Mục 1 Chương 2 Luật đấu giá tài sản 2016
Điều 10. Tiêu chuẩn đấu giá viên
Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại
2. Thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Người hoàn thành khóa đào tạo nghề đấu giá được cơ sở đào tạo nghề đấu giá cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.
Điều 12. Người được miễn đào tạo nghề đấu giá
1. Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
2. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.
Điều 13. Tập sự hành nghề đấu giá
1. Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá và người được miễn đào tạo nghề đấu giá được tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức đấu giá tài sản.
2. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá là 06 tháng. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá được tính từ ngày tổ chức đấu giá tài sản thông báo danh sách người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở.
Người tập sự hành nghề đấu giá được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến đấu giá tài sản do đấu giá viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước đấu giá viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự hành nghề đấu giá không được điều hành cuộc đấu giá.
4. Người hoàn thành thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá bao gồm kỹ năng hành nghề đấu giá, pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật có liên quan, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên.
5. Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá do Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá thực hiện. Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; thành phần Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và một số đấu giá viên là thành viên.
Điều 14. Cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
1. Người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại
a) Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá;
d) Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;
đ) Phiếu lý lịch tư pháp;
e) Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
3. Người có Chứng chỉ hành nghề đấu giá được Sở Tư pháp cấp Thẻ đấu giá viên theo đề nghị của tổ chức đấu giá tài sản nơi người đó hành nghề. Thẻ đấu giá viên bị thu hồi khi người đó bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại
Chính phủ quy định chi tiết việc cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên.
Điều 15. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
1. Không đủ tiêu chuẩn quy định tại
2. Đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, trừ trường hợp là công chức, viên chức được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.
3. Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
4. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
5. Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Điều 16. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá
1. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị thu hồi Chứng chỉ trong những trường hợp sau:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại
b) Không hành nghề đấu giá tài sản theo quy định tại
c) Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do vi phạm quy định tại điểm b hoặc
d) Thôi hành nghề theo nguyện vọng;
đ) Bị tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố là đã chết.
2. Việc thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
a) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được thông tin về người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá thuộc trường hợp thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá quy định tại khoản 1 Điều này, Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của tổ chức mà người đó đang hành nghề hoặc Sở Tư pháp nơi thường trú trong trường hợp người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá nhưng chưa hành nghề có trách nhiệm tiến hành xem xét, xác minh;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày có căn cứ khẳng định người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá thuộc trường hợp bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá của người đó kèm theo giấy tờ có liên quan;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá. Quyết định thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá được gửi cho người bị thu hồi Chứng chỉ, tổ chức nơi người đó hành nghề, Sở Tư pháp đã có văn bản đề nghị. Trường hợp không đủ căn cứ thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá thì Bộ Tư pháp thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 17. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá
1. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá quy định tại
2. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá quy định tại
3. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá quy định tại
4. Người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá nếu bị mất Chứng chỉ hành nghề đấu giá hoặc Chứng chỉ hành nghề đấu giá bị hư hỏng không thể sử dụng được thì được xem xét cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá.
5. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá không được cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá trong các trường hợp sau đây:
a) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá quy định tại
b) Bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
6. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá quy định tại khoản 1 Điều này gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá đến Bộ Tư pháp và nộp phí theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá;
b) Giấy tờ chứng minh lý do thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá không còn;
c) Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.
7. Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này gửi một bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Chứng chỉ đến Bộ Tư pháp và nộp phí theo quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm giấy tờ quy định tại điểm a và điểm c khoản 6 Điều này.
8. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Hình thức hành nghề của đấu giá viên
1. Đấu giá viên hành nghề theo các hình thức sau đây:
a) Hành nghề tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;
b) Hành nghề tại doanh nghiệp đấu giá tài sản;
c) Hành nghề tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
2. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về viên chức.
3. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện thông qua việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp đấu giá tài sản. Mỗi đấu giá viên chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
1. Đấu giá viên có các quyền sau đây:
a) Hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
b) Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá;
c) Truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại
d) Dừng cuộc đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá và thông báo cho tổ chức đấu giá tài sản;
đ) Điều hành cuộc đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;
e) Hướng dẫn, giám sát việc tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Đấu giá viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Luật này;
b) Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện;
d) Chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn thực hiện quy định tại
đ) Tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định tại
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên
1. Đấu giá viên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thông qua tổ chức đấu giá tài sản hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
2. Tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức mình.
Điều 21. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên
1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên là tổ chức tự quản được thành lập để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đấu giá viên; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề cho đấu giá viên; giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên; thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về hội và Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên.
2. Việc thành lập, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về hội và quy định của Luật này.
Luật đấu giá tài sản 2016
- Số hiệu: 01/2016/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 17/11/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1257 đến số 1258
- Ngày hiệu lực: 01/07/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật đấu giá tài sản và quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản tại các luật khác
- Điều 4. Tài sản đấu giá
- Điều 5. Giải thích từ ngữ
- Điều 6. Nguyên tắc đấu giá tài sản
- Điều 7. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá ngay tình
- Điều 8. Giá khởi điểm, giám định tài sản đấu giá
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Tiêu chuẩn đấu giá viên
- Điều 11. Đào tạo nghề đấu giá
- Điều 12. Người được miễn đào tạo nghề đấu giá
- Điều 13. Tập sự hành nghề đấu giá
- Điều 14. Cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 15. Những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 16. Thu hồi Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 17. Cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá
- Điều 18. Hình thức hành nghề của đấu giá viên
- Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên
- Điều 20. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên
- Điều 21. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên
- Điều 22. Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản
- Điều 23. Doanh nghiệp đấu giá tài sản
- Điều 24. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản
- Điều 25. Đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
- Điều 26. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
- Điều 27. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
- Điều 28. Công bố nội dung đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
- Điều 29. Chi nhánh của doanh nghiệp đấu giá tài sản
- Điều 30. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp đấu giá tài sản
- Điều 31. Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
- Điều 32. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
- Điều 33. Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản
- Điều 34. Quy chế cuộc đấu giá
- Điều 35. Niêm yết việc đấu giá tài sản
- Điều 36. Xem tài sản đấu giá
- Điều 37. Địa điểm đấu giá
- Điều 38. Đăng ký tham gia đấu giá
- Điều 39. Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
- Điều 40. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
- Điều 41. Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá
- Điều 42. Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá
- Điều 43. Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp
- Điều 44. Biên bản đấu giá
- Điều 45. Chuyển hồ sơ cuộc đấu giá
- Điều 46. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, phê duyệt kết quả đấu giá tài sản
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá
- Điều 48. Quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá
- Điều 49. Đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá, một người chấp nhận giá
- Điều 50. Rút lại giá đã trả, giá đã chấp nhận
- Điều 51. Từ chối kết quả trúng đấu giá
- Điều 52. Đấu giá không thành
- Điều 53. Đấu giá theo thủ tục rút gọn
- Điều 54. Lưu trữ hồ sơ
- Điều 55. Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá
- Điều 56. Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản
- Điều 57. Thông báo công khai việc đấu giá tài sản
- Điều 58. Công khai giá khởi điểm, phương thức đấu giá
- Điều 59. Tài sản đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá, một người tham gia đấu giá, một người trả giá
- Điều 60. Thành lập Hội đồng đấu giá tài sản
- Điều 61. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng đấu giá tài sản
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng đấu giá tài sản
- Điều 63. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch, thành viên Hội đồng đấu giá tài sản
- Điều 64. Đấu giá nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong hoạt động đấu giá tài sản
- Điều 66. Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản
- Điều 67. Chi phí dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá
- Điều 68. Quản lý, sử dụng thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản, chi phí dịch vụ và các khoản thu khác
- Điều 69. Xử lý vi phạm đối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, Hội đồng đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng
- Điều 70. Xử lý vi phạm đối với người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, cá nhân, tổ chức có liên quan
- Điều 71. Xử lý vi phạm đối với người có tài sản đấu giá
- Điều 72. Hủy kết quả đấu giá tài sản
- Điều 73. Hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sản
- Điều 74. Giải quyết tranh chấp
- Điều 75. Khiếu nại, khởi kiện về việc đấu giá tài sản của Hội đồng đấu giá tài sản
- Điều 76. Tố cáo về hoạt động đấu giá tài sản