Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 86/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 02 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TÔM SẠCH, LÚA AN TOÀN THEO QUY TRÌNH HỮU CƠ ÁP DỤNG TRÊN HỆ THỐNG CANH TÁC TÔM - LÚA VÙNG PHÍA BẮC QUỐC LỘ 1A ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH SẢN XUẤT TÔM SẠCH, LÚA AN TOÀN

1. Sự cần thiết:

Bạc Liêu có tổng diện tích canh tác nuôi trồng thủy sản 136.517 ha; trong đó riêng vùng phía Bắc Quốc lộ 1A gồm huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai, diện tích khoảng 70.278 ha (chiếm 51,47% diện tích NTTS toàn tỉnh). Với đặc thù về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và môi trường, tiểu vùng chuyển đổi nay chủ yếu bố trí sản xuất theo mô hình luân canh tôm (tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng) - lúa và mô hình tôm càng xanh xen lúa với diện tích 37.745 ha (huyện Hồng Dân 23.405 ha; huyện Phước Long 11.250 ha; thị xã Giá Rai 3.090 ha), chiếm 53,7% diện tích toàn vùng. Sản xuất lúa trên đất nuôi tôm đã được khẳng định là mô hình sản xuất bền vững, cho hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường. Thực tế cho thấy, việc tổ chức sản xuất bằng cách áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật đã mang lại kết quả vượt trội như: Áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học kỹ thuật, sản xuất từ 1 - 2 giống lúa chất lượng cao; nông dân được đầu tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm đầu ra (lúa bao tiêu có giá cao hơn thị trường từ 50 - 100 đồng/kg, tùy theo giống lúa), giá thành sản xuất giảm. Tổng thu nhập bình quân 68,65 triệu/ha/năm (lúa 29,65 triệu/ha/năm, tôm 39,0 triệu/ha/năm), lợi nhuận 49,63 triệu đồng/ha/năm (lúa 12,63 triệu/ha/năm, tôm 37,0 triệu/ha/năm). Vụ tôm bắt đầu thả giống từ tháng 2 - 3 và kết thúc vào khoảng tháng 7, vụ lúa xuống giống bắt đầu từ tháng 8 - 9 dương lịch, kết hợp nuôi tôm càng xanh cho hiệu quả kinh tế rất cao, sản phẩm được an toàn, do hạn chế tối đa việc dùng thuốc bảo vệ thực vật và kháng sinh.

Tuy nhiên, mô hình này chưa phát huy hết tiềm năng và hiệu quả, vì còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, nguồn nước ngọt và các biện pháp kỹ thuật canh tác, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dẫn đến diễn biến lượng mưa xảy ra bất thường,... đã tác động trực tiếp đến sản xuất, nhất là vụ lúa trên đất nuôi tôm. Để định hướng mô hình này phát triển hiệu quả, thích ứng biến đổi khí hậu đòi hỏi phải có kế hoạch, phương án sản xuất theo hướng nâng cao giá trị là sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ; đồng thời, hình thành vùng nguyên liệu cho cả lúa và tôm theo chuỗi giá trị là rất cần thiết.

Xuất phát từ những vấn đề trên, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Phát triển mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

2. Căn cứ pháp lý để xây dựng mô hình tôm sạch, lúa an toàn:

- Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP .

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về Khuyến nông.

- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về Nông nghiệp hữu cơ.

- Quyết định số 1203/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP .

- TCVN 11041-1:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

- TCVN 11041-2:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 2: Trồng trọt hữu cơ.

- TCVN 11041-3:2017 Nông nghiệp hữu cơ - Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ.

- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 27 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về tiêu chí cánh đồng lớn trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Quyết định số 1054/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng và phát trin mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020.

- Quyết định số 1510/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành trồng trọt tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

- Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt và phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Quyết định số 254/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành danh mục các ngành hàng, sản phẩm nông nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ chính sách theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP .

- Quyết định số 1042/QĐ-UBND ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

- Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động ngành tôm tỉnh Bạc Liêu đến năm 2025.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm:

- Các vùng quy hoạch được thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật từ áp dụng lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, chăm sóc, quản lý dịch hại tổng hợp thông qua việc hỗ trợ giống, vật tư và tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người nông dân nắm được quy trình sản xuất, kỹ thuật canh tác hiệu quả, an toàn và bền vững.

- Xây dựng mô hình sản xuất, chuyển dần từ quy trình sản xuất vô cơ sang sản xuất an toàn (sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học chuyển sang sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học), để tạo ra sản phẩm tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ trên vùng tôm - lúa trong thời gian tới.

- Thay đổi tập quán canh tác của nông dân, hình thành phương thức sản xuất mới phù hợp với thực tiễn sản xuất hiện nay; góp phần làm tăng năng suất, chất lượng và giá trị lúa, gạo, tôm được canh tác lúa theo hướng bền vững, tiến tới đạt các chứng nhận, thương hiệu (VietGAP, ASC, Organic, ...).

- Xây dựng được mô hình điểm sản xuất tôm sạch - lúa an toàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm, hướng đến canh tác hữu cơ rộng rãi, tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe của con người.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

Xây dựng, hình thành và lan tỏa mô hình sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa, sản xuất theo chuỗi giá trị, nhằm bảo vệ môi trường, an sinh xã hội và lợi ích kinh tế; góp phần phát triển ngành tôm Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước, sản xuất theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm, lúa Bạc Liêu, xứng đáng là hai sản phẩm chủ lực của tỉnh.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2019 - 2020 xây dựng 03 vùng sản xuất tôm sạch, lúa an toàn với diện tích khoảng 150 ha, sau khi có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm sẽ làm cơ sở nhân rộng cho những năm tiếp theo khoảng 1.200 ha sau năm 2020.

- Đến năm 2025 diện tích tôm - lúa đạt 41.000 ha; đối với tôm năng suất đạt 0,5 tấn/ha/năm, sản lượng phấn đấu đạt 20.500 tấn; đối với lúa, năng suất đạt 4,64 tấn/ha, sản lượng phấn đấu 190.240 tấn.

- Góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đạt 400 triệu USD vào năm 2020 và đạt 500 triệu USD vào năm 2025 (chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh).

- Thành lập mỗi xã 01 Tổ hợp tác (đối với các xã được chọn nằm trong vùng xây dựng mô hình); đồng thời, kết nối được với doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm cho Tổ hợp tác.

III. NHIỆM VỤ

1. Hoạt động chung:

- Khảo sát, thống kê diện tích vùng sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng phía Bắc quốc lộ 1A tại các xã thuộc huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai, đảm bảo điều kiện về thổ nhưỡng, khí hậu, cơ sở vật chất, quy trình canh tác phù hợp để trồng một số giống lúa chất lượng cao trên đất nuôi tôm.

- Thông tin tuyên truyền, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã; kết nối doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm cho tổ hợp tác, hợp tác xã, làm cho người dân quen với sản xuất theo hợp đồng, thấy được lợi ích lâu dài trong sản xuất theo chuỗi.

- Tập huấn kỹ thuật sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ; chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM; tổng số lớp tập huấn năm 2019 - 2020 dự kiến khoảng 22 lớp, mỗi lớp dự kiến từ 30 người.

- Tổ chức tham quan học tập, kinh nghiệm cho cán bộ quản lý của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế, cán bộ quản lý các xã tham gia thực hiện mô hình và một số hộ dân tiêu biểu đến một số tỉnh, thành đã xây dựng thành công các vùng sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ (số lượng 02 chuyến, mỗi chuyến khoảng 30 người).

- Kết thúc giai đoạn 2019 - 2020, tổ chức Hội nghị sơ, tổng kết để đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp, làm cơ sở cho việc nhân rộng cho giai đoạn tiếp theo.

2. Xây dựng mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ:

2.1. Quy mô, địa điểm và thời gian xây dựng mô hình trình diễn:

Giai đoạn 2019 - 2020, xây dựng 03 vùng sản xuất tôm - lúa làm mô hình trình diễn khoảng 150 ha (mỗi vùng khoảng 50 ha), làm cơ sở nhân rộng trên toàn vùng khoảng 1.200 ha (huyện Hồng Dân 450 ha, huyện Phước Long 450 ha và thị xã Giá Rai 300 ha).

2.2. Tiêu chí, cách thức xây dựng mô hình sản xuất tôm sạch, lúa an toàn:

- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng hoàn chỉnh, chủ động tưới, tiêu; đại diện cho vùng tôm - lúa.

- Nông dân tự nguyện tham gia, cam kết thực hiện: Quy trình canh tác tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ được đơn vị chuyên môn của ngành nông nghiệp tập huấn và được hỗ trợ quyền lợi khi tham gia tổ hợp tác, liên kết bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.

- Các hộ tham gia phải có uy tín trong cộng đồng, có tinh thần trách nhiệm cao, chí thú làm ăn, có khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, có khả năng làm tuyên truyền viên khi tổ chức nhân rộng mô hình; địa điểm thực hiện mô hình phù hợp với nội dung, quy trình kỹ thuật và cam kết đầu tư vốn đối ứng; diện tích của các hộ ưu tiên liền kề để dễ dàng thực hiện liên kết theo chuỗi giá trị.

- Trên cơ sở tình hình sản xuất nuôi trồng thủy sản thực tế tại các địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và Ủy ban nhân dân thị xã Giá Rai khảo sát, lựa chọn các hộ đảm bảo các tiêu chí để lập danh sách tham gia. Trên cơ sở đó chọn giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất tôm - lúa từng vùng; đồng thời, lên phương án để tổ chức tập huấn sản xuất theo hướng từ vô cơ sang hữu cơ.

2.3. Xây dựng Chứng nhận VietGAP, ASC, Organic:

Toàn bộ quá trình sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình canh tác hữu cơ tại 03 vùng (huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai) được kết nối với tổ chức chứng nhận với sự hỗ trợ của doanh nghiệp để chứng nhận sản phẩm hữu cơ khi đạt 100% theo các tiêu chuẩn quốc tế cho nông dân, tổ hợp tác, vùng sản xuất để xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật hoặc các thị trường tiềm năng khác nhằm tăng giá trị sản phẩm và nâng thu nhập cho người dân.

IV. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ DỰ KIẾN THỰC HIỆN

1. Thời gian: Xây dựng mô hình từ năm 2019 - 2020 (giai đoạn sau năm 2020, định hướng đến năm 2025, tùy điều kiện thực tế sẽ xem xét, b sung sau).

2. Kinh phí dự kiến thực hiện:

- Tổng kinh phí dự kiến thực hiện xây dựng mô hình năm 2019 - 2020 là 8.863.200.000 đồng, trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 3.573.197.500 đồng.

+ Vốn nông dân, doanh nghiệp và xã hội hóa: 5.290.022.500 đồng.

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

- Nguồn kinh phí thực hiện:

+ Năm 2019: Sử dụng nguồn vốn vận động của các tổ chức, cá nhân, nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn hợp pháp khác.

+ Năm 2020: Ngân sách tỉnh (theo phân kỳ thứ tự ưu tiên, nhu cầu cần thiết và phát sinh hợp lý phù hợp với tình hình thực tế và khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách tỉnh); vốn đối ứng của nông dân, doanh nghiệp và xã hội hóa.

- Hình thức đầu tư: Không thu hồi vốn.

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Cơ chế chính sách:

1.1. Chính sách bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo:

- Đối tượng nhận chuyển giao công nghệ được hỗ trợ tối đa 100% chi phí tài liệu, tiền ăn, đi lại, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập khuyến nông theo quy định hiện hành.

- Đối tượng chuyển giao công nghệ: Được hỗ trợ tối đa 100% chi phí tài liệu, đi lại, tiền ăn, nơi ở trong thời gian tham dự đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát học tập khuyến nông theo quy định hiện hành; người tham gia giảng dạy, trợ giảng, hướng dẫn tham quan, tổ chức lớp học được hưởng 100% các chế độ theo quy định hiện hành.

- Ưu tiên đào tạo cán bộ khuyến nông là nữ, người dân tộc thiểu số.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí xây dựng nội dung tuyên truyền khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản tạp chí, tài liệu, ấn phẩm khuyến nông, tổ chức sự kiện khuyến nông (hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tọa đàm).

1.2. Chính sách xây dựng và nhân rộng mô hình:

Được hỗ trợ tối đa 50% chi phí về giống, thiết bị, vật tư thiết yếu để xây dựng mô hình; 100% kinh phí tham quan học tập để nhân rộng mô hình.

2. Thông tin tuyên truyền:

Đổi mới hình thức vận động, tuyên truyền phù hợp, chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan lồng ghép hội nghị, hội thảo, tọa đàm,... để đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền trong nông dân, nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy, đổi mới phương thức sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ; chú trọng tập hợp nông dân liên kết, nâng quy mô diện tích sản xuất, cải tạo đồng ruộng, giúp nhau ứng dụng kỹ thuật tiên tiến hiệu quả, tạo thuận lợi, liên kết, hợp tác tốt với tổ chức đại diện nông dân, doanh nghiệp để tích cực sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập và làm giàu từ sản xuất theo mô hình tôm - lúa.

3. Về công trình:

Nâng cấp, cải tạo và kiên cố hóa hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu nước cho vùng sản xuất tôm, lúa theo quy trình hữu cơ. Kinh phí đầu tư các hạng mục lồng ghép thực hiện các nội dung theo Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 12/8/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020.

4. Về kỹ thuật:

4.1. Đối với sản xuất lúa:

- Cải tạo đất, rửa mặn: Sử dụng quy trình rửa mặn theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, sử dụng nước ngọt có trong kênh, mương hoặc nước mưa rửa mặn, đảm bảo rửa 3 - 4 lần; để rửa mặn đạt hiệu quả cao và nhanh chóng cần áp dụng bón vôi (vôi đá) 300 - 400 kg/ha kết hợp ngâm nước 2 - 3 ngày sau đó tháo cạn. Sử dụng dụng cụ đo phèn, máy đo độ mặn để theo dõi phèn, mặn trong ruộng lúa, có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất.

- Tùy vùng, sử dụng giống cấp xác nhận, sạ thưa hoặc sạ hàng.

- Sử dụng phân hữu cơ, thuốc trừ sâu, bệnh sinh học hoặc vi sinh; đồng thời, ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình thâm canh như: Quản lý dịch hại tổng hợp IPM; quản lý rầy nâu, 3 giảm, 3 tăng; 1 phải, 5 giảm và hướng dẫn ghi chép sổ tay tình hình sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ,... theo quy trình, yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức chứng nhận đã được ngành chức năng quản lý cho phép áp dụng vào sản xuất.

4.2. Trên ruộng nuôi tôm:

Sử dụng thiết bị để quản lý nồng độ muối khi nắng nóng kéo dài nhằm xử lý kịp thời. Trong quá trình nuôi cần áp dụng chặt chẽ các phương pháp phòng bệnh tổng hợp; nếu xảy ra bệnh, cần thông báo cho ngành chức năng; đồng thời, thông báo các hộ xung quanh để chủ động phòng, tránh kịp thời để tránh lây lan trên diện rộng sẽ bùng phát thành dịch.

5. Về nguồn nhân lực:

- Sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên môn thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Thủy sản hoặc Trung tâm Khuyến nông, kết hợp với các Viện, Trường trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện lúa ĐBSCL, Viện Nghiên cứu NTTS II, Trường Đại học Cần Thơ,...) để tổ chức tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

- Các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình, hoặc các hộ ngoài vùng xây dựng dựng mô hình đều phải được tập huấn nguyên lý sản xuất hữu cơ, tiêu chuẩn hữu cơ và quy trình sản xuất tôm, lúa hữu cơ và phương pháp ghi chép sổ sách để truy xuất nguồn gốc sản phẩm, làm cơ sở để tiến tới xây dựng đạt các tiêu chí của các tổ chức chứng nhận như VietGAP, ASC, Organic.

- Mục đích của tập huấn là trang bị những kiến thức cơ bản cho các hộ, nâng cao nhận thức cho người dân trong việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất tôm, lúa gạo sạch; thấy được vai trò, lợi ích của thiên địch, tác hại của việc lạm dụng thuốc, phân bón đến hệ sinh thái đồng ruộng, sức khỏe con người và chất lượng nông sản từ đó giúp nông dân giảm được chi phí sản xuất do giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, lượng phân hóa học, lượng giống từ đó hạ giá thành sản phẩm, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật độc hại tồn dư trong sản phẩm, đảm bảo sức khỏe người lao động, an toàn vệ sinh lương thực, thực phẩm, ổn định cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường và người nông dân thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.

6. Liên kết sản xuất:

- Củng cố và thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã (phấn đu đến hết năm 2020 mỗi xã tham gia xây dựng mô hình đều thành lập Tổ hợp tác), điều phối hoạt động trong quá trình thực hiện mô hình, đại diện cho nông dân ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu tôm, lúa, gạo cho các thành viên trong Tổ hợp tác, Hợp tác xã.

- Mời gọi các doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm cho nông dân sản xuất mô hình tôm sạch - lúa an toàn, hỗ trợ chứng nhận vùng nuôi.

- Hướng dẫn Tổ hợp tác, nông dân và các doanh nghiệp tiếp cận được những chính sách, nguồn vốn ưu đãi để đầu tư liên kết sản xuất, mở rộng quy mô diện tích sản xuất tôm sạch - lúa an toàn trên địa bàn toàn tỉnh.

- Trong liên kết sản xuất cả doanh nghiệp lẫn người sản xuất cần đảm bảo sự uy tín giữa đôi bên. Người sản xuất cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp đảm bảo giá thị trường, hạn chế khâu trung gian. Doanh nghiệp phải chú trọng xây dựng niềm tin, thực hiện đúng hợp đồng để nông dân an tâm tin tưởng và sẽ đồng hành, chia sẻ cùng doanh nghiệp.

7. Về quản lý nhà nước:

- Tăng cường thanh kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào dùng trong nông nghiệp trên địa bàn vùng phía Bắc Quốc lộ 1A; đồng thời, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; tăng cường kiểm soát các cơ sở kinh doanh ở vùng sâu, ở các vùng sản xuất trên địa bàn nhằm hạn chế tình trạng các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm kém chất lượng bán hàng trực tiếp cho nông dân với giá rẻ.

- Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm tình trạng phá vỡ hợp đồng trong liên kết vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:

- Xây dựng, triển khai các nội dung, nhiệm vụ theo Kế hoạch; tăng cường công tác thanh, kiểm tra đối với các loại vật tư nông nghiệp đầu vào; công tác dự báo, quan trắc và cảnh báo môi trường và phòng chống dịch bệnh; chủ động phòng chống, khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, rủi ro cho sản xuất mô hình tôm sạch, lúa hữu cơ vùng phía Bắc Quốc lộ 1A.

- Tổ chức khảo sát, thống kê diện tích vùng sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ, hỗ trợ Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện mô hình tôm sạch, lúa an toàn phù hợp điều kiện sinh thái, đất đai từng tiểu vùng sản xuất.

- Tổ chức triển khai thực hiện thí điểm, nhân rộng mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất kiến nghị (nếu có) với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch, xem xét hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân và nông dân tham gia mô hình.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục Thủy sản; Chi cục Thủy lợi; Chi cục Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông) phối hợp đơn vị liên quan, xây dựng mô hình điểm và chuyển giao địa phương, đảm bảo vấn đề cấp thoát nước cho từng vùng; ban hành lịch thời vụ phù hợp điều kiện sản xuất thực tế hàng năm.

- Định kỳ và đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch theo yêu cầu.

2. Sở Công Thương chịu trách nhiệm:

- Tập trung, phát triển, mở rộng thị trường trong và ngoài nước đối với sản phẩm tôm, lúa, gạo sạch đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu; phối hợp với Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ xây dựng thương hiệu tôm, lúa, gạo đạt các tiêu chuẩn của Việt Nam và Quốc tế như: VietGAP, ASC, Organic; hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ.

- Xây dựng trang web, cung cấp thông tin thị trường về các mặt hàng tôm sạch, lúa, gạo an toàn để định hướng cho việc sản xuất của người nông dân và các tổ chức đại diện được chủ động hơn. Nghiên cứu, cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu về thị trường trong và ngoài nước để tổ chức thông tin, dự báo giá cả cho các cơ quan, doanh nghiệp và người dân được biết.

3. Sở Tài chính chịu trách nhiệm:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan cân đối, bố trí nguồn vốn (Nguồn sự nghiệp ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh), thẩm định dự toán kinh phí để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Hướng dẫn thủ tục sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện chính sách, tổng hợp quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn ngân sách cho các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển vùng nuôi tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ ở vùng phía Bắc Quốc lộ 1A định hướng đến năm 2025.

4. Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm:

- Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý tiến tới hình thành thương hiệu tôm Bạc Liêu (thương hiệu tôm Việt Nam); đặc biệt xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm tôm sạch, lúa chất lượng theo quy trình hữu cơ đến năm 2025 nhằm nâng cao giá trị sản phẩm trong sản xuất mô hình tôm - lúa.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trong hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp hỗ trợ đổi mới công nghệ.

- Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm tôm và lúa, gạo; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu; hướng dẫn nghiệp vụ sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu đối với các tổ chức và cá nhân; quản lý chỉ dẫn địa lý, địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục về sở hữu nhãn hiệu, thương hiệu và bảo vệ quyền sở hữu.

- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nhân lực khoa học và công nghệ của tỉnh.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm:

- Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên dưới đất để phục vụ nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế tác động của hạn hán, xâm nhập mặn; xử lý nghiêm các hành vi gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước mặt, nước dưới đất. Theo dõi kịp thời thông tin dự báo khí tượng, thủy văn để chủ động điều tiết sử dụng nguồn nước hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế; tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc lập quy hoạch sử dụng đất vùng Bắc Quốc lộ 1A theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của mô hình; đồng thời, hỗ trợ khắc phục xử lý ô nhiễm môi trường đối với mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa.

- Nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất trong sản xuất mô hình theo kế hoạch này phù hợp từng vùng sinh thái theo quy định pháp luật.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm:

Phối hợp với Sở Tài Chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí vốn đầu tư cho phát triển các công trình, dự án liên quan đến việc thực hiện kế hoạch theo đúng quy định. Tăng cường huy động bổ sung nguồn lực đảm bảo thực hiện kế hoạch phát triển mô hình tôm sạch, lúa an toàn áp dụng theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A.

7. Liên minh Hợp tác xã tỉnh chịu trách nhiệm:

- Tuyên truyền, vận động các cơ sở kinh tế cá thể, các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất nhỏ và vừa phát triển kinh tế hợp tác và Hợp tác xã. Tổng kết và phổ biến kinh nghiệm của các Hợp tác xã điển hình tiên tiến, tổ chức các phong trào thi đua trong tổ chức Liên minh. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên; tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho các thành viên về pháp lý, đầu tư khoa học - công nghệ, thông tin về tài chính, tín dụng, thị trường và các lĩnh vực khác liên quan.

- Tổ chức cho thành viên đi học tập kinh nghiệm làm ăn trong và ngoài tỉnh, hàng năm hỗ trợ kinh phí để đào tạo tay nghề, nghiệp vụ, trình độ quản lý cho cán bộ, xã viên để phát triển kinh tế tập thể.

- Hỗ trợ hợp tác xã tham gia hội chợ, triển lãm và tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho hợp tác xã nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Nghị định số 98/2018/NĐ-CP); Quy định mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hiện sản xuất nông nghiệp tốt và phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu theo Quyết định số 15/2017/QĐ-UBND ngày 14/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Báo Bạc Liêu, Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu chịu trách nhiệm:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ tôm sạch, lúa an toàn; thường xuyên thông tin các mô hình sản xuất có hiệu quả, những điển hình tiên tiến đến các tập thể, cá nhân, tổ chức sản xuất biết để tham gia xây dựng mô hình theo Kế hoạch đã được phê duyệt.

9. Các Tổ chức chính trị - xã hội:

Phối hợp thực hiện bằng nhiều hình thức và phương pháp thích hợp, tổ chức tuyên truyền sâu rộng và thường xuyên về chủ trương phát triển mô hình tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến toàn thể hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; vận động đoàn viên, hội viên phải đi đầu trong công tác tuyên truyền về thực hiện mở rộng sản xuất mô hình tôm - lúa vùng phía Bắc quốc lộ 1A; xây dựng và triển khai chương trình phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai để thực hiện đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu:

Chỉ đạo hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện tốt chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ); chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số 57/2018/NĐ-CP 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ); hỗ trợ mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất và chế biến phụ phẩm nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp cho các tổ hợp tác, hợp tác xã (Quyết định s 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ); chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 1146/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh).

11. Ủy ban nhân dân: Huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai chịu trách nhiệm:

- Xây dựng Kế hoạch triển khai phát triển mô hình sản xuất tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ năm 2019 - 2020 và đến năm 2025 trên địa bàn.

- Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế; Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp huyện, thị xã bố trí cán bộ trực tiếp tham gia công tác hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng mô hình.

- Chỉ đạo cơ quan thông tin đại chúng của huyện, thị xã tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về sản xuất, tiêu thụ tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ; thông tin những điển hình tiên tiến để khuyến khích nông dân triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn.

- Theo dõi, giám sát hợp đồng liên kết sản xuất của tổ chức đại diện nông dân, nông dân trong mô hình và doanh nghiệp; kịp thời phát hiện những trường hợp phá vỡ hợp đồng và kiên quyết xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch, củng cố, nâng cao chất lượng và thành lập mới Tổ hợp tác, Hợp tác xã đủ năng lực, đáp ứng được yêu cầu hợp tác, liên kết sản xuất trong mô hình; xác nhận việc thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất giữa nông dân và doanh nghiệp để làm căn cứ cho việc xem xét nông dân được hưởng hỗ trợ theo Dự án, Phương án, Kế hoạch đề ra.

- Căn cứ vào xác nhận thực hiện hợp đồng của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện việc ưu đãi, hỗ trợ cho nông dân theo Phương án được phê duyệt; thực hiện khuyến khích dồn điền, đổi thửa; hướng dẫn, tư vấn cho các bên tham gia liên kết thực hiện Dự án hoặc Phương án sản xuất trên địa bàn.

- Tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các tổ hợp tác, hợp tác xã. Tổ chức và hỗ trợ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia các hội chợ, triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu, chương trình xúc tiến thương mại trong nước. Tạo điều kiện cấp phép cho các tổ hợp tác, hợp tác xã được sử dụng nhãn hiệu chứng nhận các sản phẩm do địa phương làm chủ nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước và tạo điều kiện hỗ trợ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia tiếp cận được các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Phân bổ ngân sách của địa phương để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã tại địa phương.

Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, những vấn đề chưa phù hợp cần điều chỉnh, bổ sung thì các Sở, Ngành, đơn vị chức năng có liên quan, các tổ chức chính trị - xã hội và Ủy ban nhân dân huyện Hồng Dân, huyện Phước Long và thị xã Giá Rai có trách nhiệm phản ánh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND tỉnh (báo cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT; Công Thương; KH&ĐT; Tài chính; TN&MT; GD, KHCN;
- Các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Liên minh HTX tỉnh;
- NHNN Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bạc Liêu;
- UBND huyện HD, PL và TX Giá Rai;
- Hội Thủy sản tỉnh; Liên hiệp các Hội KH-KT tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm CB - TH;
- Chuyên viên Thoa;
- Lưu: VT (Trạng09).

CHỦ TỊCH




Dương Thành Trung

 

PHỤ LỤC

KINH PHÍ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SẠCH, LÚA AN TOÀN THEO QUY TRÌNH HỮU CƠ
(Kèm theo Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 02/7/2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung hỗ trợ

Diễn giải

Thành tiền (đồng)

Chi phí

Ngân sách

Vốn dân, doanh nghiệp, xã hội hóa

A

ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ MÔ HÌNH TÔM, LÚA (150 HA)

8.593.110.000

3.303.107.500

5.290.002.500

I

HỖ TRỢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM

 

5.632.355.000

1.994.855.000

3.637.500.000

1

Sên vét, cải tạo, gia cố bờ bao và xây dựng ao dèo

25 giờ x 200.000 đồng/giờ

750.000.000

0

750.000.000

2

Nhiên liệu

100 lít x 16.000 đồng/lít

240.000.000

0

240.000.000

3

Dụng cụ đo môi trường (pH, Kiềm, Oxy hòa tan)

700.000 đồng/bộ

105.000.000

52.500.000

52.500.000

4

Vôi dung cải tạo và quản lý môi trường

1.000 kg/ha x 3.000 đồng/kg

450.000.000

0

450.000.000

5

Thuốc diệt tạp

40 kg/ha x 13.000 đồng/kg

78.000.000

39.000.000

39.000.000

6

Hóa chất diệt khuẩn (BKC)

10 lít/ha x 150.000 đồng/kg

225.000.000

0

225.000.000

7

Tôm giống

80.000 con x 150 đồng/con

1.800.000.000

900.000.000

900.000.000

8

Thức ăn

315 kg/ha x 40.000 đồng/kg

1.890.000.000

945.000.000

945.000.000

9

Vi sinh (10 ngày/lần, mỗi lần 200g)

2,4 kg x 200.000 đồng/kg

72.000.000

36.000.000

36.000.000

10

Phân tích mẫu

 

22.355.000

22.355.000

0

-

Chi phí phân tích mẫu tôm

10 mẫu x 2.084.000 đồng/mẫu

20.840.000

20.840.000

0

-

Chi phí lấy mẫu

03 người x 185.000 đồng/người

555.000

555.000

0

-

Chi phí mang mẫu gửi phân tích

01 chuyến x 960.000 đồng/chuyến

960.000

960.000

0

II

HỖ TRỢ MÔ HÌNH TRỒNG LÚA

 

2.960.755.000

1.308.252.500

1.652.502.500

1

Giống lúa cấp xác nhận

120 kg/ha x 16.000 đồng/kg

288.000.000

144.000.000

144.000.000

2

Phân bón

 

576.000.000

216.000.000

360.000.000

-

Phân bón Urê (46%)

30 kg/ha x 8.000 đồng/kg

36.000.000

0

36.000.000

-

Phân DAP (18-46-0)

40 kg/ha x 14.000 đồng/kg

36.000.000

0

36.000.000

-

Phân Kali (60%)

20 kg/ha x 13.000 đồng/kg

36.000.000

0

36.000.000

-

Phân NPK (20-20-15)

10 kg/ha x 13.000 đồng/kg

36.000.000

0

36.000.000

-

Phân hữu cơ nước (UP5C + UP5T)

6 kg/ha x 150.000 đồng/kg

135.000.000

67.500.000

67.500.000

-

Phân hữu cơ bột UP5.BL

220 kg/ha x 9.000 đồng/kg

297.000.000

148.500.000

148.500.000

3

Thuốc bảo vệ thực vật

 

267.000.000

19.125.000

247.875.000

-

Thuốc trừ rầy sinh học (Naxa 800DP)

15 gói x 17.000 đồng/gói

38.250.000

19.125.000

19.125.000

-

Thuốc bệnh (Chubeca 1.8SL + AgriLife 100SL)

01 lít x 725.000 đồng/lít

108.750.000

0

108.750.000

-

Thuốc khác (trừ ốc, thuốc khác)

02 lần x 400.000 đồng/lần

120.000.000

0

120.000.000

4

Phân tích mẫu

 

29.755.000

29.127.500

627.500

-

Chi phí phân tích mẫu gạo (02 chỉ tiêu kim loại nặng, 3 chỉ tiêu thuốc bảo vệ thực vật)

10 mẫu x 2.850.000 đồng/mẫu

28.500.000

28.500.000

0

-

Chi phí lấy mẫu

03 người x 185.000 đồng/người

555.000

277.500

277.500

-

Chi phí mang mẫu gửi phân tích

01 chuyến x 700.000 đồng/chuyến

700.000

350.000

350.000

5

Tôm càng xanh giống toàn đực (02 con/m2)

20.000 con/ha x 500 đồng/con

1.500.000.000

750.000.000

750.000.000

6

Thức ăn

50 kg x 40.000 đồng/kg

300.000.000

150.000.000

150.000.000

B

ĐỊNH MỨC TẬP HUẤN, ĐÀO TẠO (22 LỚP)

208.350.000

208.350.000

0

I

CHI PHÍ TẬP HUẤN

 

128.350.000

128.350.000

0

1

Chi bồi dưỡng báo cáo viên

01 người x 02 buổi/lớp x 100.000 đồng/buổi

4.400.000

4.400.000

0

2

Chi công tác phí báo cáo viên

01 người/lớp x 200.000 đồng/lớp

4.400.000

4.400.000

0

3

Thuê hội trường, bàn ghế, laptop, máy chiếu

01 ngày/lớp x 700.000 đồng/lớp

15.400.000

15.400.000

0

4

Băng rol

01 cái x 300.000 đồng/cái

6.600.000

6.600.000

0

5

In ấn, phôto tài liệu

30 bộ x 10.000 đồng/bộ

6.600.000

6.600.000

0

6

Sơmi, tập, viết, băng keo, kéo, giấy rôky

30 người x 50.000 đồng/người

33.000.000

33.000.000

0

7

Tiền xe nông dân

30 người x 50.000 đồng/người

33.000.000

33.000.000

0

8

Tiền ăn nông dân

30 người x 25.000 đồng/người

16.500.000

16.500.000

0

9

Tiền nước uống nông dân

30 người x 5.000 đồng/người

3.300.000

3.300.000

0

10

Quản lý lớp

01 người/lớp x 200.000 đồng/lớp

4.400.000

4.400.000

0

11

Chi tư vấn biên soạn tài liệu

30 trang x 25.000 đồng/trang

750.000

750.000

0

II

CHI PHÍ THAM QUAN

 

80.000.000

80.000.000

0

1

Thuê xe ôtô

Trọn gói 10.000.000 đồng/chuyến x 2 chuyến

20.000.000

20.000.000

0

2

Chi lưu trú

30 người x 200.000 đồng/người/ngày x 03 ngày x 2 chuyến

36.000.000

36.000.000

0

3

Thuê phòng nghỉ đêm

15 phòng x 400.000 đồng/phòng x 2 đêm x 2 chuyến

24.000.000

24.000.000

0

C

ĐỊNH MỨC CHI PHÍ HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CẤP TỈNH (SỐ LƯỢNG 100 NGƯỜI)

61.740.000

61.740.000

0

1

Nghỉ trưa cho đại biểu (đại biểu không lương)

100 người x 125.000 đồng/người

12.500.000

12.500.000

0

2

Thuê hội trường

01 ngày x 2.000.000 đồng/ngày

2.000.000

2.000.000

0

3

Tiêu đề hội nghị và Băng rol

 

2.000.000

2.000.000

0

4

Văn phòng phẩm, In ấn, photo tài liệu

100 bộ x 40.000 đồng/bộ

4.000.000

4.000.000

0

5

Tiền xe nông dân

100 người x 100.000 đồng/người

10.000.000

10.000.000

0

6

Tiền ăn nông dân

100 người x 150.000 đồng/người

15.000.000

15.000.000

0

7

Tiền giải khát giữa giờ

100 người x 20.000 đồng/người

2.000.000

2.000.000

0

8

Chi bồi dưỡng bộ phận phục vụ hậu cần

02 người x 100.000 đồng/ngày

200.000

200.000

0

9

Chi lưu trú chuyên gia + tài xế

8 người x 200.000 đồng/người/ngày x 02 ngày

3.200.000

3.200.000

0

10

Chi nghỉ đêm cho chuyên gia + tài xế

6 phòng x 400.000 đồng/phòng x người/phòng

2.400.000

2.400.000

0

11

Tiền nhiên liệu TP. HCM đến Bạc Liêu: 02 chuyên gia + 2 người (tài xế)

320 km x 0,2 lít/km x 20.000 đồng/lít x 2 xe

2.560.000

2.560.000

0

12

Tiền nhiên liệu TP. Cần Thơ đến đến Bạc Liêu: 02 chuyên gia + 2 người (tài xế)

110 km x 0,2 lít/km x 20.000 đồng/lít x 2 xe

880.000

880.000

0

14

Chi bồi dưỡng chuyên gia

1.000.000 đồng/người/ngày x 4 người

4.000.000

4.000.000

0

15

Chi tư vấn biên soạn tài liệu

40 trang x 25.000 đồng/trang

1.000.000

1.000.000

0

TỔNG CỘNG (A+B+C)

8.863.200.000

3.573.197.500

5.290.002.500

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 86/KH-UBND năm 2019 về phát triển mô hình tôm sạch, lúa an toàn theo quy trình hữu cơ áp dụng trên hệ thống canh tác tôm - lúa vùng phía Bắc Quốc lộ 1A đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

  • Số hiệu: 86/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 02/07/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
  • Người ký: Dương Thành Trung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản