhiệm xuất cấp, tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia
- Điều 57. Quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia
- Điều 58. Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia
- Điều 59. Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia
- Điều 60. Quy hoạch quỹ đất sử dụng xây dựng kho dự trữ quốc gia
- Điều 61. Yêu cầu đối với kho dự trữ quốc gia
- Điều 62. Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia
- Điều 63. Hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia
- Điều 64. Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia