Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 115/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 25 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2021 - 2022, TỈNH SÓC TRĂNG

Thực hiện Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 -2022;

Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 năm 2021 - 2022, tỉnh Sóc Trăng (viết tắt là Chiến dịch), cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao, tiến tới mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Năm 2021, thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên.

- Đến cuối quý I/2022, trên 70% dân số của tỉnh được tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

- 100% vắc xin được tiếp nhận, cung ứng kịp thời; đảm bảo sử dụng có hiệu quả, công bằng, minh bạch và an toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

II. NGUYÊN TẮC, THỜI GIAN, PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ HÌNH THỨC TRIỂN KHAI

1. Nguyên tắc

- Chiến dịch được triển khai tại các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh.

- Sử dụng đồng thời tất cả các loại vắc xin đủ điều kiện từ các nguồn cung ứng khác nhau để tăng độ bao phủ của vắc xin cho người dân.

- Đảm bảo tiêm chủng hết số lượng vắc xin trước khi hết hạn sử dụng tránh để lãng phí trong tiêm vắc xin.

- Huy động cả hệ thống chính trị tham gia chiến dịch tiêm chủng; huy động tối đa cơ sở vật chất trong và ngoài ngành y tế, lực lượng công an, quân đội, các tổ chức chính trị - xã hội, các ban ngành, đoàn thể,... hỗ trợ triển khai tiêm chủng.

- Đảm bảo tỷ lệ bao phủ và tỷ lệ sử dụng vắc xin cao cho người trong độ tuổi tiêm chủng được tiêm vắc xin phòng Covid-19 (đạt trên 90%).

- Đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 được sắp xếp mức độ ưu tiên theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ cho đến khi hết số liều vắc xin được phân bổ.

- Đảm bảo tối đa an toàn tiêm chủng.

2. Thời gian: Từ tháng 8/2021 đến tháng 4/2022.

3. Phạm vi: Trên quy mô toàn tỉnh.

4. Đối tượng

Toàn bộ người dân trong độ tuổi có chỉ định sử dụng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, trong đó ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch và lực lượng tuyến đầu trong thúc đẩy, phát triển kinh tế, cụ thể như sau:

- Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân).

- Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tố Covid-19 dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên,...).

- Lực lượng quân đội.

- Lực lượng công an.

- Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan ngoại giao, lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam (nếu có).

- Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước.

- Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sĩ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá,... thường xuyên tiếp xúc với nhiều người.

- Người mắc các bệnh mạn tính; người trên 65 tuổi.

- Người sinh sống tại các vùng có dịch.

- Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.

- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc trên địa bàn tỉnh.

- Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch,...), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế,... cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch.

- Các chức sắc, chức việc các tôn giáo.

- Người lao động tự do.

- Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng và đề xuất của các đơn vị viện trợ vắc xin cho tỉnh Sóc Trăng.

Đối tượng tiêm chủng thuộc các cơ sở, tổ chức, doanh nghiệp nêu trên bao gồm cả nhà nước và tư nhân.

(Kèm theo Phụ lục 1).

5. Hình thức triển khai: Tổ chức chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện ở tất cả các tuyến.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Giải pháp chính sách, chỉ đạo, điều hành

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các cấp trên địa bàn tỉnh quyết định thành lập ở cấp mình:

- Cấp tỉnh: Thành lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tỉnh Sóc Trăng và các Tiểu ban chuyên môn, Văn phòng thường trực tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 để tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh và điều phối xử lý các công việc hàng ngày.

- Cấp huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cấp huyện và các tổ chuyên môn, tổ thường trực để tham mưu cho Ban Chỉ đạo huyện và điều phối xử lý các công việc hàng ngày.

- Cấp xã: Thành lập Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cấp xã; phân công nhiệm vụ cụ thể cho Trạm Y tế và các ngành chuyên môn giúp việc cho Ban Chỉ đạo xã.

2. Giải pháp chuyên môn kỹ thuật

a) Ban Điều hành, tư vấn kỹ thuật các tuyến: Ban Chỉ đạo Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 các cấp thành lập Ban Điều hành, tư vấn kỹ thuật ở cấp mình để thực hiện nhiệm vụ tư vấn về chuyên môn kỹ thuật.

b) Đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng: Sở Y tế xây dựng kế hoạch triển khai công tác an toàn tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; trong đó, thành lập các đội cấp cứu, chống sốc phản vệ như sau:

- Bệnh viện đa khoa tỉnh thành lập 05 đội cấp cứu; trong đó có 03 đội cấp cứu ngoại viện, hỗ trợ cho các tuyến.

- Các đơn vị tuyến tỉnh và bệnh viện tư nhân: Sở Y tế ra quyết định thành lập 01 đội cấp cứu, chống sốc phản vệ.

- Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố thành lập các đội cấp cứu cho mỗi điểm tiêm chủng gồm: 01 bác sĩ có kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức cấp cứu; 02 điều dưỡng; 01 xe cấp cứu; trang thiết bị phục vụ cho cấp cứu theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

c) Thành lập điểm tiêm, bàn tiêm:

- Bố trí nơi tiêm và tổ chức buổi tiêm theo đúng quy định tại Điều 9 Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16/11/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và Quyết định số 1734/QĐ-BYT ngày 17/3/2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

- Sở Y tế quyết định thành lập 57 điểm tiêm chủng với 114 bàn tiêm.

(Kèm theo Phụ lục 2).

d) Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng: Để công khai, minh bạch thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19, các đơn vị, địa phương sử dụng “Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19” để triển khai chiến dịch. Nền tảng bao gồm 4 thành phần như sau:

(1) Công công khai thông tin tiêm chủng: https://tiemchungcovid19.gov.vn.

(2) Hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng.

(3) Hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

(4) Ứng dụng sổ sức khỏe điện tử.

Việc tổ chức thực hiện: theo hướng dẫn tại Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế.

đ) Dự trù, cung ứng vắc xin và vật tư tiêm chủng:

- Cung ứng vắc xin và vật tư tiêm chủng: Căn cứ theo số lượng vắc xin và vật tư tiêm chủng được Bộ Y tế phân bổ cho tỉnh, Sở Y tế tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh quyết định danh mục phân bố gồm: vắc xin, bơm kim tiêm, hộp an toàn, các vật tư khác như phích vắc xin, bình tích lạnh, tủ lạnh, hộp chống sốc.

- Tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin và vật tư tiêm chủng: Tùy theo loại vắc xin được phân bố sẽ tiến hành bảo quản, vận chuyển theo Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế.

- Tăng cường năng lực dây truyền lạnh: Căn cứ Quyết định số 1436/QĐ-UBND ngày 16/06/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc giao và phê duyệt dự toán kinh phí triển khai công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Sở Y tế có trách nhiệm hoàn thiện hệ thống dây truyền lạnh cho các điểm tiêm.

e) Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng:

- Xử lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng theo quy định tại Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế và Công văn số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Cục Quản lý môi trường y tế về việc hướng dẫn quản lý chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

- Các cơ sở tiêm chủng, có phương án thu gom và xử lý bơm kim tiêm, rác thải y tế tại điểm tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế; lọ vắc xin sau khi sử dụng phải được hủy bỏ và ghi chép, báo cáo theo quy định.

g) Truyền thông và huy động cộng đồng:

- Tổ chức thực hiện tuyên truyền trước, trong và sau chiến dịch.

- Nội dung tuyên truyền: Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19.

- Công tác truyền thông phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Truyền thông kịp thời, chính xác trên các phương tiện thông tin đại chúng về chiến dịch tiêm chủng, vận động người dân đi tiêm chủng khi đến lượt mình, các thông điệp, khuyến cáo tiêm chủng an toàn, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng, kêu gọi người dân ủng hộ chiến dịch và Quỹ vắc xin phòng Covid-19; thông qua các bài viết, phóng sự, tọa đàm, giao lưu trực tuyến, chương trình truyền hình, phát thanh.

- Phối hợp các sở, ban ngành, đoàn thể tổ chức truyền thông mạnh mẽ, đồng bộ, hiệu quả về hoạt động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

- Xây dựng các thông điệp, khuyến cáo, tài liệu truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; cung cấp trên Kho dữ liệu điện tử tài liệu truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 để các địa phương sử dụng truyền thông đến người dân đi tiêm chủng.

- Thực hiện chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; tổ chức các hoạt động truyền thông trên mạng xã hội và các loại hình truyền thông ứng dụng internet về chiến dịch.

- Triển khai đường dây nóng của Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố cung cấp thông tin, tư vấn kịp thời cho người dân về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

- Truyền thông về các tấm gương điển hình trong công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

- Tập huấn truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và truyền thông về sự cố bất lợi sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho các cơ quan báo chí, các cán bộ y tế và các lực lượng tham gia chiến dịch tiêm chủng.

h) Giám sát chiến dịch: Văn phòng thường trực Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 tỉnh là đầu mối trong phối hợp giữa các sở, ban ngành giám sát chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và Sở Y tế là đơn vị chịu trách nhiệm giám sát về chuyên môn, an toàn tiêm chủng.

i) Lập danh sách đối tượng và thông báo thời gian tiêm chủng: Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các địa phương; các sở, ban ngành; các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp cung cấp danh sách người thuộc các nhóm ưu tiên tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; danh sách cán bộ làm đầu mối phối hợp với các đơn vị y tế trong công tác tổ chức, quản lý đối tượng ưu tiên tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Đồng thời, thông báo đến đối tượng được tiêm trước khi tiêm từ 2 - 3 ngày (thông báo phải ghi rõ thời gian, địa điểm tiêm vắc xin).

k) Báo cáo chiến dịch:

- Báo cáo ngày: Các cơ sở y tế, điểm tiêm chủng vắc xin gửi báo cáo về Sở Y tế số đối tượng tiêm chủng, sử dụng vắc xin, phản ứng sau tiêm chủng trước 16 giờ hàng ngày và trước 17 giờ, Sở Y tế tổng hợp, báo cáo về Văn phòng thường trực Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tỉnh.

- Báo cáo tổng kết chiến dịch (theo mẫu): Sau khi kết thúc chiến dịch, các cơ sở y tế, điểm tiêm chủng vắc xin gửi báo cáo về Sở Y tế chậm nhất là sau 03 ngày; Sở Y tế tổng hợp báo cáo về Văn phòng thường trực Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tỉnh, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh chậm nhất là sau 07 ngày, kể từ ngày kết thúc chiến dịch.

3. Kinh phí thực hiện chiến dịch

- Thực hiện theo Nghị quyết số 09/NQ-HĐND ngày 29/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng; Quyết định số 1436/QĐ-UBND ngày 16/6/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc giao và phê duyệt dự toán kinh phí triển khai công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Trường hợp có phát sinh, Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch này.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh thành lập Văn phòng thường trực Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 và các Tiểu ban như: Tiểu ban tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin; Tiểu ban tiêm chủng; Tiểu ban an toàn tiêm chủng; Tiểu ban giám sát chất lượng vắc xin; Tiểu ban ứng dụng công nghệ thông tin quản lý tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 và truyền thông.

- Đầu tư trang thiết bị, vật tư dây chuyền lạnh phục vụ công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19; nâng cấp hệ thống tiêm chủng tại địa phương và tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí.

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan tiếp nhận, bảo quản, phân bố, điều phối, vận chuyển vắc xin đến các điểm tiêm chủng trên địa bàn tỉnh; giám sát việc bảo quản vắc xin.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp danh sách các cơ sở tiêm chủng đủ điều kiện và xây dựng kế hoạch huy động các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tham gia triển khai chiến dịch.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế và Công an tỉnh tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và điều phối vắc xin phòng Covid-19 đến các kho trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch; giám sát việc bảo quản vắc xin.

3. Công an tỉnh

- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế trong việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và điều phối vắc xin phòng Covid-19 đến các kho trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch. Tổ chức xe dẫn đường, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển; tham gia việc giám sát, bảo vệ an ninh cho kho vắc xin.

- Phối hợp với Sở Y tế, các địa phương đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm tiêm chủng và hướng dẫn người đến tiêm chủng thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế.

4. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với Sở Y tế, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh trong việc vận chuyển và điều phối vắc xin phòng Covid-19 đến các kho trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch.

5. Sở Tài chính

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phục vụ cho các hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

- Hướng dẫn thực hiện giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn thực hiện Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên Nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19; hướng dẫn các cơ quan truyền thông tổ chức các hoạt động tuyên truyền về ý nghĩa, hiệu quả của việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; vận động người dân tham gia tiêm vắc xin phòng Covid-19 để giảm tỷ lệ mắc bệnh và đạt tỷ lệ tiêm chủng vắc xin bao phủ trong cộng đồng.

7. Các sở, ban ngành, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp

- Rà soát, lập danh sách người được ưu tiên tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 của đơn vị theo hướng dẫn của Sở Y tế; phối hợp tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo kế hoạch của ngành y tế, đảm bảo các đối tượng được tiêm chủng vắc xin đầy đủ, đúng tiến độ.

- Phối hợp, hỗ trợ ngành y tế thực hiện các hoạt động tuyên truyền triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn thể tỉnh

- Phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.

- Tiếp tục kêu gọi, vận động tổ chức, cá nhân ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn phối hợp với ngành y tế lập danh sách đối tượng tiêm chủng trong cộng đồng đảm bảo người dân được tiếp cận vắc xin đầy đủ, công bằng, minh bạch.

- Chỉ đạo tổ chức chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn cấp huyện theo hướng dẫn của ngành y tế đảm bảo an toàn, thuận lợi cho người dân.

Trên đây là Kế hoạch Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 tỉnh Sóc Trăng, năm 2021-2022. Trong quá trình thực hiện có phát sinh vướng mắc, khó khăn báo cáo về Văn phòng thường trực Chiến dịch tiêm vắc phòng Covid-19 của tỉnh để có chỉ đạo kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng;
- Cục QY, TCHC (Bộ QP);
- Cục YTDP (Bộ Y tế);
- Bộ Tư lệnh QK9;
- Viện Pasteur TPHCM;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban đảng Tỉnh ủy;
- Sở, ban ngành, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp;
- Công an tỉnh; Bộ CHQS tỉnh, Trưởng QSQK9;
- Báo ST, Đài PTTHST;
- TV BCĐ CDTVX Covid-19 tỉnh;
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- UBND các huyện, TX, TP;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Lâu

 

PHỤ LỤC 1

PHÂN BỔ VẮC XIN PHÒNG COVID-19 THEO ĐỐI TƯỢNG
(Kèm theo Kế hoạch số 115 /KH-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

STT

Nội dung/đối tượng

Tổng cộng (người)

Slượng đã tiêm mũi 1 (người)

Số liều vắc xin tiêm

Dự kiến tiêm từ tháng 01 - 4/2022

Đợt 1

Đợt 2

Tổng cộng

Tỷ lệ (%)

Tháng 8 và 9/2021

Quý IV/2021

 

Mũi 1

Mũi 2

Tổng cộng

Mũi 1

Mũi 2

Tổng cộng

Mũi 1

Mũi 2

Tổng cộng

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

I

THÔNG TIN CHUNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dân số chung (thống kê năm 2020)

1.195.741

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Số người từ 18 tuổi trở lên (71,8%)

858.542

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

ĐỐI TƯỢNG CẦN TIÊM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Người làm việc trong các cơ sở y tế

4.649

4.628

249

4.877

104,9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Người tham gia phòng chống dịch

5.928

5.082

846

5.928

100

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Lực lượng quân đội

5.240

700

493

1.193

22,8

4.047

1.193

5.240

 

4.047

4.047

 

 

 

4

Lực lượng công an

3.410

350

400

750

22

2.660

750

3.410

 

2.660

2.660

 

 

 

5

Hải quan, ngoại giao, xuất nhập cảnh

300

 

290

290

96,7

 

290

290

 

 

 

 

 

 

6

Cung cấp dịch vụ thiết yếu: vận tải; du lịch; cung cấp điện, nước

21.600

 

1.577

1.577

7,3

20.893

1.577

22.470

 

20.893

20.893

 

 

 

7

Giáo viên, người làm ở cơ quan hành chính có tiếp xúc nhiều người

38.700

 

16.501

16.501

42,6

22.200

16.501

38.701

16.500

38.200

54.700

 

 

 

8

Người mắc bệnh mãn tính trưởng thành (8,10% dân số)

76.855

 

 

 

 

50.889

 

50.889

25.966

76.000

101.966

 

 

 

9

Người trên 65 tuổi (8,9% dân số)

86.421

 

 

 

 

46.000

 

46.000

40.421

86.000

126.421

 

 

 

10

Người sinh sống tại các vùng có dịch

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội (12%)

143.489

 

2.800

2.800

2

81.000

2.800

83.800

62.489

140.000

202.489

 

 

 

12

Người được cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài

1.000

 

 

 

 

200

 

200

800

200

1.000

 

800

800

13

Người thuộc diện các đối tượng khác cần tiêm (Bộ Y tế quyết định)

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

#

14

Số lượng người từ 18 tuổi trở lên còn lại cần tiêm

470.950

 

 

 

 

 

 

 

73.824

 

73.824

400.000

473.824

873.824

 

Tổng cộng

858.542

10.760

23.156

33.916

4,0

227.889

23.111

251.000

220.000

368.000

588.000

400.000

474.624

874.624

 

PHỤ LỤC 2

PHÂN BỔ ĐIỂM TIÊM, BÀN TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 NĂM 2021 - 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 115/KH-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

STT

Đơn vị

Điểm tiêm

Bàn tiêm

Số người tham gia tiêm

Số người tham gia cấp cứu, chống sốc phản vệ

I

TUYẾN TỈNH

7

14

70

44

1

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

1

2

10

4

2

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

1

2

10

20

3

Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi

1

2

10

4

4

Bệnh viện Chuyên khoa 27 tháng 2

1

2

10

4

5

Bệnh viện Quân Dân Y

1

2

10

4

6

Bệnh viện Quốc tế Phương Châu

1

2

10

4

7

Bệnh viện Đa khoa Hoàng Tuấn

1

2

10

4

II

TUYẾN HUYỆN

50

100

500

150

1

Thành phố Sóc Trăng

5

10

50

15

2

Thị xã Vĩnh Châu

5

10

50

15

3

Thị xã Ngã Năm

4

8

40

12

4

Huyện Mỹ Xuyên

5

10

50

15

5

Huyện Long Phú

4

8

40

12

6

Huyện Kế Sách

6

12

60

18

7

Huyện Trần Đề

5

10

50

15

8

Huyện Cù Lao Dung

4

8

40

12

9

Huyện Châu Thành

4

8

40

12

10

Huyện Mỹ Tú

4

8

40

12

11

Huyên Thạnh Trị

4

8

40

12

 

Tổng cộng

57

114

570

194

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2021 triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 năm 2021-2022, tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 115/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 25/07/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Trần Văn Lâu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/07/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản