Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 905/KH-UBND

Gia Lai, ngày 08 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 GIAI ĐOẠN 2021-2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

I. THỰC TRẠNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Thực trạng nhân lực, hệ thống dây chuyền lạnh của tỉnh

1.1. Thực trạng nhân lực trong hệ thống tiêm chủng

Trên địa bàn tỉnh hiện có 260 cơ sở tiêm chủng, trong đó có 241 cơ sở tiêm chủng mở rộng (TCMR) và 19 cơ sở thực hiện hoạt động tiêm chủng dịch vụ, số nhân lực tại các tuyến tham gia công tác TCMR khoảng 1.040 người và có khoảng 76 người của hệ thống tiêm chủng dịch vụ. Ở các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn gồm cán bộ y tế, cán bộ truyền thông. Tại các tuyến có bộ phận phụ trách tiêm chủng và cán bộ chuyên trách TCMR. Nhân lực tham gia công tác TCMR và tiêm chủng dịch vụ tại tỉnh đều được tập huấn về an toàn tiêm chủng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức buổi tiêm chủng.

1.2. Thực trạng hệ thống dây chuyền lạnh tại tuyến tỉnh, huyện

a) Tủ lạnh bảo quản vắc xin ở nhiệt độ âm từ - 80°C đến -15°C: Gia Lai chưa có hệ thống dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin ở nhiệt độ này.

b) Tủ lạnh bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ 2-8°C

- Tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC tỉnh) hiện có 13 tủ lạnh. Tổng dung tích 2.231 lít bảo quản khoảng 446.200 liều vắc xin, thực hiện công tác bảo quản vắc xin phục vụ công tác tiêm chủng trên địa bàn tỉnh, đã được lắp đặt Hệ thống cảnh báo và được hiệu chuẩn định kỳ hàng năm.

- Tại Trung tâm Y tế (TTYT) các huyện, thị xã, thành phố: Hiện có 17 tủ lạnh, tổng dung tích các tủ là 2.142 lít, bảo quản được khoảng 428.400 liều (ước tính một lít dung tích tủ bảo quản được 200 liều vắc xin).

Tổng dung tích bảo quản lạnh vắc xin của CDC tỉnh và TTYT các huyện, thị xã, thành phố khoảng 874.600 liều vắc xin, có đủ năng lực tiếp nhận, bảo quản và phân phối vắc xin Covid-19 với điều kiện bảo quản nhiệt độ 2-8°C tại tỉnh và huyện, thị xã, thành phố. (Bảng chi tiết phụ lục I kèm theo).

2. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch

- Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam; ngoài các biện pháp phòng, chống dịch đã và đang triển khai thì việc tạo được miễn dịch trong cộng đồng là điều hết sức cần thiết và cần phải triển khai sớm, có như vậy mới có thể ngăn chặn sự bùng phát và lây lan dịch bệnh này; do đó việc triển khai tiêm vắc xin để tạo miễn dịch chủ động trong cộng đồng đã và đang được nhiều quốc gia trên thế giới triển khai. Việt Nam hiện đã tiếp nhận và triển khai tiêm vắc xin từ nguồn tài trợ của chương trình COVAX Pacility và tiếp tục mua vắc xin đế đây nhanh tiến độ tiêm chủng.

Đến thời điểm hiện tại, Gia Lai đã ghi nhận 31 ca dương tính với SARS- CoV-2 tại 06/17 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, đã chữa khỏi 28 ca, 03 ca đang điều trị. Nguồn lây nhiễm từ các ca bệnh tại Hải Dương, Hà Nội, Bình Dương. Gia Lai có đường biên giới với Campuchia trên 90 km, tình hình dịch bệnh tại Campuchia chưa được kiểm soát tốt...Chính vì vậy việc triển khai tiêm vắc xin tạo miễn dịch chủ động trong cộng đồng là điều cần thiết.

Để kịp thời tiếp nhận và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 do Bộ Y tế cấp, đông thời tiến tới chủ động mua vắc xin để triển khai tiêm cho toàn dân lừ 18 tuổi trở lên, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Covid-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Gia Lai như sau:

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007; Luật Dược năm 2016.

- Nghị định số 104/201 6/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19; Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 08/6/2021 của Chính phủ Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2021.

- Thông báo số 164/TB-VPCP ngày 31/12/2020 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về vắc xin phòng Covid-19.

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết mật số điều của Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

- Thông tư số 38/20177TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc.

- Quyết định số 1210/QĐ-BYT ngày 9/2/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021 - 2022 do co VAX Facility hỗ trợ.

- Quyết định số 1467/QĐ-BYT ngày 5/3/2021 cuả Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022.

- Kết luận số 387-KL/TU ngày 30/6/2021 của Tỉnh ủy Gia Lai về kết luận Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy (ngày 30/6/2021).

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Chủ động phòng, chống dịch Covid-19, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do Covid-19 (nếu có) bằng sử dụng vắc xin miễn phí trên địa bàn tỉnh Gia Lai cho nhóm đối tượng nguy cơ và cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

- 95% đối tượng nguy cơ được tiêm vắc xin phòng Covid-19.

- 95% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng Covid-19 khi có đủ nguồn vắc xin.

- Tiếp nhận, cung ứng kịp thời và tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các đối tượng theo tình hình dịch.

- Đảm bảo an toàn và hiệu quả khi sử dụng vắc xin phòng Covid-19.

IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Đối tượng, phạm vi, thời gian tiêm vắc xin phòng Covid-19

1.1. Đối tượng triển khai

- Tổng số đối tượng từ 18 tuổi trở lên dự kiến được tiêm vắc xin phòng Covid-19 là 946.724 người, tương đương với 1.978.653 liều vắc xin.

Các nhóm đối tượng cần tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 thứ tự ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.

a) Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch (Người làm việc trong các cơ sở y tế; thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên...); quân đội, công an;

b) Công chức, viên chức làm công tác đối ngoại tại tỉnh thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài; cán bộ Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;

c) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước...;

d) Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;

đ) Người mắc các bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi;

e) Người sinh sống tại các vùng có dịch;

g) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;

h) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ờ nước ngoài;

i) Các đối tượng do Chính phủ, Bộ Y tế bổ sung ngoài đối tượng quy định tại Nghị quyết 21 của Chính phủ;

k) Các đối tượng khác do Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo của tỉnh quyết định căn cứ yêu cầu phòng, chống dịch tại địa phương.

* Lựa chọn đối tượng tiêm năm 2021: Dự kiến đạt khoảng 70% tổng số đối tượng trên địa bàn tỉnh, tiêm trước cho nhóm đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21/NQ-CP (Ưu tiên tiêm cho đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch; lực lượng y tế, công an, quân đội; đối tượng cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, khách sạn; cung cấp dịch vụ điện, nước, xăng dầu, vệ sinh môi trường, công nhân trong các khu, cụm công nghiệp, nhà máy, người chuyển phát hàng hóa; giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan đảng, mặt trận, đoàn thể, đơn vị hành chính, sự nghiệp, cơ quan bưu điện, thuế, quản lý thị trường, ngân hàng, kho bạc, bảo hiểm...thường xuyên tiếp xúc với nhiều người; người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa phương có nguy cơ cao...

- Tiêm đủ mùi 2 cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 đủ điều kiện tiêm chủng.

* Lựa chọn đối tượng tiêm trong năm 2022: Triển khai tiêm cho toàn dân (30% còn lại) trên địa bàn tỉnh từ 18 tuổi trở lên. (theo Phụ lục II đính kèm).

1.2. Phạm vi triển khai

- Triển khai tiêm vắc xin trên phạm vi toàn tỉnh.

- Mức độ ưu tiên từ nguy cơ cao đến nguy cơ thấp hơn dựa trên tiêu chí sau:

Các địa phương ghi nhận trường hợp mắc hoặc tử vong do Covid-19 trong cộng đồng.

Đối tượng tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh.

Địa phương có mật độ dân số cao.

Các huyện, thành phố có đâu môi giao thông quan trọng.

1.3. Lộ trình triển khai: Tùy theo tình hình cung ứng vắc xin và sự ưu tiên sử dụng vắc xin cho đối tượng tiêm, dự kiến thời gian triển khai như sau:

- Năm 2021: Triển khai tiêm chủng ước đạt 70% tổng số đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh 662.707 đối tượng tương đương khoảng 1.385.058 liều vắc xin.

- Năm 2022: Dự kiến tiêm cho nhóm đối tượng từ 18 - 65 tuổi (trừ đối tượng đã tiêm năm 2021) với tổng là: 284.017 đối tượng tương đương khoảng 593.596 liều vắc xin. (Bảng chi tiết theo Phụ lục III đính kèm)

2. Phương án mua sam, tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, phân phối vắc xin và vật tư TCMR

2.1. Quy trình tiếp nhận vắc xin, vật tư TCMR từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương

- CDC tỉnh chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng tiếp nhận vắc xin khi được cung cấp từ Trung ương và các nguồn khác.

- Tất cả các kho bảo quản vắc xin tại tuyến tỉnh và huyện đều đang thực hiện quy định Thực hành tốt bảo quản thuốc GSP theo Thông tư 36/2018/TT-BYT ngày 22/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Các kho hiện tại nằm trong khuôn viên của CDC tỉnh và TTYT các huyện, thị xã, thành phố được bảo quản và theo dõi 24/24 giờ bởi các cán bộ của các Trung tâm.

- Số lượng vắc xin, bơm tiêm và hộp an toàn nhập kho và xuất kho tại tất các tuyên sẽ được ghi và theo dõi qua số quản lý xuất, nhập vắc xin kèm theo biên bản bàn giao theo quy định. Số quản lý xuất nhập vắc xin sẽ được cập nhật hàng tháng tại tất cả các tuyển.

- Ngoài ra việc sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia tại các tuyến. Hệ thống này bao gồm chức năng quản lý đối tượng tiêm, tỷ lệ tiêm, quản lý vắc xin, bơm kim tiêm và hộp an toàn và sẽ được sử dụng hoặc điều chỉnh phù hợp để quản lý đối tượng, tỷ lệ tiêm, vắc xin và vật tư tiêu hao khi triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19.

- CDC tỉnh tiếp nhận và bảo quản vắc xin Covid-19 tại kho của tỉnh và thực hiện cấp phát vắc xin Covid-19 cho bệnh viện tuyến tỉnh, TTYT huyện, thị xã, thành phố để tổ chức tiêm theo quy định,

- Tuyến huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức tiếp nhận vắc xin từ CDC tỉnh cấp về đồng thời tiến hành cấp phát cho các Trạm Y tế xã hoặc các điểm tiêm chủng dịch vụ được yêu cầu hỗ trợ 01 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trong buổi tiêm.

- Tuyến xã tiếp nhận vắc xin từ tuyến huyện, bảo quản và vận chuyển vắc xin cho các điểm tiêm chủng, vắc xin còn dư sau khi kết thúc buổi tiêm chủng tại Trạm Y tế xã sẽ được chuyển về kho huyện hoặc bảo quản ngay tại Trạm Y tế xã có tủ lạnh bảo quản vắc xin.

- Tuyến xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở được phép tiêm chủng: Nhận vắc xin từ tuyến huyện, thị xã, thành phố, bảo quản vắc xin và vận chuyển cho các điểm tiêm trong buổi tiêm chủng.

- Trong trường hợp hệ thống dây chuyền lạnh sẵn có của Tiêm chủng mở rộng không đáp ứng nhu cầu vận chuyển, bảo quản vắc xin, CDC tỉnh báo cáo Sở Y tế đề xuất phương án huy động hệ thống dây chuyền lạnh của các cơ sở tiêm chủng dịch vụ công lập và tư nhân trên toàn tỉnh.

2.2. Số lượng vắc xin dự kiến mua sắm và tiếp nhận

2.2. Số lượng vắc xin dự kiến mua sắm và tiếp nhận

a) Năm 2021: Tổng số đối tượng dự kiến được tiêm trong năm là 662.707 người.

- Nhóm đối tượng ưu tiên là 288.346 người.

- Nhóm đối tượng từ 18 - 65 tuổi (trừ đối tượng ưu tiên được tiêm) là 374.361 người.

b) Năm 2022: Tổng số người được tiêm là 284.017 đối tượng.

3. Tập huấn cho cán bộ y tế về triển khai vắc xin phòng Covid-19

Dự án TCMR quốc gia tập huấn cho Dự án TCMR khu vực, Sở Y tế, CDC tỉnh; CDC tỉnh phối hợp với Dự án TCMR khu vực Tây Nguyên tổ chức tập huấn hướng dẫn triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cho các tuyên trên địa bàn trước khi triển khai tiêm chủng.

4. Truyền thông về triển khai vắc xin phòng Covid-19

- Xây dựng kế hoạch truyền thông về sử dụng vắc xin Covid-19 nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và vận động người dân, huy động xã hội tham gia tiêm chủng.

- Cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, truyền thông cho người dân và động đồng về đối tượng ưu tiên, loại vắc xin phòng Covid-19, lợi ích của vắc xin, lịch tiêm, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm, kế hoạch triển khai tiêm.

- Thời gian thực hiện: Trước, trong và sau khi triển khai tiêm chủng.

5. Tổ chức tiêm chủng

5.1. Xây dựng nhu cầu và kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại địa phương

Sở Y tế chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch sử dụng vắc xin Covid-19 tại địa phương và chỉ đạo việc lập danh sách đối tượng tiêm theo nhóm nguy cơ, danh sách đối tượng đồng ý tiêm và không đồng ý tiêm theo mẫu thu thập ý kiến các đối tượng của Bộ Y tế.

(Xây dựng kế hoạch theo tiến độ cung ứng vắc xin của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương).

5.2. Hướng dẫn tổ chức tiêm và bảo đảm an toàn tiêm chủng

Sở Y tế, CDC tỉnh hướng dẫn và tổ chức thực hiện theo đúng quy định về tiêm chủng.

5.3. Giám sát và báo cáo hoạt động tiêm

- Kiểm tra, giám sát trước triển khai: Giám sát công tác chuẩn bị tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 bao gồm điều tra đối tượng, lập kế hoạch tổ chức điểm tiêm chủng, dự trù vắc xin vật tư tiêm chủng, phân công nhân lực, xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng (nếu có).

- Kiểm tra, giám sát trong triển khai: Giám sát công tác tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng (khám sàng lọc, theo dõi sau tiêm).

- Kiểm tra, đánh giá hậu kiểm tra về kết quả tiêm chủng tại địa phương: Đánh giá nhanh tỷ lệ tiêm chủng, rà soát đối tượng tiêm vét, ghi chép, thống kê báo cáo.

- Phân công cán bộ tuyến tỉnh và huyện giám sát triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN TRIỂN KHAI

1. Kinh phí: Tổng kinh phí dự kiến là: 258.660.083.000 đồng (Hai trăm năm mươi tám tỷ sáu trăm sáu mươi triệu không trăm tám mươi ba ngàn đồng).

- Kinh phí mua vắc xin: 1.978.653 liều x 120.000đ/liều = 237.438.000.000 đồng.

- Kinh phí chi cho công tác tổ chức tiêm chủng: 21.221.704.000đồng.

a) Kinh phí Trung ương: 168.313.284.000 đồng, gồm:

- Các đối tượng do Trung ương quản lý (100%): 7.021.396.000 đồng (Tiền mua vắc xin).

- Hỗ trợ 70% tiền mua vắc xin cho địa phương theo Nghị quyết 21 của Chính phủ: 161.291.887.000 đồng.

b) Kinh phí địa phương đảm bảo: 90.346.799.000 đồng (Bao gồm dự toán 30% kinh phí mua vắc xin và phục vụ công tác tiêm chủng vắc xin).

Theo Nghị quyết số 21 ngày 26/02/2021 của Chính phủ, ngân sách Trung ương hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây Nguyên 70% mức ngân sách nhà nước thực chi theo quy định. Tuy nhiên theo Quyết định số 1467/QĐ-BYT ngày 5/3/2021 cuả Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 thì quy định: Kinh phí địa phương chi cho các hoạt động: Vận chuyển và bảo quản vắc xin từ tuyến trung ương về địa phương và tại địa phương; các hoạt động tập huấn; bơm kim tiêm, các dụng cụ, vật tư phục vụ tiêm chủng...; các hoạt động truyền thông tại địa phương; in ấn biểu mẫu, báo cáo; công tiêm, kiểm tra giám sát tiêm chủng.

Do đó dự toán kinh phí của tỉnh xây dựng dựa theo Quyết định số 1467/QĐ-BYT ngày 5/3/2021 của Bộ Y tế dự kiến là 90.346.799.000 đồng.

- Dự kiến kinh phí năm 2021: 183.168.477.000 đồng, trong đó:

Kinh phí Trung ương: 119.925.717.000 đồng.

Kinh phí địa phương : 63.242.760.000 đồng.

- Dự kiến kinh phí năm 2022: 75.491.606.000 đồng, trong đó:

Kinh phí Trung ương: 48.387.567.000đồng.

Kinh phí địa phương: 27.104.039.000 đồng.

Thực tế hiện nay, có một số thay đổi trong triển khai tiêm vắc xin, đó là: Tổ chức y tế thế giới (Chương trình COVAX), Nga, Nhật, Mỹ, Trung Quốc... có ký kết thỏa thuận hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam; Tập đoàn T&T tài trợ 150 triệu bơm, kim tiêm và hộp an toàn cho Chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 toàn quốc, cùng với các hỗ trợ khác từ các tổ chức, cá nhân...Ban Chỉ đạo quốc gia sẽ phân bổ, điều phối ưu tiên về cho tỉnh Gia Lai. Mặt khác, việc vận chuyển, bảo quản và bàn giao vắc xin đến địa phương do Quân đội đảm nhận.

Tùy theo nguồn tài trợ, nguồn do tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả; nguồn vắc xin Covid-19 các tổ chức, cá nhân tài trợ, viện trợ và số thực chi để bố trí Ngân sách tỉnh phần còn lại cho công tác tiêm chủng đảm bảo chi đúng quy định, tiết kiệm. (Kèm theo Phụ lục IV).

2. Nguồn thực hiện

- Nguồn kinh phí trung ương mua vắc xin (100%) cho các đối tượng thuộc Trung ương quản lý và hỗ trợ (70%) cho các đối tượng của tỉnh.

- Nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ mua vắc xin gồm: Nguồn ngân sách địa phương và các nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn hợp pháp khác và nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả.

- Nguồn kinh phí địa phương bố trí các hoạt động khác phục vụ công tác tiêm chủng.

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh kinh phí thực hiện tiêm chủng để UBND tỉnh trinh HĐND tỉnh theo quy định.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 và đề xuất kinh phí hỗ trợ triển khai.

- Chỉ đạo các cơ sở tiêm chủng dịch vụ về việc thực hiện thu phí giá dịch vụ tiêm chủng Covid-19 theo quy định của Bộ Y tế.

- Chủ động liên hệ với Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đề xuất nhu cầu vắc xin Covid-19 và tiến độ tiếp nhận vắc xin về tỉnh Gia Lai.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và TTYT các huyện, thị xã, thành phố:

Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế các tuyến về việc xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo.

Lập dự toán kinh phí tổ chức triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Chỉ đạo các đơn vị điều trị chuẩn bị các phương án đảm bảo sẵn sàng cấp cứu, xử lý tai biến đảm bảo an toàn trong tiêm chủng.

Tham mưu UBND tỉnh tổ chức kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai tiêm vắc xin Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế kết quả tiêm chủng.

2. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch, tổ chức tiêm chủng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan

Cung cấp danh sách các đối tượng thuộc diện tiêm vắc xin Covid-19 cho Sở Y tế, CDC tỉnh, đồng thời phối hợp với Sở Y tế tổ chức tiêm cho các đối tượng thuộc đơn vị mình và hỗ trợ Sở Y tế khi cần thiết.

4. Sở Tài chính

Trên cơ sở Kế hoạch triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021- 2022 trên địa bàn tỉnh Gia Lai và dự toán kinh phí của các đơn vị lập theo từng đợt tiêm chủng, căn cứ tiến độ cung ứng vắc xin thực tế, tổng hợp, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí nguồn kinh phí đề thực hiện Kế hoạch.

5. Sở Thông tin - Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cường tuyên truyền việc triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Covid-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu tăng thời lượng phát sóng, xây dựng các tin bài tuyên truyền về sự cần thiết, mục tiêu, nội dung của tổ chức triển khai tiêm chủng tại địa phương; cử phóng viên tiếp cận và đưa tin kịp thời các hoạt động triển khai tại các đơn vị, địa phương trong thời gian triển khai Kế hoạch tiêm chủng. Chú ý việc tuyên truyền bằng tiếng Jrai và Bahnar ở các địa phương cho phù hợp.

- Hướng dẫn và tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: trên mạng xã hội (Facebook, Zalo...); Website của các đơn vị, địa phương; trên các bảng điện tử công cộng; qua tin nhắn SMS...

6. Đề nghị UBMT Tổ quốc và các hội, đoàn thể

- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế, các ngành, cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của hội viên, đoàn viên và người dân, vận động các đối tượng đi tiêm vắc xin Covid-19 đúng kế hoạch.

- Tham gia nhân lực, hỗ trợ hậu cần củng ngành y tế tổ chức tiêm chủng đảm bảo tiến độ yêu cầu.

7. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh, chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phù hợp với địa phương và tổ chức triển khai thực hiện tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai khai các hoạt động tập huấn, điều tra đối tượng và tiến hành tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng tuyên truyền về lợi ích tiêm vắc xin phòng Covid-19, theo dõi các phản ứng bất lợi sau tiêm chủng.

- Bảo đảm nguồn kinh phí triển khai hoạt động tiêm chủng vắc xin Covid-19 theo phân cấp ngân sách.

Trên đây là Kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (báo cáo);
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh (báo cáo);
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương;
- Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên;
- Chủ tịch, các PCT.UBND tỉnh;
- Văn phòng và các Ban của Tỉnh ủy;
- Văn phòng và các Ban của HĐND tỉnh;
- MTTQVN tỉnh và các Hội, đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Gia Lai; Đài PT-TH Gia Lai;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Gia Lai;
- CVP, các PCVP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Lịch

 

PHỤ LỤC I:

TỔNG HỢP TỦ BẢO QUẢN VẮC XIN TUYẾN TỈNH, HUYỆN
(Kèm theo Kế hoạch số 905/KH-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Gia Lai)

TT

Địa phương

Số tủ lạnh (cái)

Dung tích lạnh (lít)

Số liều vắc xin được bảo quản theo tủ (*)

Dung tích 240 lít (TCW 4000 AC)

Dung tích 150 lít (TC\V 3000 AC)

Số tủ dung tích 126 lít (TCW 3000)

Số tủ VLS 200 (dung tích 113 lít)

Darling

Tổng dung tích 240

Tổng dung tích 150

Tổng dung tích 126

Tổng dung tích 113

Tổng cộng dung tích lạnh

1

TTKSBT

6

2

3

1

1

1.440

300

378

113

2.231

446.200

2

TP Pleiku

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

3

Ao Khê

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

4

Kbang

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

5

Mang Yang

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

6

Đức Cơ

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

7

Kông Chro

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

8

Avun Pa

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

9

Chư Sê

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

10

Chưprông

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

11

Krông Pa

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

12

Chưpah

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

13

Iagrai

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

14

IaPa

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

15

Đăk Đoa

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

16

Phú Thiện

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

17

Chư Pưh

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

18

Đăk Pơ

0

0

1

0

-

-

-

126

-

126

25.200

Tổng cộng

6

2

20

1

1

1.440

300

2.520

113

1 4.373

874.600

 


PHỤ LỤC II

DỰ KIẾN ĐỐI TƯỢNG TRIỂN KHAI
(Kèm theo Kế hoạch số 905/KH-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Gia Lai)

STT

Nhóm đối tượng tiêm chủng Vắc xin COVID-19

Chư Puh

Chư Păh

Chư Prông

Chư Sê

Đắk Đoa

Đắk Pơ

Đức Cơ

la Grai

la Pa

Kbang

Kông Chro

Krông Pa

Mang Yang

Phú Thiện

Pleiku

Ayun Pa

An Khê

Tổng

1

Người làm việc trong các cơ sở Y tế;

124

230

194

265

272

119

170

156

53

191

161

199

141

162

2621

224

215

5.497

2

Người tham gia phòng, chống dịch (Thành viên BCĐ phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên..)

559

1127

1456

1413

1806

545

999

1869

494

1050

997

1076

600

785

1304

431

837

17.348

3

Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện nước ....;

0

73

72

0

0

0

0

0

0

164

46

219

0

0

0

57

0

631

4

Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;

1131

1260

1764

1S50

1943

1171

1553

1809

678

1775

900

1175

886

972

1342

635

1053

21.597

5

Người mắc bệnh mãn tính, trên 65 tuổi

2996

4100

2349

5413

6039

2317

2653

4521

2637

3054

1846

4033

2770

3663

13380

2245

4258

68.274

6

Lực lượng quân đội, công an

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25.812

7

Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;

4619

5485

12528

8345

9342

2409

6336

8134

7116

4300

11568

26700

22954

7519

4465

1686

2813

146319

8

Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

9

Toàn dân (Người từ 18 đến 65 không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên)

36.743

38 319

53.271

53 845

57.524

20.456

35.189

45.713

25 567

29.741

16.158

20.999

15.043

37.122

116.150

21.629

37.777

661.246

Tổng số đối tượng ưu tiên

9.429

12.275

18.363

16.986

19.402

6.561

11.711

16.489

10.978

10.534

15.518

33.402

27.351

13.101

23.112

5.278

9.176

285.478

Tổng số đối tượng

46.172

50.594

71.634

70.831

76.926

27.017

46.900

62.202

36.545

40.275

31.676

54.401

42.394

50.223

139.262

26.907

46.953

946.724

 


PHỤ LỤC III

DỰ KIẾN LỘ TRÌNH SỬ DỤNG VẮC XIN THEO TIẾN ĐỘ
(Kèm theo Kế hoạch số 905/KH-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Gia Lai)

STT

Đối tượng ưu tiên*

Số đối tượng dự kiến

Số liều vắc xin***

Số lượng vật tư BKT 0,5ml

Hộp an toàn

Năm 2021

662.707

1.385.058

1.385.058

13.851

1

Cán bộ y tế YTTB, Người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên)

22.845

47.746

47.746

477

2

Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, người làm việc tại các cơ quan đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

21.597

45.138

45.138

451

3

Những người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch, cung cấp dịch vụ điện, nước

631

1.319

1.319

13

4

Những người mắc bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi

68.274

142.693

142.693

1.427

5

Công an, quân đội

25.812

53.947

53.947

539

6

Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội

146.319

305.807

305.807

3.058

7

Đối tượng khác

377.229

788.409

788.409

7.884

Năm 2022

284.017

593.596

593.596

5.936

8

Tiêm cho toàn dân (Người từ 18 đến 65 không thuộc nhóm đối tượng ưu tiên)

284.017

593.596

593.596

5.936

Tổng cộng

946.724

1.978.653

1.978.653

19.787

 

PHỤ LỤC IV

CHI TIẾT KINH PHÍ TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM VẮC XIN COVID-19
NĂM 2021 VÀ 2022

(Kèm theo Kế hoạch số 905/KH-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Gia Lai)

Đvt: đồng

STT

Tên nội dung hoạt động

Đơn vị tính

Số lượng

Ngày/đêm, đợt

Người

Mức chi

Thành tiền

I

Truyền thông

 

 

 

 

 

218.500.000

1

Truyền thông tuyến tỉnh

 

 

 

 

 

100.000.000

 

Phóng sự, đưa tin viết bài

Cái

1

 

 

30.000.000

30.000.000

 

In ấn tờ rơi

Tờ

20.000

 

 

2.500

50.000.000

 

Băng rôn truyền thông tuyến tỉnh

Cái

20

 

 

1.000.000

20.000.000

2

Truyền thông tuyến huyện

 

 

 

 

 

118.500.000

 

Băng rôn truyền thông tuyến huyện

Cái

237

 

 

500.000

1 18.500.000

II

Tập huấn

262,645.000

1

Tập huấn cho CBYT tuyến huyện (17 huyện, TX, Tp)

9.715.000

-

Tài liệu

Quyển

61

1

-

30.000

1.830.000

-

Văn phòng phẩm

Bộ

61

1

-

15.000

915.000

-

Giảng viên

Buổi

2

 

1

1.000.000

2.000.000

-

Nước uống

Người

 

1

61

30.000

1.830.000

-

Trang trí tiêu đề hội trường

Cái

1

1

-

700.000

700.000

-

Giải khát giữa giờ

Người

 

1

61

40.000

2,440.000

2

Tập huấn cho CBYT tuyến xã, phường (220 xã, phường)

252.930.000

-

Tài liệu

Quyển

660

 

-

30.000

19.800.000

-

Văn phòng phẩm

Bộ

660

 

-

30.000

19.800.000

-

Nước uống

Người

-

 

660

30.000

19.800.000

-

Trang trí tiêu đề hội trường

Cái

17

 

-

700.000

11.900.000

-

Giải khát giữa giờ

Người

 

 

660

30.000

19.800.000

-

Công tác phí (xã ra huyện tập huấn)

Ngày

 

2

294

150.000

88.200.000

-

Khoản trọ (xã ra huyện tập huấn)

Đêm

 

1

294

150.000

44.100.000

 

Khoán đi lại từ xã ra huyện

Km

25

 

294

800

5.880.000

 

Công tác phí (tỉnh xuống huyện tập huấn)

Ngày

17

2

3

150.000

7.650.000

 

Khoán trọ (tỉnh xuống huyện tập huấn)

Đêm

17

1

3

150.000

7.650.000

-

Xăng xe (TB 1 huyện 25 lít)

Lít

25

17

 

18.000

7.650.000

-

Phí đường bộ

Lượt

20

 

 

35.000

700.000

III

Kiểm tra, giám sát

 

 

 

 

 

535.396.000

1

Tỉnh giám sát kiểm tra

 

 

 

 

 

116.740.000

-

Công tác phí

huyện

16

6

3

150.000

43.200.000

-

Khoán trọ

huyện

16

6

3

150.000

43.200.000

-

Xăng xe (TB 1 huyện 15 lít x 6 đợt)

Lít

90

17

 

18.000

27.540.000

-

Phí đường bộ

Lượt

80

1

1

35.000

2.800.000

2

Huyện giám sát kiểm tra

 

 

 

 

 

418.656.000

 

Công tác phí (98 xã)

Ngày

98

6

2

150.000

176.400.000

 

Khoán trọ

Đêm

98

6

2

150.000

176.400.000

 

Khoán đi lại từ huyện xuống xã (TB 1 xã đi về 70km x 6 đợt x 800đ/km)

km

41.160

 

2

800

65.856.000

IV

In ấn biểu mẫu

 

 

 

 

 

1.126.601.560

-

Biểu mẫu khám sàng lọc, giấy mời, giấy đồng ý tiêm chủng, mẫu báo cáo, phiếu điều tra. ..

Tờ

5.633.008

 

 

200

1.126.601.560

V

Mua vật tư, bơm kim tiêm, hộp an toàn, vật tư khác...

 

 

 

 

 

4.443.748.440

-

Mua bơm kim tiêm 0.5ml

Cái

1.978,653

 

 

1.940

3.838.586.680

-

Hộp an toàn

Cái

19.787

 

 

27.000

534.236.353

-

Bông

Kg

316

 

 

215.000

67.848.553

-

Cồn

Lít

79

 

 

39.000

3.076.853

VI

Vận chuyển vắc xin, vật tư tiêm chủng

 

 

 

 

 

282.884.000

1

Nhận vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn

22.050.000

-

Công tác phí

Ngày

2

7

2

200.000

5.600.000

 

Khoản ngủ

Đêm

1

7

2

350.000

4.900.000

-

Xăng xe (380 km x x0,21 lit/km)

Lít

80

7

1

18.000

10,080.000

-

Phí đường bộ

Lượt

6

7

1

35.000

1.470.000

2

Cấp phút vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn,...

34.930.000

-

Công tác phí

Ngày

5

7

2

100.000

7.000.000

-

Xăng xe (ước 1000 km /17 huyện)

Lít

210

7

1

18.000

26.460.000

-

Phí đường bộ

Lượt

6

7

1

35.000

1.470.000

3

Huyện cấp vắc xin về xã

 

 

 

 

 

225.904.000

 

Công tác phí

Ngày

98

7

2

100.000

137.200.000

 

Xăng xe di cấp vác xin (TB 1 xã đi 20 km x 0,16 lit/km x 220 xã)

Lít

704

7

 

18.000

88.704.000

VII

Hỗ trợ tiền công tiêm chủng

 

 

 

 

 

13.490.817.000

 

Số đối tượng được tiêm

lần

2

1

899.388

7.500

13.490.817.000

VIII

Các chi phí khác

176.000.000

 

Hỗ trợ y tế xã xăng xe đi lại phát giấy mời

220

2

2

100,000

88.000.000

 

Điều tra đối tượng tại cộng đồng

220

2

2

100.000

88.000.000

A

Công tác phục vụ tiêm chủng: I II III IV V VI VII VIII

21.221.704.000

B

Kinh phí mua vắc xin Covid-19

237.438.379.000

 

Vắc xin dự kiến 946.724 đối tượng x 1,1 HS hao phí ước tỷ lệ đạt 95% x 2 lần tiêm = 1.978.653 đối tượng

Liều

1.978.653

 

 

120.000

2374.438.379.000

 

TỔNG DỰ TOÁN KINH PHÍ (A B)

258.660.083.000

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

Trung ương

 

 

 

 

 

168.313.284.000

 

Năm 2021:

 

 

 

 

 

119.925.717.000

 

Năm 2022:

 

 

 

 

 

48.387.567.000

 

Địa phương

 

 

 

 

 

90.346.799.000

 

Năm 2021:

 

 

 

 

 

63.242.760.000

 

Năm 2022:

 

 

 

 

 

27.104.039.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 905/KH-UBND năm 2021 về tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

  • Số hiệu: 905/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 08/07/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Nguyễn Thị Thanh Lịch
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/07/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản