Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGH AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 235/KH-UBND

Nghệ An, ngày 27 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 358/QĐ-TTG NGÀY 10/3/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐẢM BẢO TRẬT TỰ HÀNH LANG AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ XỬ LÝ DỨT ĐIỂM LỐI ĐI TỰ MỞ QUA ĐƯỜNG SẮT, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông và xử lý dứt điểm lối đi tự mở qua đường sắt; trên cơ sở đặc điểm, thực trạng hành lang an toàn giao thông đường sắt và lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Nâng cao nhận thức của xã hội về tm quan trọng của hành lang an toàn giao thông đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc giữ gìn hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Đường sắt, Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao an toàn giao thông trong lĩnh vực đường sắt nói riêng và trong lĩnh vực giao thông vận tải nói chung.

- Giảm tai nạn giao thông đường sắt hàng năm từ 5% đến 10%; hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông đường sắt đặc biệt nghiêm trọng.

2. Yêu cầu

- Kế hoạch thực hiện bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tế của địa phương, đáp ứng yêu cầu của Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Xác định các giải pháp để thực hiện đảm bảo an toàn giao thông; xác định phạm vi đất dành cho đường sắt, thống nhất với cơ sở dữ liệu quản lý đất đai của địa phương để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ; xử lý, xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh theo lộ trình.

- Xây dựng lộ trình, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai thực hiện Kế hoạch.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ, bảo đảm trật tự an toàn đường sắt

- Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường tuyên truyền, phổ biến sâu rộng, thường xuyên, liên tục các kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường sắt, tập trung vào các đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ bằng nhiều hình thức; lồng ghép các kiến thức về quy tắc, kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua điểm giao cắt với đường sắt; qua đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về an toàn đường sắt, bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt và phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt.

- Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác quản lý nhà nước về hành lang an toàn giao thông đường sắt, lối đi tự mở, bảo vệ công trình đường sắt; không để phát sinh mới lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh; lập, phê duyệt các quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,... hai bên đường sắt phải có quy hoạch đường gom và rào chắn nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Các cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm và cơ quan, người đng đầu cơ quan quản lý nhà nước để xảy ra tình trạng vi phạm lấn chiếm, tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; mở lối đi trái phép qua đường sắt; phá hoại công trình đường sắt.

2. Công tác quản lý đất dành cho đường sắt, giải tỏa lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt để đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt

- Rà soát lại diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân và có phương án thu hồi diện tích đất đã cấp.

- Rà soát, thống kê, phân loại các công trình vi phạm, các công trình gây ảnh hưởng, mất an toàn giao thông đường sắt.

- Lập hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt theo quy định pháp luật về đất đai, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dliệu quản lý đất đai của địa phương để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đất dành cho đường sắt.

- Cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt, bàn giao cho chính quyền địa phương tiếp nhận quản lý theo quy định; công bố, công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Tổ chức giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt; ưu tiên giải tỏa trước các vị trí nguy hiểm, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

- Chấn chỉnh việc giao, cho thuê đất và sử dụng đất vi phạm quy định bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt. Khi lập các quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, quy hoạch sử dụng đất,... hai bên đường sắt phải có quy hoạch đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm đất dành cho đường sắt, công trình giao thông đường sắt.

3. Công tác quản lý, kiềm chế không phát sinh mới lối đi tự mở; thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt

3.1. Quản lý lối đi tự mở

- Thực hiện rà soát, cập nhật, phân loại, lập hồ sơ quản lý các lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường sắt.

- Tổ chức quản lý, theo dõi lối đi tự mở, kịp thời có biện xử lý, ngăn chặn, cương quyết không để phát sinh mới lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn.

3.2. Thực hiện các biện pháp tăng cường an toàn giao thông đường st tại các lối đi tự mở, hoàn thành trong năm 2021:

- Tổ chức, bố trí người cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự m nguy hiểm, có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.

- Cắm biển hạn chế phương tiện giao thông đường bộ tại các li đi tự mở; Phân luồng giao thông cho các phương tiện giao thông đường bộ qua lại lối đi tự mở nhằm giảm thiểu các phương tiện qua lại đường sắt.

- Lắp đặt thiết bị đèn cảnh báo giao thông tại các lối đi tự mở là các vị trí nguy him đối với an toàn giao thông đường sắt. Xây dựng gờ, gồ giảm tốc đcảnh báo cho người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ qua lối đi tự mở.

- Làm êm thuận, thu hẹp lối đi tự mở; giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ và đường sắt tại các lối đi tự mở.

- Bố trí lực lượng Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở.

4. Công tác xóa bỏ lối đi tự mở

4.1. Giải pháp trước mắt:

- Thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt nêu tại mục 3.2.

- Rào, đóng các lối đi tự mở mà không phải xây dựng công trình phụ trợ (cầu vượt, hầm chui, đường gom...); đồng thời, bố trí để người và phương tiện giao thông đi theo các lối đi khác.

- Thu hẹp lối đi tự mở để hạn chế phương tiện cơ giới nhằm giảm nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông đường sắt đối với lối đi tự mở có bề rộng lớn hơn 3m và mật độ giao thông thấp.

4.2. Giải pháp lâu dài: Xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách và các công trình phụ trợ (cầu vượt, hầm chui, đường gom...) để thực hiện xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh theo lộ trình đến hết năm 2025.

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 105 lối đi tự mở qua đường sắt. Công ty cổ phần đường sắt Nghệ Tĩnh quản lý 80 lối, địa phận Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa quản lý có 25 lối. Đđảm bảo an toàn giao thông đường sắt, từng bước xóa bỏ các lối đi tự mở qua đường sắt, kế hoạch thực hiện từ nay đến hết năm 2025, cụ thể như sau:

1. Giai đoạn đến hết năm 2021

- Thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở theo “Giải pháp trước mắt” tại mục 4.1 để đảm bảo an toàn giao thông tại các lối đi tự mở.

- Rà soát, lập hồ sơ, phân loại, tổ chức quản lý các lối đi tự mở qua đường sắt và các vị trí nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường sắt; không để phát sinh mới lối đi tự mở qua đường sắt.

- Rào đóng một số lối đi tự mở không phải xây dựng công trình phụ trợ và bố trí để người, phương tiện giao thông đi theo các lối đi khác.

- Lập dự án xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt, cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh; thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải về vị trí, phương án xây dựng các đoạn đường gom, hàng rào ngăn cách; phương án cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt.

2. Giai đoạn từ năm 2022 đến hết năm 2025

- Tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn giao thông tại các lối đi tự mở.

- Triển khai thực hiện cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt; công bố công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt; bàn giao hệ thống cọc mốc cho chính quyền địa phương tiếp nhận quản lý theo quy định.

+ Giai đoạn từ năm 2022-2023: Công bố mốc phạm vi bảo vệ công trình đã cắm trước đây theo Nghị định 39-CP ngày 05/7/1996 của Chính phủ. Thực hiện cắm mốc hành lang an toàn giao thông đường sắt khu vực đô thị, bàn giao cho địa phương tiếp nhận quản lý theo quy định.

+ Giai đoạn từ năm 2024-2025: cắm mốc hành lang an toàn giao thông đường sắt khu vực còn lại và bàn giao cho địa phương tiếp nhận quản lý theo quy định.

- Tổ chức rà soát, thống kê diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân và có phương án thu hồi diện tích đất đã cấp.

+ Giai đoạn năm 2022-2023: thống kê diện tích đất đã cấp trong hành lang an toàn giao thông đường sắt.

+ Giai đoạn năm 2024-2025: thực hiện các thủ tục và thu hồi các diện tích đã cấp trong hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Rà soát, thống kê, phân loại các công trình vi phạm, các công trình gây ảnh hưởng mất an toàn giao thông đường sắt; thực hiện giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Xóa bỏ toàn bộ lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn tỉnh bằng việc xây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách đường sắt với đường gom (tổng chiều dài dự kiến khoảng 29 km); phối hợp với Bộ Giao thông vận tải xây dựng, cải tạo các đường ngang, hầm chui, cầu vượt và xử lý các vị trí nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường sắt.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự kiến kinh phí:

Theo Quyết định số 358/QĐ-TTg ngày 10/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, tổng kinh phí dự kiến khoảng 282,94 tỷ đồng từ ngân sách trung ương phân bổ cho tỉnh và nguồn ngân sách của tỉnh theo từng dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nguồn kinh phí phân bổ để thực hiện các hạng mục công việc sau:

- Công tác tuyên truyền, ph biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt: Bố trí từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính về an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Công tác rà soát, thống kê diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt; rà soát, thống kê, phân loại các công trình vi phạm, các công trình gây ảnh hưởng mất an toàn giao thông đường sắt; công tác tổ chức, bố trí người cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở nguy hiểm, có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông: Bố trí từ nguồn ngân sách của UBND huyện, thành phố, thị xã, có đường sắt đi qua.

- Thực hiện Dự án xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt, cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh: Bố trí từ nguồn ngân sách của tỉnh và từ ngân sách trung ương phân bổ.

V. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Công an tỉnh

Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố, thị xã bố trí lực lượng phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường sắt đi qua và và cơ quan quản lý đường sắt trong việc cưỡng chế, giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt, rào đóng các lối đi tự mở.

2. Ban An toàn giao thông tỉnh

- Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để người dân tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông đường sắt, không vi phạm hành lang an toàn đường sắt; các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp thực hiện đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt.

- Chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường sắt đi qua và cơ quan quản lý đường sắt thực hiện các biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại các lối đi tự mở; quản lý, theo dõi lối đi tự mở, kịp thời có biện xử lý, ngăn chặn, cương quyết không để phát sinh mới lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn; bố trí người cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông.

3. Sở Giao thông vận tải

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường st đi qua và cơ quan quản lý đường sắt thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt; tổ chức phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm phạm đất dành cho đường sắt.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các hãng taxi, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ tập huấn cho lái xe, người lao động nâng cao trình độ, kỹ năng lái xe, tuyên truyền phổ biến kiến thức về các quy tắc giao thông đường bộ, đường sắt, kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông đường bộ khi đi qua vị trí giao cắt đường bộ và đường sắt.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường sắt đi qua, cơ quan quản lý đường sắt để lập, trình duyệt và triển khai thực hiện Dự án xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt, cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt trên địa bàn tỉnh; bao gồm các hạng mục: xây dựng các đoạn đường gom, hàng rào ngăn cách, cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt, lắp đặt thiết bị đèn cảnh báo, cắm biển hạn chế phương tiện giao thông, xây dựng gò, gồ giảm tốc tại các lối đi tự mở...

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan đu mối với các cơ quan Trung ương để được đầu tư xây dựng các đoạn đường gom, hàng rào ngăn cách,... từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.

- Chỉ đạo Thanh tra giao thông phối hợp chính quyền địa phương tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm vi phạm hành chính trong việc tuân thủ các quy định về an toàn giao thông đường sắt, đường bộ tại các lối đi tự mở.

- Phối hợp với các cơ quan của Bộ Giao thông vận tải trong việc xây dựng các đường ngang, cầu vượt, hầm chui qua đường sắt để thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở.

- Công tác tổng hợp, báo cáo: Định kỳ 06 tháng tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Đường sắt Việt Nam kết quả thực hiện và các tổng hợp, báo cáo khác có liên quan khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

4. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh btrí nguồn kinh phí, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, giải pháp theo Kế hoạch.

5. Sở Xây dựng

Theo thẩm quyền tăng cường công tác quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng đối với các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,... dọc hai bên đường sắt; khi thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,... dọc hai bên đường sắt phải nghiên cứu bố trí đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Hướng dẫn, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường sắt đi qua trong việc rà soát, lập hồ sơ quản lý đất dành cho đường sắt theo quy định pháp luật về đất đai, thống nhất với hồ sơ địa chính và cơ sở dliệu quản lý đất đai của địa phương để phục vụ công tác quản lý, bảo vệ đất dành cho đường sắt; chính sách bồi thường hỗ trợ, giải tỏa hành lang an toàn đường sắt; chấn chỉnh việc giao, cho thuê đất và sử dụng đất đai vi phạm quy định bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường sắt.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có đường sắt đi qua

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Ban An toàn giao thông tỉnh và cơ quan quản lý đường sắt tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông đường sắt cho người dân trên địa bàn.

- Tổ chức các lực lượng ở địa phương tham gia cảnh giới, chốt gác tại các lối đi tự mở qua đường sắt nguy hiểm, có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông; phân luồng giao thông cho các phương tiện giao thông qua lại lối đi tự mở nhằm giảm các phương tiện qua lại, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn giao thông đường sắt.

- Phối hợp với ngành đường sắt và các ban, ngành liên quan tổ chức quản lý các lối đi tự mở; xử lý nghiêm các trường hợp tự mở lối đi, cương quyết không để phát sinh mới lối đi tự mở qua đường sắt trên địa bàn; rà soát, kiểm tra các lối đi tự mở vào 01 hộ dân để quản lý, yêu cầu chủ hộ cam kết với UBND cấp xã về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm, sử dụng trái phép đất dành cho đường sắt.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, thống kê và phân loại diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân và có phương án thu hi diện tích đất đã cấp; tổ chức thực hiện giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt; giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ, đường sắt tại các lối đi tự mở.

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt và các đơn vị liên quan rà soát, thng kê, phân loại các công trình vi phạm, các công trình gây ảnh hưởng mt an toàn giao thông đường sắt.

- Phối hợp với cơ quan quản lý đường sắt tổ chức rào các lối đi tự mở mà không phải xây dựng công trình phụ trợ (cầu vượt, hầm chui, đường gom,...), bố trí đi theo các lối đi khác.

- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và cơ quan quản lý đường sắt trong việc lập, tổ chức thực hiện cắm mốc chỉ giới hành lang an toàn giao thông đường sắt; công bố công khai phạm vi bảo vệ công trình đường sắt và hành lang an toàn đường sắt.

- Tiếp nhận bàn giao công trình đường gom, hàng rào ngăn cách, mốc chỉ giới sau khi xây dựng hoàn thành để quản lý, bảo trì, khai thác theo quy định.

- Thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đxây dựng đường gom, hàng rào ngăn cách trên địa bàn.

- Rà soát các quy hoạch xây dựng được duyệt, trường hợp quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp,... dọc hai bên đường sắt đã được duyệt nhưng chưa bố trí đường gom nằm ngoài hành lang an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch để btrí đường gom trình thẩm định, phê duyệt theo quy định; xây dựng phương án thu hồi đất để xây dựng đường gom vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Định kỳ 6 tháng tng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Đường sắt Việt Nam và các tổng hợp, báo cáo khác có liên quan khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

8. Công ty Cổ phần đường sắt Nghệ Tĩnh, Công ty cổ phần đường sắt Thanh Hóa.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường sắt đi qua thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường sắt; rà soát diện tích đất trong hành lang an toàn giao thông đường sắt đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường sắt đi qua rà soát, thống kê, phân loại các công trình vi phạm, các công trình gây ảnh hưởng mất an toàn giao thông đường sắt.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường sắt đi qua lập hồ sơ các lối đi tự mở và các vị trí nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường sắt.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường sắt đi qua giải tỏa tầm nhìn cho cả hai phía đường bộ, đường sắt tại các lối đi tự mở; giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt.

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã có đường sắt đi qua tổ chức rà soát, rào đóng một số lối đi tự mở không phải xây dựng công trình phụ trợ; rào đóng các lối đi tự theo quy định, khi đảm bảo các điều kiện về xây dựng đường gom, đảm bảo thuận lợi, an toàn cho việc đi lại của người dân.

- Định kỳ 6 tháng tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Đường sắt Việt Nam và các tổng hợp, báo cáo khác có liên quan khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện các nội dung nêu trên và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; giao Sở Giao thông vận tải là cơ quan đầu mối, theo dõi và định kỳ tng hp báo cáo theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giao thông vận tải;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục Đường sắt Việt Nam;
- Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam;
- Cục QLĐB
II;
- Các Sở, ngành: Công an t
nh, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, VP Ban ATGT tnh;
- UBND các huyện: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Nam Đàn, Hưng Nguyên; UBND thị xã Hoàng Mai và UBND thành phố Vinh;
- Cty CP Đường sắt Thanh Hóa;
- Cty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh;
- Trưởng phòng Công nghiệp;
- Lưu: VT, CN (H.Tuấ
n).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Vinh