Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 961/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 02 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020”.

Căn cứ Quyết định số 4251/QĐ-BGTVT ngày 01/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020”;

UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng kế hoạch thực hiện với các nội dung sau:

I. Mục tiêu

Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người tham gia giao thông khu vực nông thôn; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên đường giao thông nông thôn; tăng cường quản lý Nhà nước và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nông thôn nhằm giảm thiểu số người chết do tai nạn giao thông trên đường giao thông hàng năm một cách bền vững.

II. Nội dung thực hiện

1. Tuyên truyền, giáo dục

a) Chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông nông thôn tại các lễ hội truyền thông và các phiên chợ:

- Chủ trì: Ban An toàn Giao thông tỉnh.

- Phối hợp: UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa (UBND cấp huyện).

- Thời gian thực hiện: Các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

b) Xây dựng tài liệu và thực hiện tuyên truyền an toàn giao thông bằng tiếng dân tộc thiểu số:

- Chủ trì: Ban An toàn Giao thông tỉnh.

- Phối hợp: Ban Dân tộc tỉnh; UBND cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Hoàn thành tài liệu năm 2016, thực hiện tuyên truyền các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

2. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Tuần tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên các đường huyện, đường xã và các tuyến đường thủy nội địa:

- Thực hiện: Công an huyện, xã, Thanh tra Sở Giao thông vận tải.

- Thời gian thực hiện: Các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

3. Quản lý nhà nước

a) Xây dựng và ban hành cơ chế bổ sung kinh phí cho các hoạt động bảo đảm an toàn Giao thông trong các đợt cao điểm:

- Chủ trì: Ban An toàn Giao thông tỉnh.

- Phối hợp: Sở Tài chính, Ban An toàn Giao thông huyện.

- Thời gian thực hiện: Hoàn thành năm 2016.

b) Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội...:

- Chủ trì: Ban An toàn Giao thông tỉnh.

- Phối hợp: Ban An toàn Giao thông huyện.

- Thời gian thực hiện: Hoàn thành năm 2016.

c) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tai nạn giao thông:

- Thực hiện: Công an tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

4. Kết cấu hạ tầng giao thông

a) Cải tạo các giao cắt của đường giao thông nông thôn và giao cắt giữa các đường giao thông nông thôn với quốc lộ và đường tỉnh đang khai thác ở khu vực đồng bằng:

- Chủ trì: Ban An toàn Giao thông tỉnh.

- Phối hợp: Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Hoàn thành lập kế hoạch triển khai năm 2016; thực hiện các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

b) Cải tạo điều kiện an toàn giao thông tại các khu vực thị trấn, thị tứ trên các đường huyện và đường xã:

- Chủ trì: Ban An toàn Giao thông tỉnh.

- Phối hợp: Sở Giao thông vận tải, UBND cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Hoàn thành lập kế hoạch triển khai năm 2016; thực hiện các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

c) Cải tạo điều kiện an toàn giao thông cho các bến phà, bến đò ngang sông trên hệ thống đường bộ giao thông nông thôn:

- Chủ trì: Ban An toàn Giao thông tỉnh.

- Phối hợp: Sở Giao thông vận tải; UBND cấp huyện.

- Thời gian thực hiện: Hoàn thành lập kế hoạch triển khai năm 2016; thực hiện các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

5. Phương tiện giao thông và vận tải

a) Kiểm tra, rà soát loại bỏ các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa quá niên hạn sử dụng theo quy định:

- Chủ trì: Cục Đăng kiểm Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải (theo Quyết định số 4251/QĐ BGTVT ngày 01/12/2015).

- Phối hợp: Sở Giao thông vận tải.

- Thời gian thực hiện: Các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

b) Phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt kết nối từ các trung tâm xã đến trung tâm huyện và tỉnh cho các khu vực vùng đồng bằng:

- Chủ trì: Vụ Vận tải - Bộ Giao thông vận tải (theo Quyết định số 4251/QĐ-BGTVT ngày 01/12/2015).

- Phối hợp: Sở Giao thông vận tải.

- Thời gian thực hiện: Các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

6. Đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe: Biên soạn giáo trình đào tạo, nội dung và hình thức sát hạch cấp GPLX mô tô hạng A1 cho đồng bào dân tộc có trình độ quá thấp và triển khai thực hiện:

- Chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải (theo Quyết định số 4251/QĐ-BGTVT ngày 01/12/2015).

- Phối hợp: Sở Giao thông vận tải.

- Thời gian thực hiện: Các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

7. Sơ cấp cứu sau tai nạn: Xây dựng Tổ sơ cấp cứu sau tai nạn:

- Chủ trì: Sở Y tế.

- Phối hợp: Ban An toàn Giao thông tỉnh, UBND cấp huyện.

- Thực hiện: Các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

8. Nguồn nhân lực

a) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn, bảo trì hệ thống đường giao thông nông thôn, sơ cấp cứu cho các cán bộ cấp huyện, xã, thôn bản:

- Chủ trì: Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải (theo Quyết định số 4251/QĐ-BGTVT ngày 01/12/2015 của Bộ Giao thông vận tải).

- Phối hợp: Ban An toàn Giao thông tỉnh.

- Thực hiện: Các năm trong giai đoạn 2016 - 2020.

b) Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên:

- Chủ trì: Ban An toàn Giao thông tỉnh.

- Phối hợp: UBND cấp huyện.

- Thực hiện: Các năm trong giai đoạn 2016 - 2018.

9. Nguồn vốn

- Sở Tài Chính chủ trì, phối hợp với Ban An toàn Giao thông tỉnh làm việc với Bộ Tài chính và cân đối nguồn ngân sách của địa phương để bố trí vốn thực hiện theo quy định.

III. Tổ chức thực hiện

1. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện các nội dung theo Kế hoạch nêu trên.

- Định kỳ hàng năm, tổng hợp số liệu báo cáo của các sở, ngành, địa phương trước ngày 30/6 và ngày 31/12 báo cáo Bộ Giao thông vận tải về kết quả triển khai thực hiện Đề án.

2. UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa

- Phối hợp thực hiện các nội dung theo Kế hoạch.

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo kế hoạch, tình hình của địa phương để xây dựng Kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện Đề án hàng năm.

- Định kỳ hàng năm trước ngày 20/6 và ngày 20/12 báo cáo về Ban ATGT tỉnh về kết quả triển khai thực hiện Đề án để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

3. Ban An toàn Giao thông tỉnh, Công an tỉnh cùng các Sở, ban, ngành liên quan: Căn cứ nội dung Kế hoạch để thực hiện.

Trên đây là kế hoạch Tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn đến năm 2020”, các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa khẩn trương tổ chức triển khai. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giao thông vận tải;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, địa phương;
- Chánh, Phó Chánh Văn phòng CNN;
- Lưu: VT, NC, CNN (Sơn).
01-28

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




T
rần Văn Vĩnh