Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 80/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 21 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Quyết định số 215/QĐ-TTg ngày 06/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020.

Căn cứ Hướng dẫn số 2301/HD-BVHTTDL ngày 14 tháng 7 năm 2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu xây dựng Kế hoạch Hành động về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh với nội dụng cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình; triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, hạn chế thấp nhất bạo lực trong gia đình trên toàn tỉnh.

2. Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.

3. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về xây dựng hạnh phúc gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới từng bước ổn định, củng cố và xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

1. Muc tiêu:

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

2. Chỉ tiêu cụ thể:

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 98% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 95% số cán bộ các ban, ngành, đoàn thể các cấp được tham gia tập huấn nâng cao năng lực về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Đến năm 2020 đạt trên 100% các cấp, các ngành trong tỉnh quán triệt những nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 95% số lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% số báo cáo viên cấp tỉnh về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu năm 2020 đạt 100% cán bộ ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phụ trách công tác gia đình các cấp trong tỉnh được tập huấn công tác quản lý Nhà nước về PCBLGĐ.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 95% số nạn nhân bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa bạo lực gia đình, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 97% số người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi.

- Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 90% số xã, phường, thị trấn nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thiết lập và vận hành cơ chế phối hợp hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở vào năm 2015 và được vận hành thường xuyên, có hiệu quả trong những năm tiếp theo.

- Phấn đấu từ nay đến năm 2020 đạt 100% xã, phường, thị trấn có đường dây nóng và thiết lập mạng lưới tin cậy về phòng, chống bạo lực gia đình được duy trì hoạt động thường xuyên, có hiệu quả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quản lý

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình; đưa mục tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh và của địa phương.

- Tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch và tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện kế hoạch hành động phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Củng cố hệ thống tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; hình thành đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, cấp huyện và mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra theo chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật; biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Tiếp tục triển khai Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và các văn bản quy phạm pháp luật về bình đẳng giới; phòng, chống bạo lực gia đình; hôn nhân gia đình; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh Người cao tuổi cho các cấp, các ngành và nhân dân, nhất là các đối tượng có nguy cơ cao.

- Xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu về gia đình, phòng chống bạo lực gia đình. Biểu dương, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao nhận thức về phòng, chống bạo lực gia đình:

- Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình như: Vận động trực tiếp tại gia đình, cộng đồng về phòng, chống bạo lực gia đình. Sử dụng sức mạnh tổng hợp của các loại hình truyền thông đại chúng (o, Đài Phát thanh và Truyền hình, tờ tin của các ngành, đoàn thể,...) để phổ biến rộng rãi các thông tin liên quan đến pháp luật, chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình. Chú trọng nội dung truyền thông, giáo dục, vận động về đạo đức, lối sống văn hóa trong gia đình, trách nhiệm của các thành viên gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình. Ưu tiên tuyên truyền đối tượng là nam giới và những gia đình thuộc nhóm có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình.

- Hàng năm, tổ chức các chiến dịch, sự kiện tuyên truyền vận động về phòng, chống bạo lực gia đình, tập trung cao điểm vào các dịp kỷ niệm các ngày Quốc tế hạnh phúc (20/3), ngày gia đình Việt Nam (28/6) và ngày thế giới phòng chống bạo lực đối với phụ nữ (25/11).

- Xây dựng và vận hành trang thông tin điện tử về phòng, chống bạo lực gia đình; các chương trình, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tiểu phẩm, kịch bản sân khấu, phim truyền hình về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Giáo dục và tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nội dung phòng, chống bạo lực gia đình đến cộng đồng dân cư trong tỉnh; đồng thời thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động truyền thông cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và hộ gia đình nhằm tăng cường sự chỉ đạo và ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đại biểu dân cử, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

- Các trung tâm văn hóa, đội thông tin lưu động, đội chiếu phim lưu động, các thiết chế văn hóa cơ sở, thư viện,... tăng cường công tác truyền thông các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình đến nhân dân thông qua các hình thức như: Tranh cổ động, áp phích, panô, chiếu phim, triển lãm sách, báo, xây dựng các chương trình văn nghệ, thông tin lưu động lồng ghép nội dung tuyên truyền nhằm phục vụ nhân dân tại địa phương...

- Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào các hoạt động ngoại khóa ở các trường học trong toàn tỉnh.

3. Phòng ngừa bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình:

- Xây dựng và duy trì mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương... Phát triển các mô hình hoạt động có hiệu quả về phòng, chống bạo lực gia đình, để từ đó triển khai nhân rộng.

- Tiếp tục nhân rộng và củng cố, duy trì nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động của tổ tư vấn, nhóm, đường dây nóng phòng, chống bạo lực gia đình và các Câu lạc bộ “Gia đình phát triển bền vững” mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

- Cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình, bố trí Trạm y tế xã, phường, thị trấn là cơ sở thực hiện việc chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình. Tùy theo điều kiện khả năng thực tế, bố trí nơi tạm lánh cho nạn nhân bạo lực gia đình trong thời gian không quá một ngày theo yêu cầu của nạn nhân bạo lực gia đình.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng. Nghiên cứu xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình. Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người là nạn nhân bạo lực gia đình, người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình nhưng chưa có việc làm.

4. Phát hiện, can thiệp, xử lý vi phạm:

- Can thiệp, xử lý kịp thời các vụ bạo lực gia đình; Phát huy hiệu quả hoạt động của Nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, Tổ hòa giải ở cơ sở.

- Tổ chức góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư đối với người gây bạo lực gia đình; áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người gây bạo lực gia đình;

- Thực hiện thí điểm xét xử lưu động các vụ án về bạo lực gia đình tại địa bàn xảy ra vụ việc.

5. Tăng cường công tác xã hội hóa trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình:

Khuyến khích các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cộng đồng, gia đình, cá nhân tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình và cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong ngân sách hằng năm tùy theo khả năng cân đối ngân sách của tỉnh (có bản dự toán kinh phí kèm theo).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành các văn bản có liên quan đến việc triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ. Theo dõi, kiểm tra tình hình triển khai kế hoạch của các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, định kỳ tổng hợp báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Kế hoạch vào cuối năm 2017 và tổng kết vào cuối năm 2020.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Tổ chức các chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, các kế hoạch, đề án, liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình. Rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; ban hành quy chế phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu về gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình hình thành và duy trì đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

- Tiếp tục tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh, và báo cáo viên cấp huyện, thị xã, thành phố về phòng, chống bạo lực gia đình. Hướng dẫn hoạt động của địa chỉ tin cậy ở cộng đồng. Thực hiện thí điểm mô hình phòng, chống khủng hoảng tâm thần cho người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình, mô hình cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình và giáo dục các kỹ năng ứng xử trong gia đình, ứng phó với căng thẳng, xử lý tình huống khi có bạo lực gia đình, tổ chức cuộc sống gia đình.

- Phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí thực hiện công tác gia đình bảo đảm đúng mục đích và chế độ quy định.

2. Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện chăm sóc y tế, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình; thực hiện thống kê, báo cáo các trường hợp bệnh nhân là nạn nhân bạo lực gia đình.

3. Công an tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn quy trình phát hiện, ngăn chặn, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Thiết lập cơ chế can thiệp khẩn cấp nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp bạo lực gia đình. Duy trì, củng cố các hoạt động của đường dây nóng ở cơ sở. Phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về gia đình thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo các đơn vị truyền thông, báo chí, thông tin đại chúng... xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, dành thời lượng, chuyên mục, chuyên trang hợp lý để tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình; hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan có liên quan tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình. Lồng ghép nội dung phòng, chống bạo lực gia đình vào nội dung tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Người cao tuổi. Hướng dẫn cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện việc chăm sóc, tư vấn tâm lý, bố trí nơi tạm lánh và hỗ trợ các điều kiện cần thiết cho nạn nhân bạo lực gia đình.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào các chương trình giáo dục, ngoại khóa phù hợp với các cấp học, bậc học.

7. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bạo lực gia đình. Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Hôn nhân và Gia đình.

8. Sở Tài chính phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất nguồn kinh phí, đảm bảo ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm theo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thi hành, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và hướng dẫn đưa các mục tiêu của Kế hoạch vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chỉ đạo hướng dẫn các tổ chức thành viên tham gia, thực hiện một số nội dung sau:

- Tổ chức thực hiện kế hoạch này;

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong tổ chức thành viên;

- Xây dựng chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình;

- Khuyến khích, vận động hội viên tham gia nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, đăng ký làm địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

11. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo Ban Tuyên giáo các huyện, thị xã, thành phố làm tốt công tác tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn.

12. Đề nghị Tỉnh Đoàn chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, đoàn viên thanh niên và nhân dân về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình thanh niên tiến bộ, no ấm, hạnh phúc, tiến tới mục tiêu không có bạo lực gia đình.

13. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh hướng dẫn các Viện Kiểm sát nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kịp thời truy tố các vụ án về bạo lực gia đình; đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về gia đình cùng cấp thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.

14. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh hướng dẫn các Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng thống nhất pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình; kịp thời xét xử các vụ án về bạo lực gia đình, xét xử lưu động tại địa bàn xảy ra vụ án trọng điểm; phối hợp, tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước về gia đình cùng cấp thực hiện nhiệm vụ thống kê về phòng, chống bạo lực gia đình.

15. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, bố trí hội viên Hội Phụ nữ làm cộng tác viên phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở; hình thành đường dây tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; chỉ đạo các cấp Hội Phụ nữ tổ chức các hoạt động dạy nghề, tín dụng, tiết kiệm để hỗ trợ nạn bạo lực gia đình; nghiên cứu, xây dựng một số mô hình dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, hỗ trợ người có nguy cơ cao gây bạo lực gia đình; tham gia xây dựng, vận hành địa chỉ tin cậy ở cộng đồng.

16. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh hướng dẫn tổ chức công đoàn cơ sở trong việc tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; xây dựng mô hình tổ chức công đoàn không có đoàn viên là người gây bạo lực gia đình; nghiên cứu, thí điểm đưa tiêu chí “Đoàn viên công đoàn không gây bạo lực gia đình” vào tiêu chuẩn để bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng công đoàn cơ sở vững mạnh.

17. Đề nghị Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo hướng dẫn các cấp Hội nông dân tuyên truyền, giáo dục hội viên thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình; đưa tiêu chí người nông dân không gây bạo lực gia đình vào bộ tiêu chí “Mẫu người nông dân thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”; vận động nam nông dân tham gia tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình.

18. Đề nghị Hội Người cao tuổi tỉnh và Hội Cựu chiến binh tỉnh chỉ đạo các cấp Hội ở địa phương tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia phòng, chống bạo lực gia đình; đẩy mạnh hoạt động giáo dục nêu gương, giáo dục giá trị văn hóa trong gia đình; tham gia xây dựng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

19. Báo Bạc Liêu, Đài Phát thanh và Truyền hình Bạc Liêu tăng cường công tác tuyên truyền về các nội dung phòng, chống bạo lực gia đình, nâng cao chất lượng và bố trí đưa tin, bài, chuyên đề.... thời lượng, thời gian phù hợp cho các kênh, chương trình, nội dung về phòng, chống bạo lực gia đình; Xây dựng chuyên trang, chuyên mục; tăng thời lượng phát sóng những nội dung về công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

- Kịp thời nêu gương tập thể, cá nhân có sáng kiến, đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; phê phán những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

20. Các Sở, ban ngành và các cơ quan đơn vị có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm đưa các mục tiêu, nội dung có liên quan của kế hoạch vào kế hoạch, chương trình công tác hằng năm, 5 năm của ngành mình.

21. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Kế hoạch của tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình của địa phương mình; trong đó đưa các mục tiêu, nội dung của Kế hoạch này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình; bố trí kinh phí và chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống bạo lực gia đình của địa phương mình.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng can thiệp, hỗ trợ về phòng, chống bạo lực gia đình cho đội ngũ cán bộ làm hoặc tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý; tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho nhân viên y tế của trạm y tế xã, phường, thị trấn về chuyên môn chăm sóc y tế ban đầu, tư vấn về sức khỏe cho nạn nhân bạo lực gia đình.

- Chỉ đạo việc phổ biến luật pháp, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của ấp, khóm, khu dân cư; nhân rộng các mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương; phát triển địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, nhóm, đường dây nóng báo tin về bạo lực gia đình.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải và hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý những vụ việc, tin báo về các vụ việc bạo lực gia đình có hiệu quả, không để mâu thuẫn kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng. Chỉ đạo và tổ chức việc thu thập thông tin về bạo lực gia đình theo quy định; có kế hoạch kiểm tra, khen thưởng; đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch ở địa phương.

Trên đây là Kế hoạch hành động về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có gì khó khăn vướng mắc thì báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL;
- TT TU, HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh.
- Các tổ chức chính trị xã hội;
- Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh;
- Thành viên BCĐ công tác GĐ tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu VT (Q 08).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Chiến

 

BẢNG DỰ TOÁN CHI TIẾT KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020

(Kèm Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)

Đơn vị tính: 1.000đ

TT

NỘI DUNG

TỔNG CỘNG

2016

2017

2018

2019

2020

I

Công tác chỉ đạo, triển khai văn bản QPPL về PCBLGĐ

294.000

30.500

101.250

30.500

30.500

101.250

1

Hội nghị triển khai, đánh giá, sơ, tổng kết thực hiện chương trình giai đoạn (2016 - 2020)

141.500

 

70.750

 

 

70.750

 

- Tài liệu, văn phòng phẩm: 20.000đ x 100 bộ x 2 năm

4.000

 

2.000

 

 

2.000

 

- Nước uống: 15.000đ x 100 người x 2 năm

3.000

 

1.500

 

 

1.500

 

- Đặt ăn sau hội nghị: 200.000đ x 100 người x 2 năm

40.000

 

20.000

 

 

20.000

 

- Thuê hội trường, trang trí, âm thanh, ánh sáng: 5.000.000đ x 2 năm

10.000

 

5.000

 

 

5.000

 

- Văn nghệ đầu giờ: 10 người x 200.000đ x 2 năm

4.000

 

2.000

 

 

2.000

 

- Khen thưởng:

+ Tập thể: 10 x 2.300.000đ x 2 năm

+ Cá nhân: 15 x 1.150.000đ x 2 năm

80.500

46.000


34.500

 

40.250

23.000


17.250

 

 

40.250

23.000


17.250

2

Hội nghị triển khai kế hoạch và tổng kết năm

152.500

30.500

30.500

30.500

30.500

30.500

 

- In tài liệu: 20.000đ x 100 bộ x 05 năm

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

 

- Nước uống: 15.000đ x 100 người x 05 năm

7.500

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

 

- Đặt ăn sau hội nghị: 200.000đ x 100 người x 05 năm

100.000

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

 

- Thuê hội trường, trang trí, âm thanh, ánh sáng: 5.000.000đ x 05 năm

25.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

 

- Văn nghệ chào mừng: 10 người x 200.000đ x 5 năm

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

II

Nâng cao năng lực điều hành và quản lý triển khai Kế hoạch PCBLGĐ

171.000

131.000

10.000

10.000

10.000

10.000

1

Chi công tác giám sát của Ban chỉ đạo, tỉnh (công tác kiểm tra, văn phòng phẩm, điện thoại, thêm giờ...)

50.000

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

2

Điều tra khảo sát thực trạng về BLGĐ toàn tỉnh

121.000

121.000

 

 

 

 

 

- In ấn biểu mẫu: 35.000 tờ x 1.000đ

35.000

35.000

 

 

 

 

 

- Bồi dưỡng điều tra, thu thập thông tin: 2.000đ x 35.000 phiếu

70.000

70.000

 

 

 

 

 

- Bồi dưỡng tổng hợp xử lý số liệu và báo cáo: 500.000đ x 04 báo cáo

2.000

2.000

 

 

 

 

 

- Công tác phí: 2.000.000đ x 07 huyện, thị

14.000

14.000

 

 

 

 

III

Nâng cao năng lực cho cán bộ trong toàn tỉnh

1.071.375

232.275

202.275

232.275

202.275

202.275

1

Tham gia tập huấn tuyến tỉnh do TW tổ chức:

319.000

63.800

63.800

63.800

63.800

63.800

 

Tuyến TW: - Tiền vé máy bay: 2 chuyến (đi và về) x 1 người x 6.000.000đ x 5 năm

30.000

6.000

6.000

6.000

6.000

6.000

 

Tuyến các tỉnh: - Tiền vé máy bay: 2 chuyến (đi và về) x 2 người x 6.000.000đ x 5 năm

60.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

 

- Xăng xe: 120 lít x 20.000 x 2 lần x 5 năm

24.000

4.800

4.800

4.800

4.800

4.800

 

- Lưu trú: 150.000 x 10 người x 4 ngày x 2 lần x 5 năm

60.000

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

 

- Phòng nghỉ: 900.000 x 5 phòng x 3 đêm x 2 lần x 5 năm

135.000

27.000

27.000

27.000

27.000

27.000

 

- Chi khác: 1000.000 x 2 lần x 5 năm (phí cầu đường, giữ xe, gửi xe,...)

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2

Tham tập huấn, dự hội nghị ngoài tỉnh:

302.000

60.400

60.400

60.400

60.400

60.400

 

- Xăng xe: 120 lít x 20.000 x 4 lần x 5 năm

48.000

9.600

9.600

9.600

9.600

9.600

 

- Lưu trú: 150.000 x 6 người x 4 ngày x 4 lần x 5 năm

72.000

14.400

14.400

14.400

14.400

14.400

 

- Phòng nghỉ: 900.000 x 3 phòng x 3 đêm x 4 lần x 5 năm

162.000

32.400

32.400

32.400

32.400

32.400

 

- Chi khác: 1000.000 x 4 lần x 5 năm (phí cầu đường, giữ xe, gửi xe,...)

20.000

4.000

4.000

4.000

4.000

4.000

3

Tập huấn cho BCĐ cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn

155.250

49.050

19.050

49.050

19.050

19.050

 

- In tài liệu: 20.000đ x 70 bộ x 05 năm

7.000

1.400

1.400

1.400

1.400

1.400

 

- Nước uống: 10.000đ x 70 người x 2 ngày x 05 năm

7.000

1.400

1.400

1.400

1.400

1.400

 

- Tiền ăn: 50.000đ x 50 người x 2 ngày x 05 năm

25.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

 

- Thuê hội trường, trang trí: 5.000.000đ x 05 năm

25.000

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

 

- Báo cáo viên: 500.000đ x 2 buổi x 02 ngày x 05 năm

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

 

- Ban tổ chức: 200.000đ x 02 ngày x 8 người x 05 năm

16.000

3.200

3.200

3.200

3.200

3.200

 

- Thuê báo cáo viên Bộ VHTTDL (trọn gói)

60.000

30.000

 

30.000

 

 

 

- Giấy chứng nhận 70 x 15.000đ x 5 năm

5.250

1.050

1.050

1.050

1.050

1.050

4

Tập huấn cho BCN ấp, khóm

153.500

30.700

30.700

30.700

30.700

30.700

 

- In tài liệu: 20.000đ x 100 bộ x 05 năm

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

 

- Nước uống: 10.000đ x 100 người x 2 ngày x 05 năm

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

 

- Tiền ăn: 50.000đ x 100 người x 2 ngày x 05 năm

50.000

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

 

- Thuê hội trường, trang trí: 5.000.000đ/ngày x 2 ngày x 05 năm

50.000

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

 

- Báo cáo viên: 500.000đ x 2 buổi x 02 ngày x 05 năm

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

 

- Ban tổ chức: 200.000đ x 2 ngày x 08 người x 05 năm

16.000

3.200

3.200

3.200

3.200

3.200

 

- Giấy chứng nhận 100 x 15.000đ x 5 năm

7.500

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

5

Tập huấn kỹ năng quản lý, hoạt động CLB, nhóm, đường dây nóng và địa chỉ tin cậy

141.625

28.325

28.325

28.325

28.325

28.325

 

- In tài liệu: 20.000đ x 75 bộ x 2 ngày x 05 năm

15.000

3.000

3.000

3.000

3.000

3.000

 

- Nước uống: 10.000đ x 75 người x 2 ngày x 05 năm

7.500

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

 

- Tiền ăn: 50.000đ x 75 người x 2 ngày x 05 năm

37.500

7.500

7.500

7.500

7.500

7.500

 

- Thuê hội trường, trang trí: 5.000.000đ/ngày x 2 ngày x 05 năm

50.000

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

 

- Báo cáo viên: 500.000đ x 2 buổi x 02 ngày x 05 năm

10.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

 

- Ban tổ chức: 200.000đ x 08 người x 02 ngày x 05 năm

16.000

3.200

3.200

3.200

3.200

3.200

 

- Giấy chứng nhận 75 x 15.000đ x 5 năm

5.625

1.125

1.125

1.125

1.125

1.125

IV

Tuyên truyền trên đài PT - TH và Báo Bạc Liêu

930.000

186.000

186.000

186.000

186.000

186.000

1

- Tuyên truyền Chuyên mục, phóng sự về công tác gia đình trên đài PT - TH: 20.000.000đ x 2 lần x 05 năm

200.000

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

2

- Tuyên truyền trên Báo Bạc Liêu: 3.000.000đ x 12 tháng x 05 năm

180.000

36.000

36.000

36.000

36.000

36.000

3

In ấn tài liệu truyền thông cung cấp cho cơ sở

550.000

110.000

110.000

110.000

110.000

110.000

 

- Tờ rơi: 30.000 tờ x 2.000đ x 05 năm

300.000

60.000

60.000

60.000

60.000

60.000

 

- Áp phích: 10.000 tờ x 5.000đ x 05 năm

250.000

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

V

Củng cố và XD mạng lưới BLGĐ tại xã đã triển khai

1.468.000

273.600

323.600

273.600

323.600

273. 600

1

Duy trì mô hình phòng chống BLGĐ tại xã triển khai

600.000

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

 

- Hỗ trợ chi phí cho các buổi nói chuyện chuyên đề của CLB: 100.000đ x 12 tháng x 100 CLB x 05 năm

600.000

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

2

Bồi dưỡng tổ tư vấn

384.000

76.800

76.800

76.800

76.800

76.800

 

- Bồi dưỡng tổ tư vấn PCBLGD các xã, phường, thị trấn trong tỉnh: 100.000 đ x 12 tháng x 64 xã, phường, thị trấn x 05 năm

384.000

76.800

76.800

76.800

76.800

76.800

3

Hỗ trợ hình thành dường dây nóng, báo nhanh, xử lý ngăn chặn kịp thời những hành vi BLGĐ

384.000

76.800

76.800

76.800

76.800

76.800

 

- Chi phí: 100.000 đ x 12 tháng x 64 xã, phường x 05 năm

384.000

76.800

76.800

76.800

76.800

76.800

4

Tổ chức Hội thi

100.000

 

50.000

 

50.000

 

 

- Tổ chức Hội thi tuyên truyền công tác gia đình: 50.000.000đ x 2 năm

100.000

 

50.000

 

50.000

 

 

Tổng cộng

3.934.375

853.375

823.125

732.375

752.375

773.125

Số tiền bằng chữ: Ba tỷ, chín trăm ba mươi tư triệu, ba trăm bảy mươi lăm ngàn đồng.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch hành động 80/KH-UBND năm 2015 về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

  • Số hiệu: 80/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 21/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
  • Người ký: Lê Minh Chiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản