Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 78/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 22 tháng 9 năm 2016 |
ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ CHÁY LỚN NHÀ CAO TẦNG, KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2016-2020
Thực hiện Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật phòng, chống thiên tai; Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020. UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch ứng phó với sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung sau:
Ninh Bình là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, với diện tích 1.378 km2; vị trí địa lý giáp ranh với các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, có nhiều đường giao thông huyết mạch của đất nước đi qua như QL1A, QL10, tuyến đường sắt Bắc Nam. Dân số của tỉnh gần 1 triệu người, mật độ dân số khá đông (673 người/km2), trong đó phân bố tập trung đông nhất là TP Ninh Bình và TP Tam Điệp. Những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đã có sự phát triển ổn định. Các khu, cụm công nghiệp được mở rộng, cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô lớn tiếp tục được đầu tư, xây dựng và đi vào hoạt động, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 07 khu công nghiệp, 22 cụm công nghiệp, 57 dự án đang hoạt động, thu hút 5.687 tỷ đồng vốn đầu tư, trên 4.000 doanh nghiệp và 28.000 lao động làm việc, trong đó có gần 2.000 doanh nghiệp tư nhân, 1.500 công ty TNHH, trên 400 công ty cổ phần và 36 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Theo phân loại cơ sở nguy hiểm về cháy nổ, có 1.190 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, trong đó 117 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ loại I; 255 cơ sở loại II; 818 cơ sở loại III; 46 cơ sở sản xuất, cung ứng, vận chuyển VLN công nghiệp; 146 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu; 609 cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; 01 kho chứa xăng dầu, 03 kho chứa khí dầu mỏ hóa lỏng dự trữ lớn. Trên địa bàn tỉnh có 11 chợ và trung tâm thương mại, siêu thị quy mô lớn; 05 nhà cao từ 10 tầng trở lên, 19 cơ sở cao từ 7 - 9 tầng và hiện có 3 công trình đang xây dựng có độ cao từ 10 - 25 tầng tập trung chủ yếu ở địa bàn TP Ninh Bình, Tam Điệp, huyện Hoa Lư, Kim Sơn.
Với đặc điểm là tỉnh đang phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, chính trị, mật độ dân số của tỉnh Ninh Bình ngày càng đông, các khu, cụm công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng được xây dựng, mở rộng với quy mô lớn là nơi tập trung đông người, tài sản và nhiều hóa chất, vật liệu tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ cao. Tuy nhiên công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) của các cơ quan, đoàn thể, người dân vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, một số trụ sở cơ quan, khu, cụm công nghiệp, nhà máy, khu dân cư chưa chấp hành nghiêm túc quy định của nhà nước về công tác PCCC, lực lượng bảo vệ, công an xã, dân quân chưa được đào tạo chuyên sâu về cứu nạn, cứu hộ, trang thiết bị phục vụ phòng chống cháy, nổ còn nhiều hạn chế. Nếu xảy ra cháy nổ sẽ gây thiệt hại lớn về người về tài sản.
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao tính chủ động và khả năng sẵn sàng chiến đấu, kịp thời xử lý tình huống dập tắt các đám cháy, nổ xảy ra tại các cơ sở nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư theo phương châm "4 tại chỗ". Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra.
2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị và quần chúng nhân dân hiểu và nắm vững quy định của pháp luật, kiến thức về PCCC, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào công tác phòng cháy, chữa cháy.
3. Kiện toàn tổ chức, biên chế; phân công trách nhiệm cụ thể cho các lực lượng liên quan; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó với sự cố cháy lớn xảy ra tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
1. Thường xuyên tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy; phòng ngừa, ứng phó khi có cháy lớn xảy ra. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về sự cố cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư và biện pháp phòng tránh, biện pháp tự thoát nạn.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở nguy hiểm về cháy, nổ; nhất là các cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy lớn.
3. Căn cứ vào đặc điểm tình hình của địa bàn, lĩnh vực quản lý để xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên cơ sở coi trọng phương châm “4 tại chỗ”. Tổ chức diễn tập các phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có sự tham gia của nhiều lực lượng do Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy của Công an tỉnh chủ trì tại các cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy lớn.
4. Rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các cơ quan, đơn vị, cơ sở; có kế hoạch huy động ứng phó với cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư khi cần thiết; đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tế của công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, đơn vị, địa phương. Từng bước xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy, nhằm huy động các nguồn lực hợp pháp để giảm vốn đầu tư từ ngân sách.
5. Đảm bảo lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng triển khai công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu quả cao khi xảy ra cháy, nổ lớn.
III. TRỌNG ĐIỂM ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ CHÁY LỚN
1. Khu đô thị, dân cư: Thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp; các thị trấn: Nho Quan, huyện Nho Quan; Thiên Tôn, huyện Hoa Lư; Me, huyện Gia Viễn; Yên Thịnh, huyện Yên Mô; Ninh, huyện Yên Khánh; Phát Diệm và Bình Minh, huyện Kim Sơn.
2. Khu Công nghiệp: Khánh Phú (xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình và xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh); Tam Điệp (xã Quang Sơn và Tây Sơn, TP Tam Điệp); Gián Khẩu (xã Gia Trấn, Gia Tân, Gia Xuân, Gia Thanh, Gia Lập, huyện Gia Viễn); Khánh Cư (xã Khánh Cư, Khánh Hải, huyện Yên Khánh); Xích Thổ (xã Xích Thổ, huyện Nho Quan); Phúc Sơn (phường Ninh Sơn và xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình); Sơn Hà (xã Sơn Hà và Quảng Lạc, huyện Nho Quan).
3. Chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng: Thành phố Ninh Bình, Thành phố Tam Điệp, huyện Kim Sơn, Hoa Lư. (Đính kèm Phụ lục I)
1. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy; cảnh báo về các nguy cơ gây cháy, hướng dẫn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, tự thoát nạn và cứu người trong đám cháy.
- Thực hiện nghiêm các quy định, tiêu chuẩn của nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong thẩm duyệt thiết kế, kiểm tra thi công, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với các công trình xây dựng; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở, nhất là tại các cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy lớn. Chủ trì khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế của từng giai đoạn.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng lực lượng, trang thiết bị, vật tư, phương tiện phục vụ công tác ứng phó khi có cháy lớn xảy ra, đặc biệt là các đơn vị chuyên trách, các cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy lớn để tham mưu cho UBND tỉnh có kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các vụ cháy lớn; đề xuất UBND tỉnh đầu tư, trang bị bổ sung các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế nhiệm vụ ứng phó sự cố cháy lớn.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, phương án dự kiến một số tình huống cụ thể và tổ chức thực tập, diễn tập các phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có sự phối hợp nhiều lực lượng, phương tiện tại những cơ sở trọng điểm và cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy lớn.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng liên quan để đảm bảo chủ động triển khai lực lượng đáp ứng yêu cầu ứng phó với cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác ứng phó với cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư để đề ra các biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ứng phó với cháy lớn, hạn chế thiệt hại về người và tài sản do cháy, nổ gây ra.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó với các tình huống cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư khi có yêu cầu.
- Phối hợp lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức huấn luyện, diễn tập các tình huống chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, chiến sỹ và lực lượng Dân quân tự vệ, đảm bảo sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đã được trang cấp.
- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc Quân khu III đóng quân trên địa bàn tỉnh trong việc huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống cháy lớn xảy ra.
3. Sở Xây dựng: Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm các quy định, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy trong đầu tư xây dựng các công trình, nhất là đối với nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy định của pháp luật và các điều kiện phục vụ hiệu quả công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống cháy, nổ xảy ra.
4. Sở Y tế: Xây dựng phương án huy động lực lượng y, bác sỹ và phương tiện, dụng cụ cấp cứu, cơ số thuốc đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị khi xảy ra sự cố cháy lớn có thiệt hại về người.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Phối hợp Công an tỉnh lập kế hoạch đầu tư mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố cháy lớn trên địa bàn tỉnh; tham mưu hỗ trợ kinh phí mua sắm trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy cho cơ quan, đơn vị; xây dựng, cải tạo trụ sở làm việc của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy... trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
6. Hội Chữ thập đỏ: Phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham gia sơ cấp cứu, cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ xã hội khẩn cấp khi có sự cố cháy lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ huy ứng phó sự cố cháy lớn tại địa phương.
- Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn; tổ chức xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý rà soát các tòa nhà, cơ sở tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao để có biện pháp phòng ngừa; chuẩn bị lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng phó với các sự cố cháy lớn xảy ra trên địa bàn; khắc phục hậu quả khi có cháy xảy ra.
- Hàng năm dự toán kinh phí bảo đảm cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.
8. Người đứng đầu cơ quan quản lý các nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư: Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, tuyên truyền việc chấp hành các quy định về PCCC tại cơ sở mình quản lý. Củng cố, kiện toàn lực lượng PCCC chuyên ngành, cơ sở; đảm bảo lực lượng, phương tiện và các điều kiện cần thiết kịp thời ứng phó với các tình huống cháy lớn tại các cơ sở.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ KHI CÓ TÌNH HUỐNG CHÁY LỚN XẢY RA
1. Lực lượng
- Chủ trì: Công an tỉnh (trong đó lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ làm nòng cốt) và các lực lượng làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở (Dân phòng; phòng cháy, chữa cháy cơ sở; phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành).
- Phối hợp:
+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Quân khu III đóng quân trên địa bàn.
+ Lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, bảo vệ dân phố và Dân quân tự vệ.
+ Lực lượng Y tế.
+ Lực lượng của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi xảy ra cháy lớn.
+ Các lực lượng thuộc Công ty Điện lực Ninh Bình, Công ty cổ phần Cấp thoát nước Ninh Bình, các doanh nghiệp và quần chúng nhân dân...
2. Phương tiện: Xe chữa cháy, xe chở nước, xe cứu nạn cứu hộ, xe thang, ống thoát hiểm, dây tự cứu, máy bơm nước và các trang thiết bị chuyên dụng khác của Công an tỉnh và các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh có thể huy động để tham gia ứng phó với cháy lớn.
(Đính kèm Phụ lục II, III, IV, V, VI, VII)
II. QUY TRÌNH XỬ LÝ SỰ CỐ CHÁY NỔ LỚN
1. Nguyên tắc: Sử dụng đồng thời các biện pháp, phương pháp huy động tối đa các lực lượng, phương tiện, các cấp các ngành tham gia xử lý sự cố trong đó ưu tiên công tác cứu người, cứu tài sản và chữa cháy.
2. Quy trình
- Cơ sở, địa bàn nơi xảy ra cháy thì người đứng đầu cơ sở, chủ hộ gia đình phải chỉ huy nhanh chóng thoát nạn, cứu người bị nạn và chữa cháy. Chính quyền địa phương, các cơ quan đơn vị chức năng của địa phương cần huy động tối đa để cứu người bị nạn và chữa cháy.
- Lực lượng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an tỉnh là đầu mối tiếp nhận thông tin về sự cố cháy nổ. Khi có cháy nổ lớn thì nhanh chóng điều động lực lượng và phương tiện tối đa của đơn vị đến hiện trường làm công tác CNCH và chữa cháy.
- Nhanh chóng điện báo cáo Giám đốc Công an tỉnh về tình hình, diễn biến của đám cháy, xin lệnh huy động các đơn vị của Công an tỉnh đến chữa cháy, cứu người bị nạn. Đề xuất Giám đốc Công an tỉnh báo cáo UBND tỉnh xin lệnh huy động lực lượng, phương tiện của các cấp, các ngành tham gia công tác CNCH và phục vụ chữa cháy. Khi cần có thể huy động lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp của C66 Bộ Công an và các tỉnh, thành phố lân cận hỗ trợ.
3. Công tác tổ chức
- Giao Công an tỉnh là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và TKCN về công tác PCCC, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn và phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng, phương tiện bảo đảm trật tự giao thông, tổ chức hậu cần, thông tin liên lạc và y tế thực hiện các phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ và là cơ quan phát ngôn chính thức tình hình diễn biến và các biện pháp tiến hành chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Thành lập ban Tham mưu chữa cháy gồm: Đồng chí Phó Giám đốc phụ trách công tác QLHC Công an tỉnh làm Trưởng ban; Đồng chí Trưởng Phòng PC66 làm Phó Trưởng ban; và ủy viên là các đồng chí đại diện cho Ban quản lý các KCN; Trưởng Công an các huyện thành phố, Trưởng các đơn vị trong Công an tỉnh; lãnh đạo địa phương, lãnh đạo cơ sở xảy ra cháy...
- Nhiệm vụ của Ban Tham mưu chữa cháy: Có nhiệm vụ giúp Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh tổ chức thực hiện các mệnh lệnh, nhiệm vụ của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, lãnh đạo Công an tỉnh giao cho. Tổ chức tiếp nhận các đơn vị đến tham gia chữa cháy và CNCH, tham mưu phân công khu vực, vị trí chiến đấu và giao nhiệm vụ cho từng đơn vị. Tổ chức tốt và tập hợp đầy đủ tình hình trinh sát đám cháy, báo cáo Lãnh đạo Công an tỉnh và Ban chỉ huy PCTT & TKCN tỉnh. Duy trì thông tin liên lạc, các điều kiện và thực hiện các mệnh lệnh khác của Chỉ huy chữa cháy.
1. Lực lượng PCCC nơi ra xảy ra cháy: Khi phát hiện cháy và cháy lớn tại cơ sở trong các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư, nhà cao tầng, khu du lịch, lực lượng PCCC cơ sở cần đồng thời xử lý các việc sau:
- Báo ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC & TKCN Công an tỉnh (SĐT: 114 hoặc 0692.860435).
- Tổ chức cứu chữa ban đầu khi đám cháy mới phát sinh, hướng dẫn thoát nạn và phối hợp với lực lượng PCCC tổ chức cứu người, tài sản.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của chỉ huy chữa cháy.
2. Công an tỉnh: Huy động tối đa lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an ninh trật tự khi có sự cố cháy lớn xảy ra, không để tội phạm, phần tử xấu lợi dụng phá hoại, chiếm đoạt tài sản của nhà nước và nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ thực thi nhiệm vụ.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân, xử lý theo quy định của pháp luật và đảm bảo an ninh trật tự việc khắc phục hậu quả các vụ cháy.
3. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: Điều động lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng tham gia chữa cháy và giải tỏa đám đông tại nơi xảy ra sự cố cháy nổ lớn. Phân công các đơn vị nghiệp vụ xử lý chất nổ, cấu kiện xây dựng có thể sụp đổ, trinh sát đám cháy, xác định người bị nạn, thực hiện các biện pháp xử lý chất độc.
4. Sở Giao thông: Huy động các lực lượng trong và ngoài ngành tham gia xử lý các sự cố và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Huy động các phương tiện để đón, đưa lực lượng đến tham gia chữa cháy, vận chuyển phương tiện, trang thiết bị chữa cháy và tài sản cứu được.
5. Sở Xây dựng: Điều động các chuyên viên kỹ thuật đến xác định tình trạng của các cấu kiện xây dựng và cả công trình xây dựng dưới tác động của nhiệt độ khi cháy để phục vụ cho công tác chữa cháy, cứu người, cứu tài sản. Sẵn sàng huy động xe, cần cẩu, xe ủi, xe xúc để hỗ trợ cứu sập, cứu người, chống cháy lan và chữa cháy theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo chữa cháy.
6. Sở Y tế: Sẵn sàng điều động xe cấp cứu của ngành và tổ chức chữa trị kịp thời cho nạn nhân do cháy, nổ gây ra. Đồng thời ưu tiên chăm sóc, cứu chữa cho nạn nhân, cán bộ chiến sĩ và các lực lượng tham gia giải quyết sự cố cháy, nổ. Báo cáo Bộ chủ quản xin chi viện lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất khi cần thiết.
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN theo quy định khi có các nạn nhân chưa xác định được danh tính, nhận dạng do sự cố cháy nổ gây ra, bảo quản thi thể nạn nhân bị thiệt mạng theo đúng quy định để bàn giao cho gia đình nạn nhân. Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường xây dựng kế hoạch và giải pháp vệ sinh, làm sạch môi trường ở nơi xảy ra sự cố.
7. Sở Thông tin truyền thông, Viễn thông Ninh Bình: Ưu tiên và đảm bảo thông tin thông suốt, đáp ứng yêu cầu liên lạc phục vụ công tác chỉ huy điều hành chữa cháy.
8. Ban Quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình: Nắm tình hình trong các khu, cụm công nghiệp xảy ra sự cố cháy, nổ lớn thông tin đầy đủ tình hình cơ sở bị cháy cho lực lượng PCCC. Huy động lực lượng trong các KCN tham gia chữa cháy khi được yêu cầu.
9. Đơn vị, doanh nghiệp cung cấp nước nơi xảy ra cháy: Đóng các van chặn, tập trung đưa nước tới các trụ nước ở khu vực xảy ra cháy. Đảm bảo lưu lượng và áp lực liên tục trên đường ống phân phối chính tại khu vực xảy ra cháy lớn.
10. Công ty TNHH MTV Điện lực Ninh Bình: Kịp thời cắt điện ở khu vực cháy để đảm bảo an toàn cho việc chữa cháy, cứu người, cứu tài sản. Tổ chức kiểm tra xác định mạng điện ở khu vực xảy ra cháy, nổ.
11. UBND các huyện, thành phố: Nắm tình hình cơ sở xảy ra sự cố cháy lớn và tình hình các cơ sở khác trong các khu, cụm công nghiệp, thông tin đầy đủ tình hình cơ sở bị cháy cho Ban Chỉ đạo chữa cháy. Sẵn sàng huy động phương tiện để hỗ trợ cứu sập, cứu người, chống cháy lan và chữa cháy theo yêu cầu của chỉ huy chữa cháy. Huy động tổng hợp các lực lượng, nguồn lực tham gia chữa cháy.
Chỉ đạo Công ty Môi trường đô thị huy động tới mức cao nhất các xe chở nước để phục vụ chữa cháy theo yêu cầu của Chỉ huy chữa cháy.
12. Người đứng đầu các Sở, ban, ngành, địa phương các khu, cụm công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở sản xuất, nhà cao tầng, tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, xóm nơi xảy ra cháy: Có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an và các đơn vị chức năng trong việc huy động mọi nguồn lực tham gia công tác PCCC & CNCH; cung cấp các thông tin liên quan và có trách nhiệm trong công tác giải quyết các vấn đề sau khi có sự cố cháy nổ tại khu vực mình quản lý.
13. Trường hợp xảy ra cháy tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh: Giao Lực lượng Cảnh sát phòng cháy & chữa cháy Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, Ban Quản lý các khu du lịch cùng sở, ngành và UBND huyện, thành phố nơi xảy ra cháy tổ chức thực hiện phương án cứu nạn, cứu hộ, chữa cháy như nhiệm vụ được phân công trên
1. Giao Công an tỉnh là cơ quan thường trực về công tác PCCC, giúp UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, người đứng đầu các cơ sở, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện kế hoạch. Thường xuyên báo cáo UBND tỉnh.
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, người đứng đầu các cơ sở sản xuất, nhà cao tầng, theo chức năng nhiệm vụ được phân công chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Định kỳ hàng năm sơ kết và báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Công an tỉnh để tổng hợp, đề xuất giải pháp, báo cáo UBND tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ CẦN ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ CHÁY LỚN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 22/9/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình
TT | Tên cơ sở | Địa chỉ | Số tầng | Điện thoại |
I | Nhà cao tầng |
|
|
|
1 | Khách sạn Vissai | P. Tân Thành - TP Ninh Bình | 17 | 0932.111.668 |
2 | Khách sạn the Reed | P. Đông Thành - TP Ninh Bình | 12 | 0913.290.080 |
3 | Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình | P. Nam Thành - TP Ninh Bình | 11 | 0912.267.717 |
4 | Khách sạn Royal | P. Ninh Khánh - TP Ninh Bình | 11 | 0915.895.599 |
5 | Khách sạn Ninh Bình LEGEND | 10 | 0913.518.155 | |
6 | Khách sạn Hoàng Sơn | 9 | 0913.292.350 | |
7 | Chi cục Thuế thành phố Ninh Bình | 9 | 0913.313.766 | |
8 | Cục Thuế Ninh Bình | P. Đông Thành - TP Ninh Bình | 9 | 0914.768.047 |
9 | Siêu thị Thanh Hải | P. Vân Giang - TP Ninh Bình | 07 | 0913.292.459 |
10 | Cơ sở Karaoke Sky | 10 | 0915.263.604 | |
11 | Khách sạn Đại An | P. Tân Thành - TP Ninh Bình | 08 | 0912.129.964 |
12 | Viễn Thông Ninh Bình | P. Nam Thành - TP Ninh Bình | 07 | 0913.292.007 |
13 | Khách sạn Việt Thành | P. Đông Bình - TP Ninh Bình | 09 | 0162.6077567 |
14 | Khách sạn Việt Nhật | P. Nam Bình - TP Ninh Bình | 07 | 0913.305.149 |
15 | Khách sạn Non Nước | P. Đông Thành - TP Ninh Bình | 07 | 0916.930.968 |
16 | Khách sạn Thiên Hà | P. Tây Sơn - TP Tam Điệp | 07 | 0913.040.952 |
17 | Khách sạn Thúy Vân | P. Bắc Sơn - TP Tam Điệp | 07 | 0968.055.437 |
18 | Khách sạn Kim Sơn | TT Phát Diệm - Kim Sơn | 07 | 0303.862.349 |
19 | Khách sạn Yến Nhi | Xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư | 07 | 0903.963.620 |
20 | Khách sạn Mặt trời Xanh | Xã Ninh Hải - huyện Hoa Lư | 07 | 0912.994.899 |
II | Các cơ sở trong các khu, cụm công nghiệp | Địa chỉ | Lĩnh vực hoạt động | Điện thoại |
1 | Công ty TNHH Nien Hsing Việt Nam | KCN Khánh Phú - Yên Khánh | May công nghiệp | 0973.566.388 |
2 | Công Ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình | SX Đạm | 0985.287.226 | |
3 | Công ty CP xăng dầu và dầu khí Ninh Bình | Kho xăng dầu | 0913.048.113 | |
4 | Công ty cổ phần Phúc Lộc | Cảng CDI | 0965.608.666 | |
5 | Công ty TNHH Tân Thành 8 | Trạm chiết nạp gas | 0988.329.668 | |
6 | Công ty TNHH Beauty Surplus Int’L Việt Nam | Kính Quang học | 0986.667.819 | |
7 | Công ty TNHH AD21 Việt Nam | SX Cần gạt nước | 0165.8057937 | |
8 | Công ty TNHH May mặc EXCEL Việt Nam | Thị trấn Ninh - Yên Khánh | May công nghiệp | 0906.245.525 |
9 | Công ty Cổ phần tập đoàn Thành Công | KCN Gián Khẩu - Gia Viễn | Lắp ráp ô tô | 0913.391.353 |
10 | Nhà máy xi măng Vissai | Sản xuất xi măng | 0982.890.289 | |
11 | Công ty Cổ phần Nhựa quốc tế K’S VN | Sản xuất túi nhựa | 0946.074.567 | |
12 | Công ty TNHH xuất nhập khẩu Tài Anh | Chế biến gỗ | 0982.292.108 | |
13 | Công ty TNHH Thái Bình Dương | SX mỳ tôm và thùng cattong | 0982.318.359 | |
14 | Công ty TNHH MC NEX VINA | KCN Phúc Sơn - TP Ninh Bình | Linh kiện điện tử | 0945.989.533 |
15 | Công ty TNHH MTV Vicem Tam Điệp | KCN Tam Điệp - TP Tam Điệp | Sản xuất xi măng | 0912.157.278 |
16 | Công ty TNHH Giày ANTONIA Việt Nam | Sản xuất giày | 0973.038.281 | |
17 | Công ty TNHH Giày ADORA Việt Nam | Sản xuất giày | 0969.413.726 | |
18 | Công ty TNHH May Phoenix | May Công nghiệp | 0918.822.183 | |
19 | Công ty cổ phần nhựa y tế Việt Nam | SX thiết bị y tế | 0914.692.316 | |
III | Khu dân cư, khu đô thị | Địa chỉ |
| Điện thoại |
1 | Phường Vân Giang | Thành phố Ninh Bình |
| 0912.209.066 |
2 | Phường Đông Thành |
| 0941.183.999 | |
3 | Phường Bắc Sơn | Thành phố Tam Điệp |
| 0916.141.009 |
4 | Phường Trung Sơn |
| 0942.589.988 | |
5 | Thị trấn Phát Diệm | Huyện Kim Sơn |
| 0167.8860374 |
6 | Thị trấn Yên Ninh | Huyện Yên Khánh |
| 0942.382.742 |
7 | Thị trấn Yên Thịnh | Huyện Yên Mô |
| 0968.042.708 |
8 | Thị trấn Me | Huyện Gia Viễn |
| 0913.577.402 |
9 | Thị trấn Thiên Tôn | Huyện Hoa Lư |
| 0913.966.653 |
10 | Thị trấn Nho Quan | Huyện Nho Quan |
| 0914.928.558 |
IV | Các cơ Sở khác | Địa chỉ | Lĩnh vực hoạt động | Điện thoại |
1 | Chợ Rồng thành phố Ninh Bình | P. Thanh Bình - TP Ninh Bình | Chợ truyền thống | 0915.385.662 |
2 | Nhà máy CP Nhiệt điện Ninh Bình | Nhà máy nhiệt điện | 0912.910.047 | |
3 | Siêu thị Big C | Kinh doanh siêu thị | 0918.790.789 | |
4 | Công ty CP xi măng Hướng Dương | P. Nam Sơn - TP Tam Điệp | Sản xuất xi măng | 0913.286.058 |
5 | Công ty CN Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - Micco | SX, kinh doanh Vật liệu nổ | 0983.365.227 | |
6 | Chi nhánh Công ty Vật liệu nổ công nghiệp thuộc Tổng Công ty kinh tế kỹ thuật Quốc Phòng | Xã Quang Sơn, TP Tam Điệp | Dự trữ, kinh doanh Vật liệu nổ | 0982.691.968 |
7 | Công ty TNHH Năng Lượng Đất Việt | Xã Đông Sơn - TP Tam Điệp | Trạm chiết nạp gas | 0912.621.043 |
8 | Chi nhánh Gas Ninh Bình Công ty TNHH Khí đốt Thăng Long | P. Nam Sơn- Tp Tam Điệp | Trạm chiết nạp gas | 0912.081.211 |
9 | Trạm biến áp 500 kV | Xã Đồng Phong - Nho Quan | Truyền tải điện | 0914.832.333 |
10 | Vườn Quốc Gia Cúc Phương | Xã Cúc Phương - Nho Quan | Rừng nguyên sinh | 0945.351.490 |
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ CÓ THỂ HUY ĐỘNG XE CHỮA CHÁY ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ CHÁY LỚN GIAI ĐOẠN 2016-2020
TT | Tên cơ sở | Phương tiện chữa cháy | Địa chỉ | Điện thoại |
1 | Nhà máy Đạm Ninh Bình | - 02 xe chữa cháy. - 1.000 lít bọt | KCN Khánh Phú - huyện Yên Khánh | 0985.287.226 |
2 | Nhà máy Xi măng Tam Điệp | - 01 xe chữa cháy. - 1.500 lít bọt | KCN Tam Điệp - TP Tam Điệp | 0983.037.150 |
3 | Công ty Giầy ADORA | - 01 xe chữa cháy. - 500 lít bọt | - | 0986.032.799 |
4 | Kho K894 | 01 xe chữa cháy. | Phường Nam Sơn - TP Tam Điệp | 0303.824.563 |
TT | Tên cơ sở | Số lượng phương tiện | Địa chỉ | Điện thoại |
1 | Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường | 05 Máy xúc, ủi | Phường Tân Thành - TP Ninh Bình | 0912.714.201 |
2 | Doanh nghiệp xây dựng Xuân Thành | 05 Máy xúc, ủi | Phường Vân Giang - TP Ninh Bình | 0916.868.888 |
3 | Doanh nghiệp xây dựng Thống Nhất | 05 Máy xúc, ủi | Phường Đông Thành - TP Ninh Bình | 0303.871.401 |
4 | Công ty CNHH Tuấn Hải | 05 Máy xúc | KCN Tam Điệp - TP Tam Điệp | 0989.301.888 |
5 | Công ty TNHH Thành Thắng Group | 03 Máy xúc | Xã Gia Thanh - huyện Gia Viễn | 0986.888.899 |
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ NGÀNH ĐIỆN, NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH
TT | Tên cơ quan | Điện thoại | |
Thủ trưởng đơn vị | Thường trực | ||
I | CƠ SỞ NGÀNH ĐIỆN | ||
1 | Công ty TNHH một thành viên Điện lực Ninh Bình | 0963.579.888 | 0962.005.678 |
2 | Chi nhánh điện Thành phố Ninh Bình | 0302.210.243 | 0302.210.249 |
3 | Điện 110KV Ninh Bình | 0302.210.251 | 0302.210.253 |
4 | Chi nhánh Điện Hoa Lư | 0302.214.200 | 0302.214.202 |
5 | Chi nhánh Điện Yên Khánh | 0302.217.200 | 0302.217.209 |
6 | Chi nhánh Điện Kim Sơn | 0302.215.200 | 0302.215.203 |
7 | Trạm 110KV Kim Sơn | 0302.215.209 | 0302.215.210 |
8 | Chi nhánh Điện Gia Viễn | 0302.213.200 | 0302.213.202 |
9 | Chi nhánh Điện Nho Quan | 0302.216.200 | 0302.216.202 |
10 | Trạm 110KV Nho Quan | 0302.216.206 | 0302.216.207 |
11 | Chi nhánh Điện Yên Mô | 0302.218.200 | 0302.218.202 |
12 | Chi nhánh Điện Tam Điệp | 0302.212.200 | 0302.212.202 |
13 | Trạm 110KV Tam Điệp | 0302.212.207 |
|
14 | Trạm 110KV Ninh Phúc |
| 0302.210.876 |
15 | Trạm 110KV X18 |
| 0302.210.262 |
II | CƠ SỞ NGÀNH NƯỚC |
|
|
1 | Công ty Cổ phần cấp thoát nước Ninh Bình | 0303.500.875 | 0303.871.053 |
2 | Nhà máy nước Thành phố Ninh Bình | 0913.562.213 | 0303.876.218 |
3 | Nhà máy nước Thành phố Tam Điệp | 0912.659.390 | 0303.876.053 |
4 | Nhà máy nước Yên Khánh | 0975.922.204 |
|
5 | Nhà máy nước Yên Mô | 0912.247.768 |
|
6 | Nhà máy nước Kim Sơn |
| 0303.510.206 |
7 | Nhà máy nước Nho Quan | 0913.064.337 |
|
8 | Nhà máy nước Gia Viễn | 0965.189.966 |
|
9 | Nhà máy nước Hoa Lư | 0912.228.952 |
|
10 | Nhà máy nước sạch Thành Nam (thuộc Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Thành Nam) | 0913.292.559 |
|
11 | Công ty Cổ phần Đài ốc Sài Gòn (tại Ninh Khang - Hoa Lư - NB) | 0909.195.399 |
|
TT | Lực lượng CS PCCC và CNCH các tỉnh | Số điện thoại | Phương tiện | Tổng số CBCS |
1 | Phòng PC66 tỉnh Hà Nam | 0351.851045 | 01 xe chữa cháy, 01 xe CNCH | 14 |
2 | Phòng PC66 tỉnh Nam Định | 0350.981033 | 01 xe thang, 01 xe chữa cháy | 14 |
3 | Cảnh sát PCCC tỉnh Thanh Hóa | 037.3852208 | 02 xe chữa cháy | 14 |
4 | Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội | 037.3852208 | 01 xe thang, 01 xe chữa cháy | 14 |
PHƯƠNG TIỆN HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ CHÁY LỚN CỦA CÔNG AN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Đơn vị | Phương tiện | |||||||
Xe chỉ huy | Xe chở quân | Xe bán tải | Xe cứu thương | Xe ca | Xe chữa cháy | Xe chống bạo loạn | Xe mô tô | |
Phòng PH41 | 4 | 3 (2 xe trung đội, 1 xe tiểu đội) |
| 1 | 6 (4 xe 29 chỗ, 1 xe 15 chỗ, 1 xe 9 chỗ) |
|
|
|
Phòng PC66 | 1 | 1 xe tiểu đội |
|
|
| 15 | 1 |
|
Phòng PC67 | 8 |
| 9 |
|
|
|
| 18 |
Phòng PH50 |
|
|
| 1 |
|
|
|
|
Phòng PK20 | 2 | 2 (1 xe trung đội, 1 xe tiểu đội) | 3 |
| 1 xe 29 chỗ |
|
| 6 |
TP Ninh Bình | 1 |
| 11 |
|
|
|
| 7 |
TP Tam Điệp | 1 |
|
|
|
|
|
| 2 |
Yên Mô | 2 |
| 2 |
|
|
|
| 5 |
Kim Sơn | 1 |
|
|
|
|
|
|
|
Yên Khánh | 1 |
| 3 |
|
|
|
| 2 |
Gia Viễn | 2 |
| 3 |
|
|
|
| 4 |
Hoa Lư | 1 |
| 3 |
|
|
|
| 6 |
Nho Quan | 2 | 1 xe tiểu đội | 2 |
|
|
|
| 2 |
Tổng | 26 | 7 | 36 | 2 | 7 | 15 | 1 | 52 |
TRANG THIẾT BỊ HUY ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ CHÁY LỚN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Đơn vị | Trang thiết bị | ||||||||||
Máy phát điên | Máy khoan cắt bê tông | Đèn pin | Loa pin | Dây cứu hộ | Túi cứu thương | Cáng cứu thương | Máy bơm nước chữa cháy | Dây phản quang | Đèn pha | Bình chữa cháy | |
Phòng PH41 | 3 |
| 10 | 6 |
|
|
|
| 5 |
|
|
Phòng PV11 | 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phòng PC66 | 4 | 1 | 3 | 2 | 15 |
| 2 | 4 | 1 | 3 | 30 |
Phòng PC67 | 2 |
| 88 | 7 | 10 |
|
|
| 15 |
| 10 |
Phòng PH50 |
|
|
|
|
| 3 | 3 |
|
|
|
|
Phòng PK20 | 1 |
| 2 | 5 |
|
| 3 |
|
|
|
|
CA TPNB |
|
| 4 | 9 |
|
|
|
|
|
|
|
CA TPTĐ | 1 |
|
| 10 |
| 1 |
|
|
|
|
|
CA Kim Sơn | 2 |
| 8 | 6 |
|
|
|
|
|
|
|
CA Yên Khánh | 1 |
|
| 6 |
|
|
|
|
|
| 6 |
CA Gia Viễn | 1 |
| 20 | 6 |
| 1 |
| 5 |
| 1 | 5 |
CA Hoa Lư | 1 |
| 23 | 7 |
|
|
|
|
| 1 | 8 |
CA Yên Mô | 1 |
|
| 6 |
|
|
|
|
|
|
|
Nho Quan | 2 |
| 26 | 5 | 1 |
|
|
|
|
| 5 |
Tổng | 21 | 1 | 184 | 75 | 26 | 5 | 8 | 9 | 21 | 5 | 79 |
- 1Kế hoạch 1319/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 3Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Thái Bình ban hành
- 4Kế hoạch 3263/KH-UBND năm 2017 về ứng phó với sự cố cháy nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư đến năm 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 5Kế hoạch 575/KH-UBND-NC năm 2015 về ứng phó với sự cố cháy lớn nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 6Quyết định 372/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Luật phòng, chống thiên tai năm 2013
- 2Quyết định 1061/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật Phòng, chống thiên tai do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 224/QĐ-TTg năm 2015 về Kế hoạch thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 1319/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Hà Nam ban hành
- 5Quyết định 18/2016/QĐ-UBND quy định trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 6Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng cháy, chữa cháy do tỉnh Thái Bình ban hành
- 7Kế hoạch 3263/KH-UBND năm 2017 về ứng phó với sự cố cháy nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư đến năm 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 8Kế hoạch 575/KH-UBND-NC năm 2015 về ứng phó với sự cố cháy lớn nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020
- 9Quyết định 372/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch ứng phó sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2016 ứng phó với sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- Số hiệu: 78/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/09/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Đinh Chung Phụng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra