Mục 3 Chương 4 Luật dự trữ quốc gia 2012
MỤC 3. GIÁ MUA, GIÁ BÁN, CHI PHÍ NHẬP, CHI PHÍ XUẤT VÀ CHI PHÍ BẢO QUẢN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 49. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia
1. Giá mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu thầu, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đấu giá và pháp luật về giá.
2. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá mua tối đa, giá bán tối thiểu đối với hàng dự trữ quốc gia trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia;
b) Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, trừ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định mức giá cụ thể theo giá thị trường tại thời điểm và từng địa bàn khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý nhưng không được cao hơn giá mua tối đa và thấp hơn giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định;
c) Khi mua, bán hàng dự trữ quốc gia, nếu giá thị trường biến động cao hơn giá mua tối đa, thấp hơn giá bán tối thiểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, điều chỉnh giá mua tối đa, giá bán tối thiểu trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia về quốc phòng, an ninh sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính về nguyên tắc định giá.
Điều 50. Định mức chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
Việc quy định chi phí nhập, chi phí xuất và chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng dự trữ quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định định mức chi phí nhập, chi phí xuất tại cửa kho dự trữ quốc gia và chi phí xuất tối đa ngoài cửa kho, chi phí bảo quản trên cơ sở đề nghị của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
Luật dự trữ quốc gia 2012
- Số hiệu: 22/2012/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/11/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 765 đến số 766
- Ngày hiệu lực: 01/07/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Mục tiêu của dự trữ quốc gia
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Chính sách của Nhà nước về dự trữ quốc gia
- Điều 6. Nguồn hình thành dự trữ quốc gia
- Điều 7. Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia
- Điều 8. Tổ chức dự trữ quốc gia
- Điều 9. Chế độ, chính sách đối với người làm công tác dự trữ quốc gia
- Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia
- Điều 11. Thanh tra chuyên ngành về dự trữ quốc gia
- Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan dự trữ quốc gia chuyên trách
- Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự trữ quốc gia
- Điều 19. Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản
- Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 21. Phân công quản lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 22. Các hành vi bị cấm
- Điều 23. Chiến lược dự trữ quốc gia
- Điều 24. Kế hoạch dự trữ quốc gia
- Điều 25. Tổng mức dự trữ quốc gia
- Điều 26. Phương thức dự trữ quốc gia
- Điều 27. Danh mục hàng dự trữ quốc gia
- Điều 28. Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia
- Điều 29. Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia
- Điều 30. Ngân sách nhà nước chi cho đầu tư xây dựng cơ bản của dự trữ quốc gia
- Điều 31. Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý dự trữ quốc gia
- Điều 32. Cơ chế tài chính; chế độ kế toán, kiểm toán; chế độ thống kê, báo cáo về dự trữ quốc gia
- Điều 33. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 34. Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
- Điều 35. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Điều 36. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong tình huống đột xuất, cấp bách
- Điều 37. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia
- Điều 38. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia
- Điều 39. Nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
- Điều 40. Phương thức mua hàng dự trữ quốc gia
- Điều 41. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu
- Điều 42. Điều kiện chỉ định thầu
- Điều 43. Mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng
- Điều 44. Phương thức bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 45. Bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
- Điều 46. Bán chỉ định, bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
- Điều 47. Thanh lý hàng dự trữ quốc gia
- Điều 48. Thẩm quyền quyết định phương thức mua, bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 49. Giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia
- Điều 50. Định mức chi phí nhập, chi phí xuất, chi phí bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 51. Nguyên tắc bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 52. Trách nhiệm bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 53. Điều kiện được thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia
- Điều 54. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế- kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia
- Điều 55. Nguyên tắc sử dụng hàng dự trữ quốc gia
- Điều 56. Trách nhiệm xuất cấp, tiếp nhận hàng dự trữ quốc gia
- Điều 57. Quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia
- Điều 58. Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia
- Điều 59. Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho dự trữ quốc gia
- Điều 60. Quy hoạch quỹ đất sử dụng xây dựng kho dự trữ quốc gia
- Điều 61. Yêu cầu đối với kho dự trữ quốc gia
- Điều 62. Tiêu chuẩn kho dự trữ quốc gia
- Điều 63. Hiện đại hóa hoạt động dự trữ quốc gia
- Điều 64. Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và ứng dụng công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia