- 1Luật thú y 2015
- 2Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Luật Thủy sản 2017
- 4Quyết định 434/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 2635/BNN-TY năm 2021 về tổ chức triển khai Quyết định 434/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/KH-UBND | Thái Bình, ngày 24 tháng 6 năm 2021 |
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030”;
Căn cứ Công văn số 2635/BNN-TY ngày 07/5/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Quyết định số 434/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030”;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tại tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021 - 2030, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Tổ chức phòng bệnh, khống chế và kiểm soát có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi và xây dựng thành công các vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh (ATDB) để phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Chủ động phòng, khống chế các bệnh nguy hiểm ở tôm nuôi nước lợ, bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 10% tổng diện tích nuôi.
b) Chủ động phòng bệnh, khống chế bệnh ở ngao/nghêu, hàu, ... bảo đảm diện tích bị bệnh thấp hơn 5% tổng diện tích nuôi.
c) Chủ động phòng bệnh, chủ động giám sát phát hiện và khống chế kịp thời một số bệnh nguy hiểm trên đối tượng thủy sản nuôi khác, không để mầm bệnh lây lan rộng.
d) Xây dựng ít nhất 01 cơ sở sản xuất giống thủy sản ATDB đối với một số bệnh nguy hiểm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đê phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
1. Phòng bệnh và khống chế có hiệu quả một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản
a) Tập trung, huy động các nguồn lực để chủ động phòng bệnh, giám sát, phát hiện kịp thời, ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản.
b) Áp dụng các quy trình kỹ thuật phòng, chống dịch bệnh
- Tuân thủ các quy định về điều kiện cơ sở nuôi, hệ thống xử lý nước thải, chất thải theo quy định, mùa vụ thả giống, chất lượng con giống được kiểm dịch theo quy định, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi, quản lý chăm sóc ao nuôi (VietGAP, GlobalGAP,...); áp dụng các biện pháp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho thủy sản nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
- Áp dụng các biện pháp phòng bệnh, chống dịch, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y; định kỳ kiểm tra ao, hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, xử lý động vật trung gian truyền bệnh; thu mẫu gửi xét nghiệm trong trường hợp nghi ngờ có dịch bệnh phát sinh; xử lý động vật thủy sản nghi mắc bệnh, mắc bệnh, chết; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và áp dụng các biện pháp xử lý ao hồ, lồng, bè nuôi thủy sản, môi trường nước, thức ăn, phương tiện, dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi,...
c) Giám sát bị động tại các vùng nuôi và cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Thường xuyên kiểm tra vùng nuôi, cơ sở nuôi thủy sản; trường hợp phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bất thường, nghi mắc bệnh cần tổ chức lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh và xác định các thông số quan trắc môi trường.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp xử lý tổng hợp theo quy định, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.
d) Giám sát chủ động
- Tổ chức giám sát chủ động tại các vùng sản xuất giống, cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi thương phẩm; xây dựng và thực hiện kế hoạch lấy mẫu, tổ chức xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản.
- Tổ chức điều tra dịch tễ và hướng dẫn các biện pháp xử lý nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh trong trường hợp mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
- Tổ chức giám sát chủ động, xây dựng quy trình xét nghiệm, nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, các biện pháp ứng phó, xử lý nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi xâm nhập vào địa bàn tỉnh.
e) Kiểm dịch, kiểm soát động vật và sản phẩm động vật thủy sản
- Thực hiện nghiêm việc kiểm dịch động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định của pháp luật; tổ chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên thủy sản theo quy định. Thủy sản sử dụng làm giống lưu thông trong tỉnh cần có nguồn gốc rõ ràng, được xét nghiệm âm tính với các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
- Tổ chức giám sát, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản sử dụng làm giống theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g) Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản lưu hành trong tỉnh và từ tỉnh ngoài vào Thái Bình.
2. Xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh
a) Rà soát, cập nhật các văn bản quy định về vùng, cơ sở ATDB.
b) Tổ chức phổ biến, tập huấn, hướng dẫn địa phương, tổ chức và doanh nghiệp đối với các quy định về vùng, cơ sở ATDB.
c) Tổ chức giám sát chủ động, xây dựng cơ sở ATDB với các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên tôm nuôi và một số đối tượng thủy sản nuôi khác.
d) Tổ chức ghi chép, lưu trữ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về dịch bệnh, giám sát dịch bệnh và các tài liệu liên quan để được công nhận ATDB.
3. Tăng cường năng lực chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản
a) Rà soát, cập nhật các văn bản quy định an toàn sinh học đối với phòng thử nghiệm xét nghiệm bệnh thủy sản; quy định về quản lý, phân cấp phòng thử nghiệm liên quan đến chẩn đoán, xét nghiệm, nghiên cứu về bệnh thủy sản.
b) Đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm và giám sát chủ động các bệnh nguy hiểm thường xảy ra trên động vật thủy sản.
c) Đào tạo, tập huấn chuyên môn về dịch tễ, chẩn đoán, kỹ thuật xét nghiệm cho cán bộ thú y bảo đảm đáp ứng yêu cầu phòng chống bệnh dịch thủy sản.
4. Tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản
a) Thực hiện các nội dung tại Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 30/11/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025.
b) Rà soát, cập nhật các văn bản pháp luật về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc, cảnh báo môi trường.
c) Tăng cường công tác quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản theo quy định, đặc biệt tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, đối tượng nuôi có giá trị kinh tế,... để cảnh báo, chủ động ứng phó với các điều kiện môi trường bất lợi nhằm giảm thiểu thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản.
5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin
a) Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ một số bệnh nguy hiểm, bệnh mới trên động vật thủy sản và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
b) Nghiên cứu, ứng dụng vắc xin, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm dùng trong chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản.
c) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản, bao gồm: báo cáo, chia sẻ, phân tích số liệu dịch bệnh, dự báo, cảnh báo dịch bệnh, lập bản đồ dịch tễ.
6. Thông tin, tuyên truyền phổ biến kiến thức
a) Xây dựng chương trình tập huấn, tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng thủy sản nuôi, nhất là các đối tượng nuôi chủ lực theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
b) Đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về quản lý và bảo vệ môi trường vùng nuôi trông thủy sản, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh thủy sản, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản, xây dựng cơ sở, chuôi sản xuất thủy sản ATDB.
c) Chia sẻ kết quả giám sát bị động, giám sát chủ động, xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB với các hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thủy sản nuôi trồng của tỉnh.
1. Ngân sách địa phương
Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định bố trí kinh phí theo khả năng cân đối cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển; bao gồm:
a) Giám sát chủ động dịch bệnh tại các vùng, cơ sở sản xuất giống, một số doanh nghiệp và hộ nuôi ở các vùng nuôi trọng điểm, vùng nuôi tập trung hoặc vùng áp dụng công nghệ cao; giám sát tại vùng đệm của cơ sở/chuỗi sản xuất ATDB.
b) Các hoạt động phòng chống dịch, xử lý ổ dịch, tổ chức thu mẫu và xét nghiệm tác nhân gây bệnh khi có thủy sản chết bất thường, tổ chức điều tra dịch tễ, xây dựng bản đồ dịch tễ.
c) Tổ chức xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi sản xuất thủy sản ATDB.
d) Nâng cao năng lực cho đội ngũ thú y cấp tỉnh, huyện và cấp xã trong công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản.
e) Tổ chức quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, cập nhật và duy trì cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường vào cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ truy xuất nguồn gốc.
g) Triển khai công tác truyền thông; tổ chức tập huấn, tuyên truyền cách nhận biết và phòng chống dịch bệnh thủy sản cho đội ngũ thú y thủy sản các cấp, cơ sở kinh doanh thuốc thú y thủy sản, sản xuất con giống thủy sản, người nuôi trồng thủy sản.
Trường hợp có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, ngân sách cấp huyện, xã sau khi sử dụng các nguồn lực của địa phương mà chưa bảo đảm đủ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch thì tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ theo quy định để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản kịp thời, hiệu quả.
2. Kinh phí do người dân tự bảo đảm: Tổ chức, cá nhân nuôi, buôn bán, kinh doanh thủy sản phải bảo đảm chi trả kinh phí lấy mẫu, xét nghiệm mẫu khi có yêu cầu thực hiện kiểm dịch vận chuyển thủy sản làm giống; phí, lệ phí kiểm dịch vận chuyển thủy sản giống ngoại tỉnh.
3. Huy động từ nguồn lực khác: Ngoài các nguồn kinh phí nhà nước cần tăng cường kêu gọi các tổ chức, cá nhân tài trợ, hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phục vụ phòng, chống bệnh dịch thủy sản tại Thái Bình.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh trên thủy sản hàng năm trên địa bàn tỉnh theo quy định; tham mưu công tác kiểm tra, đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện phòng, chống dịch theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình, các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dịch ở động vật thủy sản.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu xây dựng nguồn kinh phí, bố trí kinh phí, xây dựng cơ chế chính sách và rà soát bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách phòng, chống bệnh dịch động vật thủy sản và quan trắc môi trường vùng nuôi thủy sản.
- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các đơn vị trong ngành phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về Luật Thú y; các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh; các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản đến tất cả các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh; tập huấn, xây dựng mô hình, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dịch động vật thủy sản; tổ chức lấy mẫu giám sát lưu hành các tác nhân gây bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi trên động vật thủy sản để cảnh báo tình hình dịch bệnh và hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản hiệu quả.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường vùng nuôi thủy sản và cảnh báo kịp thời đối với các yếu tố bất lợi cho công tác nuôi trồng thủy sản của tỉnh.
- Chủ trì đề xuất, triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu về bệnh nguy hiểm, bệnh mới nôi trên động vật thủy sản; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh thủy sản; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh.
2. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí hằng năm phục vụ công tác phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tại Thái Bình phù hợp với khả năng cân đối ngân sách theo quy định của Luật ngân sách và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở Tài Chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai các phóng sự, chương trình, kế hoạch tuyên truyền trong phòng, chống bệnh dịch động vật thủy sản giai đoạn 2021-2030.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng nội dung, chuyên đề, chuyên mục cho chương trình truyền thông đại chúng về các biện pháp phòng, chống bệnh dịch động vật thủy sản gia đoạn 2021-2030.
6. Các tổ chức chính trị xã hội: Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn và các địa phương tích cực tuyên truyền để các thành viên, hội viên tham gia thực hiện công tác phòng, chống bệnh dịch động vật thủy sản giai đoạn 2021-2030.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tại Thái Bình, giai đoạn 2021 - 2030; xây dựng và chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống bệnh dịch động vật thủy sản, đặc biệt tại các xã có vùng nuôi thủy sản tập trung; chủ động giám sát, phát hiện, báo cáo ổ dịch kịp thời, đúng quy định; phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở, vùng nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh.
- Chỉ đạo thực hiện công tác thống kê, cập nhật về diện tích nuôi, đối tượng nuôi, chủng loại và số lượng giống thả, nguồn gốc con giống để chủ động trong giám sát, cảnh báo và xử lý nguy cơ dịch bệnh.
- Bố trí nguồn kinh phí chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống bệnh dịch động vật thủy sản trên địa bàn.
- Chỉ đạo và tổ chức tuyên truyền việc nuôi thủy sản theo chuỗi, vùng, cơ sở ATDB; tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh từ đó tự giác chấp hành các quy định phòng, chống dịch bệnh.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tại Thái Bình, giai đoạn 2021 - 2030. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 2Quyết định 1968/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt "Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An"
- 3Quyết định 1750/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt "Kế hoạch Phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021-2030"
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật thú y 2015
- 3Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Luật Thủy sản 2017
- 5Quyết định 434/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2020 về quan trắc, cảnh báo môi trường vùng nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 7Công văn 2635/BNN-TY năm 2021 về tổ chức triển khai Quyết định 434/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 9Quyết định 1968/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt "Kế hoạch phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An"
- 10Quyết định 1750/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt "Kế hoạch Phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021-2030"
Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tại tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2021-2030
- Số hiệu: 86/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Lại Văn Hoàn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/06/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định