Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7822/KH-UBND | Bến Tre, ngày 26 tháng 11 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030”;
Căn cứ Kế hoạch số 7308/KH-BNN-TCLN ngày 04 tháng 11 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai thực hiện Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030”;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre (gọi tắt là Đề án), gồm các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích
Quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững diện tích rừng vùng ven biển hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn của tỉnh. Phát huy hiệu quả vai trò, chức năng của rừng vùng ven biển trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ an toàn sản xuất và hệ thống kết cấu hạ tầng phía bên trong đai rừng; tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh vùng ven biển; giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng.
2. Yêu cầu
- Quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của rừng ven biển trong sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Tổ chức triển khai và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Kế hoạch thực hiện Đề án gắn với kế hoạch, quy hoạch, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và từng giai đoạn của địa phương.
1. Mục tiêu chung
Quản lý, bảo vệ, và sử dụng bền vững 4.368 ha rừng ven biển hiện có của tỉnh, đồng thời phát triển tạo thêm rừng mới để nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 1,77% năm 2020 lên 2 % vào năm 2025; đảm bảo có sự tham gia rộng rãi hơn của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào các hoạt động lâm nghiệp nhằm đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, tạo việc làm và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng vùng ven biển của tỉnh.
2. Một số nhiệm vụ cụ thể
a) Giai đoạn 2021-2025
- Trồng rừng mới 416 ha.
- Trồng lại rừng sau khai thác 543 ha.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 56 ha.
- Bảo vệ rừng 21.580 lượt/ha.
- Tỷ lệ che phủ rừng 2%.
b) Giai đoạn 2026-2030
- Trồng rừng mới 60 ha.
- Trồng lại rừng sau khai thác 363 ha.
- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 10 ha.
- Bảo vệ rừng 22.140 lượt/ha.
- Tỷ lệ che phủ rừng 2,1%.
1. Về cơ chế, chính sách lâm nghiệp
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Lâm nghiệp 2017 và các cơ chế, chính sách hiện hành có liên quan về lâm nghiệp.
- Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống sa mạc hóa và suy thoái đất, cơ chế chính sách về khôi phục và phát triển rừng ven biển gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh phù hợp tình hình thực tế của địa phương.
- Rà soát, hoàn thiện việc giao rừng, khoán bảo vệ rừng ven biển cho tổ chức, cá nhân và hộ gia đình theo quy định của pháp luật. Đo đạc xác định ranh giới, cắm mốc giới lâm phận cho các tổ chức quản lý rừng.
- Triển khai thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt và lập hồ sơ giao khoán đến từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bên giao khoán và bên nhận khoán.
- Xây dựng và triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp trong rừng ngập mặn hiệu quả bền vững; khuyến khích, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp trong liên kết trồng rừng và các mô hình sinh kế dựa trên các dịch vụ môi trường rừng ven biển.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vi phạm, xâm hại đến rừng phòng hộ ven biển; có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để các trường hợp vi phạm về rừng và đất Lâm nghiệp không đúng mục đích làm tổn hại đến rừng.
2. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao năng lực, nhận thức về vai trò, giá trị của rừng vùng ven biển
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức trong cộng đồng về về vai trò của rừng ven biển trong ứng phó với BĐKH, cung cấp giá trị kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
- Xây dựng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trồng và phục hồi rừng ven biển đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về vai trò hệ sinh thái rừng ngập mặn trong thích ứng với BĐKH; sản xuất, nuôi trồng kết hợp, quản lý môi trường cho các bên liên quan, đặc biệt là cộng đồng dân cư ven biển.
- Phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành, chủ rừng và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng ven biển. Tiếp tục tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt và chấp hành pháp luật trong quản lý bảo vệ rừng.
- Vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng ký cam kết bảo vệ rừng; xây dựng và thực hiện các quy ước bảo vệ rừng.
- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn tạo giống cây trồng rừng ven biển có sức chống chịu cao với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (hạn, mặn, chống chịu gió bão,…) và sâu bệnh hại; giống cây trồng nông lâm kết hợp thích ứng với BĐKH, nâng cao sinh kế thích hợp vùng ven biển.
- Triển khai ứng dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hiệu quả trong trồng rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; xây dựng rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có cấu trúc đa tầng, đa loài, nâng cao khả năng phòng hộ của rừng.
- Hoàn thiện cơ sở dữ liệu rừng ven biển của tỉnh, tích hợp trong hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp và được cập nhật, theo dõi diễn biến hàng năm. Ứng dụng thiết bị di động (smart phones, tablets) trong khai thác, giám sát, c ập nhật cơ sở dữ liệu rừng ven biển trong các cơ quan quản lý rừng và cộng đồng; đầu tư trang thiết bị phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát biến động về rừng ven biển (tăng, giảm diện tích rừng, diện rừng bị suy thoái).
- Triển khai ứng dụng các mô hình sinh kế, nông lâm ngư kết hợp gắn với bảo vệ, phát triển rừng ven biển như: tỷ lệ diện tích nuôi trồng thủy sản kết hợp trong rừng ngập mặn (tỷ lệ tôm/rừng thích hợp); các mô hình du lịch sinh thái, nuôi gia cầm, trồng cây dược liệu, hoa màu xen kẽ dưới tán rừng,…đối với rừng trên vùng đất cát, ven biển để nhân rộng, chuyển giao, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương tham gia bảo vệ rừng.
- Nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được bảo đảm từ Ngân sách nhà nước, vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với nguồn Ngân sách nhà nước, việc lập dự toán ngân sách hàng năm được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và được bố trí vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan được giao chủ trì nhiệm vụ.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các huyện ven biển tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh và truyền hình và các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân 03 huyện ven biển tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai trò, giá trị của rừng vùng ven biển trong ứng phó với BĐKH, cung cấp giá trị kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành thẩm định kỹ thuật các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển theo quy định. Hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển; xây dựng và triển khai thực hiện các dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng ven biển.
- Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hằng năm, 5 năm và tổng kết 10 năm theo quy định; kịp thời đề xuất, kiến nghị trình cấp thẩm quyền xây dựng, bổ sung các dự án, nhiệm vụ ưu tiên phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân 03 huyện ven biển kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét, cân đối, bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện Kế hoạch trong dự toán ngân sách hàng năm của các sở, ngành và địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân 03 huyện ven biển rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vùng ven biển bảo đảm ổn định, lâu dài, đúng mục đích; dành quỹ đất cho phát triển rừng vùng ven biển.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân 03 huyện ven biển thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tương thích với tiêu chí rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan tổ chức xây dựng và triển khai đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học về sản xuất giống cây lâm nghiệp; mô hình sản xuất nông - lâm - ngư kết hợp gắn với bảo vệ, phát triển rừng ven biển.
6. Các sở, ngành tỉnh có liên quan, Ủy ban nhân dân 03 huyện: Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng ven biển trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng của rừng vùng ven biển; vận động nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển trên địa bàn; tổ chức quản lý, bảo vệ rừng vùng ven biển trên địa bàn theo các quy định hiện hành.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển trên địa bàn; theo dõi, cập nhật cơ sở dữ liệu rừng vùng ven biển trên địa bàn; định kỳ báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch cho Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
TT | Nội dung nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện | Kết quả |
1 | Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ | Sở Nông nghiệp và PTNT | UBND 3 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. | Quý IV năm 2021 và duy trì hằng năm |
|
2 | Tham mưu chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 1662/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành liên quan, UBND 3 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. | Quý IV năm 2021 | Kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh |
3 | Xây dựng kế hoạch, tổng hợp chỉ tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển hàng năm và từng giai đoạn 5 năm | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành liên quan, UBND 3 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. | Quý IV năm 2021 và duy trì hằng năm | Báo cáo, Kế hoạch |
4 | Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển từ các nguồn vốn theo quy định | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành liên quan, UBND 3 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. | Hằng năm | Dự án được phê duyệt, thực hiện |
5 | Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu rừng vùng ven biển của tỉnh và tổ chức cập nhật cơ sở dữ liệu để quản lý, chỉ đạo, theo dõi, giám sát. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành liên quan, UBND 3 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. | Hoàn thiện cơ sở dữ liệu năm 2022; theo dõi, cập nhật hằng năm | Cơ sở dữ liệu rừng vùng ven biển được theo dõi, cập nhật hằng năm. |
6 | Tổ chức rà soát quy hoạch sử dụng đất, xác định quỹ đất, hiện trường dành cho các dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển gắn với rà soát quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, bảo đảm khả thi, ổn định, lâu dài, làm cơ sở xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch trồng rừng ven biển. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành liên quan, UBND 3 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. | Hằng năm | Tích hợp quy hoạch Lâm nghiệp Quốc gia; Quy hoạch tỉnh. |
7 | Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển; sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án. | Sở Nông nghiệp và PTNT | Các sở, ngành liên quan, UBND 3 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. | Hằng năm; các giai đoạn 2021- 2025 và 2026-2030 | Báo cáo kết quả kiểm tra Báo cáo tiến độ thực hiện hàng năm; sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm thực hiện Đề án |
- 1Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 2Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 thực hiện tổng kiểm tra công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 3075/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện rà soát, cập nhật theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Quyết định 463/QĐ-UBND về Kế hoạch Bảo vệ rừng và Phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022
- 5Kế hoạch 7091/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1662/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kế hoạch hành động chiến lược của Mạng lưới các chính quyền địa phương của PEMSEA về phát triển bền vững vùng bờ tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030
- 7Kế hoạch 525/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2022 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 9Quyết định 1699/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Luật Lâm nghiệp 2017
- 3Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 4Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2021 thực hiện tổng kiểm tra công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 5Quyết định 1662/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 3075/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện rà soát, cập nhật theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 7Quyết định 463/QĐ-UBND về Kế hoạch Bảo vệ rừng và Phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022
- 8Kế hoạch 7091/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 1662/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 9Kế hoạch 35/KH-UBND năm 2022 thực hiện Kế hoạch hành động chiến lược của Mạng lưới các chính quyền địa phương của PEMSEA về phát triển bền vững vùng bờ tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2030
- 10Kế hoạch 525/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chỉ thị 19-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 11Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2022 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 12Quyết định 1699/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kế hoạch 7822/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 7822/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 26/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Nguyễn Minh Cảnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra