Mục 2 Chương 8 Luật Cạnh tranh 2018
Mục 2. CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH, NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG CẠNH TRANH
Điều 58. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
d) Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
2. Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:
a) Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
đ) Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;
e) Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
g) Thư ký phiên điều trần.
1. Quyết định thành lập Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh để giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh và chỉ định thư ký phiên điều trần trong số công chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và đồng thời là Chủ tịch Hội đồng.
4. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
6. Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế.
7. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh.
8. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Điều 60. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Số lượng thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh là 03 hoặc 05 thành viên, do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong số các thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong đó có 01 thành viên được phân công là Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
3. Khi xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
1. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định mở phiên điều trần;
b) Triệu tập người tham gia phiên điều trần;
c) Triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
d) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch;
đ) Yêu cầu Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tiến hành điều tra bổ sung;
e) Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh;
g) Quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
h) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại
i) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
2. Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
c) Ký văn bản của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
3. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tham gia đầy đủ phiên họp của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh;
b) Thảo luận và biểu quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
b) Quyết định phân công điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, thông tin, đồ vật và giải trình liên quan đến nội dung vụ việc theo đề nghị của điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
d) Quyết định thay đổi điều tra viên vụ việc cạnh tranh;
đ) Quyết định trưng cầu giám định; quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra;
e) Quyết định triệu tập người làm chứng theo yêu cầu của các bên;
g) Quyết định gia hạn điều tra, quyết định đình chỉ điều tra vụ việc cạnh tranh trên cơ sở chấp thuận của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;
h) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra;
i) Kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh;
k) Tham gia phiên điều trần;
l) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
2. Kết thúc quá trình điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ký kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh; chuyển báo cáo điều tra, kết luận điều tra cùng toàn bộ hồ sơ vụ việc cạnh tranh đến Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Tiến hành điều tra vụ việc cạnh tranh theo phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.
2. Lập báo cáo điều tra sau khi kết thúc điều tra vụ việc cạnh tranh.
3. Bảo quản tài liệu đã được cung cấp.
4. Chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
5. Tham gia phiên điều trần.
6. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ điều tra trong quá trình điều tra phù hợp với quy định của pháp luật.
7. Kiến nghị Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh quyết định gia hạn, đình chỉ và kết luận điều tra vụ việc cạnh tranh, trưng cầu giám định, thay đổi người giám định, người phiên dịch trong quá trình điều tra.
8. Báo cáo để Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong quá trình điều tra.
9. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký phiên điều trần
1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên điều trần.
2. Phổ biến nội quy phiên điều trần.
3. Báo cáo với Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh về sự có mặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên điều trần.
4. Ghi biên bản phiên điều trần.
5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.
Điều 65. Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh
1. Thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, điều tra viên vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần phải từ chối tiến hành tố tụng cạnh tranh hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Là người thân thích với bên bị điều tra hoặc bên khiếu nại;
b) Là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc cạnh tranh;
c) Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ không khách quan khi làm nhiệm vụ.
2. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tự mình quyết định hoặc theo đề nghị của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh quyết định thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần.
3. Tại phiên điều trần, trường hợp phải thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần thì Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định hoãn phiên điều trần, đồng thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia thay đổi thành viên Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, thư ký phiên điều trần. Thời gian hoãn phiên điều trần là không quá 15 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên điều trần.
Luật Cạnh tranh 2018
- Số hiệu: 23/2018/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 12/06/2018
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 773 đến số 774
- Ngày hiệu lực: 01/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Áp dụng pháp luật về cạnh tranh
- Điều 5. Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước về cạnh tranh
- Điều 7. Trách nhiệm quản lý nhà nước về cạnh tranh
- Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh
- Điều 11. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
- Điều 12. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 13. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
- Điều 14. Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 15. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 16. Thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 17. Yêu cầu bổ sung thông tin, tài liệu đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 18. Tham vấn trong quá trình xem xét hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 19. Rút hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 20. Thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 21. Quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 22. Thực hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với các trường hợp được hưởng miễn trừ
- Điều 23. Bãi bỏ quyết định hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
- Điều 24. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
- Điều 25. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền
- Điều 26. Xác định sức mạnh thị trường đáng kể
- Điều 27. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
- Điều 28. Kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước
- Điều 29. Các hình thức tập trung kinh tế
- Điều 30. Tập trung kinh tế bị cấm
- Điều 31. Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế
- Điều 32. Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế
- Điều 33. Thông báo tập trung kinh tế
- Điều 34. Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế
- Điều 35. Tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế
- Điều 36. Thẩm định sơ bộ việc tập trung kinh tế
- Điều 37. Thẩm định chính thức việc tập trung kinh tế
- Điều 38. Bổ sung thông tin về tập trung kinh tế
- Điều 39. Tham vấn trong quá trình thẩm định tập trung kinh tế
- Điều 40. Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thẩm định tập trung kinh tế
- Điều 41. Quyết định về việc tập trung kinh tế
- Điều 42. Tập trung kinh tế có điều kiện
- Điều 43. Thực hiện tập trung kinh tế
- Điều 44. Các hành vi vi phạm quy định về tập trung kinh tế
- Điều 46. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
- Điều 47. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
- Điều 48. Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
- Điều 49. Tiêu chuẩn của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
- Điều 50. Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
- Điều 51. Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh
- Điều 52. Điều tra viên vụ việc cạnh tranh
- Điều 53. Tiêu chuẩn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh
- Điều 54. Nguyên tắc tố tụng cạnh tranh
- Điều 55. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng cạnh tranh
- Điều 56. Chứng cứ
- Điều 57. Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong giải quyết vụ việc cạnh tranh
- Điều 58. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Điều 59. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Điều 60. Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
- Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng
- Điều 62. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của điều tra viên vụ việc cạnh tranh khi tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Điều 64. Nhiệm vụ, quyền hạn của thư ký phiên điều trần
- Điều 65. Thay đổi người tiến hành tố tụng cạnh tranh
- Điều 66. Người tham gia tố tụng cạnh tranh
- Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra
- Điều 68. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 69. Người làm chứng
- Điều 70. Người giám định
- Điều 71. Người phiên dịch
- Điều 72. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
- Điều 73. Từ chối giám định, phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch
- Điều 74. Quyết định việc thay đổi người giám định, người phiên dịch
- Điều 75. Cung cấp thông tin về hành vi vi phạm
- Điều 76. Tiếp nhận, xác minh và đánh giá thông tin về hành vi vi phạm
- Điều 77. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh
- Điều 78. Tiếp nhận, xem xét hồ sơ khiếu nại
- Điều 79. Trả hồ sơ khiếu nại
- Điều 80. Quyết định điều tra vụ việc cạnh tranh
- Điều 81. Thời hạn điều tra vụ việc cạnh tranh
- Điều 82. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 83. Lấy lời khai
- Điều 84. Triệu tập người làm chứng trong quá trình điều tra
- Điều 85. Chuyển hồ sơ trong trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm
- Điều 86. Đình chỉ điều tra
- Điều 87. Khôi phục điều tra
- Điều 88. Báo cáo điều tra
- Điều 89. Xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế
- Điều 90. Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh
- Điều 91. Xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
- Điều 92. Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh
- Điều 93. Phiên điều trần
- Điều 94. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 95. Hiệu lực của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 96. Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 97. Đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 98. Thụ lý đơn khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 99. Hậu quả của việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 100. Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 101. Quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 102. Hiệu lực của quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 103. Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại
- Điều 104. Các quyết định phải được công bố công khai
- Điều 105. Nội dung không công bố
- Điều 106. Đăng tải nội dung quyết định phải được công bố
- Điều 107. Công bố và đăng tải báo cáo kết quả hoạt động hằng năm của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
- Điều 108. Hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh
- Điều 109. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong quá trình tố tụng cạnh tranh
- Điều 110. Nguyên tắc xử lý vi phạm, hình thức xử lý vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Điều 111. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Điều 112. Chính sách khoan hồng
- Điều 113. Thẩm quyền và hình thức xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh
- Điều 114. Thi hành quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Điều 115. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh