Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 76/KH-UBND | Nam Định, ngày 13 tháng 7 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THI HÀNH CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHỐNG TRA TẤN VÀ CÁC HÌNH THỨC ĐỐI XỬ HOẶC TRỪNG PHẠT TÀN BẠO, VÔ NHÂN ĐẠO HOẶC HẠ NHỤC CON NGƯỜI
Thực hiện Quyết định số 364/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (sau đây gọi tắt là Công ước chống tra tấn), UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Xác định rõ nội dung, lộ trình nội luật hóa các quy định của Công ước chống tra tấn, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống tra tấn và các hành vi vi phạm pháp luật khác được quy định trong Công ước chống tra tấn; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn; xác định trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện Công ước chống tra tấn phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam; bảo đảm các yêu cầu đối ngoại, đối nội, bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
2. Yêu cầu
- Tổ chức thực hiện chủ động, kịp thời, đồng bộ, có lộ trình cụ thể, phù hợp với Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội hằng năm và theo nhiệm kỳ; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các ngành, các cấp.
- Các Sở, ban, ngành được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu trong kế hoạch phải cụ thể hóa và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả.
- Bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các Sở, ban, ngành; kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật về phòng, chống tra tấn và Công ước chống tra tấn phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, gắn với việc thi hành có hiệu quả pháp luật tố tụng hình sự.
II. NỘI DUNG
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phòng, chống tra tấn và nội dung Công ước chống tra tấn
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 25/KH-UBND ngày 27/02/2018 của UBND tỉnh thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn.
Phân công thực hiện: Sở Tư pháp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về chống tra tấn trong nội bộ ngành Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.
Phân công thực hiện: Công an tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện trong Công an nhân dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch thực hiện trong Quân đội nhân dân.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Tham gia ý kiến hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu của Công ước chống tra tấn
- Nghiên cứu, rà soát đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện thêm quy định về các tội danh liên quan đến các hành vi tra tấn trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) phù hợp với nội dung định nghĩa tra tấn của Công ước.
Phân công thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh; đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp thực hiện.
Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan cấp trên.
- Nghiên cứu đề xuất hoàn thiện các quy định có liên quan trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để đảm bảo tốt hơn quyền con người, đặc biệt là quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam.
Phân công thực hiện: Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh.
Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan cấp trên.
- Tiếp tục nghiên cứu, tham gia ý kiến xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án hình sự; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi).
Phân công thực hiện: Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh; đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các Sở, ngành có liên quan phối hợp.
Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan cấp trên.
- Nghiên cứu, tham gia và đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo để đảm bảo tốt hơn quyền con người và phù hợp với yêu cầu của Công ước chống tra tấn.
Phân công thực hiện: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp.
Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan cấp trên.
- Tham gia ý kiến xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về đạo đức nghề nghiệp cán bộ, công chức, bảo đảm tôn trọng quyền con người khi thi hành công vụ.
Phân công thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, ngành liên quan; Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh xây dựng, ban hành hoặc bổ sung các quy định của ngành mình về chống tra tấn.
Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan cấp trên.
- Nghiên cứu, rà soát quy định pháp luật về bạo lực tại nơi làm việc, bạo lực giới, bạo lực gia đình, bạo lực với trẻ em và các đối tượng yếu thế, để có những điều chỉnh đồng bộ bảo vệ các nhóm đối tượng trên và phù hợp với Điều 16 của Công ước chống tra tấn.
Phân công thực hiện: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp.
Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan cấp trên.
3. Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đáp ứng yêu cầu của Công ước chống tra tấn
- Thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch các quy định pháp luật về tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác, đơn thư khiếu nại, tố cáo; điều tra, truy tố, xét xử; thi hành tạm giữ, tạm giam; thi hành án hình sự; bồi thường thiệt hại.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, theo dõi, khảo sát, đánh giá thường xuyên, định kỳ, đột xuất việc chấp hành pháp luật trong phòng, chống tra tấn.
Phân công thực hiện: Công an tỉnh, Thanh tra tỉnh chủ trì, đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các Sở, ngành, địa phương phối hợp.
Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo, hướng dẫn của Cơ quan cấp trên.
- Các Sở, ban, ngành, địa phương chủ động trong công tác nâng cấp hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ của cơ quan nhà nước, đặc biệt là trụ sở tiếp dân, trại tạm giam, nhà tạm giữ; trang thiết bị phục vụ lưu trữ hồ sơ nhân thân, bệnh án và công tác khám chữa bệnh cho người bị giam giữ.
4. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn
Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống tra tấn theo chỉ đạo của các cơ quan Trung ương, phù hợp điều kiện của địa phương. Chủ động cung cấp kịp thời các thông tin công khai chính thức của địa phương về phòng, chống tra tấn; đồng thời, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, không chính xác với tình hình thi hành Công ước chống tra tấn tại Việt Nam.
III. KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện kế hoạch do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, ban, ngành của tỉnh chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước chống tra tấn vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan, đơn vị mình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Định kỳ 01 năm, báo cáo việc triển khai thi hành Công ước và dự kiến các hoạt động của năm tiếp theo về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để tổng hợp.
2. Giao Công an tỉnh là cơ quan thường trực của tỉnh thi hành Công ước chống tra tấn, tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này; chủ trì tổ chức sơ, tổng kết để đánh giá thực hiện Kế hoạch này theo yêu cầu của Chính phủ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 214/KH-UBND về thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020
- 2Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2021 thực hiện Công ước chống tra tấn, giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Kế hoạch 30/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2022
- 5Kế hoạch 794/KH-UBND năm 2023 về thực thi Công ước chống tra tấn và hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Luật khiếu nại 2011
- 2Hiến pháp 2013
- 3Quyết định 364/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, 1984
- 5Luật ngân sách nhà nước 2015
- 6Bộ luật dân sự 2015
- 7Bộ luật hình sự 2015
- 8Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 9Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015
- 10Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- 11Luật Tố cáo 2018
- 12Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
- 13Luật Thi hành án hình sự 2019
- 14Kế hoạch 214/KH-UBND về thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020
- 15Kế hoạch 147/KH-UBND năm 2021 thực hiện Công ước chống tra tấn, giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 16Quyết định 1871/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người giai đoạn 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 17Kế hoạch 30/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về nội dung của Công ước chống tra tấn và pháp luật Việt Nam về phòng, chống tra tấn” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình năm 2022
- 18Kế hoạch 794/KH-UBND năm 2023 về thực thi Công ước chống tra tấn và hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và khuyến nghị phù hợp của Ủy ban chống tra tấn trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Kế hoạch 76/KH-UBND năm 2021 triển khai thi hành Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người do tỉnh Nam Định ban hành
- Số hiệu: 76/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Trần Anh Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/07/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra