Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 89/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 23 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 -2025

Phần I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Trong những năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả của các Ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và địa phương, sự nghiệp thể dục thể thao (TDTT) của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực: Phong trào TDTT quần chúng có bước phát triển mạnh mẽ, đa dạng; số lượng gia đình và quần chúng nhân dân tham gia rèn luyện sức khỏe, tập luyện TDTT thường xuyên ngày càng tăng; thể thao thành tích cao tiếp tục giữ vững thành tích tại các giải vô địch toàn quốc hàng năm và Đại hội thể thao toàn quốc, đạt nhiều huy chương tại các giải thế giới, châu Á, Đông Nam Á; công tác xã hội hóa TDTT được quan tâm triển khai thực hiện có tác động tích cực, tạo chuyển biến rõ rệt, huy động được tiềm năng, nguồn lực, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo phục vụ các hoạt động TDTT, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ văn hóa thể thao, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Thể dục, thể thao cho mọi người:

- Phong trào TDTT quần chúng có bước phát triển mạnh mẽ, đa dạng; số lượng người tham gia rèn luyện sức khỏe, tập luyện TDTT thường xuyên ngày càng tăng; hình thức, nội dung tập luyện, thi đấu TDTT phong phú, gắn liền với các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và địa phương, thu hút hàng chục ngàn lượt người tham gia hàng năm, đã góp phần làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân và mang lại lợi ích thiết thực nâng cao sức khoẻ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh. Các chỉ tiêu về TDTT cho mọi người đạt và vượt so với chỉ tiêu đặt ra. Đến năm 2020, có trên 28% gia đình thể thao và 37% dân số tập luyện TDTT thường xuyên. Các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống được duy trì và phát triển.

- Công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học ngày càng phát triển, dần đi vào nề nếp; chú trọng việc chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thể lực, xây dựng nếp sống lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn, giáo dục nhân cách lối sống, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện và kỹ năng vận động cơ bản của học sinh, góp phần đào tạo năng khiếu, phát hiện các tài năng thể thao. Đội ngũ giáo viên, giảng viên TDTT ở các trường học thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn từng bước đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Công tác rèn luyện TDTT trong lực lượng vũ trang đã đi vào nề nếp và được kiểm tra thường xuyên theo định kỳ hàng năm, đảm bảo cho các cán bộ, chiến sĩ có thể lực tốt, chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh xã hội; lãnh đạo các đơn vị luôn quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác huấn luyện và thi đấu cho cán bộ, chiến sĩ; tích cực tham gia các hoạt động TDTT do các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền địa phương tổ chức;

- Phong trào TDTT trong cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động luôn được quan tâm và ngày càng phát triển. Số lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tự giác luyện tập TDTT ngày càng đông. Các hoạt động TDTT được mọi người thường xuyên tham gia tập luyện, thi đấu giao lưu đã tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi, lành mạnh, đoàn kết, nâng cao thể lực và sức khỏe góp phần phục vụ tốt sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

- Phong trào TDTT người cao tuổi phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Một số hoạt động TDTT của người cao tuổi thu hút đông các cụ tham gia là: Thể dục dưỡng sinh, Đi bộ, Bóng chuyền hơi, Cầu lông, Bóng bàn... Song song với phát triển phong trào TDTT người cao tuổi, tỉnh cũng luôn quan tâm đến hoạt động TDTT của người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thông qua hoạt động TDTT nhằm khuyến khích và động viên những người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vượt qua khó khăn, hòa nhập cộng đồng.

- Một số chỉ tiêu về TDTT cho mọi người đạt được trong giai đoạn 2015 - 2020 (phụ lục 1).

2. Thể thao thành tích cao:

- Thể thao thành tích cao được quan tâm đầu tư, phát triển phù hợp với xu thế của cả nước; một số môn thể thao truyền thống của tỉnh đã đạt trình độ cao so với trong nước, số vận động viên được đào tạo hàng năm đều tăng lên: Năm 2015 đào tạo 423 HLV, VĐV đến năm 2020 là 538 HLV, VĐV (phụ lục 2).

- Thành tích đã có bước đột phá, tham gia giải thể thao quốc gia, quốc tế đạt những kết quả đáng khích lệ, đã có nhiều vận động viên đạt huy chương vàng ở giải thể thao Đông Nam Á, châu Á và thế giới. Trung bình hàng năm cử trên 400 lượt vận động viên tham gia thi đấu các giải thể thao khu vực, quốc gia và quốc tế, đạt từ 350 - 400 huy chương, trong đó đạt 10 - 15 huy chương quốc tế (phụ lục 3).

- Đạt chỉ tiêu 12 hạng đầu toàn đoàn tại Đại hội thể thao toàn quốc 2014, 2018 (đạt chỉ tiêu: 2014 hạng 11; 2018 hạng 13).

- Chỉ tiêu 5 hạng đầu tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc 2015, 2019 (đạt chỉ tiêu 2015 hạng 5; 2019 dời do dịch Covid - 19).

- Giữ vững thế mạnh các môn thể thao: Bóng đá trẻ, Đá cầu, Xe đạp, Judo, Bi sắt, Cờ vua, Karate.

- Đạt chỉ tiêu phát triển các môn tiềm năng: Taekwondo, Cầu mây, Bắn cung, riêng 02 môn Bóng bàn và Quần vợt không đạt.

- 02 môn thể thao cơ bản là Điền kinh và Bơi lội chưa đạt chỉ tiêu.

3. Xã hội hóa thể thao:

Hiện toàn tỉnh có 01 nhà thi đấu, 05 nhà tập, 154 sân bóng đá 5 người cỏ nhân tạo, 06 sân quần vợt, 19 hồ bơi cố định, 40 phòng tập thể thao, còn lại rất nhiều sân bãi TDTT do tư nhân đầu tư với qui mô nhỏ như: sân bóng chuyền, sân cầu lông, bóng bàn, bi da, phòng tập thẩm mỹ - thể hình. Ngoài việc đầu tư các công trình văn hoá, thể thao, hàng năm các cá nhân, tổ chức đã đóng góp, tài trợ kinh phí, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và tổ chức các hoạt động thi đấu TDTT ước hàng chục tỷ đồng. Công tác xã hội hóa trong lĩnh vực thể thao thành tích cao bước đầu đã tạo được động lực góp phần phát triển thể thao và huy động nguồn lực hỗ trợ công tác đào tạo và tham dự các giải thể thao như: Xe đạp và Bóng đá hạng nhất quốc gia, bình quân mỗi năm đạt gần 20 tỉ đồng (Công ty Cổ Phần phát triển Bóng đá Đồng Tháp, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Đồng Tháp và Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco).

4. Hệ thống cơ sở vật chất thể dục thể thao:

- Cấp tỉnh: Có 01 sân vận động, 01 nhà thi đấu đa năng, 2 hồ bơi (01 hồ 50m và 01 hồ 25m), 01 nhà tập luyện các môn võ. Hiện chỉ có nhà tập các môn võ mới được xây dựng, các công trình còn lại xây dựng từ năm 2000 đã xuống cấp nghiêm trọng, đang được tiến hành duy tu, sửa chữa.

- Cấp huyện: Chưa có khu trung tâm thể thao nào được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh (gồm 3 công trình: nhà thi đấu, sân bóng đá 11 người và hồ bơi), hầu hết chỉ có 01 sân bóng đá 11 người nhưng cũng chưa đủ chuẩn (mặt bằng sân còn thấp chưa có hệ thống thoát nước khi mùa mưa lũ), riêng huyện Tam Nông và huyện Cao Lãnh chưa có sân bóng đá 11 người. Các huyện Lai Vung, Tháp Mười và Lấp Vò có thêm 1 nhà tập luyện, thi đấu TDTT; hiện các công trình văn hoá, TDTT về cơ bản phục vụ được một phần nhu cầu tập luyện, thi đấu các giải thể thao cấp huyện, về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật nhiều công trình chưa đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Cấp xã: Các công trình văn hoá, thể thao cấp xã chủ yếu là các sân tập, phòng tập TDTT đơn giản. Hiện có: 27 sân bóng đá 11 người do nhà nước quản lý, các sân bãi còn lại hầu hết đều do tư nhân tự đầu tư khai thác theo phương thức cung ứng dịch vụ TDTT (phụ lục 4).

5. Đầu tư ngân sách nhà nước:

- Hàng năm, Nhà nước luôn tăng mức đầu tư kinh phí chi thường xuyên nhằm phát triển mạnh mẽ phong trào thể thao từ tỉnh đến cơ sở. Đầu tư cho thể thao thành tích cao ưu tiên cho các môn thể thao mũi nhọn và một số môn Olympic, thực hiện chế độ khen thưởng, đãi ngộ đối với huấn luyện viên, vận động viên phù hợp với tình hình thực tế và mặt bằng chung của các tỉnh trong khu vực.

- Số liệu chi ngân sách nhà nước hàng năm cho sự nghiệp TDTTgiai đoạn 2015 - 2020, bao gồm kinh phí hoạt động thể thao phong trào, phổ cập bơi phòng chống đuối nước trẻ em, thể thao thành tích cao và đào tạo bóng đá trẻ, như sau:

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng số

Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

1

Kinh phí theo Kế hoạch

192.590

27.500

30.000

31.350

32.967

34.455

36.318

2

Kinh phí bố trí

255.975

37.216

34.457

36.483

41.083

42.030

54.706

III. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại:

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển TDTT; việc triển khai, cụ thể hóa các nội dung Nghị quyết, chủ trương, đường lối của đảng và nhà nước ở một số địa phương còn chậm so với yêu cầu đề ra, dẫn đến hiệu quả của hoạt động TDTT còn hạn chế.

- Phong trào TDTT quần chúng có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chưa đều, chỉ tập trung ở những khu vực trung tâm, đông dân cư; ở những vùng sâu, vùng xa còn thiếu nhiều về dụng cụ, trang bị tập luyện. Giáo dục thể chất và TDTT trường học tuy đã tiến bộ nhiều trong những năm gần đây, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Cơ sở vật chất các cấp trường học chưa được xây dựng đồng bộ.

- Thể thao thành tích cao tuy đã có những bước phát triển, đạt được một số mục tiêu đề ra nhưng chưa vững chắc, nhiều môn thể thao có lợi thế nhưng thiếu huấn luyện viên giỏi, việc ứng dụng khoa học công nghệ y học TDTT vào công tác đào tạo, huấn luyện còn hạn chế. Chính sách thu hút, đãi ngộ tài năng thể thao chưa đủ mạnh dẫn đến việc một số vận động viên tài năng của tỉnh rời địa phương để tham gia thi đấu cho các tỉnh khác có chế độ đãi ngộ cao.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho việc luyện tập và thi đấu còn thiếu, lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân; việc quy hoạch đất đai cho TDTT ở cơ sở còn chưa được quan tâm đúng mức; kinh phí dành cho hoạt động TDTT ở cơ sở còn thấp làm ảnh hưởng đến việc tổ chức và tham dự các giải thể thao. Một vài địa phương lấy sân bãi thể thao xây trụ sở, trường học hoặc sử dụng vào những mục đích khác, chưa tái đầu tư sân bãi mới để phục vụ nhu cầu tập luyện của nhân dân (phụ lục 5).

- Ngân sách sự nghiệp TDTT các cấp trong những năm qua tuy có tăng, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển TDTT của tỉnh, nhất là ngân sách đầu tư để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật TDTT ở cơ sở.

- Đội ngũ cán bộ phụ trách chuyên môn TDTT cấp cơ sở xã, phường, thị trấn thường xuyên biến động do công tác tổ chức cán bộ và kiêm nhiệm nhiều việc; còn nhiều cán bộ chưa đúng chuyên ngành TDTT, còn hạn chế trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền.

2. Nguyên nhân:

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng ở một số địa phương, nhất là cấp cơ sở, chưa nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của công tác TDTT, chưa thực sự coi công tác TDTT là một nhiệm vụ quan trọng trong các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội dài hạn và hàng năm của địa phương. Sự phối hợp, chỉ đạo công tác TDTT giữa các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ và chưa thường xuyên.

- Chưa chú trọng đầu tư cho khoa học, công nghệ và y học thể thao; thiếu thiết bị khoa học kỹ thuật và cán bộ khoa học có đủ năng lực, trình độ để ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào công tác tuyển chọn, đào tạo vận động viên.

- Công tác phối hợp giữa các ngành chức năng trong tham mưu với cấp uỷ, chính quyền các cấp về giải pháp thực hiện có lúc chưa kịp thời, công tác tuyên truyền, vận động chưa được thường xuyên, liên tục nên chưa tạo được chuyển biến mạnh trong các phong trào TDTT ở địa phương.

- So với mục tiêu của Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 19/5/2014 về việc thực hiện “Chiến lược phát triển Bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và Kế hoạch số 75/KH-UBND ngày 19/5/2014 về phát triển TDTT tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, các công trình TDTT cấp huyện và các công trình thể thao đối với cấp xã hiện nay chưa thực hiện được vì gặp nhiều khó khăn về vốn và quỹ đất của địa phương.

- Chưa có cơ chế, chính sách để khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể đầu tư phát triển lĩnh vực TDTT.

Phần II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THỂ DỤC THỂ THAO TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Phát triển toàn diện TDTT cả về quy mô và chất lượng; khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp TDTT. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về phong trào TDTT trong lực lượng vũ trang, cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc; đẩy mạnh công tác thể thao trong trường học, làm nền tảng cơ bản để phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo vận động viên tài năng thể thao, gắn kết đào tạo các tuyến, các lớp kế cận một cách đồng bộ; thống nhất quản lý phát triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp theo hướng tiên tiến, bền vững, phù hợp với đặc điểm thể chất và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao thành tích thi đấu, giữ vững vị trí hạng 1-3 trong khu vực các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và hạng 15 so với cả nước.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi TDTT làm điều kiện cơ bản đảm bảo cho TDTT quần chúng phát triển bền vững. Đến năm 2025, phấn đấu các trường học, xã, phường, thị trấn có đủ cơ sở vật chất TDTT phục vụ việc sinh hoạt và tập luyện của học sinh, sinh viên và nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Thể dục thể thao cho mọi người:

Stt

Chỉ tiêu (%)

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

01

Tỷ lệ người tập thể dục thể thao thường xuyên (so với dân số)

37,5

38

38,5

39

40

02

Tỷ lệ gia đình thể thao

28,5

29

30

31

32

03

Số CLB thể dục thể thao

1.354

1.366

1.378

1.390

1.402

04

Tỷ lệ phổ cập bơi trẻ em (so với số trẻ em chưa biết bơi trong độ tuổi từ 7 - 15)

62

64

66

68

70

05

Tỷ lệ trường học đảm bảo công tác giáo dục thể chất

100

100

100

100

100

06

Tỷ lệ trường tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa

47

49

51

53

55

07

Tỷ lệ HS các cấp đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định

99

99

99,5

99,5

100

08

Tỷ lệ chiến sĩ quân đội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định

100

100

100

100

100

09

Tỷ lệ chiến sĩ công an đạt tiêu chuẩn chiến sĩ công an khỏe theo quy định

100

100

100

100

100

10

Tỷ lệ CNVC-LĐ tập luyện TDTT thường xuyên

81

82

83

84

85

11

Tỷ lệ người cao tuổi tập luyện TDTT

72

74

76

78

80

2.2. Thể thao thành tích cao:

Stt

Chỉ tiêu

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

01

Số môn thể thao được đào tạo

16

16

16

16

16

02

Tổng số HLV, VĐV đào tạo

525

550

575

590

600

 

- Tuyến tuyển

71

86

87

88

93

 

- Tuyến trẻ

158

168

178

180

179

 

- Tuyến năng khiếu

296

296

310

322

328

03

Số VĐV cấp cao

64

66

70

70

73

 

- Kiện tướng

34

35

37

37

39

 

- Cấp 1

30

31

33

33

34

04

Tổng số HLV

 

 

 

 

 

 

- Tuyến tuyển

11

11

11

11

11

 

- Tuyến trẻ

20

20

20

20

20

 

- Tuyến năng khiếu

30

30

30

30

30

 

- Tuyến năng khiếu trọng điểm

119

119

119

119

119

05

Tổng số huy chương đạt được

 

 

 

 

 

 

Giải khu vực và quốc gia

337

345

353

357

363

 

- Huy chương vàng

105

107

109

110

112

 

- Huy chương bạc

102

105

109

110

112

 

- Huy chương đồng

130

133

135

137

139

 

Giải thể thao quốc tế

15

10

18

11

15

 

- Huy chương vàng

8

4

8

4

8

 

- Huy chương bạc

3

3

5

3

3

 

- Huy chương đồng

4

3

5

4

4

06

Thứ hạng tại HKPĐ toàn quốc

 

 

 

Phấn đấu hạng 10

 

07

Thứ hạng tại Đại hội TTTQ

 

Phấn đấu hạng 15

 

 

 

2.3. Quy hoạch đất đai, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho TDTT:

* Đến 2023:

- Các huyện, xã đều có quy hoạch quỹ đất đủ chuẩn theo quy định dành cho hoạt động TDTT. Từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật TDTT trong trường học và các lực lượng vũ trang, ưu tiên xây dựng các nhà tập, bể bơi.

- Cấp tỉnh: Duy tu, bảo dưỡng các công trình hiện có tại khu Liên hợp TDTT tỉnh, phủ nhựa tổng hợp đường chạy Điền kinh, Cải tạo nâng cấp mặt cỏ các sân Bóng đá Cao Lãnh, An Bình, Trường năng khiếu, Hồ bơi….

- Cấp huyện: Tất cả 12/12 đơn vị có 2/3 công trình TDTT cơ bản (sân vận động, nhà thi đấu, bể bơi); đến năm 2025 có 12/12 đơn vị có đủ cả 3 công trình cơ bản theo tiêu chuẩn.

- Cấp xã: Tập trung đầu tư khu tổ hợp công trình TDTT theo phương thức xã hội hóa.

- Khu thể thao khóm, ấp, địa điểm tập luyện TDTT công cộng (vườn hoa, công viên...) được đầu tư trang thiết bị tập luyện đơn giản ngoài trời như: Xà đơn, xà kép...

* Đến năm 2023, có 50% đơn vị có 2/3 công trình TDTT cơ bản (sân bóng đá, nhà tập luyện, bể bơi)

* Đến năm 2025:

- Cấp xã: Có 60% - 80% đơn vị hoàn thành đủ 3 công trình thể thao cơ bản.

- Cấp huyện: Có 12/12 đơn vị có đủ cả 3 công trình cơ bản theo tiêu chuẩn

2.4. Xã hội hóa:

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hạ tầng văn hoá, TDTT, phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ văn hoá, TDTT đáp ứng nhu cầu luyện tập, sinh hoạt, thi đấu của quần chúng nhân dân.

- Ban hành chính sách khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, công trình văn hoá, TDTT. Linh hoạt cơ chế, chính sách, hình thức xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất văn hóa, thể thao: BOT, PPP.

II. NHIỆM VỤ

1. Xây dựng và phát triển TDTT cho mọi người:

1.1. Phát triển TDTT quần chúng:

- Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, vận động mọi đối tượng quần chúng nhân dân tham gia tập luyện và thi đấu TDTT nhằm nâng cao sức khỏe để học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc. Phát triển đa dạng các loại hình tập luyện và hoạt động TDTT mang tính phổ biến đối với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, giúp người dân tự chọn cho mình một môn thể thao yêu thích hoặc nội dung, hình thức tập luyện phù hợp để rèn luyện hàng ngày.

- Tăng tỉ lệ số người tập luyện TDTT thường xuyên trong mọi đối tượng; xây dựng và phát triển gia đình thể thao, câu lạc bộ TDTT, nâng cao sức khỏe và đời sống văn hóa của người dân.

- Khôi phục và phát triển 04 môn thể thao phong trào: Bóng đá, Bóng chuyền, bơi, điền kinh. Cải tiến hệ thống giải thể thao phong trào cấp tỉnh. Tổ chức giải thể thao theo cụm, khu vực để phát triển phong trào, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng đào tạo tài năng thể thao. Khai thác hiệu quả các hồ bơi của nhà nước và tư nhân đầu tư phục vụ Chương trình bơi an toàn, phòng, chống đuối nước cho trẻ em.

- Khai thác bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian, từng bước đưa các môn này vào các hoạt động lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa - thể thao, Đại hội TDTT các cấp, nhằm đẩy mạnh phong trào TDTT, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sân bãi TDTT làm điều kiện cơ bản đảm bảo cho TDTT quần chúng phát triển bền vững. Đến năm 2025, phấn đấu các trường học, xã, phường, thị trấn có đủ cơ sở vật chất TDTT phục vụ việc sinh hoạt và tập luyện của học sinh, sinh viên và nhân dân.

- Đổi mới hoàn thiện hệ thống tổ chức thi đấu các giải thể thao, hội thi thể thao cho mọi người từ huyện đến cơ sở. Tổ chức tốt Đại hội thể thao các cấp tiến tới Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên TDTT, xây dựng mạng lưới hướng dẫn viên, vận động viên làm nòng cốt cho phong trào TDTT quần chúng; thành lập câu lạc bộ TDTT phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của các đối tượng cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn gắn với trường học, các điểm vui chơi và các thiết chế văn hóa tại cơ sở..

1.2. Phát triển thể dục thể thao trong trường học:

- Phối hợp với Ngành Giáo dục đào tạo triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 295/KH-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về thực hiện Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành thói quen sinh hoạt hàng ngày của hầu hết thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao thể lực, trí lực cho học sinh, sinh viên, chuẩn bị thế hệ tương lai thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tổ chức tốt các giải thể thao cho học sinh, sinh viên và Hội khỏe Phù Đổng các cấp (cấp trường mỗi năm 1 lần, cấp huyện, tỉnh 2 năm/ lần).

- Nâng cao chất lượng dạy và học thể dục chính khóa, phát triển hoạt động thể thao ngoại khóa có nề nếp, bảo đảm mục tiêu phát triển thể lực toàn diện cho học sinh, sinh viên; xây dựng phát triển các loại hình câu lạc bộ thể thao trường học, đảm bảo các trường học đều có câu lạc bộ TDTT. Chú trọng việc phát hiện, bồi dưỡng tài năng thể thao ngay từ cấp tiểu học để làm tiền đề cho công tác đào tạo lực lượng thể thao thành tích cao về lâu dài.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị TDTT trường học phục vụ cho hoạt động ngoại khóa, từng bước hình thành các tổ hợp TDTT ở xã, phường thị trấn gắn với trường học, điểm vui chơi giải trí của thanh thiếu niên và các thiết chế văn hóa tại cơ sở. Tăng cường kiểm tra, giám sát của các cấp ủy và chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cơ sở vật chất, quy hoạch đất cho thể thao trường học.

- Thực hiện “Chương trình phổ cập bơi phòng, chống đuối nước” trong học sinh phổ thông từ 7 đến 15 tuổi, từng bước đưa môn bơi vào chương trình giảng dạy tự chọn đối với các trường tiểu học có hồ bơi.

- Tổ chức việc dạy và học môn võ Vovinam và Võ thuật cổ truyền Việt Nam trong các trường phổ thông, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cấp học và trình độ đào tạo.

1.3. Phát triển TDTT trong lực lượng vũ trang, công chức, viên chức, nông dân, phụ nữ, thanh niên, thiếu niên, người cao tuổi, người lao động:

- Đẩy mạnh phong trào TDTT trong lực lượng vũ trang đáp ứng yêu cầu “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Phát triển hệ thống các câu lạc bộ TDTT và dịch vụ thể thao trong ngành, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ tiếp cận với hoạt động TDTT; hằng năm tổ chức các giải thể thao, hội thao trong lực lượng quân sự và công an để kiểm tra đánh giá chất lượng rèn luyện thân thể, góp phần nâng cao kỹ năng tác nghiệp, chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

- Duy trì phong trào tập luyện TDTT trong khối cán bộ, công nhân viên chức. Mỗi cơ quan hình thành 1- 2 câu lạc bộ TDTT thu hút cán bộ, công nhân viên chức tham gia tập luyện. Duy trì tổ chức các giải thể thao, Hội thao dành cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong toàn tỉnh. Ký kết chương trình công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành hữu quan để phát triển sự nghiệp TDTT.

- Xây dựng phong trào "Khỏe để lập nghiệp và giữ nước" trong thanh thiếu niên - nhi đồng, làm nòng cốt cho cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Gắn việc xây dựng phong trào tập luyện TDTT trong thanh, thiếu niên với phòng, chống và bài trừ các tệ nạn xã hội.

- Phát triển mạnh mẽ phong trào tập luyện TDTT trong phụ nữ với phương châm "mỗi phụ nữ chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để tập hàng ngày".

- Vận động nông dân mỗi người tự chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để tập luyện vì sức khỏe. Đổi mới và nâng cao chất lượng các giải thể thao nông dân, mở rộng hình thức và nội dung tổ chức các giải thi đấu thể thao phù hợp với đối tượng để thu hút ngày càng đông đảo nông dân tham gia.

- Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho người cao tuổi tập luyện TDTT để khôi phục sức khỏe, nâng cao tuổi thọ; phát triển ngày càng nhiều câu lạc bộ, nhóm tập luyện TDTT của người cao tuổi, các câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời. Duy trì hàng năm Hội thao người cao tuổi từ cơ sở đến tỉnh.

2. Thể thao thành tích cao:

- Trên cơ sở phát huy nền tảng truyền thống của từng bộ môn, tận dụng các yếu tố thuận lợi về điều kiện cơ sở vật chất và phẩm chất năng lực của đội ngũ huấn luyện viên, từ năm 2021 đến 2025 cần tiếp tục đầu tư đào tạo và phát triển 16 môn thể thao thành tích cao gồm 525 đến 600 HLV, VĐV (phụ lục 6). Trong quá trình thực hiện kế hoạch tùy tình hình thực tế phát triển chuyên môn của từng tuyến, từng môn thể thao có thể điều chỉnh số lượng vận động viên giữa các tuyến, các môn nhằm đảm bảo công tác đào tạo đạt hiệu quả cao nhất. Cụ thể như sau:

Năm 2022: Tiếp tục duy trì đào tạo lực lượng 16 môn thể thao như năm 2021, cùng với việc tăng số lượng 25 vận động viên ở các môn Xe đạp, Karate, Judo, Đá cầu, Bi sắt, Cờ vua, Canoeing, Cầu mây, Điền kinh, Bắn cung, trong đó có 10 vận động viên trẻ, 15 vận động viên tuyển nhằm mục đích tập trung lực lượng cho các môn tham dự Đại hội thể thao toàn quốc 2022 giành huy chương, các môn còn lại ổn định lực lượng nâng cao chuyên môn đào tạo để tham gia thi đấu các giải khu vực và trẻ quốc gia.

Năm 2023: Tiếp tục duy trì đào tạo lực lượng 16 môn thể thao như năm 2021, cùng với việc tăng số lượng 25 vận động viên ở các môn Karate, Judo, Taekwondo, Vovinam, Bi sắt, Cờ vua, Canoeing, Cầu mây, Bơi lội, Bắn cung, Cử tạ, trong đó có 13 vận động viên năng khiếu, 12 vận động viên trẻ nhằm mục đích củng cố các tuyến ở các môn đang phát triển tốt tạo điều kiện phát triển bền vững theo chu kỳ đào tạo thể thao thành tích cao; các môn còn lại ổn định lực lượng duy trì đào tạo tham gia các giải quốc gia và quốc tế.

Năm 2024: Tiếp tục duy trì đào tạo lực lượng 16 môn thể thao như năm 2021, cùng với việc tăng số lượng 15 vận động viên ở các môn Taekwondo, Canoeing, Cầu mây, Điền kinh, Bơi lội, Bắn cung, Cử tạ, trong đó có 12 vận động viên năng khiếu, 03 vận động viên trẻ nhằm mục đích tiếp tục củng cố các tuyến ở các môn đang phát triển tốt tạo điều kiện phát triển bền vững theo chu kỳ đào tạo thể thao thành tích cao; các môn còn lại ổn định lực lượng duy trì đào tạo tham gia các giải quốc gia và quốc tế.

Năm 2025: Tiếp tục duy trì đào tạo lực lượng 16 môn thể thao như năm 2021, cùng với việc tăng số lượng 10 vận động viên ở các môn Đá cầu, Taekwondo, Vovinam, Cờ vua, Canoeing, trong đó có 05 vận động viên năng khiếu, 05 vận động viên tuyển nhằm mục đích tiếp tục củng cố các tuyến ở các môn đang phát triển tốt tạo điều kiện phát triển bền vững theo chu kỳ đào tạo thể thao thành tích cao cùng các môn còn lại ổn định lực lượng duy trì đào tạo tham gia các giải quốc gia và quốc tế.

- Đào tạo lực lượng VĐV có đẳng cấp quốc gia và quốc tế, đóng góp nhiều VĐV cho đội tuyển quốc gia ở một số môn thế mạnh như: Bóng đá, xe đạp, đá cầu, bi sắt, judo, karate…. Đẩy mạnh công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, huấn luyện viên, trọng tài, ứng dụng khoa học tiên tiến trong công tác quản lý, đào tạo cán bộ, vận động viên.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao, tiếp tục giữ vững thế mạnh các môn thể thao thế mạnh truyền thống của tỉnh: Bóng đá, Đá cầu, Xe đạp, Judo, Bi sắt, Karate, Taekwondo…. Khẳng định vị trí là một trong những trung tâm mạnh của quốc gia; hàng năm cung cấp cho quốc gia nhiều VĐV ưu tú, tham gia thi đấu đạt thành tích cao tại các giải thể thao quốc tế.

- Quyết tâm khôi phục và phát triển bền vững 02 môn thể thao cơ bản là Điền kinh và Bơi lội.

- Kế hoạch, địa bàn mở lớp thể thao trọng điểm hàng năm 119 lớp cho 13 môn thể thao tại 12 huyện và thành phố dựa trên cơ sở thế mạnh truyền thống và phong trào TDTT của từng địa phương và môn thể thao đang đầu tư phát triển thể thao thành tích cao của tỉnh nhằm mục đích phát triển phong trào TDTT sâu rộng trong quần chúng nhân dân đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, song song với việc mở rộng hệ thống các câu lạc bộ, các lớp năng khiếu nghiệp dư, năng khiếu trọng điểm ở cơ sở nâng cao chuyên môn tuyển chọn vào các đội thể thao của tỉnh tham gia các giải thể thao khu vực, quốc gia (Vovinam, Cờ vua, Taekwondo, Bóng đá, Karate, Điền kinh, Bơi lội, Cầu lông…) làm tiền đề cho công tác phát hiện, bồi dưỡng và cung cấp vận động viên kế thừa để tuyển chọn và đào tạo thể thao thành tích cao; quy hoạch môn, số lượng vận động viên và địa điểm mở lớp thể thao trọng điểm ở cơ sở (phụ lục 7).

- Để hoàn thành nhiệm vụ mở các lớp thể thao trọng điểm tại cơ sở hàng năm cần được cấp bổ sung kinh phí (theo dự thảo kinh phí Sở Tài chính góp ý hàng năm chỉ có mở lớp thể thao trọng điểm của các môn Bóng đá, Điền kinh, Cầu mây và Vovinam).

- Đầu tư sửa chữa, nâng cấp khu liên hợp thể thao của tỉnh, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu huấn luyện nâng cao thành tích cho các môn thể thao trọng điểm và đăng cai tổ chức thi đấu các giải thể thao cấp quốc gia và quốc tế.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý thức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa đối với đội ngũ các cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên, đặc biệt là vận động viên năng khiếu và đội tuyển.

- Ban hành các chính sách và chế độ đãi ngộ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao thi đấu dành thứ hạng cao ở các giải vô địch quốc gia và quốc tế.

- Duy trì mô hình dạy học văn hóa tại Trung tâm có sự phối hợp và giám sát của ngành giáo dục đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận động viên tập luyện thi đấu thể thao thành tích cao đạt hiệu quả và gia đình phụ huynh yên tâm đồng thuận, xây dựng lớp năng khiếu trọng điểm, câu lạc bộ thể thao trường học, tăng cường các giải thể thao dành cho học sinh phục vụ cho Hội khỏe Phù Đổng, thể thao thành tích cao, thể thao mũi nhọn của tỉnh.

3. Xã hội hóa thể dục thể thao:

- Đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động TDTT; tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển TDTT quần chúng, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.

- Huy động mọi nguồn lực và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động, phát triển sự nghiệp TDTT, từng bước chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ sở ngoài công lập thực hiện.

4. Đảm bảo các điều kiện phát triển:

Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý TDTT phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Xây dựng mới, nâng cấp, các cơ sở vật chất TDTT theo quy hoạch, đảm bảo tính hiện đại, cân đối, đồng bộ, hiệu quả, đặc biệt là cơ sở vật chất cho nâng cao thành tích thể thao và thể thao cho mọi người. Hình thành cơ sở nghiên cứu khoa học, y học TDTT để thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động TDTT phát triển mạnh mẽ. Đổi mới toàn diện công tác thông tin tuyên truyền TDTT và coi đây là hoạt động quan trọng nhằm hỗ trợ cho các hoạt động khác đạt được kết quả và hiệu quả cao.

5. Phát triển cơ sở vật chất thể dục thể thao:

- Tăng cường quản lý và sử dụng hiệu quả các công trình, sân bãi TDTT hiện có do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý, tạo mọi điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu tập luyện và thi đấu của quần chúng nhân dân. Không để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất sân bãi TDTT. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho thể thao trường học phấn đấu theo quy chuẩn của quốc gia.

- Từng bước hình thành khu tổ hợp thể dục thể thao ở xã, phường thị trấn gắn với trường học, điểm vui chơi giải trí của thanh thiếu niên và các thiết chế văn hóa tại cơ sở.

- Kết hợp chặt chẽ xây dựng cơ sở vật chất TDTT trong chương trình nông thôn mới:

Cấp xã: Sân bóng đá (loại 11 người); 01 hồ bơi đơn giản (dành cho tập bơi trẻ em); Một số điểm, phòng tập TDTT các môn thể thao đơn giản; Công viên cây xanh (dành cho câu lạc bộ dưỡng sinh); Tụ điểm văn hóa - thể thao; mỗi ấp có một sân bóng chuyền và 01 sân bóng đá mini.

Cấp huyện: Khu liên hợp TDTT, gồm có 01 sân vận động (quy mô khán đài 500 - 1000 chỗ); 01 nhà tập và thi đấu quy mô từ 500 đến 1.000 khán giả; 01 hồ bơi 50m (hoặc 25m).

- Cấp tỉnh: Phủ nhựa tổng hợp đường chạy môn điền kinh, xây dựng cụm sân quần vợt trong nhà và ngoài trời, nhà tập luyện môn bóng bàn, bida và mua sắm trang thiết bị phòng hồi phục thể lực VĐV, nâng cấp các công trình TDTT tại khu Liên hợp TDTT Tỉnh.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền:

- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội đối với việc phát triển TDTT. Trên cơ sở đó có chủ trương phù hợp để lãnh đạo, chỉ đạo công tác TDTT ở từng địa phương; quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác TDTT, triển khai các quy hoạch, đề án, chương trình, kế hoạch phát triển TDTT.

- Chính quyền các cấp lập quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp TDTT trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch chung của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đặc biệt là công tác quy hoạch đất đai, công trình thể thao phục vụ nhu cầu tập luyện và thi đấu của quần chúng nhân dân trên địa bàn.

- Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT ở các cấp, đặc biệt là năng lực triển khai thực hiện các chủ trương chính sách về phát triển TDTT; đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phương thức quản lý, áp dụng quản lý theo mục tiêu nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo để có đội ngũ cán bộ đủ sức hoàn thành nhiệm vụ.

2. Công tác thông tin tuyên truyền:

- Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức về công tác phát triển TDTT trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân nhân từ tỉnh đến cơ sở, tạo sự đồng thuận về tầm quan trọng của công tác phát triển TDTT, qua đó giúp cán bộ và nhân dân nhận thức rõ ý nghĩa, tác dụng của việc rèn luyện thân thể, tích cực tham gia các hoạt động TDTT phù hợp với sở thích, lứa tuổi, trình độ thể lực, hình thành ý thức tự giác say mê tập luyện; tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi người dân được hưởng thụ và tham gia các hoạt động TDTT nhằm tăng cường sức khỏe.

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin, báo, đài, cổng thông tin điện tử tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của TDTT đối với việc tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc con người Việt Nam; xây dựng lối sống văn hóa lành mạnh, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

3. Phát triển TDTT cho mọi người:

- Phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao quần chúng ở hầu hết các đối tượng cả về số lượng lẫn chất lượng, trong đó đặc biệt quan tâm phát triển TDTT trường học để làm tiền đề cho công tác phát hiện bồi dưỡng và cung cấp vận động viên cho tuyến năng khiếu tập trung của tỉnh.

- Xây dựng và nâng cao chất lượng các câu lạc bộ, đội thể thao ở xã, phường, thị trấn trên cơ sở phù hợp phát triển phong trào theo điều kiện thực tế của địa phương làm nòng cốt cho hoạt động TDTT ở cơ sở, khuyến khích công tác xã hội hóa TDTT, phát triển các cơ sở tập luyện, dịch vụ TDTT ngoài công lập theo quy định để tạo thêm cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cho hoạt động TDTT ở cơ sở.

- Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn phát triển TDTT đối với tất cả các đối tượng, kể cả người cao tuổi, người khuyết tật, trước hết là trong lực lượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, cán bộ công chức viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang, chú trọng đẩy mạnh phong trào ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa; đẩy mạnh, đa dạng hóa các loại hình tập luyện, phương thức tổ chức hoạt động TDTT, phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể (thông qua các chương trình hoạt động liên tịch); gắn các hoạt động TDTT với hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, các hoạt động văn hóa, lễ hội, du lịch của địa phương, khôi phục và phát huy các trò chơi dân gian, các môn thể thao truyền thống dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống thi đấu các môn thể thao hàng năm từ cơ sở đến tỉnh theo hướng ổn định và ngày càng đa dạng hóa nội dung và hình thức tổ chức, đưa các hoạt động TDTT hướng về cơ sở, đặc biệt chú trọng các địa bàn, đối tượng có nhiều khó khăn nhằm thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia và hưởng thụ các giá trị mà hoạt động TDTT mang lại, thu dần cách biệt mức hưởng thụ giữa thành thị và nông thôn. Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để tổ chức thành công Đại hội thể dục, thể thao các cấp tỉnh Đồng Tháp lần thứ IX năm 2022

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học:

- Tạo chuyển biến cơ bản về giáo dục thể chất cho mọi đối tượng, nhất là thanh thiếu niên trong trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành thói quen sinh hoạt hàng ngày của hầu hết thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

- Quy hoạch đất cho trường học các cấp để xây dựng sân bãi, nhà tập, hồ bơi tuỳ theo quy mô của từng trường; đầu tư trang bị về cơ sở vật chất, dụng cụ phục vụ giảng dạy và tập luyện TDTT trong nhà trường; tăng cường đội ngũ giáo viên TDTT đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng.

- Thực hiện tốt các hoạt động TDTT cơ sở và giáo dục thể chất ở trường học các cấp theo đúng quy định. Quan tâm phát triển các hoạt động tập luyện và thi đấu TDTT ngoại khóa hợp lý, phù hợp điều kiện thực tiễn. Tổ chức tốt Hội khỏe Phù Đổng định kỳ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Phát triển thể thao thành tích cao:

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, ý thức nghề nghiệp và trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa đối với đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên.

- Ưu tiên tập trung đào tạo các môn Olympic, môn thế mạnh truyền thống của tỉnh, đạt huy chương tại Đại hội thể thao toàn quốc, giải vô địch quốc gia, giải trẻ quốc gia, giải trẻ - lứa tuổi quốc tế…(xếp thứ tự môn đào tạo từ trên xuống ở phụ lục 6, chỉ tiêu đào tạo 2021 - 2025).

- Việc xây dựng lực lượng và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao cần nhiều yếu tố tích hợp riêng về mặt thời gian, quy trình đào tạo cần 3 - 5 năm cho vận động viên từ năng khiếu lên trẻ đạt huy chương ở giải vô địch trẻ quốc gia và 7 - 10 năm cho vận động viên tuyển đạt huy chương giải vô địch quốc gia hay Đại hội thể thao toàn quốc.

- Về số lượng đào tạo, cần được xây dựng theo mô hình hình chóp và xây dựng lực lượng vận động viên đủ 3 tuyến từ dưới lên (năng khiếu, trẻ, tuyển) theo nguyên tắc đào tạo thể thao thành tích cao để đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuyên môn, cũng như có tính kế thừa ổn định phát triển bền vững.

- Giai đoạn 2021 - 2022: Tập trung các môn Olympic, thế mạnh, truyền thống của tỉnh, hàng năm đạt nhiều huy chương các giải quốc gia và quốc tế, góp phần tạo dựng hình ảnh địa phương và lan tỏa thúc đẩy sự phát triển phong trào thể dục thể thao tỉnh nhà (Bóng đá trẻ, Xe đạp, Karate, Judo, Đá cầu, Bi sắt, Cờ vua, Canoeing, Cầu mây, Điền kinh, Bắn cung), đặc biệt tham gia Đại hội thể thao toàn quốc cuối năm 2022 cần tăng số lượng vận động viên tuyến trẻ và tuyển.

- Giai đoạn 2023 - 2025: Các môn thế mạnh đã ổn định cần duy trì, tập trung hoàn thiện hệ thống đào tạo đối với các môn tiềm năng như Karate, Judo, Taekwondo, Vovinam, Bi sắt, Cờ vua, Canoeing, Cầu mây, Bơi lội, Bắn cung, Cử tạ, cần tăng số lượng vận động viên tuyến năng khiếu và trẻ.

- Nhóm môn thể thao Olympic, cơ bản, nhiều bộ huy chương Điền kinh, Bơi lội, Cầu lông, Cử tạ, Bắn cung cần đào tạo phát triển phong trào sâu rộng; đào tạo lại, đào tạo nâng chất lực lượng HLV để từng bước ổn định và phát triển thành tích. Đối với môn mới đầu tư như Cử tạ và Bắn cung việc tập luyện sẽ vận dụng cơ sở tập luyện có sẵn (phòng tạ bổ sung thêm), về chuyên môn sẽ liên kết đào tạo với Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Cần Thơ để có chuyên gia nước ngoài hỗ trợ huấn luyện nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn cho HLV, VĐV, vì vậy cần theo dõi điều chỉnh hàng năm theo thực tế hiệu quả đào tạo từng môn để điều chỉnh bổ sung lực lượng vận động viên cho phù hợp chủ yếu là tuyến năng khiếu và trẻ.

- Thực hiện quy hoạch đào tạo lực lượng cán bộ quản lý, huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài, bác sĩ thể thao…với chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp, góp phần vào công tác tuyển chọn, huấn luyện, chăm sóc vận động viên thể thao, nhất là thể thao thành tích cao.

- Từng bước hiện đại hóa hệ thống đào tạo tài năng thể thao của tỉnh. Lựa chọn phân nhóm các môn thể thao trọng điểm để có kế hoạch đầu tư và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong quá trình đào tạo vận động viện. Đổi mới công tác

tuyển chọn, huấn luyện thể thao theo hướng khoa học và hiện đại; cải tiến các chế độ, chính sách đối với vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài. Coi nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ là khâu đầu tiên nhằm tạo ra những bước đột phá để nâng cao thành tích thể thao tỉnh nhà.

- Chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các tài năng thể thao phục vụ cho địa phương; đóng góp nhiều vận động viên cho đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ thi đấu quốc tế. Chuẩn bị tốt lực lượng tham gia thi đấu đạt thành tích cao tại Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đảm bảo phục vụ tốt hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao, thường xuyên đăng cai tổ chức các giải thi đấu thể thao đỉnh cao cấp quốc gia và quốc tế, mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực đào tạo, huấn luyện tài năng thể thao.

- Mời một số chuyên gia trong và ngoài nước có năng lực và trình độ chuyên môn tốt tham gia công tác huấn luyện vừa để nâng cao thành tích cho vận động viên vừa để các huấn luyện viên của tỉnh học tập kinh nghiệm chuyên môn.

- Định kỳ tổ chức các cuộc hội thảo chuyên môn về công tác tuyển chọn, đào tạo để kịp thời cập nhật thông tin, trang bị những kiến thức về lý luận và thực hành cho đội ngũ huấn luyện viên vận dụng thiết thực trong quá trình huấn luyện.

5. Về nguồn nhân lực và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TDTT:

- Củng cố và tăng cường hệ thống thiết chế về quản lý các mô hình TDTT quần chúng, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, hướng dẫn viên TDTT, chú trọng đào tạo nhân lực cho phong trào TDTT vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, xây dựng mạng lưới cộng tác viên làm nòng cốt cho phong trào, thành lập các câu lạc bộ TDTT phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của các đối tượng cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn gắn với trường học, điểm vui chơi và các thiết chế thể thao ở cơ sở.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực cho phát triển thể thao thành tích cao, quy hoạch đào tạo số huấn luyện viên có trình độ cao ở một số môn thể thao mũi nhọn, chú trọng công tác dạy văn hóa và giáo dục đạo đức cho vận động viên.

- Có chính sách, đãi ngộ, thu hút vận động viên tài năng thể thao, cán bộ, huấn luyện viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi tình nguyện phục vụ tại địa phương, có cơ chế chính sách tuyển đặc cách vào viên chức nhà nước đối với các vận động viên có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp cho tỉnh: Đạt huy chương vàng Đại hội thể thao toàn quốc, huy chương vàng Sea Games, huy chương vàng, bạc châu Á; đạt huy chương Olympic.

- Tăng cường quy hoạch, xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng TDTT công cộng ở các xã,phường, thị trấn…tạo mạng lưới cơ sở hạ tầng TDTT đồng bộ, phục vụ cho việc tập luyện hàng ngày của nhân dân, xây dựng các khu tập luyện đa năng trong các khuôn viên trường học, Trung tâm Văn hóa học tập cộng đồng…với các trang thiết bị tập luyện đơn giản, tiện lợi phục vụ cho việc rèn luyện thân thể của các đối tượng quần chúng. Những công viên, khuôn viên cây xanh hay quảng trường có đủ điều kiện phải có trang thiết bị tập luyện đảm bảo sự đồng bộ các thiết chế văn hóa - thể thao các cấp

6. Đẩy mạnh xã hội hóa TDTT

- Hướng hoạt động TDTT về cơ sở, về người dân; khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân đầu tư xây dựng,khai thác, sử dụng cơ sở vật chất phục vụ phong trào; phối hợp với các ngành chức năng xây dựng nhiều điểm vui chơi thể thao, giải trí cho thanh, thiếu niên và các điểm tập đối với công nhân viên chức lao động, người cao tuổi,... gắn với các hoạt động văn hoá, lễ hội, du lịch của Tỉnh.

- Tiếp tục phát triển hệ thống Liên đoàn, Hội thể thao; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này; từng bước chuyển giao hoạt động tác nghiệp về thể thao cho các tổ chức Hội, Liên đoàn thể thao và các cơ sở ngoài công lập; cơ quan quản lý Nhà nước tập trung hơn vào công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra đối với các hoạt động thể dục thể thao.

- Từng bước nghiên cứu cải tiến hệ thống thi đấu TDTT quần chúng từ cơ sở đến cấp tỉnh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để các ngành, các tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế… đảm nhận công tác tổ chức, ngành TDTT hỗ trợ công tác nghiệp vụ chuyên môn. Hình thành có hệ thống và đa dạng hóa các hình thức thi đấu phong trào theo đối tượng, môn thể thao, lứa tuổi, quy mô…(hội thao khu công nghiệp, giải liên phường xã, giải câu lạc bộ, giải thể thao người khuyết tật, hội khỏe các gia đình thể thao…);

7. Liên kết đào tạo và giao lưu hợp tác quốc tế:

- Mở rộng quan hệ với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Thiết lập tốt mối quan hệ với các Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia, Viện khoa học TDTT, các Liên đoàn thể thao quốc gia…để chia sẽ thông tin, hỗ trợ liên kết trong công tác tuyển chọn và đào tạo vận động viên.

- Hàng năm chọn một số vận động viên trẻ có triển vọng và khả năng phát triển thành tích đỉnh cao ở những môn thể thao trong hệ thống Olympic cùng với huấn luyện viên đi tập huấn nước ngoài, để làm lực lượng nòng cốt đạt huy chương vàng các kỳ Đại hội Thể thao toàn quốc và tham gia đội tuyển quốc gia dự các giải quốc tế.

- Tăng cường tham gia và đăng cai tổ chức các giải thể thao quốc tế, nhằm tạo mối quan hệ giữa Đồng Tháp với các quốc gia trong khu vực và quốc tế, qua đó góp phần quảng bá hình ảnh về quê hương và con người Đồng Tháp.

- Mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạt động TDTT như: Tham gia các sự kiện, các cuộc thi đấu, biểu diễn thể thao quốc tế được tổ chức trong nước và ở nước ngoài; tăng cường quan hệ với các tổ chức quốc tế để tranh thủ sự giúp đỡ phát triển nguồn nhân lực TDTT.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

- Ngân sách cấp tỉnh đảm bảo thực hiện kế hoạch này được Ủy ban nhân dân Tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp TDTT của địa phương (theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước).

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch phát triển TDTT tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 được bố trí hàng năm trong dự toán ngân sách chi hoạt động thường xuyên của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với cấp tỉnh; của UBND huyện, thị xã, thành phố đối với cấp huyện và UBND xã phường, thị trấn đối với cấp xã.

1. Kinh phí đầu tư phát triển sự nghiệp TDTT cấp tỉnh hàng năm:

Đơn vị tính tỷ đồng (Kèm phụ lục 8, chi tiết)

Năm

Phong trào TDTT cho mọi người

Thể thao thành tích cao

Đào tạo bóng đá trẻ

Tổng số

2021

2,897,432,000

42,138,606,480

9, 151,863,800

54,187,902,280

2022

2,897,432,000

45,514, 088,620

9,085, 863,800

57,512,384,420

2023

2,912,432,000

47,684,913,020

9,085, 863,800

59,683,208,820

2024

3,312,432,000

48,668,695,420

9,085, 863,800

61,066,991,220

2025

3,312,432,000

49,720,752,420

9,085, 863,800

62,119,048,220

- Kinh phí phong trào TDTT cho mọi người bao gồm: Kinh phí đăng cai tổ chức các giải thể thao cấp khu vực và toàn quốc, tổ chức các giải thể thao cấp tỉnh, mở các lớp chuyên môn nghiệp vụ.

- Kinh phí thể thao thành tích cao chưa tính khen thưởng cho vận động viên đạt thành tích cao hàng năm và chế độ chính sách đãi ngộ (nếu có).

Tăng cường quan hệ với các đơn vị kinh tế trong và ngoài tỉnh nhằm tìm kiếm đối tác quan tâm đầu tư cho thể thao chuyên nghiệp tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện kế hoạch phát triển thể thao chuyên nghiệp.

2. Kinh phí đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình TDTT tại khu Liên hợp TDTT tỉnh (tổng đầu tư là 22,5 tỷ đồng) từ nguồn ngân sách nhà nước:

- Thực hiện theo Quyết định số 1782/QĐ-UBND.HC ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất khu liên lợp thể dục thể thao với tổng mức đầu tư dự kiến là 42,130 tỷ đồng, ngân sách tập trung do tỉnh quản lý và phân bổ 2021 - 2023 với mục tiêu khắc phục tình trạng xuống cấp công trình, đảm bảo cơ sở vật chất luôn đáp ứng nhu cầu phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Stt

Danh mục đầu tư

Phân kỳ đầu tư

2021

2022

2023

2024

2025

2.1

Cải tạo, sửa chữa hồ bơi

42,130

 

 

2.1

Cải tạo, sửa chữa nhà thi đấu đa năng

 

 

2.1

Cải tạo, sửa chữa khán đài B sân vận động Cao Lãnh (phòng nghỉ vđv bóng đá)

 

 

2.2

Cải tạo, sửa chữa khán đài A, C, D và sơn toàn bộ khán đài A, B, C, D sân vận động Cao Lãnh

 

 

 

15

 

2.2

Cải tạo hệ thống tưới, mặt sân và thay mặt cỏ sân vận động Cao Lãnh

 

 

 

1,5

 

2.2

Trang bị dụng cụ phòng Y sinh, hồi phục, tập thể lực…

 

 

 

1

 

2.2

Lắp mái che sân Bi sắt

 

 

 

0,5

 

2.2

Lắp Hệ thống điện năng lượng mặt trời tại nhà thi đấu đa năng

 

 

 

2,5

 

2.2

Phủ nhựa đường chạy môn Điền kinh (sân vận động tỉnh)

 

 

 

 

12

2.2

Nhà tập luyện môn Bóng bàn, Billiards

XHH

XHH

XHH

XHH

XHH

2.2

Xây dựng cụm sân quần vợt trong nhà và ngoài trời

XHH

XHH

XHH

XHH

XHH

 

Tổng kinh phí

42,130

20,5

12

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

Là đơn vị thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển TDTT tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Văn hóa và Thông tin, xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công tác TDTT tại địa phương.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành phố thực hiện quy hoạch, bố trí quỹ đất phục vụ các hoạt động TDTT giai đoạn 2021 - 2025; tăng cường quản lý và sử dụng có hiệu quả đất các công trình thể thao của các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn, trường học.

- Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh và các tổ chức thành viên, các Liên đoàn, Hội TDTT của Tỉnh để chỉ đạo tổ chức và triển khai các hoạt động TDTT ở địa phương theo nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thống nhất việc cân đối kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch.

- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch định kỳ hàng năm về Ủy ban nhân dân Tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện kế hoạch.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì phối hợp với các huyện, thành phố lập quy hoạch sử dụng đất dành cho lĩnh vực TDTT đến năm 2025.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định nhu cầu sử dụng đất cho lĩnh vực TDTT đến năm 2025. Hướng dẫn các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất theo quy định.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch ngân sách phát triển TDTT hàng năm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa theo Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc Ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích xã hội hóa các lĩnh vực Giáo dục - Đào tạo, Dạy nghề; Y tế; Văn hóa, Thể dục thể thao; Môi trường, Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cân đối vốn đầu tư các công trình thuộc kế hoạch phát triển cơ sở vật chất thể dục thể thao được duyệt.

5. Sở Nội vụ: Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan, xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động các thiết chế TDTT cơ sở để thực hiện kế hoạch này.

6. Sở Xây dựng: Phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan, xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể quy trình, tiêu chuẩn xây dựng các công trình thể dục thể thao.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và thực hiện các kế hoạch về nâng cao chất lượng giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong trường học và Hội khỏe Phù Đổng. Tham mưu, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách để phát triển cơ sở vật chất TDTT trường học; thực hiện tốt chương trình phổ cập bơi cho học sinh, sinh viên.

- Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường đảm bảo chỉ tiêu, chất lượng đã đề ra. Lập kế hoạch nhu cầu tuyển dụng giáo viên thể dục cho tất cả các cấp học đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời phát triển thể lực tầm vóc bằng giải pháp tăng cường giáo dục thể chất.

- Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các trường phổ thông mở các lớp phổ thông năng khiếu thể thao để đào tạo lực lượng VĐV học sinh. Hướng dẫn các trường học có kế hoạch phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và phát triển phong trào TDTT trong và ngoài học đường.

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Đồng Tháp, Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp, Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp:

Định hướng, hướng dẫn, chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở thông tin, tuyên truyền Kế hoạch phát triển thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025;duy trì chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển TDTT, về lợi ích tác dụng của TDTT đối với sức khỏe.

9. Bộ chỉ huy quân sự Tỉnh, Công an Tỉnh: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch vận động và tổ chức cho cán bộ chiến sĩ thực hiện chế độ rèn luyện thể lực; hàng năm kiểm tra tiêu chuẩn Chiến sĩ khỏe, Chiến sĩ công an khỏe.

10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Tỉnh và các tổ chức thành viên:

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào TDTT, rèn luyện sức khỏe; tham gia các hoạt động thể thao theo Kế hoạch hàng năm của tỉnh, gắn với nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Toàn dân rèn luyện thân thể thao gương Bác Hồ vĩ đại” với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Căn cứ kế hoạch đã được phê duyệt, triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch thuộc phạm vi địa phương mình quản lý.

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo thực hiện quy hoạch ổn định đất cho hoạt động TDTT, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng sân bãi, đẩy mạnh phong trào tập luyện TDTT trong nhân dân.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc các địa phương, sở, ngành, tổ chức, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ VHTTDL;
- Tổng cục TDTT;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh, UBMTTQVN Tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT/UBND Tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, tổ chức CT-XH Tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Các Liên đoàn, Hội TDTT trong Tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- Lưu: VT, THVX. VD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

PHỤ LỤC 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN SỰ NGHIỆP THỂ DỤC THỂ THAO 2015 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 89/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Stt

Chỉ tiêu

Kết quả thực hiện

Ước thực hiện năm 2020

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên

32,3% dân số (551.300 người)

33,2% dân số (566.662 người)

34% dân số (580.316 người)

35% dân số (603.359 người)

36% dân số (620.598 người)

37% dân số (637.836 người)

2

Tỷ lệ gia đình thể thao

23,2% số hộ (98.995 hộ)

24,1% số hộ (102.836 hộ)

25% số hộ (106.676 hộ)

26% số hộ (112.052 hộ)

27% số hộ (116.362 hộ)

28% số hộ (120.671 gia đình)

3

Số câu lạc bộ TDTT

1.268 CLB

1.280 CLB

1.295 CLB

1.310 CLB

1.326 CLB

1.342CLB

4

Tỷ lệ phổ cập bơi trẻ em (so với số trẻ em chưa biết bơi trong độ tuổi từ 07 - 15)

51,2%

52%

54%

56%

58%

60%

5

Tỷ lệ trường học đảm bảo GDTC

100 %

100 %

100%

100%

100%

100%

6

Tỷ lệ trường thực hiện TDTT ngoại khóa

42%

43%

43%

44%

45%

45%

7

Tỷ lệ học sinh các cấp đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể

98%

98%

98,70%

98,92%

99%

99%

8

Tỷ lệ chiến sĩ quân đội đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể

100%

100%

100%

100%

100%

100%

9

Tỷ lệ chiến sĩ công an đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể

100%

100%

100%

100%

100%

100%

10

Tỷ lệ CNVC-LĐ tập luyện TDTT TX

69%

71%

73%

75%

78%

80%

11

Tỷ lệ Người cao tuổi tập luyện TDTT TX

64%

66%

67%

68%

69%

70%

 

PHỤ LỤC 2

SỐ LƯỢNG HUẤN LUYỆN VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN ĐÀO TẠO THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 89/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Stt

Môn/năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Cộng

Tuyến đào tạo

nk

trẻ

tuyển

nk

trẻ

tuyển

nk

trẻ

tuyển

nk

trẻ

tuyển

nk

trẻ

tuyển

nk

trẻ

tuyển

1

Bóng đá

 

101

 

 

81

 

 

80

 

 

107

 

47

55

 

55

49

 

ổn định, hiệu quả cao

2

Xe đạp

37

14

14

42

5

12

36

12

12

37

11

13

40

14

13

34

12

15

ổn định, hiệu quả cao

3

Đá cầu

16

13

16

18

14

15

18

16

15

20

16

15

24

16

15

23

16

15

ổn định, hiệu quả cao

4

Judo

28

10

15

22

10

9

23

9

10

31

13

9

29

15

10

32

12

8

ổn định, hiệu quả cao

5

Cờ vua

20

8

 

22

13

 

21

11

1

25

 

2

23

10

2

19

8

4

ổn định, hiệu quả thấp

6

Karate

15

12

11

16

10

9

27

7

9

32

7

9

29

13

9

31

12

10

ổn định, hiệu quả cao

7

Bi sắt

11

7

6

10

9

5

8

4

8

21

7

9

22

9

9

21

12

10

ổn định, hiệu quả cao

8

Taekwondo

3

5

 

6

3

3

3

3

2

16

3

2

21

2

2

20

2

4

ổn định, hiệu quả cao

9

Điền kinh

6

3

1

3

2

1

1

2

1

1

 

1

14

 

1

15

 

1

ổn định, hiệu quả thấp

10

Bơi lội

10

 

 

12

 

 

2

 

 

Tạm dừng đào tạo

27

 

 

19

 

 

ổn định, hiệu quả thấp

11

Vovinam

5

 

 

9

 

 

4

3

 

7

 

3

9

 

3

7

1

3

ổn định, hiệu quả cao

12

Cầu mây

11

1

 

11

1

 

8

 

 

9

4

 

9

7

 

20

7

 

ổn định, hiệu quả cao

13

Canoeing

 

9

 

 

2

6

 

1

7

5

1

6

8

 

6

5

 

6

ổn định, hiệu quả cao

14

Bắn Cung

 

2

 

 

2

 

 

 

2

 

 

1

8

 

1

10

 

1

ổn định, hiệu quả thấp

15

Cầu lông

Tạm dừng đào tạo

12

 

 

11

 

 

17

 

 

15

 

 

10

4

 

ổn định, hiệu quả thấp

16

Bóng bàn

11

1

 

11

1

 

7

1

 

Tạm dừng đào tạo

Tạm dừng đào tạo

Tạm dừng đào tạo

không hiệu quả

17

Bi da

 

1

 

 

1

 

 

1

 

 

1

 

Tạm dừng đào tạo

Tạm dừng đào tạo

không hiệu quả

18

Vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

Môn mới đào tạo

Cộng tuyến

173

187

63

194

154

60

169

150

67

221

170

70

325

141

71

326

135

77

2,786

Cộng 3 tuyến

423

408

386

461

537

538

2,786

 

PHỤ LỤC 3

SỐ LƯỢNG HUY CHƯƠNG THỂ THAO THÀNH TÍCH CAO ĐẠT ĐƯỢC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số:89/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

TT

Bộ môn

2015

2016

2017

Khu vực

Quốc gia

Quốc tế

Khu vực

Quốc gia

Quốc tế

Khu vực

Quốc gia

Quốc tế

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

1

Bóng đá

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xe đạp

 

 

 

20

8

13

 

1

 

 

 

 

15

20

8

 

2

 

 

 

 

22

20

15

 

 

 

3

Đá cầu

 

 

 

6

8

11

 

 

 

 

 

 

7

10

6

 

 

 

 

 

 

10

9

3

4

1

 

4

Judo

7

2

6

4

3

17

3

0

0

 

 

 

5

6

20

1

2

2

5

1

2

9

6

10

2

0

3

5

Cờ vua

10

22

16

6

19

34

 

 

1

7

11

15

13

13

35

7

4

2

36

26

27

1

12

26

2

2

3

6

Karate

28

23

18

11

12

16

4

2

4

15

7

9

11

12

28

5

5

3

31

18

23

7

11

6

3

5

5

7

Bi sắt

1

2

2

4

4

1

1

1

1

 

 

 

4

3

7

 

1

2

2

 

 

5

3

1

1

1

2

8

Taekwondo

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

3

2

3

 

 

 

 

1

 

1

1

2

 

1

 

9

Điền kinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

10

Bơi lội

 

6

 

 

6

5

 

 

 

 

 

 

2

4

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Vovinam

2

5

4

1

4

9

 

 

 

 

 

 

1

5

21

 

 

 

1

6

4

5

13

17

 

 

 

12

Cầu mây

 

1

2

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

1

 

 

 

13

Canoeing

6

1

1

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

3

1

1

2

 

1

 

 

 

14

Bắn cung

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

15

Cầu lông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

5

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

54

63

49

53

64

116

8

4

6

22

18

24

65

80

144

13

14

9

79

53

57

64

76

82

12

10

13

Cộng loại

166

233

18

64

289

39

189

222

45

Cộng cả năm

417

392

456

 

TT

Bộ môn

2018

2019

2020

Khu vực

Quốc gia

Quốc tế

Khu vực

Quốc gia

Quốc tế

Khu vực

Quốc gia

Quốc tế

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

V

B

Đ

1

Bóng đá

 

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Xe đạp

 

 

 

18

14

18

 

 

 

 

 

 

16

19

13

 

 

 

 

 

 

5

5

3

 

 

 

3

Đá cầu

 

 

 

12

7

9

 

 

 

 

 

 

16

11

12

4

1

 

 

 

 

2

3

3

 

 

 

4

Judo

 

 

 

6

6

15

 

 

 

4

2

4

10

8

15

2

1

0

5

4

8

4

5

7

 

 

 

5

Cờ vua

29

37

34

4

4

20

1

4

 

38

38

37

4

15

17

4

2

2

22

19

29

3

6

19

 

 

 

6

Karate

14

15

17

10

11

10

1

3

5

9

10

17

7

6

18

2

2

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Bi sắt

 

 

 

8

2

9

 

 

 

6

3

8

2

0

2

4

2

4

 

 

 

2

1

2

 

 

 

8

Taekwondo

 

 

 

2

2

1

 

 

 

 

 

 

5

2

3

 

1

2

 

 

 

 

2

4

 

 

 

9

Điền kinh

 

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Bơi lội

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Vovinam

 

 

 

3

10

20

 

 

 

 

 

 

8

7

11

 

 

 

2

 

 

 

 

1

 

 

 

12

Cầu mây

 

 

 

1

3

1

 

 

 

 

 

 

1

1

2

 

 

 

 

 

 

2

1

2

 

 

 

13

Canoeing

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

1

1

2

 

 

 

 

 

 

2

1

 

 

 

 

14

Bắn cung

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Cầu lông

2

 

1

 

 

 

 

 

 

2

2

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

45

52

52

65

62

104

3

7

5

59

55

67

70

71

97

16

9

10

29

23

37

20

24

41

0

0

0

Cộng loại

149

231

15

181

238

35

89

85

0

Cộng cả năm

395

454

174

 

PHỤ LỤC 4

HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT THỂ THAO DO NHÀ NƯỚC VÀ TƯ NHÂN QUẢN LÝ CỦA CÁC HUYỆN, THI XÃ, THÀNH PHỐ ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 89/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Stt

Tên

Đơn vị

Tổng

TPCL

TPSĐ

TXHN

Lai Vung

Lấp

Châu Thành

HCL

Tháp Mười

Thanh Bình

Tam Nông

Tân Hồng

HHN

I

Nhà nước quản lý

80

39

19

75

52

27

32

45

44

33

47

45

538

1

Nhà thi đấu

2

 

 

1

1

1

1

1

 

1

1

 

9

2

Nhà tập

3

3

 

 

 

2

 

 

1

4

 

 

13

3

Sân Bóng đá 11 người

1

 

1

2

4

2

2

2

7

2

5

4

32

4

Sân Bóng đá 7 người

2

2

1

2

2

 

 

1

2

2

2

2

18

5

Sân Bóng đá 5 người

5

4

1

2

7

 

 

5

2

8

5

1

40

6

Sân BĐ 5 người cỏ nhân tạo

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

7

Sân Quần vợt

18

10

5

1

3

2

1

4

3

1

1

0

49

8

Sân Bóng chuyền

30

16

7

62

30

16

20

13

28

7

26

20

275

9

Sân bóng rổ

6

3

2

 

 

 

 

5

 

4

3

1

24

10

Hồ bơi đơn giản

3

 

 

2

5

4

3

13

1

2

1

4

38

11

Hồ bơi cố định

2

1

1

1

 

1

5

1

 

2

3

11

28

12

Phòng tập thể thao

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

02

4

II

Tư nhân quản lý

53

36

57

23

27

28

24

81

44

22

56

65

516

1

Nhà thi đấu

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

2

Nhà tập

 

 

 

1

 

 

 

 

 

3

1

 

5

3

Sân Bóng đá 11 người

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

4

Sân Bóng đá 7 người

1

1

 

 

1

3

1

1

1

1

5

3

18

5

Sân Bóng đá 5 người

 

 

7

9

4

 

 

5

11

4

5

5

50

6

Sân BĐ 5 người cỏ nhân tạo

40

15

6

11

13

6

20

7

6

8

9

13

154

7

Sân Quần vợt

 

1

4

 

 

1

 

 

 

 

 

 

6

8

Sân Bóng chuyền

8

1

34

 

7

10

 

63

18

 

35

41

217

9

Sân bóng rổ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

10

Hồ bơi đơn giản

 

 

 

 

 

1

 

 

5

 

 

0

6

11

Hồ bơi cố định

 

3

4

1

2

1

 

3

 

3

1

1

19

12

Phòng tập thể thao

4

15

2

 

 

6

3

2

3

3

 

2

40

 

Cộng (I II)

133

75

76

98

79

55

56

126

88

55

103

110

1.054

 

PHỤ LỤC 5

CÁC SÂN BÓNG ĐÁ 11 NGƯỜI BỊ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
(Kèm theo Kế hoạch số: 89/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Stt

Đơn vị

Tên công trình

Đia điểm

Lý do

1

Thanh Bình

Sân bóng đá 11 người

Ấp Trung xã TânThạnh

Xây dựng chợ

Sân bóng đá 11 người

Ấp Thị xã An Phong

Xây dựng chợ

2

Lai Vung

Sân bóng đá 11 người

Ấp Hòa Khánh xã Vĩnh Thới

Xây khu dân cư

Sân bóng đá 11 người

Ấp Tân Lợi xã Tân Thành

Xây Trường THCS Tân Thành

Sân bóng đá 11 người

Ấp Tân Phú xã Tân Phước

Xây Trường TH Tân Phước 1

Sân bóng đá 11 người

Ấp Long Thành xã Long Hậu

Xây Trường THCS Long Hậu

Sân bóng đá 11 người

Ấp Tân Lộc A xã Tân Dương

Xây Trường TH Tân Dương 1

3

Lấp Vò

Sân bóng đá 11 người

Xã Tân Khánh Trung

Làm trụ sở UBND xã

Sân bóng đá 11 người

Xã Long Hưng A

Làm Trường học

4

TP. Cao Lãnh

Sân bóng đá 11 người

Khóm 3, Phường 4

Mở rộng khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Sân bóng đá 11 người

Ấp Tịnh Châu xã Tịnh Thới

Xây dựng Trường mần non

Sân bóng đá 11 người

Khóm Thuận Phát P. Hòa Thuận

Phát triển đô thị

5

Tam Nông

Sân bóng đá 11 người

Ấp 1 xã An Hòa

Xây dựng Trường học

Sân bóng đá 11 người

Ấp Long Thành xã Phú Thành A

Xây dượng Trường học

 

PHỤ LỤC 6

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN VIÊN, VẬN ĐỘNG VIÊN, TRỌNG TÀI 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 89/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Năm

Stt

Môn thể thao

Số lượng HLV, VĐV

Tổng số

N.khiếu

Trẻ

Tuyển

2021

1

Bóng đá

45

49

 

94

2

Xe đạp

30

16

12

58

3

Karate

28

14

10

52

4

Judo

28

12

8

48

5

Đá cầu

20

15

12

47

6

Bi sắt

20

12

8

40

7

Cờ vua

15

8

3

26

8

Canoeing

10

6

4

20

9

Taekwondo

14

6

4

24

10

Cầu mây

18

8

4

30

11

Vovinam

10

5

3

18

12

Điền kinh

15

3

1

19

13

Bắn cung

12

 

2

14

14

Bơi lội

15

 

 

15

15

Cầu lông

10

4

0

14

16

Cử tạ

6

0

0

6

Tổng số

296

158

71

525

2022

1

Bóng đá

45

49

 

94

2

Xe đạp

30

16

15

61

3

Karate

28

14

12

54

4

Judo

28

15

10

53

5

Đá cầu

20

17

14

51

6

Bi sắt

20

14

10

44

7

Cờ vua

15

9

4

28

8

Canoeing

10

6

6

22

9

Taekwondo

14

6

4

24

10

Cầu mây

18

9

4

31

11

Vovinam

10

5

3

18

12

Điền kinh

15

3

2

20

13

Bắn cung

12

1

2

15

14

Bơi lội

15

 

 

15

15

Cầu lông

10

4

0

14

16

Cử tạ

6

0

0

6

Tổng số

296

168

86

550

2023

1

Bóng đá

45

49

 

94

2

Xe đạp

30

16

15

61

3

Karate

30

14

12

56

4

Judo

30

15

10

55

5

Đá cầu

22

17

14

53

6

Bi sắt

22

14

10

46

7

Cờ vua

15

10

4

29

8

Canoeing

12

8

6

26

9

Taekwondo

14

8

4

26

10

Cầu mây

18

10

4

32

11

Vovinam

12

6

4

22

12

Điền kinh

15

3

2

20

13

Bắn cung

12

2

2

16

14

Bơi lội

15

2

 

17

15

Cầu lông

10

4

0

14

16

Cử tạ

8

0

0

8

Tổng số

310

178

87

575

2024

1

Bóng đá

45

49

 

94

2

Xe đạp

30

16

15

61

3

Karate

30

14

12

56

4

Judo

30

15

10

55

5

Đá cầu

22

17

14

53

6

Bi sắt

22

12

10

44

7

Cờ vua

15

10

4

29

8

Canoeing

14

8

6

28

9

Taekwondo

16

8

4

28

10

Cầu mây

20

10

6

36

11

Vovinam

12

6

3

21

12

Điền kinh

16

3

2

21

13

Bắn cung

14

3

2

19

14

Bơi lội

16

3

 

19

15

Cầu lông

10

4

0

14

16

Cử tạ

10

2

0

12

Tổng số

322

180

88

590

2025

1

Bóng đá

45

49

 

94

2

Xe đạp

30

16

15

61

3

Karate

30

14

12

56

4

Judo

30

15

12

57

5

Đá cầu

25

17

12

54

6

Bi sắt

22

12

10

44

7

Cờ vua

15

10

5

30

8

Canoeing

15

8

7

30

9

Taekwondo

16

8

5

29

10

Cầu mây

20

10

6

36

11

Vovinam

14

6

5

25

12

Điền kinh

16

3

2

21

13

Bắn cung

14

2

2

18

14

Bơi lội

16

3

 

19

15

Cầu lông

10

4

0

14

16

Cử tạ

10

2

0

12

Tổng số

328

179

93

600

 

Trong quá trình thực hiện kế hoạch tùy tình hình thực tế phát triển chuyên môn của từng tuyến, từng môn thể thao có thể điều chỉnh số lượng vận động viên giữa các tuyến, các môn nhằm đảm bảo công tác đào tạo đạt hiệu quả cao nhất).

- Phấn đấu đến năm 2025 đào tạo 45 đến 50 trọng tài quốc gia, qui hoạch mỗi môn có một trọng tài quốc gia.

- Phấn đấu đến năm 2025 huấn luyện viên cấp tỉnh đạt khoảng 100 người./.

 

PHỤ LỤC 7

QUY HOẠCH ĐỊA BÀN MỞ LỚP THỂ THAO NĂNG KHIẾU TRỌNG ĐIỂM VÀ SỐ LƯỢNG VẬN ĐỘNG VIÊN/LỚP
(Kèm theo Kế hoạch số: 89/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh Đồng Tháp)

Stt

Môn thể thao

Địa bàn

Số lượng

Số lớp

01

Bóng đá

Lai Vung (5), Sa Đéc (4), Tháp Mười (4), Châu Thành (3), H. Hồng Ngự (3), Thanh Bình (3), TX. Hồng Ngự (3), Tân Hồng (3), Tam Nông (3), H. Cao Lãnh (3), Lấp Vò (3), TP. Cao Lãnh (2).

20 em đến 25 em/lớp

39

02

Ju do

TP. Sa Đéc, Tháp Mười, Lấp Vò

15 em đến 20 em /lớp

3

03

Karatedo

H. Cao Lãnh, H. Hồng Ngự, Lai Vung

15 em đến 20 em /lớp

3

04

Taekwondo

TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc, TX. Hồng Ngự

15 em đến 20 em /lớp

3

05

Vovinam

Tam Nông, Tháp Mười, Châu Thành

15 em đến 20 em /lớp

3

06

Bóng chuyền

12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, mỗi địa phương 2 lớp

15 em đến 20 em/lớp

24

07

Điền kinh

12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, mỗi địa phương 1 lớp

15 em đến 20 em/lớp

12

08

Bơi Lội

12 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, mỗi địa phương 1 lớp

15 em đến 20 em/lớp

12

09

Cầu lông

TP Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung

15 em đến 20 em/lớp

3

10

Cầu Mây

Tháp Mười, Tam Nông, Châu Thành

15 em đến 20 em/lớp

3

11

Đá cầu

TP. Sa Đéc, H. Hồng Ngự, Lai Vung

15 em đến 20 em/lớp

3

12

Cờ vua

TP. Cao Lãnh, TP. Sa Đéc, Tháp Mười, Thanh Bình, H. Cao Lãnh, TX. Hồng Ngự, Lấp Vò, Tam Nông

15 em đến 20 em/lớp

8

13

Bi sắt

Lấp Vò, Tân Hồng, TP Sa Đéc

15 em đến 20 em/lớp

3

Tổng cộng

 

119

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 89/KH-UBND năm 2021 về phát triển thể dục thể thao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 89/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 23/03/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Đoàn Tấn Bửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản