- 1Thông tư 32-TTg-1976 hướng dẫn thi hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ở miền Bắc trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 2Thông tư 328-TTg-1974 hướng dẫn thi hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V sẽ tổ chức vào ngày chủ nhật, mùng 06/04/1975 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở một nơi cư trú.
Danh sách cử tri ở các đơn vị Quân đội và Công an nhân dân võ trang do các Ban chỉ huy đơn vị Quân đội và Công an nhân dân võ trang lập cho mỗi khu vực bỏ phiếu.
Nếu người khiếu nại hoặc báo cáo chưa đồng ý về cách giải quyết đó, thì có quyền khiếu nại lên Toà án nhân dân huyện, châu, thị xã hoặc thành phố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án nhân dân phải giải quyết xong; quyết định của Toà án nhân dân là quyết định cuối cùng.
ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ KHU VỰC BỎ PHIẾU
Số đại biểu định cho mỗi đơn vị bầu cử là căn cứ vào số dân của đơn vị đó: cứ năm vạn (50.000) dân được cử một đại biểu; nếu số lẻ còn lại quá hai vạn năm nghìn (25.000) thì được thêm một đại biểu.
Ở những khu vực công nghiệp tập trung và ở những thành phố trực thuộc trung ương thì có thể từ một vạn (10.000) đến ba vạn (30.000) dân được cử một đại biểu.
Số đại biểu Quốc hội dành cho các dân tộc thiểu số do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phân phối, nhằm bảo đảm cho các dân tộc thiểu số có số đại biểu tương xứng trong Quốc hội.
Những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu hay là khu công nghiệp tập trung, dân số đông, số đại biểu có từ mười người trở lên thì có thể chia thành nhiều đơn vị bầu cử.
Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị và số đại biểu cho mỗi đơn vị do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, và phải được công bố chậm nhất là hai tháng trước ngày bầu cử.
Đặc biệt ở những nơi như miền núi, hải đảo, v.v... có những thôn, xóm cách xa nhau thì dù số dân chưa tới năm trăm (500) người, cũng có thể thành lập một khu vực bỏ phiếu.
Các nhà thương, nhà đỡ đẻ, nhà an dưỡng, nhà nuôi người tàn tật có từ năm mươi (50) cử tri trở lên, có thể tổ chức thành khu vực bỏ phiếu riêng.
HỘI ĐỒNG BẦU CỬ - BAN BẦU CỬ TỔ BẦU CỬ
Ở trung ương có Hội đồng bầu cử;
Ở mỗi đơn vị bầu cử có Ban bầu cử;
Ở mỗi khu vực bỏ phiếu có Tổ bầu cử.
Hội đồng bầu ra một Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, và một hoặc nhiều Thư ký.
Nhiệm vụ và quyền hạn Hội đồng bầu cử như sau:
1- Kiểm tra và đôn đốc việc thi hành luật lệ bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước;
2- Xét và giải quyết những khiếu nại về công tác của Ban bầu cử,
Tổ bầu cử;
3- Tiếp nhận và kiểm tra biên bản bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến, làm biên bản ghi kết quả cuộc bầu cử trong cả nước;
4- Tuyên bố kết quả cuộc bầu cử trong cả nước;
5- Cấp giấy chứng nhận cho đại biểu trúng cử;
6- Trình Quốc hội biên bản tổng kết bầu cử cùng những hồ sơ tài liệu về bầu cử.
Ban bầu cử bầu ra một Trưởng ban, một Phó ban và một hoặc nhiều Thư ký.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban bầu cử như sau:
1- Kiểm tra và đôn đốc các Tổ bầu cử chấp hành đúng đắn luật lệ bầu cử đại biểu Quốc hội;
2- Kiểm tra và đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu;
3- Xét và giải quyết những khiếu nại về công tác của Tổ bầu cử;
4- In và phân phối phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử, chậm nhất là bảy ngày trước ngày bầu cử;
5- Kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
6- Tiếp nhận đơn ứng cử, lập và niêm yết danh sách người ứng cử, xét và giải quyết những khiếu nại về việc lập danh sách người ứng cử;
7- Kiểm tra công việc bầu cử tại các phòng bỏ phiếu;
8- Tiếp nhận, kiểm tra biên bản kiểm phiếu do các Tổ bầu cử gửi đến, làm biên bản ghi kết quả bầu cử trong đơn vị để gửi lên Hội đồng bầu cử và tuyêm bố quả đó;
9- Giao tài liệu hồ sơ về bầu cử cho Uỷ ban hành chính các tỉnh, khu (không chia tỉnh), thành phố trực thuộc trung ương.
Tổ bầu cử bầu ra một Tổ trưởng, một Tổ phó và một hoặc nhiều Thư ký.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ bầu cử như sau:
1- Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
2- Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm bỏ phiếu;
3- Phát phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử cho các cử tri;
4- Bảo đảm trật tự trong phòng bỏ phiếu;
5- Kiểm phiếu và làm biên bản kiểm phiếu để gửi lên Ban bầu cử;
6- Giao biên bản kiểm phiếu và tất cả những phiếu bầu cho Uỷ ban hành chính thị xã, khu phố, xã, thị trấn.
1- Giấy giới thiệu người ứng cử;
2- Đơn ứng cử của những người được giới thiệu, có ghi tên, tuổi, nghề nghiệp, nguyên quán, địa chỉ, nơi ra ứng cử;
3- Giấy chứng nhận người ứng cử có đủ điều kiện ứng cử.
Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử, cá nhân tự ra ứng cử phải nộp tại Ban bầu cử, đơn ứng cử và giấy chứng nhận có đủ điều kiện ứng cử.
Khi nhận đơn ứng cử, Ban bầu cử phải cấp giấy biên nhận.
Người ứng cử có quyền tự do cổ động cho bản thân mình trong phạm vi pháp luật.
Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật hay là ngày nghỉ và do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố ít nhất là hai tháng trước ngày ấy.
Mỗi cử tri chỉ có quyền bỏ một phiếu bầu.
Cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật, không thể đến phòng bỏ phiếu được, có thể đề nghị Tổ bầu cử mang hòm phiếu và phiếu bầu đến tận nhà mình để bỏ phiếu. Trường hợp này, Tổ bầu cử có thể tổ chức hòm bỏ phiếu phụ để đem đến nhà cử tri tiếp nhận phiếu bầu.
Trong ngày bầu cử, cuộc bỏ phiếu phải liên tục. Nếu có trường hợp bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử lập tức phải niêm phong các giấy tờ và hòm phiếu lại, báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để tiếp tục lại cuộc bỏ phiếu.
Người ứng cử (hoặc người được người ứng cử chính thức uỷ nhiệm) và các phóng viên báo chí, điện ảnh, nhiếp ảnh được vào xem kiểm phiếu.
1- Không phải là phiếu theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
2- Không có dấu của Tổ bầu cử;
3- Ghi tên người ứng cử quá số đại biểu được bầu.
Tổ bầu cử không được xoá hoặc chữa các tên ghi trên phiếu bầu.
Những khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử tiếp nhận, giải quyết và ghi cách giải quyết vào biên bản. Nếu Tổ không giải quyết được thì phải đưa lên Ban bầu cử để giải quyết.
- Tổng số cử tri,
- Số cử tri đã đi bầu,
- Số phiếu hợp lệ,
- Số phiếu không hợp lệ,
- Số phiếu trắng tức là phiếu mà tên họ tất cả các người ứng cử đều bị gách xoá,
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử,
- Những khiếu nại nhận được và cách giải quyết, những khiếu nại chưa giải quyết được.
Biên bản làm thành hai bản có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký và hai cử tri được mời chứng kiến cuộc kiểm phiếu. Một bản gửi đến Ban bầu cử, một bản gửi đến Uỷ ban hành chính thị xã, khu phố, xã hoặc thị trấn.
Biên bản phải ghi rõ:
- Số đại biểu Quốc hội ấn định cho đơn vị bầu cử,
- Số người ứng cử,
- Tổng số cử tri trong đơn vị bầu cử,
- Số cử tri đã đi bầu, tỷ lệ so với tổng số,
- Số phiếu hợp lệ,
- Số phiếu không hợp lệ,
- Số phiếu trắng tức là phiếu mà tên họ tất cả các người ứng cử đều bị gách xoá,
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử,
- Danh sách những người trúng cử,
- Những khiếu nại do Tổ bầu cử đã giải quyết, những khiếu nại do Ban bầu cử đã giải quyết, những khiếu nại chuyển lên cấp trên để giải quyết.
Biên bản làm thành hai bản, có chữ ký của Trưởng ban, Phó ban và các Thư ký. Một bản gửi lên Hội đồng bầu cử, một bản gửi lên Uỷ ban hành chính thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh hoặc khu.
Biên bản tổng kết phải ghi rõ:
- Tổng số đại biểu Quốc hội,
- Tổng số người ứng cử,
- Tổng số cử tri,
- Số cử tri đã đi bầu, tỷ lệ so với tổng số,
- Số phiếu hợp lệ,
- Số phiếu không hợp lệ,
- Số phiếu trắng tức là phiếu mà tên họ tất cả các người ứng cử đều bị gách xoá,
- Danh sách những người trúng cử, và số phiếu bầu cho mỗi người,
- Các việc quan trọng đã xảy ra và cách giải quyết.
Biên bản làm thành hai bản, có chữ ký của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Thư ký của Hội đồng bầu cử. Một bản gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, một bản gửi đến Hội đồng Chính phủ.
Xuân Thủy (Đã ký) |
- 1Quyết định 52-CP năm 1967 về việc điều chỉnh thời gian tiến hành một số công tác bầu cử Hội đồng nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Sắc lệnh số 71-SL về thể lệ tổng tuyển cử do Chính Phủ lâm thời ban hành.
- 3Sắc lệnh số 51 năm 1945 về việc ấn định thể lệ cuộc tổng tuyển cử do Chủ tịch nước ban hành
- 4Sắc lệnh số 76 về việc hoãn cuộc tổng tuyển cử đến ngày 6-1-1946 do Chủ tịch chính phủ ban hành
- 5Sắc lệnh số 66/SL về việc đặc cách cử ông Phạm Văn Thân làm Phó Chủ tịch huyện Nga sơn (Thanh hoá) do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 6Sắc lệnh số 29/SL về việc cho phép bầu lại Hội đồng nhân dân tỉnh do Chủ tịch nước ban hành
- 7Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội 1980
- 8Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1992
- 1Quyết định 52-CP năm 1967 về việc điều chỉnh thời gian tiến hành một số công tác bầu cử Hội đồng nhân dân do Hội đồng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư 32-TTg-1976 hướng dẫn thi hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội ở miền Bắc trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 3Sắc lệnh số 71-SL về thể lệ tổng tuyển cử do Chính Phủ lâm thời ban hành.
- 4Thông tư 328-TTg-1974 hướng dẫn thi hành Luật bầu cử đại biểu Quốc hội cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa V sẽ tổ chức vào ngày chủ nhật, mùng 06/04/1975 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Sắc lệnh số 76 về việc hoãn cuộc tổng tuyển cử đến ngày 6-1-1946 do Chủ tịch chính phủ ban hành
- 6Hiến pháp năm 1946
- 7Sắc lệnh số 66/SL về việc đặc cách cử ông Phạm Văn Thân làm Phó Chủ tịch huyện Nga sơn (Thanh hoá) do Chủ tịch Chính phủ ban hành
- 8Sắc lệnh số 29/SL về việc cho phép bầu lại Hội đồng nhân dân tỉnh do Chủ tịch nước ban hành
- 9Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội 1992
Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội 1959
- Số hiệu: 3/SL
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 31/12/1959
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Xuân Thuỷ
- Ngày công báo: 03/02/1960
- Số công báo: Số 4
- Ngày hiệu lực: 13/01/1960
- Ngày hết hiệu lực: 20/12/1980
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực