Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 94/KH-UBND | Bắc Kạn, ngày 20 tháng 02 năm 2023 |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN NĂM 2023
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 22/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ ba (khóa XII) về phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025;
Thực hiện Quyết định số 2732/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2023, gồm các nội dung sau:
1. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đã giao tại các Kế hoạch thực hiện Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2035 (sau đây gọi là Đề án), góp phần thực hiện hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2023 bình quân đạt trên 3,8%.
2. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các Sở, ban, ngành, địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giao cho cơ quan, đơn vị đảm nhiệm.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ
Thực hiện nhiệm vụ, nội dung giao tại các Kế hoạch thực hiện Đề án, gồm: Kế hoạch số: 773/KH-UBND, 774/KH-UBND, 775/KH-UBND, 776/KH-UBND, 777/KH-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh; Quyết định số 2364/QĐ-UBND ngày 25/12/2020; Quyết định số 1984/QĐ-UBND ngày 20/10/2021 của UBND tỉnh Bắc Kạn, Ủy ban nhân dân tỉnh giao các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai các nhiệm vụ, cụ thể:
(Có biểu chi tiết kèm theo)
2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức thực hiện tốt các nội dung giao của Đề án trong năm 2023.
- Các Sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp triển khai nhiệm vụ giao trong năm 2023 phấn đấu đạt mục tiêu đề ra; chủ động, quyết liệt trong công tác chỉ đạo sản xuất, đặc biệt cấp cơ sở, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho người dân. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thay đổi phương thức sản xuất, phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, mở rộng liên kết sản xuất với hợp tác xã, doanh nghiệp; tổ chức sản xuất theo kế hoạch và yêu cầu của thị trường.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất. Đồng thời, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, phục vụ sản xuất và tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông, lâm nghiệp của tỉnh.
- Các Sở, ban, ngành liên quan phối hợp với địa phương tập trung tuyên truyền, vận động, làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức và hoạt động sản xuất của người dân từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa, tập trung, tổ chức lại sản xuất theo mô hình hợp tác xã, liên doanh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo sản phẩm nông sản sau khi sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo phòng, ban chuyên môn, đoàn thể cấp huyện, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đang tham gia hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp theo các nội dung giao tại kế hoạch này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn, Báo Bắc Kạn, Cổng Thông tin điện tử tỉnh phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về các nội dung chi tiết của Kế hoạch giao thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2023 đến mọi tầng lớp nhân dân, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia.
2.3. Về công tác tổ chức sản xuất
- UBND các huyện thành phố chủ trì thực hiện nhiệm vụ Đề án giao trong Kế hoạch này, chỉ đạo các phòng chuyên môn tập trung thực hiện các nội dung chỉ tiêu của Kế hoạch được giao, phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch của năm 2023.
Tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện nhiệm vụ giao đảm bảo tiến độ, hiệu quả; theo dõi sát sao và dự báo yếu tố thị trường nông lâm sản để chỉ đạo sản xuất phù hợp; thường xuyên thăm nắm, làm việc với các địa phương để nắm được tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, các khó khăn vướng mắc để đề xuất nội dung, giải pháp nhằm hoàn thành tốt mục tiêu của Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện nhiệm vụ giao tại Kế hoạch này đảm bảo tiến độ; báo cáo tình hình thực hiện nội dung giao 6 tháng, 01 năm; đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn (nếu có) để thực hiện Đề án đạt kế hoạch.
- Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương xây dựng, triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp tại địa phương lồng ghép với nội dung giao tại kế hoạch này nhằm hỗ trợ thêm nguồn lực, nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất cho các tổ chức, cá nhân tham gia chương trình, từng bước hình thành các chuỗi giá trị bền vững cho các sản phẩm nông sản của địa phương.
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn các HTX, liên hiệp HTX mở rộng quy mô; củng cố, nâng cao năng lực cho các thành viên, người lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các HTX, liên hiệp HTX trên địa bàn để tổ chức hoạt động, sản xuất có hiệu quả.
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản cho địa phương, hỗ trợ trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, tăng thu nhập cho người dân.
- Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên môn theo từng ngành/lĩnh vực từ tỉnh đến cơ sở thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT.
- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan trên cơ sở các quy định hiện hành, tình hình thực tế tại địa phương rà soát, đánh giá toàn diện hiện trạng công chức, viên chức trong ngành nông nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở; tham mưu cho Ban cán sự đảng UBND tỉnh có văn bản báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tại cơ sở.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và các địa phương trên địa bàn, tham mưu thực hiện tốt chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cho chủ thể tham gia hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.
- Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ, triển khai chương trình chuyển đổi số cho các đơn vị, địa phương; tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp nông thôn xây dựng một số dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp tại địa phương nhằm thu hút người lao động nông thôn trở về địa phương làm việc cho doanh nghiệp. Đồng thời, từ những dự án này người dân từng bước có thêm kiến thức về việc ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp để vận dụng, liên kết phát triển sản xuất tăng thu nhập trên chính mảnh đất của gia đình góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu nhân lực lao động nông thôn như hiện nay.
Thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách trợ phát triển nông, lâm nghiệp của Trung ương, tỉnh đã ban hành để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, chế biến sản phẩm nông sản phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ giao tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và PTNT, trong đó: Báo cáo 6 tháng trước ngày 20 tháng 5, báo cáo năm trước ngày 20 tháng 11 năm 2023 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp cần thiết để tập trung chỉ đạo, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2023, trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 207/KH-UBND thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 2Quyết định 2461/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 3Quyết định 3030/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2030”
- 4Quyết định 1180/QĐ-UBND năm 2020 thông qua chính sách xây dựng Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 3212/KH-UBND năm 2023 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025
- 6Kế hoạch 91/KH-UBND thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2024
- 1Quyết định 2732/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến 2035
- 2Quyết định 1984/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch phát triển nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 3Kế hoạch 207/KH-UBND thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 4Quyết định 2461/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- 5Quyết định 3030/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2030”
- 6Quyết định 1180/QĐ-UBND năm 2020 thông qua chính sách xây dựng Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho nông dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 7Kế hoạch 3212/KH-UBND năm 2023 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2025
- 8Kế hoạch 91/KH-UBND thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2024
Kế hoạch 94/KH-UBND thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Kạn năm 2023
- Số hiệu: 94/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 20/02/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
- Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/02/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra