Mục 6 Chương 3 Luật các tổ chức tín dụng 2010
Mục 6. TỔ CHỨC TÍN DỤNG LÀ HỢP TÁC XÃ
Điều 73. Tính chất và mục tiêu hoạt động
Tổ chức tín dụng là hợp tác xã là loại hình tổ chức tín dụng được tổ chức theo mô hình hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống. Tổ chức tín dụng là hợp tác xã gồm ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 74. Thành lập tổ chức tín dụng là hợp tác xã
2. Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân bao gồm các cá nhân, hộ gia đình và các pháp nhân góp vốn khác.
1. Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân bao gồm Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).
3. Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải có kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ và thực hiện kiểm toán độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Vốn điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân là tổng số vốn do các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ.
1. Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân không được trái với quy định của Luật này, Luật hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều lệ ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa điểm đặt trụ sở chính;
b) Nội dung, phạm vi hoạt động;
c) Thời hạn hoạt động;
d) Vốn điều lệ và phương thức góp vốn;
e) Thể thức tiến hành Đại hội thành viên và thông qua quyết định của Đại hội thành viên;
g) Quyền, nghĩa vụ của thành viên;
h) Các nguyên tắc tài chính, kế toán, kiểm soát và kiểm toán nội bộ;
k) Thể thức quản lý, sử dụng, bảo toàn và xử lý phần tài sản chung, vốn tích lũy;
l) Các trường hợp và thủ tục về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, phá sản;
m) Thủ tục sửa đổi Điều lệ.
2. Điều lệ, nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải được đăng ký tại Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông qua.
1. Tham dự Đại hội thành viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội thành viên, tham dự các cuộc họp thành viên và biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên.
2. Ứng cử, đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các chức danh được bầu khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
3. Được gửi tiền, vay vốn, chia lãi theo vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
4. Được hưởng các phúc lợi xã hội chung của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
5. Được cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
6. Kiến nghị những vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và yêu cầu được trả lời; yêu cầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội thành viên bất thường để giải quyết những vấn đề cấp thiết.
8. Xin ra khỏi ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
9. Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 79. Nghĩa vụ của thành viên
1. Thực hiện Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và các nghị quyết của Đại hội thành viên.
2. Góp vốn theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hợp tác, tương trợ giữa các thành viên, góp phần xây dựng và thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
4. Cùng chịu trách nhiệm về các khoản rủi ro, thua lỗ trong hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân trong phạm vi vốn góp của mình.
5. Hoàn trả vốn và lãi tiền vay của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo cam kết.
6. Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
1. Đại hội thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
2. Đại hội thành viên thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
a) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm, báo cáo công khai tài chính, kế toán, dự kiến phân phối lợi nhuận và xử lý các khoản lỗ nếu có; báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
b) Phương hướng hoạt động kinh doanh năm tới;
c) Tăng, giảm vốn điều lệ; mức vốn góp của thành viên;
d) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch và thành viên khác của Hội đồng quản trị; Trưởng ban và thành viên khác của Ban kiểm soát;
đ) Thông qua danh sách kết nạp thành viên mới và cho thành viên ra khỏi ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo đề nghị của Hội đồng quản trị; quyết định khai trừ thành viên;
e) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể đối với quỹ tín dụng nhân dân;
g) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
h) Những vấn đề khác do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát hoặc có ít nhất một phần ba tổng số thành viên đề nghị.
1. Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản trị.
2. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định, nhưng không ít hơn 03 thành viên.
3. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị do Đại hội thành viên quyết định và được ghi trong Điều lệ, ít nhất là 02 năm và không quá 05 năm.
4. Thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên cá nhân hoặc người đại diện phần vốn góp của thành viên pháp nhân. Thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng, Thủ quỹ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị và không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị.
5. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
1. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, thuê hoặc chấm dứt hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) theo nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) theo đề nghị của Tổng giám đốc (Giám đốc).
3. Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên.
4. Chuẩn bị báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh; phê duyệt báo cáo tài chính, báo cáo về kế hoạch hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị để trình Đại hội thành viên.
5. Chuẩn bị chương trình Đại hội thành viên và triệu tập Đại hội thành viên.
6. Tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
7. Xét kết nạp thành viên mới và giải quyết việc thành viên xin ra, trừ trường hợp khai trừ thành viên và báo cáo để Đại hội thành viên thông qua.
8. Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại hội thành viên.
9. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 83. Tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát có không ít hơn 03 thành viên, trong đó ít nhất phải có 01 kiểm soát viên chuyên trách. Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện đối với quỹ tín dụng nhân dân được bầu 01 kiểm soát viên chuyên trách.
2. Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp.
4. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
Điều 84. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
1. Kiểm tra, giám sát hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
3. Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước; giám sát an toàn trong hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
4. Thực hiện kiểm toán nội bộ trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
5. Tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và Điều lệ ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
6. Triệu tập Đại hội thành viên bất thường trong các trường hợp sau đây:
a) Khi Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) có hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và nghị quyết của Đại hội thành viên; khi Hội đồng quản trị không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả các biện pháp ngăn chặn theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
b) Khi có ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ban kiểm soát có yêu cầu triệu tập họp Đại hội thành viên gửi đến Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
7. Thông báo Hội đồng quản trị, báo cáo Đại hội thành viên và Ngân hàng Nhà nước về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 85. Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân
Hội đồng quản trị bổ nhiệm một thành viên Hội đồng quản trị hoặc thuê người khác làm Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. Tổng giám đốc (Giám đốc) là người điều hành cao nhất, có nhiệm vụ điều hành các công việc hằng ngày của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
Điều 86. Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc)
1. Thực hiện kế hoạch kinh doanh.
2. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
3. Kiến nghị với Hội đồng quản trị về phương án bố trí cơ cấu tổ chức ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
4. Ký kết các hợp đồng nhân danh ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
5. Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng quản trị.
6. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao.
7. Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
Luật các tổ chức tín dụng 2010
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật các tổ chức tín dụng, điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế và các luật có liên quan
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Sử dụng thuật ngữ liên quan đến hoạt động ngân hàng
- Điều 6. Hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng
- Điều 7. Quyền tự chủ hoạt động
- Điều 8. Quyền hoạt động ngân hàng
- Điều 9. Hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng
- Điều 10. Bảo vệ quyền lợi của khách hàng
- Điều 11. Trách nhiệm phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
- Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng
- Điều 13. Cung cấp thông tin
- Điều 14. Bảo mật thông tin
- Điều 15. Cơ sở dữ liệu dự phòng
- Điều 16. Mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
- Điều 17. Ngân hàng chính sách
- Điều 18. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy phép
- Điều 19. Vốn pháp định
- Điều 20. Điều kiện cấp Giấy phép
- Điều 21. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép
- Điều 22. Thời hạn cấp Giấy phép
- Điều 23. Lệ phí cấp Giấy phép
- Điều 24. Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động
- Điều 25. Công bố thông tin hoạt động
- Điều 26. Điều kiện khai trương hoạt động
- Điều 27. Sử dụng Giấy phép
- Điều 28. Thu hồi Giấy phép
- Điều 29. Những thay đổi phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận
- Điều 30. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, hiện diện thương mại
- Điều 31. Điều lệ
- Điều 32. Cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng
- Điều 33. Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ
- Điều 34. Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ
- Điều 35. Đương nhiên mất tư cách
- Điều 36. Miễn nhiệm, bãi nhiệm
- Điều 37. Đình chỉ, tạm đình chỉ chức danh Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 38. Quyền, nghĩa vụ của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng
- Điều 39. Trách nhiệm công khai các lợi ích liên quan
- Điều 40. Hệ thống kiểm soát nội bộ
- Điều 41. Kiểm toán nội bộ
- Điều 42. Kiểm toán độc lập
- Điều 43. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên và cơ cấu Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên
- Điều 44. Ban kiểm soát và cơ cấu Ban kiểm soát
- Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
- Điều 46. Quyền, nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát
- Điều 47. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Ban kiểm soát
- Điều 48. Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 49. Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 50. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của tổ chức tín dụng
