- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 1578/QĐ-BGTVT năm 2017 Hướng dẫn tạm thời xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc tại vị trí đường bộ giao cắt cùng mức với đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 3Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Công văn 3077/BGTVT-KCHT năm 2018 hướng dẫn phương án kỹ thuật cho địa phương làm êm thuận các lối đi tự mở qua đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- 6Quyết định 1149/QĐ-BGTVT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định 358/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/KH-UBND | Bình Định, ngày 23 tháng 7 năm 2021 |
THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ, THU HẸP, XÓA BỎ LỐI ĐI TỰ MỞ QUA ĐƯỜNG SẮT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;
Căn cứ Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt;
Để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện, với các nội dung chính như sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt (sau đây viết tắt là Quyết định 358);
- Giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt; hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng;
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của chính quyền các xã, phường, thị trấn trong công tác quản lý, bảo vệ trật tự hành lang an toàn đường sắt;
- Đảm bảo an toàn, thuận tiện và nâng cao khả năng lưu thông tại các vị trí đường ngang hợp pháp.
2. Yêu cầu
- Các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì bám sát Kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực tế; thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo lộ trình đến năm 2025 xóa bỏ toàn bộ 128 vị trí lối đi tự mở qua đường sắt hiện có trên địa bàn; có giải pháp cảnh báo, cảnh giới 100% các tuyến đường bộ giao cắt với đường sắt trên địa bàn tỉnh.
- Bảo đảm phối hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị quản lý đường sắt có liên quan trong việc thực hiện Kế hoạch này.
- Quản lý chặt chẽ đất dành cho đường sắt, giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt để đảm bảo trật tự hành lang an toàn đường sắt.
- Thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, quản lý chặt chẽ, không để phát sinh các lối đi tự mở trên địa bàn.
- Thực hiện giảm dần, tiến tới xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh theo đúng tiến độ đề ra.
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường sắt cho Nhân dân, trong đó tập trung vào các đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ... trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp và các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo điện tử, báo giấy, tờ rơi; nghiên cứu tăng thời lượng học về quy tắc, kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua điểm giao cắt với đường sắt; yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí, doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ kiên trì thực hiện thường xuyên, liên tục, hiệu quả.
- Tuyên truyền đến nhân dân để thực hiện nghiêm Quyết định 358 và các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt để mọi người dân tự giác chấp hành, không vi phạm; vận động các trường hợp vi phạm tự ý mở lối đi đường sắt tự giác thực hiện thu hẹp, xóa bỏ các lối đi tự mở có nguy cơ gây mất an toàn giao thông.
2. Công tác quản lý đất dành cho đường sắt và lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt
- Rà soát, kiểm tra lại diện tích đất trong hành lang an toàn đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân và có phương án thu hồi diện tích đất đã cấp;
- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt; chấn chỉnh việc giao, cho thuê đất và sử dụng đất đai vi phạm quy định bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt; xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt.
3. Công tác quản lý, kiềm chế không phát sinh lối đi tự mở: Thực hiện các biện pháp quản lý nhằm bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt. Xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp kiềm chế, thu hẹp, xóa bỏ, ngăn chặn không để phát sinh mới lối đi tự mở.
4. Thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở
a) Việc thu hẹp, giảm dần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở qua đường sắt phải đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; đồng thời phải có phương án giao thông thay thế để đảm bảo việc đi lại thuận tiện cho Nhân dân.
b) Việc đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ đường gom, đường ngang, nút giao thông khác mức,… để xóa bỏ các lối đi tự mở phải tuân thủ đúng các quy định của Luật Đường sắt, quy định về quản lý đầu tư, xây dựng và các quy định khác có liên quan.
c) Ưu tiên xóa bỏ lối đi tự mở theo thứ tự sau:
- Ưu tiên 1:
Lối đi tự mở là vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường sắt;
Lối đi tự mở có thể xóa bỏ ngay mà không cần đầu tư xây dựng công trình phụ trợ (đường gom, đường ngang hoặc nút giao thông khác mức,…);
- Ưu tiên 2:
Lối đi tự mở xóa bỏ ngay sau khi xây dựng đường gom, đường ngang;
Lối đi tự mở xóa bỏ sau khi xây dựng hầm chui, nút giao khác mức.
d) Đối với các lối đi tự mở chưa thể xóa bỏ ngay thì phải thực hiện các biện pháp kiềm chế tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông, cụ thể là:
- Cảnh giới, chốt gác, lắp đặt các thiết bị đèn cảnh báo giao thông tại các vị trí lối đi tự mở; đồng thời là vị trí nguy hiểm trên đường sắt hoặc nguy cơ trở thành vị trí nguy hiểm trên đường sắt.
- Tổ chức giao thông tại lối đi tự mở để giảm mật độ phương tiện giao thông đường bộ qua lối đi tự mở; rào chắn, thu hẹp để hạn chế các phương tiện xe cơ giới, chỉ cho phép người đi bộ, người đi xe đạp, xe mô tô, xe gắn máy lưu thông qua lối đi tự mở.
- Xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc, lắp đặt các biển báo hiệu giao thông đường bộ, đường sắt để cảnh báo cho người và phương tiện khi đi qua khu vực có lối đi tự mở.
- Tạo bề mặt lối đi bằng phẳng, êm thuận tại lối đi tự mở theo hướng dẫn kỹ thuật tại Văn bản số 3077/BGTVT-KCHT ngày 27/3/2018 của Bộ Giao thông vận tải.
- Giải tỏa tầm nhìn thông thoáng cho cả hai phía đường bộ, đường sắt.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, xử lý hành vi vi phạm các quy định về giao thông đường bộ, đường sắt tại các lối đi tự mở.
Căn cứ tình hình giao thông, điều kiện thực tế tại lối đi tự mở, có thể áp dụng 01 hoặc phối hợp nhiều biện pháp nêu trên để đảm bảo an toàn giao thông.
đ) Đối với lối đi tự mở vào 01 hộ dân: Chủ hộ phải có cam kết với UBND cấp xã về việc đảm bảo an toàn giao thông tại các lối đi tự mở, chấp hành sự sắp xếp lối đi mới khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức lại giao thông qua đường sắt; không được đền bù, hỗ trợ giải tỏa lối đi.
e) Xóa bỏ ngay các vị trí lối đi tự mở qua đường sắt mà không cần xây dựng công trình phụ trợ (đường gom, đường ngang hoặc nút giao thông khác mức)
- Việc xóa bỏ ngay các lối đi tự mở mà không cần xây dựng công trình phụ trợ được áp dụng đối với các khu vực đã có sẵn hệ thống đường gom nối với đường ngang, nút giao thông khác mức hoặc tại nơi đã có phương án giao thông thay thế.
- Thực hiện việc xóa bỏ lối đi tự mở bằng cách lắp đặt hàng rào ngăn cách giữa đường bộ và đường sắt.
g) Xây dựng đường gom để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt: Đường gom phải được xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định tại Nghị định số 56/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và kết nối với đường ngang hoặc nút giao thông khác mức gần nhất. Khi xây dựng đường gom phải kết hợp với hàng rào ngăn cách để xóa bỏ lối đi tự mở.
h) Xây dựng đường ngang, nút giao khác mức, hầm chui để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt
- Vị trí xây dựng đường ngang phải phù hợp với quy hoạch hệ thống giao cắt giữa đường sắt với đường bộ trên mạng đường sắt Việt Nam và phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư số 25/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 củ Bộ GTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt; ưu tiên xây dựng đường ngang tại các vị trí lối đi tự mở là đường trục chính của huyện, xã hoặc tại các vị trí không thể xây dựng đường gom.
- Việc xây dựng đường ngang, nút giao thông khác mức, hầm chui phải tuân thủ các quy định hiện hành.
a) Quản lý vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt: Theo dõi, phân tích, lập danh mục, xây dựng kế hoạch, lộ trình xóa bỏ các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt.
b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các vị trí nguy hiểm, bao gồm:
- Tổ chức giao thông tại khu vực vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
- Giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường sắt, đường bộ và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khu vực thuộc phạm vi quản lý;
- Thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục ngay các điểm đen tai nạn giao thông đường sắt để không xảy ra hoặc giảm thiểu tai nạn giao thông đường sắt tại các vị trí này;
- Tổ chức thực hiện giảm, xóa bỏ những vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt hoặc xóa bỏ các điểm tiềm ẩn gây tai nạn giao thông (theo thứ tự ưu tiên đối với các điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông);
- Trường hợp chưa thực hiện được các biện pháp nêu trên, phải xây dựng và thực hiện ngay phương án chốt gác, cơ sở vật chất cho phòng chốt, gác tại các lối đi tự mở được xác định là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt; bố trí người đã được huấn luyện nghiệp vụ trước khi tổ chức cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở được xác định là điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt.
4. Công tác kiểm tra, xử lý, giải tỏa vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
- Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Thanh tra ngành Đường sắt và các đơn vị khác có liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý, giải tỏa vi phạm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn giao thông đường sắt; duy trì thường xuyên việc kiểm tra, xử lý nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
- Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện có đường sắt đi qua, Thanh tra Sở Giao thông vận tải và các đơn vị khác liên quan đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác kiểm tra, xử lý vi phạm quy tắc giao thông tại vị trí giao cắt đường bộ và đường sắt.
1. Giai đoạn từ nay đến cuối năm 2021
- Tổ chức kiềm chế, không để phát sinh mới lối đi tự mở trên địa bàn; thu hẹp hoặc xóa bỏ ngay các lối đi tự mở mà chưa cần xây dựng các công trình phụ trợ hoặc đã có đường gom trước đó.
- Lắp đặt thiết bị đèn cảnh báo giao thông tại các lối đi tự mở là các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt;
- Đảm bảo an toàn giao thông tại tất cả các lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức phân luồng giao thông cho các phương tiện giao thông đường bộ qua lại lối đi tự mở nhằm giảm thiểu các phương tiện qua lại đường sắt;
- Tăng cường giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ, đường sắt tại các lối đi tự mở;
- Bố trí lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở.
2. Giai đoạn từ năm 2022 - 2025
- Lập phương án tổng thể để xóa bỏ 128 lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh; thực hiện thỏa thuận phương án với Bộ Giao thông vận tải trong đó tập trung vào việc thỏa thuận phương án xây dựng: đường gom - hàng rào, đường ngang, hầm chui theo quy định của Luật Đường sắt và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành, xây dựng nguồn lực để tổ chức thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2025.
- Cắm biển hạn chế phương tiện giao thông đường bộ tại các lối đi tự mở. Xây dựng gờ, gồ giảm tốc để cảnh báo cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua lối đi tự mở theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải tại Quyết định số 1578/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2017;
- Làm êm thuận lối đi tự mở theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải tại Văn bản 3077/BGTVT-KCHT ngày 27/3/2018;
- Thực hiện giải tỏa các vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt;
- Xóa bỏ hoàn toàn lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh bằng các biện pháp hợp lý, như:
Xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách.
Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng mới đường ngang, cầu vượt, hầm chui.
(Chi tiết có các Phụ lục 1,2,3,4 kèm theo).
Theo Quyết định 358 dự kiến kinh phí tăng cường an toàn giao thông đường sắt và xây dựng hàng rào, đường gom để xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh do địa phương thực hiện khoảng 287,98 tỷ đồng. Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương phân bổ cho địa phương, nguồn ngân sách địa phương và từ các nguồn khác theo từng dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
- Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại tất cả các lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh: Bố trí từ ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách: Bố trí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho địa phương theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ngân sách tỉnh.
- Kinh phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt; kinh phí xử lý các vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt, được bố trí từ ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. UBND các huyện Vân Canh, Tuy Phước, Phù Mỹ, Phù Cát, thị xã An Nhơn, Hoài Nhơn và thành phố Quy Nhơn
a. Công tác tuyên truyền: Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh, Sở Giao thông vận tải và ngành Đường sắt tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; phổ biến, hướng dẫn thực hiện Quyết định 358 cho Nhân dân trên địa bàn mình quản lý bằng các hình thức trực tiếp, phát thanh hoặc các hình thức phù hợp khác thường xuyên, liên tục.
b. Công tác quản lý đất dành cho đường sắt, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt:
- Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đất đai để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ ranh giới đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đường sắt, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của tỉnh; phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt để rà soát, thống kê, phân loại các công trình vi phạm, các công trình gây ảnh hưởng mất an toàn giao thông đường sắt
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý chuyên ngành đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt thực hiện rà soát diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân, lập phương án thu hồi diện tích đất đã cấp, báo cáo UBND tỉnh xem xét phê duyệt;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt; xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, cơ quan quản lý đường sắt, Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan tổ chức thực hiện cưỡng chế, giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn giao thông đường sắt;
- Chủ tịch UBND cấp huyện có đường sắt đi qua chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng mất an toàn giao thông đường sắt, vi phạm trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt;
c. Công tác quản lý, đảm bảo an toàn giao thông tại lối đi tự mở:
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt để theo dõi, quản lý lối đi tự mở, kịp thời có biện pháp kiềm chế, ngăn chặn, không để phát sinh lối đi tự mở; tổ chức trực cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ mất an toàn giao thông cao. Chủ tịch UBND cấp huyện có đường sắt đi qua chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để phát sinh mới lối đi tự mở trên địa bàn quản lý;
- Tổ chức rà soát bổ sung hệ thống biển báo còn thiếu; duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa vuốt nối êm thuận, giải tỏa tầm nhìn hai phía cho đường sắt, đường bộ,... trên các tuyến đường bộ thuộc phạm vi quản lý nhằm đảm bảo an toàn giao thông qua lối đi tự mở;
- Bố trí lực lượng Công an địa phương kết hợp với lực lượng Công an tỉnh, Thanh tra Sở Giao thông vận tải tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở.
d. Thực hiện giảm, xóa bỏ lối đi tự mở:
- Trên cơ sở Kế hoạch đã được UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở tuyến đường sắt quốc gia, đoạn qua địa bàn mình quản lý; đề xuất nguồn vốn đưa vào đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để sớm triển khai thực hiện;
- Thực hiện các biện pháp tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở chưa thể xóa bỏ ngay.
- Nghiêm túc thực hiện các nội dung tại Văn bản số 37/UBND-KT ngày 04/5/2021 của UBND tỉnh về việc Xây dựng Kế hoạch đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025.
2. Sở Giao thông vận tải
- Bố trí lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở;
- Phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Giao thông vận tải về việc xây dựng các đường ngang, cầu vượt, hầm chui qua đường sắt để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở (khi có kiến nghị của UBND cấp huyện);
- Phối hợp Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trong việc đề xuất các nguồn kinh phí để hỗ trợ các địa phương thực hiện xóa bỏ các lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị kinh doanh taxi, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ tập huấn cho lái xe, người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng lái xe, tuyên truyền phổ biến kiến thức về các quy tắc giao thông đường bộ, đường sắt theo quy định của pháp luật;
- Kịp thời báo cáo, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của các địa phương có đường sắt đi qua trong quá trình thực hiện Kế hoạch này.
- Là cơ quan đầu mối tổng hợp, báo cáo, tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Quyết định 358;
3. Ban An toàn giao thông tỉnh
- Theo dõi, đôn đốc các địa phương, sở, ban, ngành có liên quan về triển khai thực hiện Kế hoạch này và Quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải với UBND tỉnh trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường sắt cho người dân, trong đó tập trung vào các đối tượng: Nhân dân sinh sống dọc ven đường sắt; trẻ em, thanh thiếu niên, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; cán bộ công chức viên chức tại các cơ quan nhà nước, người lao động tại các khu công nghiệp… để Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông đường sắt;
- Phối hợp với các địa phương, ngành đường sắt và đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Hướng dẫn về thủ tục đầu tư dự án theo đề xuất của sở chuyên ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có đường sắt đi qua; thực hiện rà soát, đề xuất đưa vào đầu tư công giai đoạn 2021-2025.
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công ngân sách tỉnh đối với các dự án đầu tư xây dựng các đường gom, đường ngang, nút giao khác mức có nguồn vốn là vốn đầu tư công tư ngân sách tỉnh.
5. Sở Tài chính: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan.
6. Sở Xây dựng
- Tăng cường kiểm soát việc kết nối hạ tầng của các dự án đầu tư xây dựng có hệ thống hạ tầng kỹ thuật kết nối, giao cắt với hành lang an toàn đường sắt trong quá trình thẩm định dự án, không để phát sinh các lối đi tự mở.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị dọc các tuyến đường đảm bảo các yêu cầu về hành lang đường sắt, điểm giao cắt đường sắt đúng theo quy định.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố có đường sắt đi qua rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các nội dung để xóa bỏ lối đi tự mở (xây dựng đường gom, hầm chui, cầu vượt,...).
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì lập hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đất đai để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ ranh giới đất dành cho đường sắt theo quy định của pháp luật về đường sắt được xác định theo tọa độ, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của tỉnh;
- Hướng dẫn, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố có đường sắt đi qua thực hiện việc rà soát diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân; hướng dẫn lập phương án thu hồi diện tích đất đã cấp theo quy định;
- Chủ trì thẩm định kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố trong đó đảm bảo quỹ đất dành cho đường sắt, hành lang an toàn đường sắt;
- Kiểm tra, chấn chỉnh, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố có đường sắt đi qua trong việc giao, cho thuê đất và sử dụng đất vi phạm quy định bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt.
8. Công an tỉnh
- Chỉ đạo Công an địa phương các cấp tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt, đường bộ; phối hợp tổ chức cưỡng chế các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông. Xử lý nghiêm tình trạng tự ý mở hoặc tháo dỡ cọc thu hẹp đã được rào đóng tại các lối đi tự mở, lấn chiếm hành lang an toàn đường sắt và các hành vi khác làm mất an toàn giao thông đường bộ và đường sắt...
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt, doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt để điều tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường sắt được phát hiện thông qua hình ảnh do các camera, các thiết bị khác ghi lại.
9. Đề nghị các đơn vị quản lý đường sắt
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức rà soát, thống kê và phân loại các công trình vi phạm và các công trình gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt theo lộ trình của Kế hoạch này;
- Phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án làm đường gom, rào đóng lối đi tự mở đã có trong danh mục kèm theo Kế hoạch này;
- Kịp thời phát hiện và thực hiện rào đóng ngay các lối đi tự mở phát sinh hoặc bị hư hỏng xuống cấp không đảm bảo an toàn; không để kéo dài, dẫn đến tồn tại khó khăn phức tạp cho việc xử lý về sau;
- Tăng cường công tác phối hợp, hướng dẫn nghiệp vụ cảnh giới, bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị cho việc thực hiện cảnh giới tại lối đi tự mở;
- Phối hợp với chính quyền địa phương rà soát các lối đi tự mở đã tồn tại từ nhiều năm được thực hiện xóa bỏ theo lộ trình, tổ chức bổ sung biển báo còn thiếu; duy tu, duy trì, sửa chữa vuốt nối êm thuận, giải tỏa tầm nhìn hai phía cho đường sắt, đường bộ;
- Sau khi giải tỏa, cắm mốc đất trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt cần có các biện pháp hoặc phương án sử dụng đất đúng mục đích nhằm chống tái lấn chiếm.
- Chủ trì xây dựng các đường ngang, các nội dung khác thuộc thẩm quyền. Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các thủ tục xin phép thành lập đường ngang, hầm chui mới; các nội dung khác thuộc thẩm quyền.
10. Chế độ báo cáo: Các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nội dung của Kế hoạch này triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả; Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất, kiến nghị (nếu có) cho UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải). Báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 30/6; Báo cáo năm gửi trước ngày 10/12 để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /7/2021 của UBND tỉnh)
TT | Nội dung | Kinh phí thực hiện | Thời gian thực hiện | Nguồn vốn | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp |
I | Giai đoạn hết năm 2021 |
|
|
|
|
|
1 | Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt | Theo kế hoạch bố trí vốn hàng năm của địa phương | Năm 2021 | Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác | Ban ATGT tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở GTVT, Công an tỉnh, ngành đường sắt |
2 | Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại tất cả các lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh | Theo kế hoạch bố trí vốn hàng năm của địa phương | Năm 2021 | Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở GTVT, Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh và ngành đường sắt |
II | Giai đoạn từ năm 2022 - 2025 |
|
|
|
|
|
1 | Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt | Theo kế hoạch bố trí vốn hàng năm của địa phương | 2022 - 2025 | Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác | Ban ATGT tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở GTVT, Công an tỉnh, ngành đường sắt |
2 | Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại tất cả các lối đi tự mở trên địa bàn tỉnh | Theo kế hoạch bố trí vốn hàng năm của địa phương | 2022 - 2025 | Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở GTVT, Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh và ngành đường sắt |
3 | Xây dựng đường ngang | Theo kế hoạch bố trí vốn hàng năm của địa phương | 2022 - 2023 | Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Các Sở: GTVT, XD, TN&MT, KH&ĐT, TC, Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh và ngành đường sắt |
4 | Xây dựng hầm chui và đường gom để xóa bỏ lối đi tự mở | Theo kế hoạch bố trí vốn hàng năm của trung ương và địa phương | 2022 - 2025 | Ngân sách tỉnh hoặc ngân sách Trung ương phân bổ cho địa phương theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt | Sở GTVT và UBND các huyện, thị xã | Các Sở: XD, TN&MT, KH&ĐT, TC, Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh và ngành đường sắt |
5 | Xử lý các vị trí vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt tiềm ẩn tai nạn giao thông | Theo kế hoạch bố trí vốn hàng năm của địa phương | 2022 - 2025 | Ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác | UBND các huyện, thị xã, thành phố | Sở GTVT, Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh và ngành đường sắt |
DANH SÁCH ĐƯỜNG NGANG XÂY DỰNG MỚI TẠI CÁC ĐIỂM TIỀM ẨN TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /7/2021 của UBND tỉnh)
TT | Lý trình lối đi tự mở | Tuyến ĐS | Địa phương | Diễn giải | Thứ tự ưu tiên | ||
1 | 2 | 3 | |||||
I. | TX. Hoài Nhơn: |
|
|
|
| ||
1 | Km 1000 080 | HN- HCM | Hoài Châu Bắc, TX.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định | Theo Phụ lục 3 Quyết định số 1149/QĐ- BGTVT | x |
|
|
2 | Km 1008 800 | HN- HCM | Hoài Thanh Tây, TX. Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 1008 800 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 1008 800 đến 1009 080 (bên Trái lý trình ĐS). Xóa LĐTM km 1008 800. |
| x |
|
3 | Km 1010 500 | HN- HCM | Hoài Thanh Tây, TX.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 1010 500 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 1010 500 đến 1010 850 (bên Trái lý trình ĐS). Xóa LĐTM km 1010 500. (Theo Phụ lục 3 Quyết định số 1149/QĐ-BGTVT) |
| x |
|
4 | Km 1019 800 | HN- HCM | Hoài Đức, TX.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 1019 800 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 1019 390 đến 1020 230 (bên Trái Phải lý trình ĐS) để xóa 03 LĐTM (km 1019 390, 1019 800, 1020 230). |
| x |
|
5 | Km 1021 390 | HN- HCM | Hoài Đức, TX.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 1021 390 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 1020 980 đến 1022 180 (bên Trái Phải lý trình ĐS) để xóa 03 LĐTM (km 1020 980, 1021 390, 1022 180). |
| x |
|
6 | Km 1023 550 | HN- HCM | Hoài Đức, TX.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 1023 550 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 1022 350 đến 1023 550 (bên Trái Phải lý trình ĐS) để xóa 02 LĐTM (km 1022 350, 1023 550). (Theo Phụ lục 3 Quyết định số 1149/QĐ-BGTVT) | x |
|
|
II. | Huyện Phù Mỹ |
|
|
|
| ||
7 | Km 1028 080 | HN- HCM | Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định | Phụ lục 5 Quyết định số 1149/QĐ-BGTVT |
| x |
|
8 | Km 1033 440 | HN- HCM | Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định | Phụ lục 3 Quyết định số 1149/QĐ-BGTVT |
| x |
|
9 | Km 1039 350 | HN-HCM | Mỹ Phong, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 1039 350 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 1039 050 đến 1039 350 (bên Phải lý trình ĐS) để xóa 02 LĐTM (km 1039 050, 1039 350). | x |
|
|
10 | Km 1043 290 | HN-HCM | Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 1043 290 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 1043 100 đến 1043 290 (bên Phải lý trình ĐS) để xóa 02 LĐTM (km 1043 100, 1043 290). (Theo Phụ lục 3 Quyết định số 1149/QĐ-BGTVT) | x |
|
|
III. | Huyện Phù Cát |
|
|
|
| ||
11 | Km 1074 390 | HN- HCM | Cát Tân, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định | Theo Phụ lục 5 Quyết định số 1149/QĐ- BGTVT | x |
|
|
IV. | TX. An Nhơn |
|
|
|
| ||
12 | Km 1081 900 | HN-HCM | Nhơn Hậu, TX.An Nhơn, tỉnh Bình Định | Xây dựng mới cống chui Km 1081 900 để xóa LĐTM km 1081 900. |
|
| x |
V. | Huyện Tuy Phước |
|
|
|
| ||
13 | Km 1093 100 | HN-HCM | TT. Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 1093 100 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 1092 920 đến 1093 260 (bên Phải lý trình ĐS) để xóa 03 LĐTM (km 1092 920, 1093 100, 1093 260). | x |
|
|
14 | Km 1101 295 | HN- HCM | TT Tuy Phước, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM Km 1101 295 lên Đường ngang CCTĐ . Xóa LĐTM km Km 1101 295. (Theo Phụ lục 3 Quyết định số 1149/QĐ-BGTVT) |
| x |
|
15 | Km 01 780 | Diêu Trì-Quy Nhơn | TT. Diêu Trì, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 01 780 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 01 560 đến 02 850 (bên Trái Phải lý trình ĐS) để xóa 07 LĐTM (km 01 560, 01 780, 01 930, 02 410, 02 500, 02 760, 02 850). (Theo Phụ lục 5 Quyết định số 1149/QĐ-BGTVT) |
| x |
|
VI. | Huyện Vân Canh |
|
|
|
| ||
16 | Km 1108 370 | HN- HCM | Canh Vinh , Vân Canh, tỉnh Bình Định | Đề nghị xóa bỏ LĐTM Km 1108 370 vì đã có đường bê tông bên phải lý trình ĐS qua đập tràn đi về đường ngang CCTĐ Km 1107 960. | x |
|
|
17 | Km 1109 380 | HN- HCM | Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định | Theo Phụ lục 3 Quyết định số 1149/QĐ- BGTVT | x |
|
|
18 | Km 1109 780 | HN- HCM | Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định | Theo Phụ lục 3 Quyết định số 1149/QĐ- BGTVT | x |
|
|
19 | Km 1114 780 | HN- HCM | Canh Hiển, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định | Theo Phụ lục 3 Quyết định số 1149/QĐ- BGTVT | x |
|
|
20 | Km 1119 450 | HN- HCM | Canh Hiệp, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định | Theo Phụ lục 5 Quyết định số 1149/QĐ- BGTVT |
| x |
|
VII. | TP. Quy Nhơn |
|
|
|
| ||
21 | Km 03 700 | Diêu Trì-Quy Nhơn | Nhơn Phú, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 03 700 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 03 460 đến 04 250 (bên Trái Phải lý trình ĐS) để xóa 05 LĐTM (km 03 460, 03 510, 03 700, 03 970, 04 250). |
|
| x |
22 | Km 06 170 | Diêu Trì-Quy Nhơn | Nhơn Phú, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định | Nâng cấp LĐTM km 06 170 lên Đường ngang và kết hợp làm hàng rào đường gom từ Km 05 730 đến 07 400 (bên Phải lý trình ĐS) để xóa 08 LĐTM (km 05 730, 05 790, 06 170, 06 480, 06 540, 06 700, 06 920, 07 410). |
|
| x |
DANH SÁCH 02 HẦM CHUI XÂY DỰNG MỚI TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG SẮT
(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /7/2021 của UBND tỉnh)
TT | Lý trình | Tuyến đường sắt | Địa phương | Ghi chú |
1 | Km1024 100 | HN-Tp. HCM | Hoài Đức, TX.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định | Đã có trong kế hoạch triển khai thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng chính phủ tại Phụ lục 4 Quyết định số 1149/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2020 của Bộ GTVT, |
2 | Km1131 470 | HN-Tp. HCM | Canh Hòa, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định |
DANH SÁCH ĐỀ XUẤT CÁC VỊ TRÍ XÂY DỰNG ĐƯỜNG GOM, HÀNG RÀO NGĂN CÁCH ĐỂ XÓA BỎ LỐI ĐI TỰ MỞ QUA ĐƯỜNG SẮT
(Kèm theo Kế hoạch số: /KH-UBND ngày /7/2021 của UBND tỉnh)
TT | Tuyến ĐS | Địa phương | Lý trình theo LTĐS | Khối lượng xây dựng | Số lối đi tự mở có thể đóng sau khi làm đường | Vị trí đấu nối của đường gom - Lý trình LĐTM xóa được | Thứ tự ưu tiên | ||||||||
Xã (Phường) | Huyện (Quận) | Tỉnh | LT đầu | LT cuối | Vị trí | Chiều dài (m) | Bề rộng mặt đường (m) | Hàng rào (m) | Ưu tiên 1 | Ưu tiên 2 | Ưu tiên 3 | ||||
I. | TX. Hoài Nhơn: |
|
|
| 9310 |
| 9310 | 13 |
|
|
|
| |||
1 | HN- HCM | Hoài Châu Bắc | TX Hoài Nhơn | Bình Định | Km1000 080 | Km1000 750 | T | 670 | 5,00 | 670 | 2 | Xóa các LĐTM Km 1000 080; 1000 220.(Kết nối vào cầu thép km 1000 750) | 1 |
|
|
2 | HN- HCM | Tam Quan | TX Hoài Nhơn | Bình Định | Km1004 650 | Km1005 190 | P | 540 | 5,00 | 540 | 0 | Xóa lối đi của dân dọc ĐS nhiều.(Kết nối vào đường ngang km 1004 650) |
|
| 3 |
3 | HN- HCM | Hoài Hảo | TX Hoài Nhơn | Bình Định | Km1006 410 | Km1006 780 | T | 370 | 5,00 | 370 | 1 | Xóa LĐTM Km 1006 780. (Kết nối vào đường ngang km 1005 800) | 1 |
|
|
4 | HN- HCM | Hoài Thanh Tây | TX Hoài Nhơn | Bình Định | Km1008 800 | Km1009 080 | T | 280 | 5,00 | 280 | 1 | Xóa LĐTM Km 1008 800. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 1008 800) |
| 2 |
|
5 | HN- HCM | Hoài Thanh Tây | TX Hoài Nhơn | Bình Định | Km1010 500 | Km1010 850 | T | 350 | 5,00 | 350 | 1 | Xóa LĐTM Km 1010 500. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 1010 500) |
| 2 |
|
6 | HN- HCM | Hoài Đức | TX Hoài Nhơn | Bình Định | Km1018 380 | Km1018 820 | T | 440 | 5,00 | 440 | 0 | Xóa lối đi của dân dọc ĐS nhiều. |
|
| 3 |
7 | HN- HCM | Hoài Đức | TX Hoài Nhơn | Bình Định | Km1018 820 | Km1019 000 | T | 180 | 5,00 | 180 | 0 | Xóa lối đi của dân dọc ĐS nhiều. |
|
| 3 |
8 | HN- HCM | Hoài Đức | TX Hoài Nhơn | Bình Định | Km1019 390 | Km1020 230 | T P | 1680 | 5,00 | 1680 | 3 | Xóa các LĐTM Km 1019 390; 1019 800; 1020 230. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 1019 800) |
| 2 |
|
9 | HN- HCM | Hoài Đức | TX Hoài Nhơn | Bình Định | Km1020 980 | Km1022 180 | T P | 2400 | 5,00 | 2400 | 3 | Xóa các LĐTM Km 1020 980; 1021 390; 1022 180. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 1021 390) |
| 2 |
|
10 | HN- HCM | Hoài Đức | TX Hoài Nhơn | Bình Định | Km1022 350 | Km1023 550 | T P | 2400 | 5,00 | 2400 | 2 | Xóa các LĐTM Km 1022 350; 1023 550. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 1023 550) | 1 |
|
|
II. | Huyện Phù Mỹ: |
|
|
| 8095 |
| 8095 | 14 |
|
|
|
| |||
11 | HN- HCM | Mỹ Châu | Phù Mỹ | Bình Định | Km1027 350 | Km1029 850 | P | 2500 | 5,00 | 2500 | 3 | Xóa các LĐTM Km 1027 350; 1028 080; 1028 950. (Kết nối vào Cống chui km 1029 850) | 1 |
|
|
12 | HN- HCM | Mỹ Châu | Phù Mỹ | Bình Định | Km1029 850 | Km1030 780 | P | 930 | 5,00 | 930 | 1 | Xóa LĐTM Km 1030 780. (Kết nối vào Cống chui km 1029 850) | 1 |
|
|
13 | HN- HCM | Mỹ Lộc | Phù Mỹ | Bình Định | Km1032 480 | Km1033 440 | P | 960 | 5,00 | 960 | 1 | Xóa LĐTM Km 1033 440. (Kết nối vào đường ngang km 1032 480) | 1 |
|
|
14 | HN- HCM | Mỹ Lộc | Phù Mỹ | Bình Định | Km1034 800 | Km1035 680 | P | 880 | 5,00 | 880 | 1 | Xóa LĐTM Km 1035 680. (Kết nối vào đường ngang km 1034 800) | 1 |
|
|
15 | HN- HCM | TT.Bình Dương | Phù Mỹ | Bình Định | Km1036 510 | Km1036 980 | P | 470 | 5,00 | 470 | 1 | Xóa LĐTM Km 1036 510. (Kết nối vào đường ngang km 1036 980) | 1 |
|
|
16 | HN- HCM | Mỹ Phong | Phù Mỹ | Bình Định | Km1037 880 | Km1038 100 | P | 220 | 5,00 | 220 | 1 | Xóa LĐTM Km 1038 100. (Kết nối vào đường ngang km 1037 880) |
|
| 3 |
17 | HN- HCM | Mỹ Phong | Phù Mỹ | Bình Định | Km1039 050 | Km1039 350 | P | 300 | 5,00 | 300 | 2 | Xóa các LĐTM Km 1039 050; 1039 350. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 1039 350) | 1 |
|
|
18 | HN- HCM | Mỹ Trinh | Phù Mỹ | Bình Định | Km1043 100 | Km1043 290 | P | 190 | 5,00 | 190 | 2 | Xóa các LĐTM Km 1043 100; 1043 290. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 1043 290) | 1 |
|
|
19 | HN- HCM | Mỹ Trinh | Phù Mỹ | Bình Định | Km1043 482 | Km1044 137 | P | 655 | 5,00 | 655 | 0 | Xóa lối đi của dân dọc ĐS nhiều.(Kết nối vào cầu BT km 1043 482). |
|
| 3 |
20 | HN- HCM | Mỹ Hiệp | Phù Mỹ | Bình Định | Km1057 030 | Km1057 440 | P | 410 | 5,00 | 410 | 1 | Xóa LĐTM Km 1057 060. (Kết nối vào đường ngang km 1057 440) | 1 |
|
|
21 | HN- HCM | Mỹ Hiệp | Phù Mỹ | Bình Định | Km1058 170 | Km1058 750 | P | 580 | 5,00 | 580 | 1 | Xóa LĐTM Km 1058 170. (Kết nối vào đường ngang km 1058 750) | 1 |
|
|
III. | Huyện Phù Cát: |
|
|
| 2100 |
| 2100 | 4 |
|
|
|
| |||
22 | HN- HCM | Cát Tân | Phù Cát | Bình Định | Km1071 680 | Km1072 790 | P | 1110 | 5,00 | 1110 | 3 | Xóa các LĐTM Km 1071 680; 1072 100; 1072 790. (Kết nối vào đường ngang km 1072 530) | 1 |
|
|
23 | HN- HCM | Cát Tân | Phù Cát | Bình Định | Km1073 400 | Km1074 390 | T | 990 | 5,00 | 990 | 1 | Xóa LĐTM Km 1074 390.(Kết nối vào cầu thép km 1073 310) |
| 2 |
|
IV. | TX. An Nhơn: |
|
|
| 2444 |
| 2444 | 10 |
|
|
|
| |||
24 | HN- HCM | Nhơn Hưng | TX.An Nhơn | Bình Định | Km1078 100 | Km1079 010 | T | 910 | 5,00 | 910 | 1 | Xóa LĐTM Km 1078 100. (Kết nối vào đường ngang 1079 010) | 1 |
|
|
25 | HN- HCM | Nhơn Hậu | TX.An Nhơn | Bình Định | Km1080 130 | Km1080 710 | P | 580 | 5,00 | 580 | 7 | Xóa các LĐTM Km 1080 130; 1080 180; 1080 500; 1080 570; 1080 650; 1080 680; 1080 710. (Kết nối vào đường ngang 1080 420) | 1 |
|
|
26 | HN- HCM | Nhơn Hưng | TX.An Nhơn | Bình Định | Km1083 480 | Km1083 870 | T P | 780 | 5,00 | 780 | 1 | Xóa LĐTM Km 1083 480. (Kết nối vào đường ngang 1083 870) |
|
| 3 |
27 | HN- HCM | Nhơn Hòa | TX.An Nhơn | Bình Định | Km1087 913 | Km1088 000 | T P | 174 | 5,00 | 174 | 1 | Xóa LĐTM Km 1088 000. (Kết nối vào đường ngang 1087 913) | 1 |
|
|
V. | Huyện Tuy Phước: |
|
|
| 3660 |
| 3660 | 15 |
|
|
|
| |||
28 | HN- HCM | TT.Tuy Phước | Tuy Phước | Bình Định | Km1092 920 | Km1093 260 | P | 340 | 5,00 | 340 | 3 | Xóa các LĐTM Km 1092 920; 1093 100; 1093 260. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 1093 100) | 1 |
|
|
29 | HN- HCM | Phước Thanh | Tuy Phước | Bình Định | Km1099 420 | Km1099 950 | P | 530 | 5,00 | 530 | 3 | Xóa các LĐTM (Kết nối vào đường ngang km 1099 950) | 1 |
|
|
30 | HN- HCM | Phước Thanh | Tuy Phước | Bình Định | Km1101 200 | Km1101 410 | P | 210 | 5,00 | 210 | 2 | Xóa các LĐTM (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km Km1101 295) |
| 2 |
|
31 | Diêu Trì-Quy Nhơn | TT. Diêu Trì | Tuy Phước | Bình Định | Km01 5 60 | Km02 850 | T P | 2580 | 5,00 | 2580 | 7 | Xóa các LĐTM Km 01 560; 01 780; 01 930; 02 410; 02 500; 02 760; 02 850. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 01 780) |
| 2 |
|
VI. | TP. Quy Nhơn: |
|
|
| 4620 |
| 4620 | 30 |
|
|
|
| |||
32 | Diêu Trì-Quy Nhơn | Nhơn Phú | TP.Quy Nhơn | Bình Định | Km03 4 60 | Km04 250 | T P | 1580 | 5,00 | 1580 | 5 | Xóa các LĐTM Km 03 460; 03 510; 03 700; 03 970; 04 250. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 03 700) |
|
| 3 |
33 | Diêu Trì-Quy Nhơn | Nhơn Phú | TP.Quy Nhơn | Bình Định | Km05 7 30 | Km07 400 | P | 1670 | 5,00 | 1670 | 8 | Xóa các LĐTM Km 05 730; 05 790; 06 170; 06 480; 06 540; 06 700; 06 920; 07 410. (Kết nối vào đường ngang xin lập mới km 06 170) |
|
| 3 |
34 | Diêu Trì-Quy Nhơn | P. Đống Đa | TP.Quy Nhơn | Bình Định | Km07 7 60 | Km08 370 | P | 610 | 5,00 | 610 | 5 | Xóa các LĐTM Km 07 760; 08 00; 08 140; 08 330; 08 370. (Kết nối vào đường ngang 07 611) |
|
| 3 |
35 | Diêu Trì-Quy Nhơn | P. Đống Đa | TP.Quy Nhơn | Bình Định | Km08 3 70 | Km09 130 | P | 760 | 5,00 | 760 | 12 | Xóa các LĐTM Km 08 500; 08 560; 08 600; 08 640; 08 670; 08 700; 08 740; 08 750; 08 800; 08 840; 08 930; 09 130. (Kết nối vào đường ngang 08 980) |
|
| 3 |
Tổng cộng |
|
|
| 30229 |
| 30229 | 86 |
|
|
|
|
- 1Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 358/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt, trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2021 thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Kế hoạch 1955/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định 358/QĐ-TTg do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 4Kế hoạch 579/KH-UBND năm 2022 thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở trên đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Đường sắt 2017
- 3Quyết định 1578/QĐ-BGTVT năm 2017 Hướng dẫn tạm thời xây dựng gờ giảm tốc, gồ giảm tốc tại vị trí đường bộ giao cắt cùng mức với đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Nghị định 65/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đường sắt
- 5Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định về đường ngang và cấp giấy phép xây dựng công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Công văn 3077/BGTVT-KCHT năm 2018 hướng dẫn phương án kỹ thuật cho địa phương làm êm thuận các lối đi tự mở qua đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Nghị định 56/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt
- 8Quyết định 358/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1149/QĐ-BGTVT năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định 358/QĐ-TTg do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 358/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt, trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2021 thực hiện việc thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 12Kế hoạch 1955/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt theo Quyết định 358/QĐ-TTg do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 13Kế hoạch 579/KH-UBND năm 2022 thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở trên đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025
Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2021 thực hiện biện pháp kiềm chế, thu hẹp, xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 79/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Tự Công Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định