Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 31 tháng 5 năm 2019 |
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2018-2025
- Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ trưởng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025;
- Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính về việc Hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 28/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc phát triển nguồn nhân lực tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
B. THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ
1. Thực trạng mạng lưới trường, lớp; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ sở giáo dục mầm non; đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên Đại học Hoa Lư
1.1. Thực trạng mạng lưới trường, lớp thời điểm tháng 01/2019
- Toàn tỉnh hiện có 253 cơ sở giáo dục mầm non với 2.310 lớp/nhóm lớp, 75.014 trẻ, trong đó:
+ Trường mầm non công lập: 148 trường với 2.031 lớp/nhóm lớp, 68.776 trẻ;
+ Trường mầm non tư thục: 06 trường với 67 lớp/nhóm lớp, 1.123 trẻ;
+ Nhóm lớp độc lập tư thục: 99 nhóm với 212 lớp/nhóm lớp, 5.115 trẻ.
- Số trẻ em ở độ tuổi nhà trẻ được huy động đến lớp đạt tỷ lệ 55% dân số độ tuổi, mẫu giáo đạt 96,8% dân số độ tuổi; tỷ lệ trẻ ngoài công lập đến lớp đạt 8,9%.
1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ sở giáo dục mầm non và thời điểm tháng 01/2019
- Toàn tỉnh hiện có 4.643 cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập; đạt định mức 2,0 giáo viên/nhóm lớp; 100% cán bộ quản lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, trong đó trình độ trên đại học 05 (0,11%), đại học 4.382 (94,38%), cao đẳng 113 (2,43%), trung cấp 143 (3,08%).
- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập hiện có tổng số 625 cán bộ quản lý, giáo viên; đạt định mức 2,1 giáo viên/nhóm lớp; 95,68% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, trong đó trình độ đại học 268 (42,88%), cao đẳng 221 (35,36%), trung cấp 109 (17,44%).
- Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt từ khá trở lên chiếm 93%.
- Chi tiết thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cơ sở giáo dục mầm non theo Phụ lục số 1 và 2 kèm theo.
1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên khoa Tiểu học - Mầm non trường Đại học Hoa Lư thời điểm tháng 01/2019
- Khoa Tiểu học - Mầm non của trường Đại học Hoa Lư hiện có 09 cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy chuyên ngành mầm non trong đó: 100% cán bộ quản lý, giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định, cụ thể, có 02 cán bộ quản lý trình độ tiến sỹ, 07 cán bộ quản lý và giảng viên trình độ thạc sỹ.
- Chi tiết thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên khoa Tiểu học - Mầm non của Trường Đại học Hoa Lư theo Phụ lục số 3 kèm theo.
2. Dự kiến nhu cầu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giai đoạn 2018-2025
2.1. Dự kiến dân số độ tuổi trẻ mầm non giai đoạn 2018-2025
Trong giai đoạn 2018-2025, dự kiến dân số trong độ tuổi trẻ mầm non nhìn chung tương đối ổn định và có xu hướng tăng nhẹ vào cuối giai đoạn. Chi tiết dân số độ tuổi trẻ mầm non giai đoạn 2018 - 2025 theo Phụ lục số 4 kèm theo.
2.2. Dự kiến nhu cầu tuyển dụng bổ sung đội ngũ giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập giai đoạn 2018 - 2025
Trong giai đoạn 2018 - 2025 toàn tỉnh cần tuyển dụng bổ sung 1.901 giáo viên, chi tiết nhu cầu tuyển dụng bổ sung đội ngũ giáo viên theo Phụ lục 5 kèm theo.
2.3. Dự kiến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và cán bộ quản lý, giảng viên khoa Tiểu học - Mầm non của Đại học Hoa Lư giai đoạn 2018 - 2025
Trong giai đoạn 2018 - 2025 số cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên có nhu cầu đi học cao đẳng, đại học, sau đại học dự kiến là 292 người (chỉ cử các đối tượng có tuổi đời không quá 50 đối với nam, không quá 45 đối với nữ).
Chi tiết nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên theo Phụ lục số 6 và 7 kèm theo.
- Giảng viên chuyên ngành Giáo dục mầm non thuộc khoa Tiểu học - Mầm non và cán bộ quản lý phụ trách khoa Tiểu học - Mầm non của Trường Đại học Hoa Lư.
- Giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
1. Mục tiêu chung
Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý khoa Tiểu học - Mầm non của trường Đại học Hoa Lư đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non, góp phần thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2018-2020
- Về đào tạo: Đào tạo, bổ sung, thay thế số giáo viên nghỉ hưu, số giáo viên tăng thêm theo tỷ lệ huy động trẻ và số giáo viên còn thiếu hiện nay.
- Về bồi dưỡng:
+ Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, ngay tại trường, năng lực tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non;
+ Phấn đấu 100% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng nâng cao năng lực tương ứng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng, trong đó có 93% đạt mức độ từ khá trở lên.
+ Phấn đấu 100% giáo viên mầm non được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng.
+ Phấn đấu 100% giảng viên chuyên ngành mầm non và cán bộ quản lý phụ trách khoa Tiểu học - Mầm non của Trường Đại học Hoa Lư được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, quản lý, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.
b) Giai đoạn 2021-2025
- Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đảm bảo chuẩn hóa theo chuẩn nghề nghiệp, chuẩn hiệu trưởng đồng thời đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; từng bước tiếp cận với trình độ của giáo viên các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ 94% giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ 20% giảng viên chuyên ngành mầm non khoa Tiểu học - Mầm non của Trường Đại học Hoa Lư đạt trình độ tiến sĩ.
1. Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non
a) Đẩy mạnh công tác truyền thông về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và xã hội.
b) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non theo chuẩn nghề nghiệp;
c) Rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cụ thể hàng năm và từng giai đoạn.
2. Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên chuyên ngành Giáo dục mầm non và cán bộ quản lý phụ trách Khoa Tiểu học - Mầm non thuộc Trường Đại học Hoa Lư
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên chuyên ngành giáo dục mầm non và cán bộ quản lý phụ trách khoa Tiểu học - Mầm non Trường Đại học Hoa Lư.
3. Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non
a) Triển khai thực hiện việc đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; tham khảo học hỏi các ưu điểm trong việc thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các nước trong khu vực và các nước có nền giáo dục tiên tiến.
b) Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, tăng cường tự học, tự nghiên cứu; chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với thực tiễn các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, các xã, huyện, thị trấn thuộc miền núi; chú trọng, bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, nâng cao năng lực thực tiễn cho giáo viên.
c) Đa dạng hóa hình thức học tập như: trực tiếp, trực tuyến; triển khai thực hiện khuyến khích tăng cường thực hành trải nghiệm tại các trường mầm non trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non;
d) Triển khai thực hiện đổi mới trong đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với chuẩn đầu ra và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên mầm non và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non theo chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng;
e) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Hoa Lư (Khoa Tiểu học - Mầm non), tăng cường liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; chú trọng các đề tài nghiên cứu về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giáo dục mầm non; phát triển, phổ biến, chia sẻ tri thức mới và các kinh nghiệm tiên tiến từ kết quả nghiên cứu.
f) Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cốt cán và chuyên gia đầu ngành dựa trên tiếp cận mới về chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực của đội ngũ này về khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng đồng nghiệp.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh
a) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, nhất là với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
b) Hình thành mạng lưới liên kết trường mầm non thực hành sư phạm để sinh viên thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.
c) Triển khai thực hiện việc tham gia các hội thảo, chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; tổ chức giao lưu sinh viên sư phạm, giảng viên sư phạm chuyên ngành Giáo dục Mầm non của Trường Đại học Hoa Lư với sinh viên sư phạm chuyên ngành Giáo dục Mầm non trong nước, các nước trong khu vực và các nước có nền giáo dục tiên tiến; tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho giảng viên sư phạm chuyên ngành Giáo dục Mầm non, giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán cơ sở giáo dục mầm non.
5. Kết nối, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về giáo dục trong khu vực và thế giới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về khoa học giáo dục và giáo dục mầm non
- Mời giảng viên, chuyên gia quốc tế tham gia hợp tác giảng dạy các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Triển khai, thực hiện tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non.
IV. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí:
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án:
- Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chi cho công tác đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non;
- Nguồn kinh phí hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Lộ trình thực hiện:
Kế hoạch được triển khai thực hiện theo hai giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn 2018-2020:
Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
b) Giai đoạn 2021-2025:
- Duy trì và tiếp tục phát huy các mục tiêu đã đạt được, bảo đảm chất lượng và hiệu quả bền vững.
- Tăng cường bồi dưỡng theo nhu cầu, yêu cầu của vị trí việc làm; thực hiện nghiêm túc quy định bồi dưỡng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn trước khi đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
- Lựa chọn và cử những giảng viên sư phạm, giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non có đủ năng lực và trình độ tham gia trao đổi khoa học, học tập, bồi dưỡng ngắn hạn ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non trong khu vực và các nước có nền giáo dục tiên tiến.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là cơ quan chủ trì, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể hóa nội dung thực hiện Đề án trong kế hoạch công tác hàng năm để phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non; trực tiếp tổ chức các nội dung bồi dưỡng trong lộ trình chi tiết kèm theo cho các cán bộ quản lý và giáo viên cơ sở giáo dục mầm non;
- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, các phòng GD&ĐT, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và hướng dẫn đơn vị thực hiện đạt hiệu quả tốt các nội dung bồi dưỡng; cử giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này theo hằng năm và từng giai đoạn, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Hàng năm, tham mưu cho UBND tỉnh cân đối kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch theo quy định.
3. Sở Nội vụ
Phối hợp với UBND các huyện, thành phố và cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai tuyển dụng đủ số lượng giáo viên tại các cơ sở mầm non công lập theo quy định và thực hiện chính sách cho giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền tuyển dụng đủ số lượng giáo viên tại các cơ sở mầm non công lập theo quy định;
- Chủ trì thực hiện chế độ, chính sách cho giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mầm non công lập.
- Chỉ đạo Phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục mầm non của địa phương, hằng năm căn cứ vào tình hình thực tế tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non;
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non cấp huyện, thành phố định kỳ báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giáo dục và Đào tạo) theo quy định.
5. Trường Đại học Hoa Lư
- Xây dựng Kế hoạch chi tiết của đơn vị, bám sát lộ trình Kế hoạch chung của tỉnh để cụ thể hóa từng bước nâng cao năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giảng viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non và cán bộ quản lý phụ trách khoa Tiểu học - Mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục;
- Phối hợp với Sở GD&ĐT thực hiện các nội dung bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên cơ sở giáo dục mầm non.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025. UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch này nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 4595/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 738/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020
- 3Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2019 về bồi dưỡng giáo viên thực hiện công tác tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho học sinh trong trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Quyết định 1243/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025
- 5Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2025
- 6Nghị quyết 238/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 44/2016/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ hoạt động và thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên cho Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, hướng tới thành lập Trường Đại học Y Thanh Hóa do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 7Quyết định 990/QĐ-UBND năm 2021 thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về “Quy định chế độ hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”
- 8Nghị quyết 66/2021/NQ-HĐND quy định về mức chi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 9Kế hoạch 3234/KH-SGDĐT về bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 4595/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên mầm non giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 738/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018-2020
- 5Quyết định 33/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2019 về bồi dưỡng giáo viên thực hiện công tác tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho học sinh trong trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 7Quyết định 1243/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án bồi dưỡng cán bộ, công chức Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp và Chi hội trưởng Phụ nữ giai đoạn 2019-2025
- 8Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2025
- 9Nghị quyết 238/2019/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết 44/2016/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ hoạt động và thu hút, đào tạo cán bộ, giảng viên cho Phân hiệu Trường Đại học Y Hà Nội tại Thanh Hóa, hướng tới thành lập Trường Đại học Y Thanh Hóa do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 10Quyết định 990/QĐ-UBND năm 2021 thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh về “Quy định chế độ hỗ trợ cho cán bộ quản lý, giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”
- 11Nghị quyết 66/2021/NQ-HĐND quy định về mức chi tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 12Kế hoạch 3234/KH-SGDĐT về bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2019 về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- Số hiệu: 73/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 31/05/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/05/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra