Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 60/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 25 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ SẴN SÀNG CHO PHÁT TRIỂN & ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG (ICT INDEX) TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Ngành công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) được xem như một trong những nhân tố quan trọng trong việc giúp đất nước bắt nhịp nhanh hơn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư thông qua các cách tiếp cận mới, đột phá hơn, khả thi hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được xem như một cuộc cách mạng về thể chế nhiều hơn là cuộc cách mạng về công nghệ, và do đó, cơ hội của Việt Nam về thay đổi thể chế dưới sự lãnh đạo của Đảng sẽ là rất lớn trong đó Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu để đưa Việt Nam trở thành cường quốc về CNTT và quốc gia số. Chính vì vậy, việc nâng cao mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT của Việt Nam nói chung cũng như của tỉnh Quảng Ninh nói riêng là tiền đề quan trọng cho việc triển khai các đề án chiến lược trọng tâm trong thời gian tới của Trung ương[1] và các đề án quan trọng của tỉnh[2].

Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT - TT Việt Nam (ICT Index) được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đánh giá thường niên từ năm 2005 và có liên hệ mật thiết (tỷ lệ thuận) với các chỉ số: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (Par Index), Chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) và Chỉ số Thương mại điện tử (EBI). Theo đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Báo cáo Vietnam ICT Index hàng năm, tỉnh Quảng Ninh luôn đứng trong top 05 địa phương dẫn đầu toàn quốc; cụ thể trong giai đoạn 2016 -2018 luôn đứng vị trí thứ 4/63 tỉnh, thành phố; đặc biệt năm 2019 tỉnh Quảng Ninh đã vươn lên vị trí thứ 3 toàn quốc (đứng sau các địa phương: TP Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế), đây là vị trí cao nhất từ trước đến nay của tỉnh đã đạt được.

Để tiếp tục duy trì và nâng cao ICT Index tỉnh Quảng Ninh trong năm 2020 và các năm tiếp theo; Xét đề nghị của Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 189/TTr-STTTT ngày 17/3/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch duy trì và nâng cao Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) tỉnh Quảng Ninh năm 2020 và những năm tiếp theo như sau:

I. ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG CÁC CHỈ TIÊU ICT- INDEX NĂM 2019

1. Kết quả chung:

TT

Kết quả

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so năm 2018

Ghi chú

1

Điểm đạt được

0.6396

0.735

Tăng 0.0954 điểm

Tăng 15% số điểm

2

xếp hạng

4

3

Tăng 1 bậc

 

Đánh giá kết quả chung đạt được của tỉnh Quảng Ninh:

Với số điểm đạt được là 0.735 điểm, tỉnh Quảng Ninh cao gấp 1,8 lần so với điểm trung bình chung của toàn quốc (0,4148 điểm). So với 2 địa phương xếp trên, điểm của tỉnh Quảng Ninh bằng 85% điểm (kém 0.12 điểm) so với đơn vị xếp thứ nhất là TP Đà Nẵng và bằng 91% điểm (kém 0,07 điểm) so với đơn vị xếp thứ 2 là tỉnh Thừa Thiên - Huế. So với năm 2018 thì năm 2019 điểm của tỉnh Quảng Ninh đã tiến sát với điểm của địa phương đứng thứ nhất, cụ thể: năm 2018 kém 0.3 điểm, năm 2019 chỉ còn kém 0.13 điểm, đã thu hẹp được 0.17 điểm. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phấn đấu tăng bậc xếp hạng trong những năm tới.

2. Kết quả của từng thành phần:

2.1. Hạ tầng kỹ thuật:

TT

Kết quả

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so năm 2018

Ghi chú

1

Điểm đạt được

0.53

0.59

Tăng 0.06 điểm

Tăng 11% số điểm

2

Xếp hạng

5

4

Tăng 1 bậc

 

Với số điểm đạt được là 0.59 điểm, tỉnh Quảng Ninh cao gấp 1,78 lần so với điểm trung bình chung của toàn quốc đạt được là 0,33 điểm.

Hạ tầng kỹ thuật năm 2019 tỉnh Quảng Ninh đã tăng lên 01 bậc so với năm 2018, xếp thứ 4/63 và đạt 0,59 điểm. Điểm đạt được của tỉnh Quảng Ninh năm 2019 bằng 75% điểm của địa phương xếp vị trí thứ nhất (năm 2018 bằng 56%), và bằng 83% số điểm của địa phương xếp vị trí thứ 2 (năm 2018 bằng 69%). Như vậy, điểm về Hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2019 đã tiến sát với các địa phương xếp thứ nhất và thứ nhì. Việc đánh giá Hạ tầng kỹ thuật dựa trên hai tiêu chí:

2.1.1. Hạ tầng kỹ thuật xã hội:

TT

Kết quả

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so năm 2018

Ghi chú

1

Điểm đạt được

0.4359

0.5388

Tăng 0.1 điểm

Tăng 23% số điểm

2

Xếp hạng

6

4

Tăng 02 bậc

 

Năm 2019, điểm về Hạ tầng kỹ thuật xã hội tăng 23% so với năm 2018, đạt 0.5388 điểm, đứng vị trí thứ 4 và tăng 02 bậc so với năm 2018. Tuy nhiên, Điểm đạt được vẫn còn khoảng cách khá lớn so với đơn vị đứng thứ 1 (đạt 1 điểm) và đơn vị đứng thứ 2 (đạt 0.8677 điểm). Hạng mục được đánh giá dựa trên 7 tiêu chí, kết quả của từng tiêu chí như sau:

(1) Tỷ lệ máy điện thoại cố định/100 dân: xếp thứ 11;

(2) Tỷ lệ máy điện thoại di động/100 dân: xếp thứ 2;

(3) Tỷ lệ thuê bao Internet/100 dân: xếp thứ 9;

(4) Tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định/100 dân: xếp thứ 12;

(5) Tỷ lệ thuê bao băng rộng không dây/100 dân: xếp thứ 2;

(6) Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính: xếp thứ 27;

(7) Tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối Internet băng rộng: xếp thứ 1.

Như vậy có duy nhất tiêu chí (7) xếp thứ 1, tiêu chí (2), (5) xếp thứ 2, còn lại các tiêu chí có thứ tự xếp hạng thấp từ thứ 9 đến thứ 27. Trên thực tế hiện nay thuê bao cố định giảm do ngày càng nhiều hộ dân sử dụng điện thoại di động, mặc dù thuê bao băng rộng cố định và băng rộng không dây, số hộ gia đình có máy tính và kết nối Internet băng rộng đã tăng so với những năm trước, tuy nhiên những chỉ tiêu này vẫn còn thấp hơn so với các tỉnh, thành khác.

2.1.2. Hạ tầng kỹ thuật của cơ quan nhà nước:

TT

Kết quả

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so năm 2018

Ghi chú

1

Điểm đạt được

0.6193

0.6364

Tăng 0.0171 điểm

Tăng 3% số điểm

2

Xếp hạng

7

7

 

 

Hạng mục được đánh giá dựa trên 4 tiêu chí, kết quả của từng tiêu chí như sau:

(1) Tỷ lệ máy tính/CBCCVC trong các CQNN của tỉnh: xếp thứ 14 (tăng 04 bậc so với năm 2018);

(2) Tỷ lệ băng thông/CBCCVC trong các CQNN của tỉnh: xếp thứ 19 (tăng 1 bậc so với năm 2018);

(3) Tỷ lệ các CQNN của tỉnh có kết nối mạng WAN của tỉnh hoặc mạng chuyên dùng của CP: xếp thứ 1 (tăng 33 bậc so với năm 2018);

(4) Triển khai các giải pháp ATTT và ATDL trong các CQNN của tỉnh: xếp thứ 3 (tăng 3 bậc so với năm 2018).

Như vậy tất cả các chỉ tiêu năm 2019 đều tăng so với năm 2018, tuy nhiên xếp hạng chung thì không tăng bậc. Hạ tầng kỹ thuật đã được tỉnh quan tâm đầu tư (100% CBCCVC trong các cơ quan nhà nước được trang bị máy tính trong công việc; 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã có mạng LAN và được kết nối Internet,...), tuy nhiên tính tỷ lệ trên tổng số CBCCVC của Tỉnh vẫn thấp hơn một số tỉnh, thành khác.

2.2. Hạ tầng nhân lực CNTT:

TT

Kết quả

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so năm 2018

Ghi chú

1

Điểm đạt được

0.7320

0.9449

Tăng 0.22 điểm

Tăng 30% số điểm

2

Xếp hạng

12

3

Tăng 9 bậc

 

Hạ tầng nhân lực năm 2019 tỉnh Quảng Ninh xếp thứ 3/63 tăng 9 bậc so với năm 2018, đạt 0,9449 điểm. Việc đánh giá Hạ tầng nhân lực dựa trên hai tiêu chí:

2.2.1. Hạ tầng nhân lực của xã hội:

TT

Kết quả

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so năm 2018

Ghi chú

1

Điểm đạt được

0.7716

0.9941

Tăng 0.23 điểm

Tăng 29% số điểm

2

Xếp hạng

26

7

Tăng 19 bậc

 

Năm 2019, với kết quả đạt được 0.9941 điểm, tỉnh Quảng Ninh xếp vị trí thứ 7, tăng 19 bậc so với năm 2018. Nguyên nhân của việc tăng vượt bậc Hạ tầng nhân lực xã hội là do Bộ tiêu chí năm 2019 bỏ chỉ tiêu thành phần “Tỷ lệ trường ĐH, CĐ có đào tạo chuyên ngành CNTT”, năm 2018, chỉ tiêu thành phần này của tỉnh Quảng Ninh đạt thứ 58/63 tỉnh, thành phố. Hạng mục được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí và kết quả của từng tiêu chí như sau:

(1) Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết: xếp thứ 15;

(2) Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đến trường: xếp thứ 16;

(3) Tỷ lệ các trường phổ thông có dạy tin học: Xếp thứ 1.

Do đặc thù của tỉnh còn có các điểm trường ở các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa (Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết chiếm 99.8% và Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường trong độ tuổi đi học đạt 99,7%,...), do đó tiêu chí này thấp hơn so với các thành phố lớn có điều kiện thuận lợi hơn nên các chỉ tiêu này đều đạt tỷ lệ 100%.

2.2.2. Hạ tầng nhân lực của các cơ quan nhà nước (CQNN):

TT

Kết quả

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so năm 2018

Ghi chú

1

Điểm đạt được

0.6923

0.8956

Tăng 0.2 điểm

Tăng 29% số điểm

2

Xếp hạng

7

3

Tăng 4 bậc

 

Hạ tầng nhân lực của các CQNN xếp hạng 3, tăng 4 bậc so với năm 2018, do trong năm 2019 tỉnh Quảng Ninh tổ chức nhiều lớp đào tạo vận hành nâng cao Hệ thống Chính quyền điện tử và an toàn toàn thông tin cho cán bộ, công chức. Hạng mục được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí và kết quả của từng tiêu chí như sau:

(1) Tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT: xếp thứ 4 (tăng 7 bậc so với năm 2018);

(2) Tỷ lệ cán bộ chuyên trách có trình độ từ đại học trở lên về CNTT: xếp thứ 1 (tăng 37 bậc so với năm 2018);

(3) Tỷ lệ cán bộ chuyên trách an toàn thông tin: xếp thứ 4 (tăng 2 bậc so với năm 2018);

(4) Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức được tập huấn về PMNM: xếp thứ 1;

(5) Tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức trong các CQNN được tập huấn về ATTT: xếp thứ 12 (tăng 1 bậc so với năm 2018).

2.3. Ứng dụng CNTT:

TT

Kết quả

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so năm 2018

Ghi chú

1

Điểm đạt được

0.6396

0.67

Tăng 0.03 điểm

Tăng 5% số điểm

2

Xếp hạng

6

3

Tăng 3 bậc

 

Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh Quảng Ninh năm 2019 xếp thứ 3/63, đạt 0.67 điểm (tăng 3 bậc so với năm 2018). Việc đánh giá kết quả ứng dụng CNTT dựa trên 2 nhóm tiêu chí:

2.3.1. Ứng dụng CNTT trong các CQNN:

TT

Kết quả

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so năm 2018

Ghi chú

1

Điểm đạt được

0.3385

0.4849

Tăng 0.15 điểm

Tăng 43% số điểm

2

Xếp hạng

19

9

Tăng 10 bậc

 

Năm 2019, ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước có mức tăng vượt bậc, đạt 0.4849 điểm, tăng 43% số điểm so với năm 2018. Hạng mục được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí và kết quả của từng tiêu chí như sau:

(1) Sử dụng thư điện tử trong công việc: xếp thứ 1;

(2) Triển khai các ứng dụng cơ bản: xếp thứ 4 (tăng 13 bậc so với năm 2018);

(3) Xây dựng các CSDL chuyên ngành: xếp thứ 15 (tăng 6 bậc so với năm 2018);

(4) Sử dụng văn bản điện tử: xếp thứ 9 (tăng 10 bậc so với năm 2018);

(5) Ứng dụng phần mềm nguồn mở: xếp thứ 6 (tăng 14 bậc so với 2018).

Các chỉ số thành phần này tỉnh xếp thứ hạng thấp do bộ chỉ tiêu đánh giá bao gồm việc xây dựng các CSDL chuyên ngành tại các cơ quan, đơn vị; Chỉ số về ứng dụng phần mềm nguồn mở thấp do số lượng máy tính trạm, máy chủ có cài đặt hệ điều hành phần mềm nguồn mở đạt tỷ lệ thấp. Sử dụng văn bản điện tử có ký số trong trao đổi công việc giữa các đơn vị trong tỉnh đạt hiệu quả cao về số lượng và yêu cầu, tuy nhiên trong nội bộ mỗi cơ quan đơn vị việc sử dụng văn bản điện tử trong trao đổi công việc, các hoạt động nội bộ,...còn hạn chế.

2.3.2. Dịch vụ Công trực tuyến:

TT

Kết quả

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2019 so năm 2018

Ghi chú

1

Điểm đạt được

0.98

0.86

Giảm 0.12 điểm

Giảm 14% số điểm

2

Xếp hạng

2

2

 

 

Dịch vụ công trực tuyến xếp hạng 2, đạt 0.86 điểm (giảm 0.12 điểm so với năm 2018). Nguyên nhân là do tiêu chí đánh giá về trang/cổng thông tin điện tử các đơn vị được lồng vào trong tiêu chí đánh giá dịch vụ công trực tuyến. Việc đánh giá được thực hiện thông qua hình thức khảo sát trực tiếp (qua các trang/cổng thông tin điện tử các đơn vị thuộc tỉnh); một số cổng thành phần của các địa phương, đơn vị không đưa đầy đủ các thông tin theo quy định.

3. Đánh giá chung

Theo kết quả đánh giá, chỉ số ICT của tỉnh Quảng Ninh năm 2019 đạt 0.735 điểm, xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố, tăng 01 bậc so với năm 2018 và xếp sau: TP. Đà Nẵng (1), tỉnh Thừa Thiên - Huế (2). Điểm của tỉnh Quảng Ninh đạt được đã tiến sát hơn với địa phương xếp thứ nhất là thành phố Đà Nẵng (0.12 điểm) và chỉ còn kém đơn vị xếp thứ 2 là 0.07 điểm. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phấn đấu tăng bậc xếp hạng trong những năm tới.

II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu:

1.1. Mục tiêu chung:

Phân tích, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu và đề ra giải pháp duy trì, nâng cao vị trí xếp hạng ICT Index của tỉnh, phát huy hiệu quả việc xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông - CNTT, triển khai ứng dụng CNTT và truyền thông, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao phục vụ người dân và doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, bền vững và chủ động hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

a. Hạ tầng kỹ thuật CNTT:

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT của xã hội: Phấn đấu tăng các tỷ lệ lên hơn 10% so với năm 2019, cụ thể:

+ Hộ gia đình có máy tính, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet, tỷ lệ băng rộng không dây đạt trên 90%.

+ Tỷ lệ thuê bao Internet đạt trên 90%.

+ Tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định/100 dân đạt 40%.

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan nhà nước: Tập trung vào việc nâng cao tỷ lệ của các chỉ số như sau:

+ Tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức viên chức đạt trên 1.3.

+ Tỷ lệ băng thông rộng internet/CCVC chức đạt trên 45 Mb.

+ Hoàn thành việc triển khai và đưa “Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng tỉnh Quảng Ninh (SOC)”, “Hệ thống phòng chống mã độc tập trung” vào vận hành, khai thác để nâng cao chỉ số về an toàn thông tin và an toàn dữ liệu.

b. Hạ tầng nhân lực CNTT

- Hạ tầng nhân lực CNTT của xã hội: Phấn đấu tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường và Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết đạt 100%; 08/08 trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh có bộ môn đào tạo về công nghệ thông tin.

- Hạ tầng nhân lực CNTT của các cơ quan nhà nước: Tỷ lệ CBCCVC được tập huấn ATTT; Tỷ lệ cán bộ chuyên trách về CNTT tại các đơn vị đạt tỷ lệ 100%; Phấn đấu tăng tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ từ đại học trở lên đạt 100%; Bố trí 01 cán bộ chuyên trách về ATTT tại đơn vị đối với những đơn vị có từ 02 cán bộ có trình độ CNTT trở lên.

c. Ứng dụng Công nghệ thông tin

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước: 100% các tài liệu phục vụ họp, các tài liệu cần trao đổi trong xử lý công việc, các hoạt động nội bộ,...tại mỗi đơn vị đảm bảo sử dụng Hệ thống thông tin và CSDL quản lý văn bản trao đổi, đồng thời cùng hệ thống Thư điện tử công vụ tỉnh và ứng dụng họp thông minh (trừ văn bản mật);

- Dịch vụ công trực tuyến: Phấn đấu tỷ lệ phát sinh dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 đạt 90%; Tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt trên 40%; Phấn đấu tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt trên 50%; 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2 có đầy đủ thông tin, biểu mẫu đi kèm; Thông tin trên cổng thông tin thành phần các đơn vị đảm bảo cung cấp đầy đủ, đúng theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ.

2. Yêu cầu

Các cơ quan, đơn vị, địa phương của tỉnh nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao tập trung thực hiện tốt các nội dung, giải pháp của Kế hoạch.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ ICT INDEX CỦA TỈNH NĂM 2020:

1. Nhóm chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT

1.1. Nhóm chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT của xã hội

- Đầu tư, nâng cấp và mở rộng mạng viễn thông, mạng truy nhập băng rộng với tốc độ cao, xây dựng các cột BTS tại các vùng sâu, vùng xa để tăng diện tích phủ sóng nhằm nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ viễn thông ngày càng tốt hơn đến người dân, đặc biệt là nhân dân các vùng biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế khó khăn; Các nhà mạng có giải pháp duy trì ổn định số lượng thuê bao điện thoại cố định, phát triển thuê bao di động, Internet nhất là thuê bao 3G, 4G. Cần có cơ chế ưu đãi cho người dân để kích cầu sử dụng dịch vụ 3G, 4G và băng thông rộng cố định. Có chính sách ưu đãi cho khối các cơ quan Nhà nước trong việc sử dụng Internet băng thông rộng hoạt động và phục vụ tổ chức công dân.

- Tuyên truyền, hướng dẫn để người dân biết và khai thác các tiện ích của Hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh, đặc biệt là sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 từ đó người dân có nhu cầu sử dụng máy tính và mạng internet, góp phần tăng tỷ lệ hộ gia đình có máy tính và thuê bao internet và phát huy hiệu quả của Chính quyền điện tử.

- Thời gian hoàn thành: Tháng 7/2020 và tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo.

- Đơn vị thực hiện:

+ Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;

+ Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh.

1.2. Nhóm chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan nhà nước

- Nhiệm vụ triển khai Hệ thống phòng chống mã độc tập trung do Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì; thời gian hoàn thành trước 31/3/2020 theo Quyết định số 5054/QĐ-UBND ngày 03/12/2019 của UBND tỉnh).

- Nhiệm vụ thực hiện dự án Xây dựng trung tâm kiểm soát an toàn thông tin mạng tỉnh Quảng Ninh do BQLDA xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp chủ trì; thời gian hoàn thành trong năm 2020.

- Các đơn vị, địa phương phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, BQLDA xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp để triển khai Hệ thống phòng chống mã độc tập trung, kiểm soát an toàn thông tin đến hệ thống công nghệ thông tin của đơn vị.

- Thời gian hoàn thành: tháng 7/2020 và tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo.

- Đơn vị thực hiện:

+ Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;

+ Đơn vị phối hợp: BQLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

2. Nhóm chỉ số về hạ tầng nhân lực CNTT

2.1. Nhóm chỉ số về hạ tầng nhân lực CNTT của xã hội

- Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ theo các tiêu chuẩn, quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ; Xây dựng các kế hoạch, chương trình thực hiện xã hội hóa giáo dục hỗ trợ các trẻ em trong độ tuổi đến trường ở các vùng có điều kiện khó khăn.

- Các địa phương và đoàn thể như hội phụ nữ, văn hóa xã, đoàn thanh niên phối hợp vận động phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp thôn, họp chi bộ, họp hội phụ nữ để tuyên truyền, vận động học sinh đến trường tránh tình trạng học sinh bỏ học; với những nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới cần tổ chức tới tận từng gia đình vận động, thuyết phục để trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường.

- Khuyến khích các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn mở chuyên ngành đào tạo CNTT đảm bảo nguồn nhân lực CNTT trong tỉnh, phù hợp với yêu cầu, định hướng của tỉnh trong tăng cường năng lực tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0.

- Thu hút các doanh nghiệp lớn, trường đại học lựa chọn Quảng Ninh để mở các cơ sở đào tạo về Công nghệ thông tin.

- Thời gian hoàn thành: tháng 7/2020 và tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo.

- Đơn vị thực hiện:

+ Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

2.2. Nhóm chỉ số về hạ tầng nhân lực CNTT của các cơ quan nhà nước

- Xây dựng chương trình, kế hoạch về tập huấn ATTTT cho các CBCCVC trong toàn tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo có cán bộ chuyên trách về CNTT và An toàn thông tin; tạo điều kiện để cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin được học tập nâng cao trình độ.

- Đối với các cơ quan, đơn vị không có nhân lực bố trí chuyên trách về CNTT nghiên cứu hình thức thức thuê nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đảm bảo đủ năng lực và yêu cầu theo quy định.

- Thời gian hoàn thành: tháng 7/2020 và tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo.

- Đơn vị thực hiện:

+ Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;

+ Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3. Nhóm chỉ số về ứng dụng CNTT:

3.1. Nhóm chỉ số về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước:

- Các đồng chí Thủ trưởng Sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố gương mẫu trong sử dụng chữ ký số cá nhân phê duyệt hồ sơ, văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường mạng theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 9577/UBND-XD6 ngày 31/12/2019; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; Đánh giá rõ được hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương để có các giải pháp, định hướng phù hợp nhằm cải thiện việc triển ứng dụng CNTT tại đơn vị, phát huy hiệu quả của Chính quyền điện tử tỉnh.

- Các cơ quan, đơn vị xây dựng quy định về trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ đơn vị; Thực hiện kiểm tra, rà soát tình hình sử dụng thư điện tử công vụ trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Đưa yêu cầu về khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin của Tỉnh trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ là một trong các tiêu chí đánh giá bình xét thi đua.

- Các cơ quan, đơn vị là Chủ đầu tư các dự án thành phần thuộc đề án thành phố thông minh của tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ triển khai đảm bảo theo yêu cầu.

- Thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Tỉnh đã có và cơ sở dữ liệu đang được xây dựng; đồng thời tham chiếu vào các định hướng, quy định của Chính phủ, của Bộ và của Tỉnh xác định các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành cần triển khai thực hiện xây dựng mới để đáp ứng với tính sẵn sàng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cung cấp dữ liệu cho các hệ thống thông tin liên quan, Trung tâm điều hành thành phố thông minh của Tỉnh.

- Xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh theo Nghị định 09/2019/NĐ-CP ngày 24/1/2019 của Chính phủ.

- Thời gian hoàn thành: tháng 7/2020 và tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo.

- Cơ quan thực hiện:

+ Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông;

+ Đơn vị phối hợp: Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.

3.2. Nhóm chỉ số về dịch vụ công trực tuyến

- Tiếp tục thực hiện triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 28/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường triển khai, cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, biểu mẫu kèm theo đối với thủ tục hành chính; Duy trì, cập nhật và bổ sung dịch vụ công mức 3,4 trên địa bàn tỉnh lên trang http://dichvucong.quangninh.gov.vn/ và tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia.

- Triển khai có hiệu quả việc trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích; Khẩn trương thực hiện kết nối, đẩy mạnh việc triển khai thanh toán điện tử đảm bảo kết nối ổn định cũng như bảo mật cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính và thanh toán điện tử tại các Trung tâm Phục vụ hành chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua nền tảng Zalo trên thiết bị di động;

- Phấn đấu kết nối trên 30% dịch vụ công trực tuyến của tỉnh lên Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia https://dichvucong.gov.vn.

- Các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát việc cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử thành phần đảm bảo đầy đủ và đúng theo quy định tại Quyết định số 2187/2017/QĐ-UBND ngày 07/6/2017 của UBND tỉnh về Quy chế tổ chức và hoạt động của Cổng thông thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh; Yêu cầu trong 01 tuần có ít nhất 02 tin bài đăng tải trên cổng thành phần của đơn vị và phải có đầy đủ các mục theo quy định.

- Thời gian hoàn thành: tháng 7/2020 và tiếp tục thực hiện trong những năm tiếp theo.

- Đơn vị thực hiện:

+ Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh;

+ Đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Phục vụ Hành chính công các huyện, thị xã, thành phố.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp, đảm bảo thời gian, tiến độ triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch.

- Chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ giải pháp giữ vững các chỉ số thành phần đang có thứ hạng cao. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cải thiện các chỉ số thành phần về đảm bảo an toàn thông tin; dịch vụ công trực tuyến,

- Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai tập huấn ATTTT cho các CBCCVC trong toàn tỉnh để cải thiện chỉ số về đào tạo, tập huấn về CNTT.

- Tổng hợp việc trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ các cơ quan, đơn vị; tình hình khai thác và sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ; cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử tỉnh và các Cổng thành phần định kỳ trước ngày 25 hàng tháng báo kết quả thực hiện trong tháng về Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tham mưu cho UBND tỉnh các cơ chế, chính sách, giải pháp đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, CNTT, ứng dụng CNTT; thuê dịch vụ CNTT trong các CQNN, huy động sự tham gia, hỗ trợ của các Tập đoàn lớn trong nước về viễn thông và CNTT.

- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ Xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh theo Nghị định 09/2019/NĐ-CP ngày 24/1/2019 của Chính phủ.

2. Văn phòng Đoàn DBQH, HĐND và UBND tỉnh

- Chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ cải thiện chỉ so về khai thác sử dụng văn bản điện tử, đảm bảo an toàn thông tin và các phần mềm chuyên ngành tại Văn phòng Đoàn Đại biểu quốc hội, Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh.

- Theo dõi, giám sát việc công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống một cửa điện tử và Dịch vụ công trực tuyến.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trong Kế hoạch này, báo cáo kết quả thực hiện trong các cuộc họp thường kỳ của tỉnh.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, thực hiện các nhiệm vụ cải thiện chỉ số về hạ tầng nhân lực CNTT của xã hội: Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường; Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết; Trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh có đào tạo chuyên ngành về Công nghệ thông tin.

- Phát huy có hiệu quả dự án xây dựng trường học thông minh; Thực hiện đẩy mạnh toàn diện quản lý hệ thống giáo dục, giảng dạy và tổ chức hoạt động giáo dục bằng CNTT.

- Chủ trì tham mưu các giải pháp thu hút các doanh nghiệp lớn, trường đại học lựa chọn Quảng Ninh để mở các cơ sở đào tạo về CNTT.

4. Sở Nội vụ

- Tiếp tục phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc đánh giá xếp hạng mức độ Chính quyền điện tử năm 2020.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị xây dựng tiêu chí đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức cuối năm, trong đó có nội dung đánh giá tiêu chí khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin của tỉnh trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.

5. Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố: Chủ trì, phối hợp các cơ quan đơn vị liên quan cải thiện nhóm chỉ số về dịch vụ công trực tuyến.

6. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp triển khai Kế hoạch và bồi dưỡng, tập huấn về An toàn thông tin cho các CBCCVC trong toàn tỉnh.

7. Cục Thống kê, Cục Thuế tỉnh

Chủ trì việc cung cấp số liệu đảm bảo đầy đủ, kịp thời, chính xác các số liệu về: dân số, hạ tầng kỹ thuật của xã hội; Giá trị xuất khẩu, thuế, các khoản nộp ngân sách nhà nước từ lĩnh vực CNTT, gửi về Sở Thông tin và Truyền thông khi có yêu cầu.

8. Các sở, ban, ngành, địa phương

- Chủ trì, chịu trách nhiệm cải thiện: Các chỉ số thành phần về hạ tầng kỹ thuật trong cơ quan nhà nước (giải pháp tường lửa, Phần mềm diệt virus, phòng chống mã độc cho máy tính các CBCCVC, tăng cường các giải pháp về an toàn thông tin); Chỉ số thành phần về nguồn nhân lực công nghệ thông tin; ứng dụng CNTT và Chỉ số thành phần dịch vụ công trực tuyến tại cơ quan, đơn vị.

- Xây dựng quy định về trao đổi văn bản điện tử trong nội bộ đơn vị; Tổ chức quán triệt thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện chỉ số ICT Index năm 2020, ngay sau khi kế hoạch được ban hành; báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao; Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp số liệu về chỉ số ICT - Index để gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp đánh giá.

9. Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh: Chủ trì thực hiện các nội dung, nhiệm vụ cải thiện chỉ số về hạ tầng kỹ thuật xã hội; Ưu tiên nguồn lực triển khai tại các thôn, xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.

(Nhiệm vụ chi tiết cho các đơn vị trong Phụ lục gửi kèm).

Trên đây là Kế hoạch duy trì và nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) tỉnh Quảng Ninh năm 2020. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan liên quan trên địa bàn tỉnh căn cứ nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các DN viễn thông trên địa bàn tỉnh;
- V0-3, các CVNCTH, TTTT-VP;
- Lưu: VT, XD6.
N.10-KH005

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Huy Hậu

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ SẴN SÀNG CHO PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (ICT INDEX) TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2020 CÁC NĂM TIẾP THEO
(Kèm theo Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 25/3/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

TT

Chỉ tiêu, mục tiêu cần đạt được

Các nội dung chính cần thực hiện

Thời gian hoàn thành

Cơ quan, đơn vị chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

I

Hạ tầng kỹ thuật CNTT

 

 

 

 

1

Hạ tầng nhân lực xã hội

 

 

 

 

 

Phấn đấu tăng các tỷ lệ lên hơn 10% so với năm 2018, cụ thể:

+ Hộ gia đình có máy tính, tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet, tỷ lệ băng rộng không dây đạt trên 90%.

+ Tỷ lệ thuê bao Internet đạt trên 90%.

+ Tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định/100 dân đạt 40%.

Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đầu tư, nâng cấp và mở rộng mạng viễn thông, mạng truy nhập băng rộng với tốc độ cao, vùng phủ rộng; Có giải pháp duy trì ổn định số lượng thuê bao điện thoại cố định, phát triển thuê bao di động, Internet nhất là thuê bao 3G, 4G. Cần có cơ chế ưu đãi cho người dân để kích cầu sử dụng dịch vụ 3G, 4G và băng thông rộng cố định. Có chính sách ưu đãi cho khối các cơ quan Nhà nước trong việc sử dụng Internet băng thông rộng hoạt động và phục vụ tổ chức công dân

Tháng 7/2020

Sở Thông tin và Truyền thông

UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Tiếp tục thực hiện tuyên truyền để người dân biết và khai thác các tiện ích của Hệ thống Chính quyền điện tử tỉnh, đặc biệt là sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 từ đó người dân có nhu cầu sử dụng máy tính và mạng internet, góp phần tăng tỷ lệ hộ gia đình có máy tính và thuê bao internet và phát huy hiệu quả của Chính quyền điện tử

Tháng 7/2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Trung tâm truyền thông tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các Trung tâm phục vụ hành chính công.

2

Hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan nhà nước

 

 

 

 

Phấn đấu các chỉ tiêu đạt như sau:

+ Tỷ lệ máy tính/cán bộ, công chức viên chức đạt trên 1.3.

+ Tỷ lệ băng thông rộng internet/CCVC đạt trên 45 Mb.

+ Hoàn thành việc triển khai và đưa “Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng tỉnh Quảng Ninh (SOC)”, “Hệ thống phòng chống mã độc tập trung” vào vận hành, khai thác để nâng cao chỉ số về an toàn thông tin và an toàn dữ liệu.

- Các địa đơn vị, địa phương tăng dung lượng thuê bao đường truyền internet để đáp ứng được tốc độ hoạt động của các ứng dụng.

Tháng 7/2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Quảng Ninh tích cực hoàn thành việc triển khai Dự án: Xây dựng Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng tỉnh Quảng Ninh (SOC).

BQLDA đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp

II

Hạ tầng nhân lực CNTT

 

 

 

 

1

Hạ tầng nhân lực CNTT của xã hội

 

 

 

 

Phấn đấu tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học được đến trường và Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết đạt 100%; 08/08 trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh có đào tạo chuyên ngành về Công nghệ thông tin

Thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ theo các tiêu chuẩn, quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ; Xây dựng các kế hoạch, chương trình thực hiện xã hội hóa giáo dục hỗ trợ các trẻ em trong độ tuổi đến trường ở các vùng có điều kiện khó khăn

Tháng 7/2020

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh

 

Các địa phương và đoàn thể như hội phụ nữ, văn hóa xã, đoàn thanh niên phối hợp vận động phụ huynh học sinh thông qua các buổi họp thôn, họp chi bộ, họp hội phụ nữ để tuyên truyền, vận động học sinh đến trường tránh tình trạng học sinh bỏ học; với những nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới cần tổ chức tới tận từng gia đình vận động, thuyết phục để trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường

Tháng 7/2020

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan

 

Khuyến khích các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn mở chuyên ngành đào tạo công nghệ thông tin đảm bảo nguồn nhân lực CNTT trong tỉnh, phù hợp với yêu cầu, định hướng của tỉnh trong tăng cường năng lực tiếp cận với cuộc cách mạng 4.0

Tháng 7/2020

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh; Các sở, ngành có liên quan

 

Thu hút các doanh nghiệp lớn, trường đại học lựa chọn Quảng Ninh để mở các cơ sở đào tạo về CNTT

Tháng 7/2020

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các sở, ngành có liên quan; Các trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh

2

Hạ tầng nhân lực CNTT của các cơ quan nhà nước

 

 

 

 

 

Tỷ lệ CBCCVC được tập huấn ATTT; Tỷ lệ cán bộ chuyên tách về CNTT tại các đơn vị đạt tỷ lệ 100%; Phấn đấu tăng tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ từ đại học trở lên đạt 100%; Bố trí 01 cán bộ chuyên trách về ATTT tại đơn vị đối với những đơn vị có từ 02 cán bộ có trình độ CNTT trở lên

Xây dựng chương trình, kế hoạch về tập huấn ATTTT cho các CBCCVC trong toàn tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện.

Tháng 4/2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Nội vụ; Sở Tài chính; Trường đào tạo cán bộ Nguyễn Văn Cừ và các đơn vị có liên quan

 

Các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo có cán bộ chuyên trách về CNTT và An toàn thông tin; tạo điều kiện để cán bộ chuyên trách về công nghệ thôn tin được học tập nâng cao trình độ

Tháng 4/2020

Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

 

Đối với các cơ quan, đơn vị không có nhân lực bố trí chuyên trách về CNTT nghiên cứu hình thức thuê nhân lực CNTT tại các doanh nghiệp đảm bảo đủ năng lực và yêu cầu theo quy định

Tháng 4/2020

Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

III

Ứng dụng Công nghệ thông tin

 

 

 

 

1

Ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước

 

 

 

 

100% các tài liệu phụ vụ họp, các tài liệu cần trao đổi trong xử lý công việc, các hoạt động nội bộ,…tại mỗi đơn vị đảm bảo sử dụng hệ thống thông tin và CSDL quản lý văn bản trao đổi, đồng thời cùng hệ thống Thư điện tử công vụ tỉnh, ứng dụng họp thông minh (trừ văn bản mật);

Các đồng chí Thủ trưởng các Sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố gương mẫu trong sử dụng chữ ký số cá nhân phê duyệt hồ sơ, văn bản điện tử và xử lý công việc trên môi trường mạng theo nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Văn bản số 9577/UBND-XD6 ngày 31/12/2019. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; Đánh giá rõ được hiện trạng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin của ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương để có các giải pháp, định hướng phù hợp nhằm cải thiện việc triển ứng dụng CNTT tại đơn vị, phát huy hiệu quả của Chính quyền điện tử tỉnh.

Tháng 6/2020

Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

 

Xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh theo Nghị định 09/2019/NĐ-CP ngày 24/1/2019 của Chính phủ.

Tháng 6/2020

Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan

 

Bổ sung tiêu chí về việc khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin của Tỉnh trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ vào bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức cuối năm

Tháng 4/2020

Sở Nội vụ

Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

 

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án thành phần thuộc Đề án triển khai mô hình thành phố thông minh tỉnh Quảng Ninh năm 2017-2020

 

Các cơ quan, đơn vị là Chủ đầu tư dự án theo các Quyết định số 3645/QĐ-UBND ngày 31/10/2016; số 3142/QĐ-UBND ngày 15/8/2018 của UBND tỉnh

Các cơ quan, đơn vị liên quan

 

Thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Tỉnh đã có và cơ sở dữ liệu đang được xây dựng; đồng thời tham chiếu vào các định hướng, quy định của Chính phủ, của Bộ và của Tỉnh xác định các cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu chuyên ngành cần triển khai thực hiện xây dựng mới để đáp ứng với tính sẵn sàng tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và cung cấp dữ liệu cho các hệ thống thông tin liên quan, Trung tâm điều hành thành phố thông minh của Tỉnh

Tháng 6/2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

2

Dịch vụ công trực tuyến

 

 

 

 

 

Phấn đấu tỷ lệ phát sinh dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 đạt 90%; Tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt trên 40%; Phấn đấu tỷ lệ hồ sơ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt trên 50%; 100% các dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2 có đầy đủ thông tin, biểu mẫu đi kèm; Thông tin trên cổng thông tin thành phần các đơn vị đảm bảo cung cấp đầy đủ, đúng theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ.

Thực hiện triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 28/7/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh về việc tăng cường triển khai, cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền trên mạng xã hội như Facebook, Zalo để tác động trực tiếp đến giới trẻ và từ đó thêm một kênh thông tin để đưa lợi ích của sử dụng DVCTT đến từng hộ gia đình; Cung cấp đa dạng các kênh giao tiếp, giúp người dân, doanh nghiệp lựa chọn hình thức xử lý dịch vụ công phù hợp nhất với họ (trực tuyến hoặc tại các Trung tâm phục vụ HCC, Trung tâm dịch vụ,..), từng bước tiến tới xác định Internet sẽ là kênh cung cấp dịch vụ chính cho người dân, doanh nghiệp. Nhà nước và doanh nghiệp cùng vào cuộc: hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng, trình độ sử dụng máy tính, internet cho người dân; hỗ trợ máy tính; điểm truy cập Internet công cộng; Hệ thống mạng Wi-Fi miễn phí tại các khu vực đông dân cư để người dân tiếp cận dịch vụ.

Thực hiện thường xuyên

Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

 

Rà soát, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, biểu mẫu kèm theo đối với thủ tục hành chính; Duy trì, cập nhật và bổ sung dịch vụ công mức 3, 4 trên địa bàn tỉnh lên trang http://dichvucong.quangninh.gov.vn/ và tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia

Tháng 6/2020

Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

 

Triển khai có hiệu quả việc trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích; Khẩn trương thực hiện kết nối, tích hợp hệ thống thanh toán của Vietcombank tới hệ thống chính quyền điện tử tỉnh, mở rộng đến tất cả các Trung tâm hành chính công cấp huyện và xã của tỉnh Quảng Ninh, đảm bảo chất lượng kết nối ổn định cũng như bảo mật cho các cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính và thanh toán điện tử tại các Trung tâm hành chính công trên địa bàn tỉnh

Tháng 7/2020

Trung tâm Phục vụ Hành chính công Tỉnh

Trung tâm Phục vụ Hành chính công các địa phương; Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

Tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến qua nền tảng Zalo trên thiết bị di động

Tháng 7/2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Trung tâm Phục vụ Hành chính công Tỉnh và các địa phương, đơn vị liên quan

 

Các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát việc cung cấp thông tin trên cổng thông tin điện tử thành phần đảm bảo đầy đủ và đúng theo quy định tại Quyết định số 2187/2017/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Cổng thông thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh; Yêu cầu trong 01 tuần có ít nhất 02 tin bài đăng tải trên cổng thành phần của đơn vị

Thực hiện thường xuyên

Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố

 

 

Phấn đấu kết nối trên 30% dịch vụ công trực tuyến của tỉnh lên Cổng dịch vụ công trực tuyến quốc gia https://dichvucong.gov.vn.

Tháng 6/2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 



[1] Như: Đề án chuyển đổi số quốc gia, Đề án phát triển Chính phủ điện tử, Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông gắn với chiến lược “Made in Viet Nam”;

[2] Như: Xây dựng Chính quyền số tỉnh Quảng Ninh, xây dựng thành phố thông minh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 60/KH-UBND về thực hiện duy trì và nâng cao Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) tỉnh Quảng Ninh năm 2020 và những năm tiếp theo

  • Số hiệu: 60/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 25/03/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Đặng Huy Hậu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/03/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản