- 1Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Quyết định 1755/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/KH-UBND | Kiên Giang, ngày 28 tháng 04 năm 2017 |
Thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 126/QĐ-BVHTTDL ngày 16/01/2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành kế hoạch của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang như sau:
1. Mục đích
Triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang theo hướng hiện đại và hội nhập, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Gắn việc thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh với việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành động số 53-CTr/TU ngày 27/8/2014 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, đảm bảo phù hợp với các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
2. Yêu cầu
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa.
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của địa phương, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng.
Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Kiên Giang, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.
Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động văn hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, trong nước và ngoài nước đầu tư vào các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020
Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh để từng bước xây dựng các ngành có sẵn tiềm năng, lợi thế trở thành những ngành kinh tế dịch vụ được phát triển cả về chất và lượng. Tìm giải pháp để tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ và thị hiếu tiêu dùng văn hóa của người dân; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Kiên Giang.
Tập trung phát triển một số ngành sẵn có như: Nghệ thuật biểu diễn; quảng cáo; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; du lịch văn hóa... nhằm tạo thêm việc làm cho xã hội, tăng nguồn thu ngân sách. Từng bước xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa của những ngành có tiềm năng; ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế của địa phương.
Đối với những ngành có tính phức hợp, quy mô hoạt động lớn, có điều kiện kinh doanh phức tạp như: Thiết kế kiến trúc; in ấn xuất bản; sản xuất sản phẩm nghề truyền thống; thời trang; phần mềm công nghệ thông tin; sản phẩm phát thanh và truyền hình... xây dựng định hướng và từng bước phát triển để đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.1. Ngành nghệ thuật biểu diễn và điện ảnh:
Bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống các dân tộc kết hợp với các loại hình nghệ thuật đương đại, tạo ra nhiều tác phẩm đặc trưng, chất lượng cao, thể hiện được tính sáng tạo, độc đáo của nghệ thuật truyền thống.
Khuyến khích phát triển các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập (dân lập, tư nhân) hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, chương trình nghệ thuật, tổ chức các sự kiện..., tăng cường hợp tác giữa các ngành, lĩnh vực liên quan với nghệ thuật biểu diễn; đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập phù hợp với đặc điểm từng loại hình nghệ thuật. Từng bước xã hội hóa các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp của Đoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang và Đoàn Nghệ thuật Khmer Kiên Giang để các đoàn tiến đến tự chủ về tài chính, chuyển đổi hoạt động biểu diễn theo định hướng phục vụ theo nhu cầu thực tế của xã hội, tham gia vào thị trường văn hóa hội nhập. Có chính sách đào tạo nguồn nhân lực; chính sách khuyến khích tài năng, sáng tạo, ưu đãi văn nghệ sĩ; chính sách xã hội hóa nghệ thuật biểu diễn.
Tăng cường các cuộc biểu diễn giao lưu của các đoàn nghệ thuật trong tỉnh (được dàn dựng tốt, điển hình) với các tỉnh bạn trong nước và các nước khu vực nhằm giới thiệu và quảng bá văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Triển khai thực hiện tốt kế hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật điện ảnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020. Đầu tư nâng cấp, xây mới và trang bị thiết bị kỹ thuật tiên tiến hiện đại, có khả năng thích ứng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ số đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho nhân dân. Tìm nguồn vốn đầu tư từ nguồn xã hội hóa xây mới cụm rạp chiếu phim loại II tại thành phố Rạch Giá đã được với quy mô là 800 ghế ngồi cho 04 - 06 phòng chiếu, với công nghệ và trang bị máy móc hiện đại. Tăng cường đổi mới hoạt động của Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng để mở rộng hoạt động phục vụ, tăng doanh thu, tạo nguồn tái đầu tư cho hoạt động phát hành phim và chiếu bóng. Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý, công nhân kỹ thuật, tuyên truyền điện ảnh, phát hành phim có đủ năng lực phẩm chất, có tính chuyên nghiệp.
Tăng dần tỷ trọng phim truyện Việt Nam chiếu tại Rạp Chiếu bóng và trên sóng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Có chính sách hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các đoàn làm phim nhiều tập trong và ngoài nước đến tỉnh Kiên Giang thực hiện các cảnh quay tại các điểm du lịch nhằm quảng bá hình ảnh du lịch ngày càng xa hơn.
1.2. Ngành quảng cáo:
Xây dựng và ban hành “Đề án tổng thể quảng cáo ngoài trời và xây dựng, lắp đặt bảng chỉ dẫn các khu, điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040” để làm cơ sở pháp lý đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo trực quan phát triển. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 17/02/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch quảng cáo trên phạm vi toàn đảo Phú Quốc giai đoạn 2013 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, trang thông tin điện tử... để tạo nguồn thu cho các cơ quan truyền thông và ngân sách.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong quảng cáo, đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số, công nghệ di động. Bảng quảng cáo được ứng dụng công nghệ cao, hiện đại nhưng phải phù hợp với bản sắc văn hóa đặc trưng của tỉnh, để có sự đồng bộ trong quảng cáo và tạo nên giá trị tổng thể phù hợp với kiến trúc quy hoạch của tỉnh.
Tăng cường quảng cáo ở các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch của địa phương. Đa dạng hóa các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngoài trời và trên sản phẩm, dịch vụ văn hóa, du lịch. Đào tạo đội ngũ thiết kế quảng cáo có khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nắm vững kiến thức văn hóa.
1.3. Ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm:
Quy hoạch và xây dựng các công trình mỹ thuật công cộng, phục vụ dân sinh, cảnh quan kiến trúc có giá trị thẩm mỹ và bản sắc dân tộc; phát triển mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường. Đào tạo đội ngũ họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp, mỹ thuật ứng dụng có trình độ chuyên môn cao, có tính chuyên nghiệp.
Hỗ trợ cơ chế, chính sách về quyền tác giả, quyền liên quan trong hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm để từng bước phát triển kinh doanh tác phẩm; hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phát triển cho các nghệ sĩ có nhu cầu mở phòng trưng bày triển lãm và kinh doanh tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh. Xây dựng các bộ sưu tập hình ảnh quê hương, văn hóa, con người Kiên Giang nhằm quảng bá văn hóa và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch và giao lưu quốc tế. ứng dụng công nghệ hiện đại tạo ra các tác phẩm nhiếp ảnh hấp dẫn, đa dạng. Đưa nhiếp ảnh của tỉnh hội nhập sâu rộng với nhiếp ảnh khu vực và thế giới.
Xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc triển lãm, hội chợ có thương hiệu trong nước nhằm xúc tiến quảng bá, trao đổi các sản phẩm, dịch vụ văn hóa và du lịch. Tạo điều kiện để các sản phẩm, dịch vụ văn hóa tham gia các triển lãm, hội chợ có uy tín trong nước, khu vực và quốc tế.
1.4. Ngành du lịch văn hóa:
Dựa vào tài nguyên du lịch văn hóa như lễ hội, di tích lịch sử văn hóa, điểm du lịch văn hóa tâm linh... sẵn có xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng của tỉnh để thu hút khách du lịch, tăng nguồn thu du lịch cho tỉnh. Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch văn hóa, đặc biệt là du lịch di sản, du lịch tâm linh. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện liên kết xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa với các vùng, miền.
Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kinh doanh dịch vụ du lịch tại các địa điểm có di tích (cấp quốc gia và cấp quốc gia đặc biệt), bảo tàng, các di sản văn hóa, các làng nghề thủ công truyền thống, khu vui chơi giải trí. Xây dựng thương hiệu du lịch của địa phương nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh đến với du khách trong và ngoài nước.
Chú trọng phối hợp liên ngành trong việc quản lý, khai thác và phát huy một cách phù hợp các giá trị văn hóa trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá rộng rãi sản phẩm du lịch văn hóa trong và ngoài nước; tập trung thu hút khách du lịch văn hóa có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày; đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch văn hóa, đặc biệt đối với nhân lực quản lý, hướng dẫn viên, thuyết minh viên và nhân lực phục vụ trực tiếp khách du lịch.
(Có kèm danh mục các nhiệm vụ triển khai)
2. Hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030
Trên cơ sở đánh giá thực hiện đến năm 2020 để tiếp tục đưa doanh thu các ngành công nghiệp văn hóa chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách của tỉnh.
Phát triển đa dạng, đồng bộ và hiện đại tất cả các ngành công nghiệp văn hóa một cách bền vững, được ứng dụng công nghệ tiên tiến; các sản phẩm, dịch vụ văn hóa có thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế, đạt tiêu chuẩn của các nước phát triển và tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ văn hóa toàn cầu.
1. Tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức
Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho văn hóa như là một phần chiến lược kinh doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội, cộng đồng.
Huy động sự tham gia rộng rãi, có hiệu quả của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, nhằm sự quan tâm của xã hội, thu hút các nguồn lực trong tỉnh, ngoài tỉnh và ngoài nước đầu tư cho các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương.
2. Xây dựng, hoàn thiện và ban hành cơ chế, chính sách
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các ngành, bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo, trùng lặp nhằm thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Xây dựng, hoàn thiện và ban hành các cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời kỳ mới nhằm cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa, nâng cao hiệu quả việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường; các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sỹ, các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Tiếp tục triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành đã được UBND tỉnh phê duyệt; đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, đồng thời nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đối với những ngành chưa có chiến lược, quy hoạch (nếu cần thiết).
3. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy trao đổi kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho các ngành công nghiệp văn hóa: Điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, triển lãm và nhiếp ảnh; quảng cáo; du lịch văn hóa.
Tăng cường liên kết, hợp tác để các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề tham gia có hiệu quả vào phát triển nguồn nhân lực nói riêng cũng như phát triển các ngành công nghiệp văn hóa nói chung. Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, thực thi về quyền tác giả, quyền liên quan; thường xuyên tập huấn chuyên môn về bảo vệ bản quyền và thu phí bản quyền có hiệu quả.
Có chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo cơ bản, có kinh nghiệm chuyên môn đến tỉnh làm việc.
4. Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ
Nghiên cứu, ứng dụng, nhân rộng và chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong sáng tạo, sản xuất, phổ biến, lưu giữ các sản phẩm văn hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ văn hóa; thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các ngành công nghiệp văn hóa.
5. Thu hút và hỗ trợ đầu tư
Xây dựng các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến đầu tư phát triển các ngành công nghiệp văn hóa sẵn có lợi thế, tiềm năng như: Nghệ thuật biểu diễn, quảng cáo, sản phẩm làng nghề truyền thống, du lịch văn hóa.
Khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa; tạo môi trường pháp lý thuận lợi, hỗ trợ đầu tư phát triển nguồn nhân lực, quảng bá, phát triển thị trường văn hóa, tạo mối liên kết thị trường về ngành nghề, xây dựng thương hiệu cho các ngành công nghiệp văn hóa.
Tăng cường vai trò của các tổ chức hiệp hội ngành nghề trong việc đầu tư, hỗ trợ phát triển các hoạt động sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ văn hóa.
6. Phát triển thị trường
Từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ văn hóa trong nước thông qua hoạt động quảng bá, nâng cao khả năng tiếp cận, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ văn hóa của công chúng; phát huy vai trò tuyên truyền, giáo dục của các đơn vị, tổ chức văn hóa nhằm phát triển công chúng, người tiêu dùng về năng lực hiểu biết, cảm thụ các sản phẩm, dịch vụ văn hóa.
Nâng cao năng lực sản xuất và sáng tạo các giá trị văn hóa mới, tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng cao tham gia vào thị trường văn hóa trong nước và quốc tế; xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ văn hóa có chất lượng.
7. Mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế
Tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc tế tại địa phương, có uy tín khu vực và thế giới, thu hút sự tham gia của các nghệ sĩ và các tổ chức văn hóa nghệ thuật có uy tín, được đông đảo công chúng quan tâm.
Xây dựng và triển khai các chương trình quảng bá thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa, thương hiệu doanh nghiệp văn hóa, các tài năng tiêu biểu về văn hóa của Kiên Giang tại các hội chợ quốc tế, liên hoan quốc tế, tuần văn hóa Việt Nam tại các nước; lồng ghép các chương trình quảng bá phát triển công nghiệp văn hóa gắn với các sự kiện ngoại giao.
Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa, mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với một số nước trong khu vực và thế giới phù hợp với điều kiện của địa phương.
Tùy theo tình hình thực tế kinh phí được phân bổ của Trung ương, của tỉnh và từ nguồn vận động xã hội hóa, dự kiến thực hiện:
1. Nguồn vốn xã hội hóa của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm, dịch vụ của các ngành công nghiệp văn hóa trong tỉnh. Nguồn huy động từ tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác đầu tư cho các công trình, dự án ứng dụng, triển khai công nghệ vào sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ văn hóa.
2. Ngân sách của tỉnh tùy theo khả năng cân đối trong từng thời kỳ, tham gia hỗ trợ đầu tư cho hạ tầng, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá thương hiệu các sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Việc sử dụng ngân sách của tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Sở Văn hóa và Thể thao
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này. Rà soát, đề xuất các kiến nghị các cơ quan liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung để ban hành theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách; đặc biệt cơ chế phối hợp liên ngành, các chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất đai, khuyến khích sáng tạo đối với văn nghệ sỹ, các tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trong thời kỳ mới.
Hàng năm định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và tham mưu tổ chức sơ, tổng kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; đề xuất, kiến nghị, sửa đổi nội dung (nếu có).
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Chủ trì tham mưu kế hoạch và bố trí nguồn vốn để đầu tư hạ tầng, cơ sở thiết yếu phục vụ các ngành công nghiệp văn hóa của tỉnh phát triển; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động sáng tạo văn hóa, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ văn hóa; cải thiện điều kiện kinh doanh sản phẩm, dịch vụ văn hóa.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, cân đối kinh phí để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của tỉnh theo quy định hiện hành và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao hướng dẫn các chế độ chính sách do Trung ương ban hành thực hiện chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
4. Các sở, ngành: Du lịch, Nội vụ, Xây dựng, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chung của kế hoạch, có trách nhiệm rà soát, nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng kế hoạch cụ thể đối với các ngành thuộc lĩnh vực quản lý nêu tại Kế hoạch này; trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
5. Các tổ chức chính trị - xã hội
Có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định của pháp luật hiện hành.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này tại địa phương; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; huy động các nguồn lực cùng tham gia phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý các hoạt động kinh doanh sản phẩm văn hóa, dịch vụ văn hóa trái quy định.
Trên đây là kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện tốt nội dung kế hoạch đề ra./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 60/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
TT | Nội dung | Sản phẩm | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp văn hóa | Nhiệm vụ thường xuyên | Sở Văn hóa và Thể thao | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương và các sở, ngành, địa phương | Hàng năm |
2 | Tổng thể quảng cáo ngoài trời và xây dựng, lắp đặt bảng chỉ dẫn các khu, điểm, tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040 | Đề án | Sở Văn hóa và Thể thao | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Du lịch và các sở, ngành, địa phương | Năm 2017 |
3 | Phát triển du lịch văn hóa tạo nguồn thu cho tỉnh | Đề án | Sở Du lịch | Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành, địa phương liên quan | 2017-2020 |
4 | Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa | Nhiệm vụ thường xuyên | Sở Văn hóa và Thể thao | Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành, địa phương | Hàng năm |
5 | Xây dựng cụm rạp chiếu phim loại II tại Công viên văn hóa An Hòa, thành phố Rạch Giá | Quyết định | Sở Văn hóa và Thể thao | Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị liên quan | 2017-2020 |
- 1Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2017 phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2017 triển khai công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động tại khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2017 hành động thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 4Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 6Quyết định 1378/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 7Kế hoạch 2409/KH-UBND năm 2017 phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 8Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1755/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 9Kế hoạch 2297/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Kế hoạch 9585/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại thành phố Đà Nẵng
- 11Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 2Quyết định 1755/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2017 phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2017 triển khai công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động tại khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 5Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2017 hành động thực hiện Đề án xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện mục tiêu của Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 6Kế hoạch 66/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn do thành phố Cần Thơ ban hành
- 7Quyết định 729/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn do tỉnh Trà Vinh ban hành
- 8Quyết định 1378/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 9Kế hoạch 2409/KH-UBND năm 2017 phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tỉnh Bình Thuận đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 10Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1755/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 11Kế hoạch 2297/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 12Kế hoạch 9585/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 1755/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại thành phố Đà Nẵng
- 13Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Số hiệu: 60/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 28/04/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Mai Văn Huỳnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/04/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định