- Điều 51. Chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng
- Điều 52. Các loại cổ phần, cổ đông
- Điều 53. Quyền của cổ đông phổ thông
- Điều 54. Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
- Điều 55. Tỷ lệ sở hữu cổ phần
- Điều 56. Chào bán và chuyển nhượng cổ phần
- Điều 57. Mua lại cổ phần của cổ đông
- Điều 58. Cổ phiếu
- Điều 59. Đại hội đồng cổ đông
- Điều 60. Triệu tập Đại hội đồng cổ đông theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 61. Báo cáo kết quả họp Đại hội đồng cổ đông
- Điều 62. Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần
- Điều 63. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 64. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị
- Điều 65. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị
- Điều 66. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu
- Điều 67. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên
- Điều 68. Quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Điều 69. Quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên
- Điều 70. Thành viên góp vốn, nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên góp vốn
- Điều 71. Chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp
- Điều 72. Hội đồng thành viên
- Điều 73. Tính chất và mục tiêu hoạt động
- Điều 74. Thành lập tổ chức tín dụng là hợp tác xã
- Điều 75. Cơ cấu tổ chức
- Điều 76. Vốn điều lệ
- Điều 77. Điều lệ
- Điều 78. Quyền của thành viên
- Điều 79. Nghĩa vụ của thành viên
- Điều 80. Đại hội thành viên
- Điều 81. Hội đồng quản trị
- Điều 82. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị
- Điều 83. Tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát
- Điều 84. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
- Điều 85. Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân
- Điều 86. Quyền, nghĩa vụ của Tổng giám đốc (Giám đốc)
- Điều 87. Loại hình tổ chức tài chính vi mô
- Điều 88. Thành viên, vốn góp, cơ cấu tổ chức, địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 90. Phạm vi hoạt động được phép của tổ chức tín dụng
- Điều 91. Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng
- Điều 92. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu của tổ chức tín dụng
- Điều 93. Quy định nội bộ
- Điều 94. Xét duyệt cấp tín dụng, kiểm tra sử dụng tiền vay
- Điều 95. Chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất
- Điều 96. Lưu giữ hồ sơ tín dụng
- Điều 97. Hoạt động ngân hàng điện tử
- Điều 98. Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại
- Điều 99. Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước
- Điều 100. Vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính
- Điều 101. Mở tài khoản
- Điều 102. Tổ chức và tham gia các hệ thống thanh toán
- Điều 103. Góp vốn, mua cổ phần
- Điều 104. Tham gia thị trường tiền tệ
- Điều 105. Kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và sản phẩm phái sinh
- Điều 106. Nghiệp vụ ủy thác và đại lý
- Điều 107. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại
- Điều 108. Hoạt động ngân hàng của công ty tài chính
- Điều 109. Mở tài khoản của công ty tài chính
- Điều 110. Góp vốn, mua cổ phần của công ty tài chính
- Điều 111. Các hoạt động kinh doanh khác của công ty tài chính
- Điều 112. Hoạt động ngân hàng của công ty cho thuê tài chính
- Điều 113. Hoạt động cho thuê tài chính
- Điều 114. Mở tài khoản của công ty cho thuê tài chính
- Điều 115. Góp vốn, mua cổ phần của công ty cho thuê tài chính
- Điều 116. Các hoạt động khác của công ty cho thuê tài chính
- Điều 119. Huy động vốn của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 120. Cấp tín dụng của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 121. Mở tài khoản của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 122. Hoạt động khác của tổ chức tài chính vi mô
- Điều 126. Những trường hợp không được cấp tín dụng
- Điều 127. Hạn chế cấp tín dụng
- Điều 128. Giới hạn cấp tín dụng
- Điều 129. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần
- Điều 130. Tỷ lệ bảo đảm an toàn
- Điều 131. Dự phòng rủi ro
- Điều 132. Kinh doanh bất động sản
- Điều 133. Yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng điện tử
- Điều 134. Quyền, nghĩa vụ của công ty kiểm soát
- Điều 135. Góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, công ty kiểm soát
- Điều 136. Chế độ tài chính
- Điều 137. Năm tài chính
- Điều 138. Hạch toán, kế toán
- Điều 139. Quỹ dự trữ
- Điều 140. Mua, đầu tư vào tài sản cố định
- Điều 141. Báo cáo
- Điều 142. Báo cáo của công ty kiểm soát
- Điều 143. Công khai báo cáo tài chính
- Điều 144. Chuyển lợi nhuận, chuyển tài sản ra nước ngoài
- Điều 145. Báo cáo khó khăn về khả năng chi trả
- Điều 146. Áp dụng kiểm soát đặc biệt
- Điều 147. Quyết định kiểm soát đặc biệt
- Điều 148. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt
- Điều 149. Thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 150. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
- Điều 151. Khoản vay đặc biệt
- Điều 152. Chấm dứt kiểm soát đặc biệt
- Điều 153. Tổ chức lại tổ chức tín dụng
- Điều 154. Giải thể tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Điều 155. Phá sản tổ chức tín dụng
- Điều 156. Thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng
- Điều 157. Phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài