Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7275/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 25 tháng 10 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN DỰ ÁN 2 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Để triển khai thực hiện tốt Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam với các nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các dự án đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.
b) Trên cơ sở Kế hoạch này, các Sở, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng, hoàn thiện kế hoạch giai đoạn 2021-2025, bố trí nguồn lực, tổ chức thực hiện kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ của Dự án 2, đạt mục tiêu đề ra của Chương trình và Quyết định số 2873/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025.
2. Yêu cầu
a) Đảm bảo kịp thời, đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ của Dự án 2 quy định tại khoản 2 Mục III Chương trình ban hành Kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ, ngành trung ương và quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh.
b) Phải phù hợp với khả năng cân đối ngân sách tỉnh và các địa phương (cấp huyện, cấp xã), khả năng tham gia của các đối tượng trong thực hiện Chương trình. Quá trình thực hiện phải đảm bảo công khai, dân chủ, minh bạch.
c) Thực hiện lồng ghép nguồn lực từ các Chương trình MTQG và các chương trình, dự án, chính sách, hoạt động khác đang triển khai trên cùng một địa bàn để thực hiện các mục tiêu của dự án và của Chương trình.
d) Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch và các hoạt động, dự án, chính sách về giảm nghèo.
II. PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2021 - 2025 (theo thời gian thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025).
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đối tượng hỗ trợ thực hiện
a) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi toàn tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.
Các dự án đa dạng sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia dự án là đối tượng hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; trong đó, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia dự án là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.
b) Hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo; mô hình, dự án giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực hiện.
c) Tạo điều kiện thuận lợi để người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn được tham gia thực hiện mô hình, dự án giảm nghèo.
2. Nội dung hỗ trợ thực hiện
a) Xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.
b) Tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm.
c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất; trong đó, ưu tiên sử dụng giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa, dịch vụ khác do người dân trực tiếp sản xuất tại địa bàn triển khai dự án.
d) Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
đ) Tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.
3. Phương thức hỗ trợ thực hiện
Các dự án đa dạng sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo trong Kế hoạch này được tổ chức thực hiện theo 03 phương thức hỗ trợ, gồm:
a) Phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị: Là phương thức hỗ trợ thông qua dự án, kế hoạch liên kết do đơn vị chủ trì liên kết hợp tác với các đối tượng liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ theo chuỗi giá trị.
b) Phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng: Là phương thức hỗ trợ cộng đồng dân cư thực hiện dự án, phương án phát triển sản xuất, dịch vụ do chính cộng đồng dân cư đề xuất và tổ chức thực hiện.
c) Phương thức hỗ trợ phát triển sản xuất theo nhiệm vụ: Là phương thức hỗ trợ thông qua đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu lựa chọn cơ quan, đơn vị có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện hoạt động hỗ trợ người dân sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Dự kiến tổng kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước bố trí thực hiện Dự án 2 giai đoạn 2021-2025: 278.296,55 triệu đồng (năm 2021, Chương trình chưa được phê duyệt, chưa bố trí vốn thực hiện), gồm:
a) Ngân sách trung ương: 241.997 triệu đồngb) Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã)Cụ thể từng năm:
- Năm 2022: 29.400,9 triệu đồng (NSTW: 25.566 triệu đồng; NS tỉnh: 3.029,571 triệu đồng, NS huyện, xã: 805,329 triệu đồng)
- Năm 2023: 74.063,45 triệu đồng (NSTW: 64.403 triệu đồng; NS tỉnh: 7.197,036 triệu đồng, NS huyện, xã: 2.463,414 triệu đồng)
- Năm 2024: 87.276,95 triệu đồng (NSTW: 75.893 triệu đồng; NS địa phương: 11.383,95 triệu đồng)
- Năm 2025: 87.555,25 triệu đồng (NSTW: 76.135 triệu đồng; NS địa phương: 11.420,25 triệu đồng).
2. Việc phân bổ vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương, nguồn ngân sách địa phương thực hiện kế hoạch hằng năm, theo đúng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 22/2022/NQ- HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan cấp tỉnhV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện tốt Dự án 2 trên địa bàn, cụ thể:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đơn vị liên quan của tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
b) Đề xuất kế hoạch, phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh thực hiện hằng năm, gửi Sở Tài chính để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phân bổ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh được phân công kết nghĩa, giúp đỡ các xã, huyện miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các địa phương để thực hiện kịp thời, đúng quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch này với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ và nguồn ngân sách tỉnh đối ứng để thực hiện Kế hoạch này theo đúng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh trên cơ sở đề xuất của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này; hằng năm, làm việc với các địa phương (huyện, xã miền núi) được Ủy ban nhân dân tỉnh phân công kết nghĩa, giúp đỡ để khảo sát nhu cầu, đề xuất kế hoạch thực hiện Dự án 2 và có văn bản đề nghị gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; đồng thời, hướng dẫn, huy động, lồng ghép nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 2 theo Kế hoạch này.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng nội dung Kế hoạch này và các quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 và Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ, Nghị quyết số 24/2022/NQ-HĐND ngày 14/10/2022 và Nghị quyết số 15/2023/NQ-HĐND ngày 22/9/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh, các quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan cấp tỉnh.
b) Bố trí ngân sách huyện, xã để đối ứng thực hiện Dự án 2 theo Kế hoạch này đảm bảo không thấp hơn mức đối ứng (4,5% so với ngân sách trung ương hỗ trợ) theo quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh; lồng ghép kinh phí từ các chương trình, đề án có liên quan trên địa bàn và huy động thêm nguồn lực để thực hiện Kế hoạch tại địa phương; trong đó, chú trọng ưu tiên cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, quy mô hộ nghèo đa chiều nhiều.
c) Phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban, ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với địa phương (được Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ vốn thực hiện Dự án 2 theo Kế hoạch này) trong triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.
d) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, thanh tra thực hiện Kế hoạch tại địa phương; tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Hội, đoàn thể các cấp tích cực phối hợp tham gia thực hiện Kế hoạch này; tăng cường giám sát, phản biện xã hội hoặc kiến nghị, đề xuất những giải pháp, cơ chế hỗ trợ phù hợp, góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 2, đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 2 - Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, đề nghị các Sở, Ban, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
span', 'dctk > span', 'dctd > span'];
var hasChild = selectors.some(function(selector) {
return clickedElement.closest(selector).find('span').length > 0;
});
if (!hasChild) {
var totalSubLevels = 1;
}
else
{
function findMatchingParent(element) {
var parent = element.parent();
if (parent.length === 0) return null;
for (var i = 0; i < selectors.length; i++) {
if (parent.is(selectors[i])) {
superLevel++;
return parent;
}
}
return findMatchingParent(parent);
}
var parentElement = findMatchingParent(clickedElement);
while (parentElement !== null) {
level++;
parentElement = findMatchingParent(parentElement);
}
var closestElement = clickedElement.closest(selectors.join(', '));
var nodeName = closestElement.prop('nodeName').toLowerCase();
var className = closestElement.attr('class');
var textContent = closestElement.text().trim();
var address = selectors.find(function(selector) {
return closestElement.is(selector);
});
var totalSubLevels = closestElement.find('span').length + 1;
var parent_id = closestElement.parent().attr('id');
var variableName = 'parent_id_' + level;
// Gán giá trị của parent_id cho biến động này
window[variableName] = parent_id;
}
if (totalSubLevels>1)
{
var dynamicVars = {};
var variableName = 'parent_id_' + level;
dynamicVars[variableName] = parent_id;
var buble_id = dynamicVars[variableName];
}
else
{
buble_id = 'dc_' + $(this).parent().attr('id');
}
if ($this.next('.pointy').length === 0) {
$this.after('