Điều 70 Luật Cạnh tranh 2018
1. Người giám định là người am hiểu và có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh trưng cầu hoặc được các bên liên quan đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định.
2. Người giám định có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a.Được đọc các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc cạnh tranh liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu cơ quan, tổ chức, người trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b.Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng cạnh tranh về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
c.Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định và kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ, khách quan;
d.Phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn, tài liệu cung cấp không đủ hoặc không sử dụng được cho việc giám định;
đ.Phải bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại cơ quan trưng cầu giám định, người đề nghị giám định cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
e.Không được tự mình thu thập tài liệu để tiến hành giám định; không tiếp xúc riêng với những người tham gia tố tụng cạnh tranh khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính khách quan của kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định; không thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ cơ quan tiến hành tố tụng, người đề nghị giám định trong trường hợp Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh từ chối trưng cầu giám định;
g.Được thanh toán các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng hoặc kết luận giám định sai sự thật hoặc khi được cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
4. Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Là bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là người thân thích của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Đã tham gia tố tụng cạnh tranh với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư khi làm nhiệm vụ.
Luật Cạnh tranh 2018
- Số hiệu: 23/2018/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 12/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 773 đến số 774
- Ngày hiệu lực: 01/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng pháp luật về cạnh tranh
- Điều 5. Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
- Điều 11. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
- Điều 12. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 13. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
- Điều 14. Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 15. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 16. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 17. Yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 18. Tham vấn trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 19. Rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 20. Thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 21. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 22. Thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với các trường hợp được hưởng miễn trừ
- Điều 23. Bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 24. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
- Điều 25. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền
- Điều 26. Xác định sức mạnh thị trường đáng kể
- Điều 27. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
- Điều 28. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước
- Điều 29. Các hình thức tập trung kinh tế
- Điều 30. Tập trung kinh tế bị cấm
- Điều 31. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế
- Điều 32. Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế
- Điều 33. Thông báo tập trung kinh tế
- Điều 34. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế
- Điều 35. Tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế
- Điều 36. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế
- Điều 37. Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế
- Điều 38. Bổ sung thông tin về tập trung kinh tế
- Điều 39. Tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế
- Điều 40. Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thẩm định tập trung kinh tế
- Điều 41. Quyết định về việc tập trung kinh tế
- Điều 42. Tập trung kinh tế có điều kiện
- Điều 43. Thực hiện tập trung kinh tế
- Điều 44. Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế
- Điều 46. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
- Điều 47. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
- Điều 48. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
- Điều 49. Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
- Điều 50. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
- Điều 51. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
- Điều 52. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh
- Điều 53. Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh
- Điều 54. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh
- Điều 55. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh
- Điều 56. Chứng cứ
- Điều 57. Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh
- Điều 58. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Điều 60. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng
- Điều 62. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký phiên điều trần
- Điều 65. Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Điều 66. Người tham gia tố tụng cạnh tranh
- Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra
- Điều 68. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 69. Người làm chứng
- Điều 70. Người giám định
- Điều 71. Người phiên dịch
- Điều 72. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 73. Từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch
- Điều 74. Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch
- Điều 75. Cung cấp thông tin về hành vi vi phạm
- Điều 76. Tiếp nhận, xác minh và đánh giá thông tin về hành vi vi phạm
- Điều 77. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh
- Điều 78. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ khiếu nại
- Điều 79. Trả hồ sơ khiếu nại
- Điều 80. Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh
- Điều 81. Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh
- Điều 82. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 83. Lấy lời khai
- Điều 84. Triệu tập người làm chứng trong quá trình điều tra
- Điều 85. Chuyển hồ sơ trong trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm
- Điều 86. Đình chỉ điều tra
- Điều 87. Khôi phục điều tra
- Điều 88. Báo cáo điều tra
- Điều 89. Xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế
- Điều 90. Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
- Điều 91. Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
- Điều 92. Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh
- Điều 93. Phiên điều trần
- Điều 94. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 95. Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 96. Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 97. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 98. Thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 99. Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 100. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 101. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 102. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 103. Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 104. Các quyết định phải được công bố công khai
- Điều 105. Nội dung không công bố
- Điều 106. Đăng tải nội dung quyết định phải được công bố
- Điều 107. Công bố và đăng tải báo cáo kết quả hoạt động hằng năm của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
- Điều 108. Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh
- Điều 109. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh
- Điều 110. Nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Điều 111. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Điều 112. Chính sách khoan hồng
- Điều 113. Thẩm quyền và hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Điều 114. Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 115. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh