- 1Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 2522/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 83/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 29 tháng 04 năm 2022 |
QUẢNG BÁ, XÚC TIẾN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2022-2025
- Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030";
- Các Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL ngày 30/8/2016 phê duyệt Đề án"Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Quyết định số 2522/QĐ-BVHTTDL ngày 13/7/2016 phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29/10/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045; Đề án phát triển Du lịch Ninh Bình giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045 ban hành kèm theo Quyết định 1339/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình.
1. Mục đích
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về vùng đất, con người, văn hóa, lịch sử, tiềm năng du lịch của tỉnh Ninh Bình đến đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước; thu hút, kêu gọi các nhà đầu tư có tiềm lực đến nghiên cứu, khảo sát đầu tư các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Đến năm 2023, hoạt động du lịch cơ bản phục hồi và phát triển trở lại khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Phấn đấu đến năm 2025 thu hút 8,0 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1,0 triệu khách quốc tế; tổng thu du lịch đạt trên 8.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 6,5% GRDP; tạo việc làm cho 23.000 lao động trở lên, trong đó có trên 9.200 lao động trực tiếp.
- Mỗi năm tổ chức hoặc tham gia ít nhất từ 03 đến 05 sự kiện du lịch Quốc tế được tổ chức ở trong nước, 01 đến 02 sự kiện du lịch ở nước ngoài, đón từ 05 đến 10 đoàn famtrip, presstrip, vlogger, blogger... trong và ngoài nước đến khảo sát du lịch Ninh Bình. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động marketing du lịch để đẩy mạnh truyền thông xây dựng thương hiệu và quảng bá, thu hút khách.
- Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động quảng bá, xúc tiến, xúc tiến du lịch trong thời gian tới gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch trong thời gian qua. Phát triển Hệ sinh thái du lịch thông minh và triển khai toàn diện công tác quảng bá, xúc tiến số trên Hệ thống thông tin số du lịch của tỉnh và trên các nền tảng số, các mạng xã hội lớn.
2. Yêu cầu
- Tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Ưu tiên đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của tỉnh bằng chính chất lượng sản phẩm dịch vụ, môi trường du lịch an toàn, thân thiện và hiếu khách.
- Triển khai các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm chất lượng hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, tiết kiệm nguồn lực và ngân sách nhà nước.
- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia vào hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Ninh Bình. Đồng thời, từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp trong các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách du lịch, thúc đẩy các ngành lĩnh vực phát triển theo hướng xanh, bền vững.
1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và phát triển các sản phẩm du lịch
1.1. Nghiên cứu thị trường
Điều tra, thu thập thông tin về số lượt khách và số ngày lưu trú của khách; thông tin về mức chi tiêu và cơ cấu các khoản chi tiêu; thông tin về nhận xét, đánh giá của khách du lịch về cảnh quan môi trường du lịch, về điều kiện vật chất, dịch vụ, thái độ phục vụ khách, sự thân thiện của người dân Ninh Bình đối với khách du lịch của một số khách du lịch đại diện, từ đó nghiên cứu thị trường khách, xu thế của khách, tuổi, giới tính, nơi ở và thu nhập, quốc gia… để tham mưu các chiến lược tiếp cận quảng bá du lịch ở các thị trường tiềm năng đã xác định.
1.2. Tổ chức chương trình khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch (famtrip, presstrip)
- Mời các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương, các công ty, doanh nghiệp lữ hành trong nước và quốc tế (đang hoạt động tại Việt Nam), các nhiếp ảnh gia nổi tiếng, các Streamer, Vlogger có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Youtube) đến tham quan, tìm hiểu các khu, điểm, sản phẩm du lịch của tỉnh để khảo sát, phát triển và quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch của tỉnh.
1.3. Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch
- Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Ninh Bình: Rà soát và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Ninh Bình hiện tại theo hai tiêu chí, cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Chú trọng xây dựng các sản phẩm dịch vụ có chất lượng, mang dấu ấn, đặc trưng riêng của tỉnh
- Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Ninh Bình trên thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế: Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các điểm đến du lịch cạnh tranh trong khu vực. Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc độ tiêu dùng. Tìm ra định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Ninh Bình để có chiến lược cạnh tranh và quảng bá phù hợp.
- Tìm hiểu một số đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế đối với sản phẩm du lịch Ninh Bình. Đề xuất giải pháp phát triển, làm mới sản phẩm truyền thống, nâng cao chất lượng dịch vụ, yếu tố văn hóa trong sản phẩm dịch vụ nhằm tăng cường tính cạnh tranh của các sản phẩm và điểm đến du lịch của tỉnh.
2. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch Ninh Bình
Nghiên cứu thiết kế Bộ nhận diện thương hiệu Du lịch Ninh Bình (biểu trưng, tiêu đề và các hình ảnh đặc trưng); nghiên cứu định vị được thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình; triển khai công tác quảng bá, xúc tiến, truyền thông phát triển thương hiệu điểm đến du lịch tỉnh Ninh Bình.
3. Hoạt động truyền thông nội bộ, xây dựng hình ảnh thương hiệu điểm đến du lịch
3.1. Xây dựng môi trường du lịch văn hóa và văn minh
- Xây dựng văn hóa ứng xử, văn minh du lịch ở các khu du lịch, điểm du lịch và các địa phương có khu, điểm du lịch; Khai thác, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch và xây dựng hình ảnh du lịch Ninh Bình “An toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn”.
- Tiếp tục triển khai hiệu quả bộ quy tắng ứng xử văn minh du lịch tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh.
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức phát triển du lịch, kỹ năng giao tiếp cho cán bộ, quản lý và người lao động làm du lịch (chèo đò, hướng dẫn viên, lễ tân, bán hàng…).
3.2. Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch
- Hằng năm xem xét, tổ chức các sự kiện: Cuộc thi sáng tác ảnh đẹp Ninh Bình; cuộc thi báo chí viết về du lịch Ninh Bình; cuộc thi tìm hiểu thông tin du lịch Ninh Bình trực tuyến, cuộc thi “Check in Ninh Bình”; cuộc thi sáng tác tranh về Di sản Tràng An; cuộc thi hướng dẫn viên giỏi; cuộc thi nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn; cuộc thi đôi tay vàng trong các ngành nghề truyền thống.
- Đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch lớn của quốc gia và quốc tế tại tỉnh Ninh Bình, các cuộc thi sắc đẹp, các giải đấu thể thao…
- Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch trên địa bàn tỉnh như: Tuần Du lịch Ninh Bình, tổ chức các Lễ hội truyền thống như: Lễ hội Hoa Lư, Lễ hội Tràng An, Lễ hội Bái Đính, Tràng An Marathon, Cồn Nổi Marathon, Cúc Phương Marathon,….
3.3. Đẩy mạnh chuyển đổi số du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin để xúc tiến quảng bá du lịch
- Phát triển và đưa vào hoạt động hệ thống thông tin số du lịch, phầm mềm hướng dẫn viên du lịch ảo nhằm đáp ứng các nhu cầu tiếp cận thông tin đa dạng của du khách và doanh nghiệp. Xây dựng kho dữ liệu video bằng công nghệ AR và AVR làm tư liệu maketing, xúc tiến trên nền tảng số.
- Lắp đặt hệ thống wifi miễn phí, các Kiosk truy cập thông tin cho du khách tại các quầy thông tin hỗ trợ khách du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Thường xuyên cập nhập tin, bài, hình ảnh quảng bá trên các chuyên trang, chuyên mục du lịch Ninh Bình của Cổng thông tin điện tử tỉnh và các trang thông tin điện tử tổng hợp của các cấp, các ngành và hệ thống thông tin số du lịch…Thực hiện các phóng sự truyền hình, phim giới thiệu về du lịch Ninh Bình trên các kênh truyền hình trong và ngoài nước và các kênh truyền thông mạng xã hội của các ngành quản lý.
- Giới thiệu về các khu, điểm du lịch, các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh; các thông tin về tiềm năng, cơ hội, môi trường đầu tư, định hướng phát triển, các thủ tục hành chính, chính sách mới của tỉnh về phát triển du lịch; kết quả phát triển du lịch hằng năm của tỉnh.
- Nâng cấp và duy trì giới thiệu, quảng bá website du lịch Ninh Bình (dulichninhbinh.com.vn) bằng các ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp. Thường xuyên cập nhật thông tin với nội dung chất lượng, phong phú, đổi mới giao diện để thu hút khách du lịch truy cập. Liên kết website với các trang thông tin du lịch quốc tế, trong nước.
- Đẩy mạnh quảng bá thông tin trên các trang mạng xã hội: Youtube, Facebook, Twitter, Instagram, Google map, Tiktok... để quảng bá về văn hóa, điểm đến du lịch, ẩm thực Ninh Bình.
- Xây dựng chiến lược truyền thông về hình ảnh du lịch Ninh Bình để tạo hiệu ứng cao đối với du khách trong và ngoài nước.
4.1. Xây dựng bộ ấn phẩm quảng bá, xúc tiến
Nâng cao hiệu quả, xuất bản và phát hành các loại ấn phẩm, vật phẩm: Sách hướng dẫn du lịch, tập gấp du lịch, bản đồ du lịch, album ảnh, sách ảnh, postcard,… gắn với bộ nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình bằng nhiều ngôn ngữ: Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Hàn Quốc. Đồng thời, tăng cường các loại ấn phẩm thông tin điện tử (e-book, e-letter) giúp du khách dễ dàng tiếp cận và tra cứu thông tin.
4.2. Nghiên cứu sản xuất các mẫu quà lưu niệm cho khách du lịch
- Hằng năm nghiên cứu, thi thiết kế, lựa chọn các mẫu quà lưu niệm dành cho khách du lịch mang đặc trưng riêng của tỉnh gắn với các làng nghề truyền thống trong tỉnh, với các hoa văn, họa tiết trong các công trình kiến trúc văn hóa của tỉnh, bộ nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch Ninh Bình để bổ sung vào hệ thống sản phẩm quà lưu niệm du lịch của tỉnh. Triển khai phổ biến các mẫu, khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất đại trà và bán cho khách du lịch
- Triển khai xây dựng các khu trưng bày các sản phẩm OCOP, xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư hệ thống cửa hàng trưng bày, bán sản phẩm OCOP, các loại quà tặng lưu niệm du lịch đặc trưng địa phương để bán cho khách du lịch.
4.3. Triển khai Hệ thống quảng bá trực quan trong tỉnh
- Xây dựng mới, nâng cấp hệ thống biến quảng bá du lịch tấm lớn, biển điện tử (biển Led), biểu trưng du lịch tại các cửa ngõ ra vào tỉnh, trục đường lớn, tuyến đường đến các khu du lịch lớn của tỉnh (đường Tràng An, đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa…).
- Hàng năm triển khai lắp đặt, duy trì các cụm pano quảng bá du lịch trên các tuyến đường và tuyến phố chính của các thành phố và trung tâm các huyện, thị trong tỉnh.
5. Tổ chức, tham gia các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước
5.1. Tham gia các chương trình xúc tiến du lịch ở nước ngoài
Lựa chọn, tham gia một số sự kiện trọng tâm, trọng điểm do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố lớn tổ chức như: Tham gia định kỳ và luân phiên các hội chợ du lịch quốc tế ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng với quy mô, hình thức, nội dung phù hợp như: Hội chợ MATTA Malaysia, TTM Thái Lan, ITB Singapore, MITT Nga, ITB Berlin, JATA Nhật Bản, KOTFA Hàn Quốc, WTM Anh, Hội chợ Travex tại khu vực ASEAN, Hội chợ du lịch quốc tế Expo tại UAE, Hội chợ Amex tại Hoa Kỳ, Hội chợ FITUR tại Tây Ban Nha, Hội chợ du lịch quốc tế AITF Azerbaijan… Tập trung các thị trường khách truyền thống như: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Úc, Bắc Mỹ,…
5.2. Tham gia các chương trình xúc tiến du lịch trong nước
Lựa chọn, tham gia một số sự kiện trọng tâm, trọng điểm do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch và các tỉnh, thành phố lớn tổ chức như: Năm Du lịch quốc gia; Hội chợ Du lịch quốc tế (VITM); Hội chợ Du lịch quốc tế (ITE); Ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ du lịch Quốc tế Đà Nẵng và các chương trình liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong khu vực và cả nước...
5.3. Tổ chức các Hội nghị, hội thảo xúc tiến quảng bá du lịch
- Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về quảng bá, xúc tiến, xúc tiến, phát triển du lịch nhằm tuyên truyền, quảng bá du lịch Ninh Bình; tăng cường sự liên kết hợp tác giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương, khu vực, giữa nhà nước và doanh nghiệp... Hằng năm tổ chức được ít nhất 02 Hội nghị, hội thảo xúc tiến du lịch ở các tỉnh thành phố lớn trong cả nước (thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, Khu vực Tây Nam bộ và khu vực Tây Nguyên…).
- Đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động các quầy thông tin hỗ trợ khách du khách và trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các đặc sản của địa phương và nâng cao chất lượng của Tổng đài hỗ trợ khách du lịch để hỗ trợ kịp thời cho du khách và các doanh nghiệp lữ hành.
- Tổ chức Hội chợ triển lãm công nghiệp, thương mại và Du lịch Ninh Bình; Xây dựng nền tảng Hội chợ du lịch trực tuyến, sàn giao dịch du lịch trực tuyến trên môi trường mạng để tăng cường công tác Quảng bá, xúc tiến các sản phẩm du lịch Ninh Bình.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn Ngân sách nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; lồng ghép trong các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan và các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có).
- Hằng năm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai các nhiệm vụ được phân công thực hiện tại Kế hoạch này đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; thường xuyên tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
- Tăng cường liên kết, phối hợp với Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam để tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế đạt hiệu quả cao.
- Lồng ghép tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại các chương trình, sự kiện lớn của tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan thuộc ngành quản lý thực hiện tốt công tác xúc tiến du lịch; chỉ đạo Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình, các doanh nghiệp và đơn vị kinh doanh du lịch phối hợp triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu du lịch, sản phẩm dịch vụ du lịch của tỉnh, xây dựng môi trường du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch của tỉnh.
- Giới thiệu hình ảnh thương hiệu du lịch Ninh Bình trong các giải đấu thể thao, các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa lớn của tỉnh nhằm quảng bá, thu hút khách du lịch đến Ninh Bình.
- Tổ chức các cuộc thi, chương trình văn nghệ, ảnh nghệ thuật; tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của con người, vùng đất Cố đô Hoa Lư, giai đoạn 2021 - 2030 để góp phần xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, thân thiện và hấp dẫn đối với khách du lịch.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá về những tiềm năng, thế mạnh và sự phát triển của du lịch Ninh Bình nhằm thúc đẩy du lịch nội tỉnh phát triển.
- Biên tập, phát hành các ấn phẩm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình dưới các hình thức tài liệu tuyên truyền, phóng sự, video clip, chương trình phát thanh,…
- Phối hợp với Sở Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền, quảng bá du lịch Ninh Bình cho các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Xây dựng các loại hình và sản phẩm du lịch nông nghiệp tại các huyện, thành phố trong tỉnh, quảng bá, xúc tiến các sản phẩm OCOP đến khách du lịch trong và ngoài nước.
- Cung cấp thông tin về các tiêu chí sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng giới thiệu cho khách du lịch.
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các hoạt động quảng bá, thu hút các dự án đầu tư phát triển du lịch; lồng ghép thực hiện các nội dung quảng bá, xúc tiến du lịch Ninh Bình tại các diễn đàn kinh tế, các chương trình, hội nghị và tài liệu xúc tiến đầu tư của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Du lịch, UBND các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ cho các đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh.
- Tổ chức lồng ghép các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch Ninh Bình gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại, các hội chợ, triển lãm thương mại trong và ngoài nước; phối hợp trong việc hỗ trợ, sản xuất hàng lưu niệm và phát triển các dịch vụ (ăn uống, mua sắm…) phục vụ khách du lịch.
Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp các tuyến đường nhằm kết nối, liên thông các khu, điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
Phối hợp, tư vấn, hỗ trợ Sở Du lịch, UBND các huyện thành phố trong việc quản lý quy hoạch du lịch, dự án đầu tư phát triển du lịch, xây dựng các biển quảng cáo du lịch tấm lớn, các công trình phục vụ quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh, địa phương và công tác tu bổ tôn tạo di tích để giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Bình đến với khách du lịch.
10. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện các thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thi công xây dựng công trình phục vụ quảng bá, xúc tiến du lịch của tỉnh theo đúng quy định; tăng cường chỉ đạo thực hiện đảm bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý chất thải tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.
11. Cục Thống kê tỉnh Ninh Bình
Tổ chức điều tra định kỳ hàng năm về hoạt động du lịch và chi tiêu của khách du lịch trên địa bàn tỉnh theo Phương án điều tra ban hành. Tổng hợp, phân tích kết quả điều tra, dự báo tình hình và tham mưu các định hướng, giải pháp phát triển du lịch phù hợp.
12. Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, Cổng thông tin điện tử tỉnh
- Phối hợp với Sở Du lịch trong công tác tuyên truyền xây dựng môi trường du lịch văn hóa, văn minh, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh, thương hiệu du lịch của tỉnh.
- Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tin bài giới thiệu về chủ trương, cơ chế, chính sách, tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, sản phẩm du lịch và các điểm đến du lịch hấp dẫn của tỉnh.
- Chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí hàng năm để triển khai các hoạt động tuyên truyền, học tập kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn, chương trình hoạt động du lịch trên địa bàn; Chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng địa phương xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch; phối hợp với Sở Du lịch trong công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hóa, các điểm du lịch tại địa phương.
- Phối hợp vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tích cực và chủ động tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch tại các sự kiện trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp trong việc liên kết, phát triển sản phẩm, quảng bá du lịch.
- Tăng cường công tác phối hợp trong quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn, đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch.
- Xây dựng môi trường du lịch văn hóa văn minh tại các khu du lịch, điểm du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch trên địa để góp phần tạo dựng, hình ảnh điểm đến du lịch của tỉnh an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
- Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tinh.
14. Hiệp hội Du lịch tỉnh Ninh Bình
- Chủ trì, phối hợp với Sở Du lịch và các đơn vị liên quan tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia phối hợp và đóng góp vào hoạt động maketing xúc tiến du lịch của tỉnh.
- Tổ chức các chương trình khảo sát, nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch mới trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Hiệp hội Du lịch Việt Nam và các tỉnh bạn để đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá thu hút khách du lịch; hỗ trợ hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm, dịch vụ và chương trình kích cầu, khuyến mãi thu hút khách du lịch.
(Có phụ lục chi tiết nhiệm vụ kèm theo)
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2021 về Quảng bá, xúc tiến du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021- 2025
- 2Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2021 về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 4144/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2022 về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023-2025
- 5Kế hoạch 3437/KH-UBND năm 2022 về truyền thông, quảng bá Năm Du lịch quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 2473/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Quyết định 2522/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 6Nghị quyết 103/NQ-CP năm 2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 116/KH-UBND năm 2021 về Quảng bá, xúc tiến du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021- 2025
- 8Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2021 về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
- 9Kế hoạch 4144/KH-UBND năm 2021 về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 167/KH-UBND năm 2022 về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2023-2025
- 11Kế hoạch 3437/KH-UBND năm 2022 về truyền thông, quảng bá Năm Du lịch quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh do tỉnh Bình Thuận ban hành
Kế hoạch 83/KH-UBND năm 2022 về quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025
- Số hiệu: 83/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Trần Song Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định