- 1Quyết định 17/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
- 2Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
- 3Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
- 4Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 6Quyết định 2348/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 23 tháng 10 năm 2018 |
Căn cứ Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, với những nội dung chủ yếu sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỐI VỚI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Công tác giảm nghèo của tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã được các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả; các chế độ, chính sách đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng quy định; tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh hằng năm đều giảm đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Công tác giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo và tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%, tỷ lệ người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,4%, tỷ lệ người dân tộc thiểu số từ 10 tuổi trở lên biết chữ đạt 98,1%. Đến nay 100% các xã có trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở; các cụm xã có trường trung học phổ thông, tạo điều kiện cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số được theo học tại tất cả các cấp học, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở tỉnh Tuyên Quang trong tình hình mới theo Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục thực hiện Đề án tăng cường đội ngũ bác sĩ về các trạm y tế xã, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 119/141 trạm y tế có bác sĩ, đạt 84,39%; bình quân toàn tỉnh có 7,9 bác sĩ/10.000 dân. Tiếp tục duy trì thực hiện hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo từ nguồn ngân sách tỉnh, đảm bảo 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, người dân sống ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch Chương trình mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả giai đoạn 2016-2020 tỉnh Tuyên Quang thuộc Dự án Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả”. Đồng thời tiếp tục huy động nguồn lực thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới từ đó góp phần làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đến nay, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 82%. Tích cực truyền thông thay đổi hành vi về vệ sinh môi trường, đặc biệt là vệ sinh môi trường nông thôn, tổ chức các phong trào vệ sinh môi trường gắn với Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh".
Tiếp tục tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bình đẳng giới, công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tăng cường thực hiện công tác quy hoạnh, bố trí sắp xếp, sử dụng đội ngũ cán bộ nữ tham gia hệ thống chính trị; nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
Tuy đời sống của đồng bào vùng dân tộc thiểu số đã được nâng lên, song một bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn. Kết quả giảm nghèo chưa thật bền vững, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo có chủ hộ là người dân tộc thiểu số còn cao (đầu năm 2017 số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 37.502 hộ, chiếm 37,45%, đến cuối năm 2017 số hộ nghèo dân tộc thiểu số là 31.691 hộ, chiếm 30,7%); điều kiện sản xuất, đời sống của một bộ phận nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh còn thiếu. Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số còn một số hạn chế, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi còn ở mức cao (năm 2017 chiếm 14,5%); công tác vệ sinh môi trường chưa được người dân quan tâm thực hiện.
Từ thực trạng trên việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững là cần thiết nhằm góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
1. Mục tiêu tổng quát
Xác định một số chỉ tiêu để tập trung lồng ghép, ưu tiên bố trí nguồn lực để phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số làm cơ sở hướng tới mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015, góp phần phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh, bền vững, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và các vùng trên địa bàn tỉnh.
2. Các chỉ tiêu cụ thể
TT | Chỉ tiêu đối với đồng bào dân tộc thiểu số | Thực trạng năm 2017 | Năm | Đến năm 2025 | ||
2018 | 2019 | 2020 | ||||
1 | Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói |
|
|
|
|
|
1.1 | Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS (%) | 6,75 | 6,0 | 4,5 | 4,0 | Giảm bình quân 3- 4%/năm |
1.2 | Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi ở trẻ em DTTS dưới 5 tuổi (%) | 14,5 | 14,0 | <13 | <13 | <10 |
2 | Phổ cập giáo dục tiểu học |
|
|
|
|
|
2.1 | Tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi bậc tiểu học (%) | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
2.2 | Tỷ lệ người DTTS hoàn thành chương trình tiểu học (%) | 99,4 | 99,6 | 99,6 | 99,6 | 99,7 |
2.3 | Tỷ lệ người DTTS từ 10 tuổi trở lên biết chữ (%) | 98,1 | 98,3 | 98,5 | 98,7 | 99,8 |
3 | Tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ |
|
|
|
|
|
3.1 | Tỷ lệ mù chữ của nữ người DTTS (%) | 2,8 | 2,7 | 2,6 | 2,5 | <1 |
3.2 | Tỷ lệ học sinh nữ DTTS ở bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (%) | 49,4 | 49,6 | 49,8 | 50 | >55 |
3.3 | Tỷ lệ đại biểu nữ DTTS ở HĐND cấp xã (%) | 29 | 29 | 29 | 29 | >40 |
3.4 | Tỷ lệ đại biểu Quốc hội nữ/tổng số đại biểu Quốc hội người DTTS (%) | 60 | ≥ 60 | |||
4 | Giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em |
|
|
|
|
|
4.1 | Tỷ suất tử vong trẻ em DTTS dưới 1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống | 7,2 | <9 | <9 | <9 | <9 |
4.2 | Tỷ suất tử vong trẻ em DTTS dưới 5 tuổi/1000 trẻ đẻ sống | 9,1 | <11 | <11 | <11 | <11 |
5 | Tăng cường sức khỏe bà mẹ |
|
|
|
|
|
5.1 | Tỷ số tử vong mẹ người DTTS/100.000 trẻ sơ sinh sống (%) | 22,5 | <80 | <80 | <80 | <70 |
5.2 | Tỷ lệ các ca sinh của phụ nữ DTTS được cán bộ y tế đã qua đào tạo đỡ (%) | 99,9 | >95 | >95 | >95 | >97 |
5.3 | Tỷ lệ phụ nữ DTTS được khám thai ít nhất 3 lần trong kỳ mang thai (%) | 83,0 | 87,0 | ≥ 85 | ≥ 85 | ≥ 90 |
6 | Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các dịch bệnh khác |
|
|
|
|
|
6.1 | Tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm dân số DTTS 15-24 tuổi (%) | 0,12 | 0,12 | ≤ 0,2 | ≤ 0,2 | ≤ 0,2 |
6.2 | Tỷ lệ bệnh nhân DTTS mắc sốt rét/1000 dân | 0,1 | 0,1 | ≤ 0,15 | ≤ 0,15 | ≤ 0,15 |
6.3 | Tỷ lệ DTTS mắc lao/100.000 dân | 75 | 75 | ≤ 80 | ≤ 80 | ≤ 70 |
7 | Đảm bảo bền vững về môi trường |
|
|
|
|
|
7.1 | Tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%) | 82,0 | 86,0 | 90,5 | 95,0 | 95,0 |
7.2 | Tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%) | 47 | 48 | 49 | ≥ 50 | ≥ 60 |
1. Thời gian thực hiện: từ năm 2018-2020, định hướng đến năm 2025.
2. Đối tượng: người dân tộc thiểu số, ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.
1. Cụ thể hóa các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2016-2020 và các giai đoạn tiếp theo của tỉnh và các sở, ngành, địa phương; tăng cường sự phối hợp liên ngành từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Huy động, tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ làm cơ sở hướng tới một số mục tiêu phát triển bền vững đối với dân tộc thiểu số.
- Lồng ghép, bố trí đủ vốn và từng bước tăng chi ngân sách hợp lý cho chương trình, chính sách liên quan, trong đó trọng tâm là các lĩnh vực: giảm nghèo, an sinh xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo nhằm góp phần thực hiện và duy trì bền vững các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó khăn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách huy động nguồn lực, các nguyên tắc, tiêu chí nhằm tập trung ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng xã hội, đoàn thể, tổ chức trong việc hỗ trợ các nguồn lực về kỹ thuật và tài chính.
3. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 29/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình giảm nghèo tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020. Ưu tiên bố trí nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc và các nguồn lực hợp pháp khác cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng kế hoạch giảm nghèo, xác định các mục tiêu cụ thể hàng năm, làm tốt công tác kiểm tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo tiêu chí, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu giảm nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
4. Tiếp tục huy động nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ về nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và người nghèo ở vùng khó khăn. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức môi trường cho nhân dân, khuyến khích người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường; duy trì thường xuyên các phong trào vệ sinh môi trường tại các vùng nông thôn; triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 17/2009/QĐ-UBND ngày 22/10/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
5. Duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học phổ thông; củng cố và phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, tạo điều kiện học tập thuận lợi cho con em các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng.
Tiếp tục thực hiện dự án hỗ trợ phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ và chống tái mù chữ, các dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng đặc biệt khó khăn, giảm tối đa tỷ lệ trẻ em không được đến trường do hoàn cảnh khó khăn.
Triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021; Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn.
6. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 172-KH/TU ngày 06/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Kế hoạch số 173-KH/TU ngày 06/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới và Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 28/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng các xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020. Tăng cường đầu tư cho trạm y tế xã, phường đạt chuẩn về cơ sở hạ tầng, duy trì 100% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám bệnh, chữa bệnh ban đầu, cùng với việc củng cố, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, năng lực cán bộ y tế cấp xã, thôn, bản để đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận với các dịch vụ y tế thuận lợi, có chất lượng ngay tại nơi cư trú.
Đẩy mạnh thực hiện công tác y tế dự phòng, vệ sinh môi trường, phòng chống HIV/AIDS, duy trì hoạt động của các câu lạc bộ phòng chống HIV cộng đồng tại các địa bàn trọng điểm. Thường xuyên tổ chức giám sát tình hình dịch bệnh ở các thôn, bản vùng dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 1 tuổi là người dân tộc thiểu số theo quy định.
Tuyên truyền, vận động phụ nữ là người dân tộc thiểu số đi khám thai định kỳ. Rà soát các vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cao để tập trung thực hiện các biện pháp chuyên môn nhằm hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng, đảm bảo đến năm 2020 giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dân tộc thiểu số dưới 5 tuổi xuống còn 13%.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa y tế, khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư phát triển hệ thống y tế, đặc biệt là đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các trạm y tế tại các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
7. Làm tốt công tác đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ nữ người dân tộc thiểu số ở các cấp, các ngành. Bố trí hợp lý tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số tham gia Hội đồng nhân dân các cấp trong các nhiệm kỳ tới để đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
8. Thực hiện cơ chế kiểm soát chính sách từ tỉnh đến cơ sở; đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền cơ sở; tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.
9. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới, vệ sinh, môi trường, chăm sóc sức khỏe, phòng chống HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm; phát triển văn hóa, giáo dục, giảm nghèo bền vững. Xây dựng cơ chế theo dõi, đánh giá, giám sát một cách hiệu lực, hiệu quả và xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
1. Ban Dân tộc tỉnh
- Là cơ quan Thường trực có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra tình hình tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, hướng dẫn lồng ghép, cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ ở vùng dân tộc thiểu số trong các chính sách, chương trình, dự án; hướng dẫn tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Nghiên cứu, đề xuất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung ưu tiên nguồn lực từ ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện nhiệm vụ thẩm định các chương trình, dự án, chính sách thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi để đảm bảo các chương trình, dự án, chính sách có đóng góp cụ thể và đo lường hiệu quả đối với vùng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan đôn đốc kiểm tra, đánh giá, sơ kết kết quả thực hiện; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Cụ thể hóa một số chỉ tiêu của mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 05 năm, hằng năm. Hướng dẫn lồng ghép việc báo cáo, theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 05 năm của huyện, thành phố và kế hoạch hằng năm, 05 năm của các sở, ngành liên quan.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương lồng ghép việc báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu đối với dân tộc thiểu số trong quá trình xây dựng và hoàn thiện khung giám sát, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 05 năm.
- Huy động, ưu tiên bố trí các nguồn lực cho các chính sách, chương trình, dự án liên quan để thực hiện đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
3. Sở Tài chính
Căn cứ dự toán chi tiết thực hiện các chính sách, chương trình, dự án của từng năm và khả năng ngân sách của địa phương để cân đối nguồn kinh phí, tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bổ sung kinh phí thực hiện.
4. Sở Y tế
- Cụ thể hóa các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong chiến lược, quy hoạch, các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực do đơn vị quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, dự án thuộc lĩnh vực của đơn vị được giao nhằm đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện lồng ghép việc theo dõi, đánh giá tình hình các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc lĩnh vực ngành quản lý; tổng hợp báo cáo theo quy định.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong chiến lược, quy hoạch, các chính sách, chương trình, dự án và kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực do đơn vị quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, dự án thuộc lĩnh vực của đơn vị được giao nhằm đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển Thiên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện lồng ghép việc theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc lĩnh vực ngành quản lý; tổng hợp báo cáo theo quy định.
6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cụ thể hóa Chỉ tiêu 1.1 của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào kế hoạch giảm nghèo từng năm từ nay đến năm 2020 và định hướng cho giai đoạn 2021-2025. Phối hợp với các sở, ngành tham mưu bố trí nguồn lực để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
- Tổ chức thực hiện việc lồng ghép nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới và giảm nghèo bền vững.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu được nêu trong Chỉ tiêu 7.1 của Kế hoạch này. Rà soát và cụ thể hóa chỉ tiêu trong Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ trong quá trình tham mưu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Phối hợp thực hiện công tác truyền thông cho đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số về tiếp cận và sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường.
8. Sở Nội vụ
Rà soát và tham mưu cụ thể hóa Chỉ tiêu 3.3, 3.4 của Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số vào chiến lược, kế hoạch phát triển có liên quan của ngành.
9. Các sở, ngành liên quan
- Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu được xác định trong Kế hoạch này, cụ thể hóa vào chiến lược, chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch phát triển của ngành và tổ chức thực hiện nhằm góp phần đạt được các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện lồng ghép việc theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số thuộc lĩnh vực ngành quản lý, tổng hợp báo cáo theo quy định.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Trên cơ sở chỉ tiêu, mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong Kế hoạch này, để xác định mục tiêu, các chỉ tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện của địa phương trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm để phấn đấu thực hiện, đạt được trong từng năm và cả giai đoạn.
- Triển khai mục tiêu của Kế hoạch này thành các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, phù hợp với khả năng nguồn lực và điều kiện của địa phương; lồng ghép các chính sách hiện hành để tập trung ưu tiên thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thực hiện lồng ghép việc báo cáo, theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, 5 năm, gửi báo cáo theo quy định.
- Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng gửi Ban Dân tộc để tổng hợp.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
Tham gia các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015. Yêu cầu các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện trường hợp có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc tổng hợp) để chỉ đạo, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Quyết định 1557/QĐ-TTg phê duyệt chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 về lĩnh vực giáo dục dân tộc do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 2Kế hoạch 3957/KH-UBND năm 2018 thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận gắn với mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2018–2020
- 3Quyết định 1052/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định 1557/QĐ-TTg phê duyệt chỉ tiêu thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 4Quyết định 2591/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình hành động thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- 5Kế hoạch 238/KH-UBND năm 2021 thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ gắn với mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 17/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
- 2Quyết định 1557/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021
- 4Nghị định 116/2016/NĐ-CP Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn
- 5Quyết định 1980/QĐ-TTg năm 2016 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 7Quyết định 2348/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Quyết định 1557/QĐ-TTg phê duyệt chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 về lĩnh vực giáo dục dân tộc do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 9Kế hoạch 3957/KH-UBND năm 2018 thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bình Thuận gắn với mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2018–2020
- 10Quyết định 1052/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định 1557/QĐ-TTg phê duyệt chỉ tiêu thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 11Quyết định 2591/QĐ-UBND năm 2019 về Chương trình hành động thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030
- 12Kế hoạch 238/KH-UBND năm 2021 thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố Cần Thơ gắn với mục tiêu phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2018 thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn do tỉnh Tuyên Quang gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015
- Số hiệu: 95/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/10/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Đình Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/10/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định