Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5936/KH-UBND

Bình Dương, ngày 02 tháng 12 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA THIẾT YẾU NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-BCT ngày 30/10/2020 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2020 và dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và ứng phó với dịch bệnh Covid-19 trong giai đoạn mới (tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại), góp phần bình ổn giá cả thị trường và thực hiện công tác an sinh xã hội.

2. Yêu cầu

- Hàng hóa dự trữ để bình ổn thị trường phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Mức dự trữ hàng hóa phải đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường của tỉnh đối với một số mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân và ứng phó với dịch bệnh Covid-19, dịch tả lợn heo Châu Phi (đang tiềm ẩn nguy cơ tái nhiễm trở lại); tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Kiểm soát giá cả nhằm giữ vững mặt bằng giá các mặt hàng thiết yếu, giảm chi phí trung gian, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp trên nguyên tắc không bị lỗ. Đảm bảo giá cả luôn giảm từ 5 - 10% so với giá thị trường theo từng thời điểm.

- Tổ chức tốt hệ thống phân phối từ tỉnh xuống huyện, thị xã, thành phố nhằm kích thích tiêu dùng của nhân dân.

- Thông tin, tuyên truyền rộng rãi chương trình bình ổn hàng thiết yếu đến các xã, phường, thị trấn cho nhân dân biết.

- Vận động thêm các doanh nghiệp hoạt động thương mại, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa thiết yếu tham gia chương trình bình ổn thị trường bằng hình thức tổ chức bán hàng lưu động hoặc tham gia các Phiên chợ vui, chương trình đưa hàng Việt nông thôn.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Dự trữ các mặt hàng thiết yếu

Các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân năm 2021 bao gồm:

- Lương thực (gạo, nếp...);

- Thực phẩm chế biến (đường, sữa, bột ngọt, dầu ăn, nước chấm, nước giải khát, bánh mứt, kẹo...);

- Thực phẩm tươi sống (thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, trứng vịt, rau củ, quả...);

- Mặt hàng xăng dầu;

- Thuốc trị bệnh cho người;

- Mặt hàng phòng, chống dịch bệnh (khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch...)

Tổng giá trị hàng hóa dự trữ khoảng 4.787,7 tỷ đồng (không tính xăng dầu, thuốc trị bệnh và khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch), trong đó giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 khoảng 1.711,1 tỷ đồng.

2. Các đơn vị tham gia chương trình: Có 13 doanh nghiệp tham gia, gồm có:

2.1. Chi nhánh Liên Hiệp HTX TM TPHCM Co.op Mart BD

a/ Siêu thị Co.op mart I:

- Cả năm: 363,187 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 122,899 tỷ đồng.

b/ Siêu thị Co.op mart II:

- Cả năm: 137,720 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 45,805 tỷ đồng.

2.2. Công ty TNHH TTTM Lotte VN - BD (Siêu thị Lotte)

- Cả năm: 195,259 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 65,244 tỷ đồng.

2.3. Công ty TNHH AEON Việt Nam - Chi nhánh BD (Siêu thị AEON - BD CANARY)

- Cả năm: 379,039 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 160 tỷ đồng.

2.4. Công ty TNHH MTV Đông Hưng (Siêu thị Aeon Citimart BD)

- Cả năm: 81,170 tỷ đồng.

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 24,160 tỷ đồng.

2.5. Công ty TNHH EB Bình Dương (Siêu thị BigC BD và Dĩ An)

- Cả năm: 746,781 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 340,683 tỷ đồng.

2.6. Chi nhánh Công ty TNHH Mega Market Việt Nam tại Bình Dương (Siêu thị MM Mega Market)

- Cả năm: 380,278 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 124,155 tỷ đồng.

2.7. Công ty CP DV TM Tổng hợp Vincommerce chi nhánh BD

a/ Siêu thị Vinmart Mỹ Phước:

- Cả năm: 199,102 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 55,112 tỷ đồng.

b/ Siêu thị Vinmart Dĩ An:

- Cả năm: 171,126 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 55,973 tỷ đồng.

c/ Siêu thị Vinmart Dĩ An 2:

- Cả năm: 244,481 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 47,154 tỷ đồng.

2.8. Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - CTCP: 55 tỷ đồng (5.000 tấn gạo).

2.9. Công ty CP Thương mại Du lịch Bình Dương

- Cả năm: 135 tỷ đồng (bình quân mỗi tháng khoảng 50.000 thùng bia, nước giải khát);

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 58,5 tỷ đồng (khoảng 180.000 thùng bia, nước giải khát).

2.10. Chi nhánh Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Cửa hàng thực phẩm Vissan BD)

- Cả năm: 34,963 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 9,457 tỷ đồng.

2.11 Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh BD

- Cả năm: 1.479 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 550 tỷ đồng.

2.12. CN Công ty CPTM Bách Hóa Xanh - CH Bách Hóa Xanh BD

- Cả năm: 168 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 45 tỷ đồng.

2.13. Công ty TNHH Ba Huân (trứng gia cầm)

- Cả năm: 17,6 tỷ đồng;

- Trước, trong và sau Tết Nguyên đán: 7 tỷ đồng.

(Bảng tổng hợp Kế hoạch chi tiết kèm theo)

Về nguồn cung thịt gia súc, gia cầm, trứng: Dự kiến số lượng gia súc, gia cầm sẽ cung ứng ra thị trường giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu tại địa phương như sau:

- Thịt trâu, bò: 2.250 tấn/tháng;

- Thịt heo: 7.500 tấn/tháng; bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo được đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân;

- Thịt gia cầm: 3.750 tấn/tháng;

- Trứng gia cầm: 40.000.000 quả/tháng.

* Đối với chợ truyền thống:

Dự trữ hàng hóa thiết yếu tại các chợ truyền thống để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố dự kiến như sau:

STT

Chợ

Lương thực (Kg)

Thực phẩm chế biến (Kg)

Thực phẩm tươi sống (Kg)

Giá trị (tỷ đồng)

1

Thủ Dầu Một

650.000

720.000

50.000

55,7

2

Thuận An

70.000

690.000

36.000

32,9

3

Dĩ An

66.000

650.000

33.000

28,2

4

Bến Cát

60.000

130.000

44.000

12,3

5

Tân Uyên

40.000

132.000

24.000

11,2

6

Bắc Tân Uyên

44.500

48.000

23.000

7,8

7

Bàu Bàng

44.000

47.000

25.000

7,9

8

Dầu Tiếng

50.000

49.000

24.000

8,1

9

Phú Giáo

44.000

42.000

22.000

7,2

Tổng cộng

1.068.500

2.508.000

281.000

171,3

Riêng mặt hàng xăng dầu và thuốc trị bệnh cho người, giao cho các cơ quan, đơn vị phụ trách thực hiện bình ổn thị trường như sau:

- Mặt hàng xăng dầu: giao nhiệm vụ cho 2 doanh nghiệp xăng dầu là Tổng Công ty TM XNK Thanh Lễ - CTCP và Công ty xăng dầu Sông Bé TNHH MTV đảm nhận cung ứng đầy đủ cho toàn bộ hệ thống xăng dầu trên địa bàn tỉnh với số lượng dự kiến tăng thêm từ 10% - 12% so với cùng kỳ.

- Mặt hàng thuốc trị bệnh cho người: giao Sở Y tế chủ trì, chỉ đạo nhà thuốc tại bệnh viện các huyện, thị xã, thành phố thực hiện bình ổn mặt hàng thuốc trị bệnh thông thường (thuốc sản xuất trong nước) và triển khai bán thuốc bình ổn tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn với giá bán lẻ do ngành Y tế quy định và treo băng rôn với khẩu hiệu “Điểm bán thuốc bình ổn giá” tại các cửa hàng thuốc.

- Mặt hàng khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch: giao cho các đơn vị đang thực hiện Kế hoạch số 1749/KH-UBND ngày 10/4/2020 của UBND tỉnh về việc vay vốn ưu đãi để sản xuất khẩu trang và thiết bị y tế ứng phó với dịch bệnh Covid-19 gồm: Công ty TNHH Vật tư y tế Sen Việt; Chi nhánh Công ty TNHH SXTM Đỉnh Hương Phát; Công ty TNHH May mặc Nalt; Công ty Cổ phần HTC đảm bảo đủ số lượng phục vụ tại các bệnh viện và dân cư cộng đồng.

- Bình ổn thị trường thịt heo:

Tập trung, khống chế dịch tả heo Châu Phi, không để bùng phát trở lại; Hỗ trợ kỹ thuật cho người chăn nuôi, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học, bảo đảm ổn định nguồn cung thực phẩm cho thị trường.

Đối với hộ, trang trại chăn nuôi có heo bị dịch bệnh, tiêu hủy, khuyến khích không tái đàn mà chuyển qua nuôi gia cầm, gia súc khác như bò, dê....

Giao Sở Công Thương chỉ đạo các siêu thị và Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam chi nhánh Bình Dương và Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan) tham gia thực hiện bình ổn thị trường mặt hàng thịt heo trên địa bàn tỉnh, cam kết đảm bảo số lượng và thực hiện bán theo đúng giá bình ổn đã đăng ký (thấp hơn giá thị trường 5 - 10%). Đồng thời, vận động các doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn tăng cường việc đưa ra các sản phẩm thịt lợn chế biến sẵn (như thịt kho tàu, chân giò muối...) nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người dân và thay thế một phần nhu cầu sử dụng thịt nóng trên thị trường.

3. Thời gian triển khai

Tập trung dự trữ hàng hóa thiết yếu và thực hiện bình ổn giá từ ngày ban hành Kế hoạch, trong đó, tập trung cho giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu (từ ngày 31/12/2020 đến ngày 31/3/2021), sau đó tiếp tục triển khai trong các tháng còn lại của năm 2021.

4. Quyền lợi và nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia chương trình

4.1. Quyền lợi

- Được ưu tiên giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ tham gia các sự kiện hội nghị, hội chợ, triển lãm, phiên chợ vui, chương trình đưa hàng Việt về nông thôn ... liên quan đến chương trình bình ổn thị trường, hợp tác thương mại.

- Được giới thiệu mặt bằng để đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển hệ thống phân phối phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh; được ưu tiên giới thiệu cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường vào mạng lưới điểm bán lưu động của chương trình và được kết nối để cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến những nơi có nhu cầu như chợ truyền thống, bệnh viện, trường học, bếp ăn tập thể...

- Được ưu tiên tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong khuôn khổ chương trình hợp tác thương mại với các tỉnh, thành.

4.2. Nghĩa vụ

- Chủ động ký hợp đồng hàng hóa với nhà cung cấp, để kịp thời đảm bảo dự trữ phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

- Đảm bảo số lượng, chất lượng hàng hóa theo kế hoạch đã đăng ký.

- Niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng theo quy định.

- Chủ động chọn lựa điểm bán hàng lưu động cho phù hợp và xây dựng Kế hoạch tổ chức bán hàng ở các xã nông thôn, khu, cụm công nghiệp (trên cơ sở phát triển thêm nhiều điểm bán hàng) để phục vụ nhân dân. Trước khi thực hiện bán hàng phải gửi kế hoạch về Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các huyện, thị xã, thành phố về địa điểm bán để thông báo cho nhân dân biết và mua hàng.

- Đăng ký giá bán hàng bình ổn thiết yếu với Sở Tài chính, Sở Công Thương và các ngành có liên quan. Trường hợp khi có biến động giá các doanh nghiệp tham gia có văn bản, đăng ký giá cho Sở Tài chính, Sở Công Thương và bán theo giá được duyệt.

- Các điểm bán hàng cố định và lưu động doanh nghiệp phải treo băng rôn, khẩu hiệu ở điểm dễ thấy, dễ nhìn với nội dung “Gian hàng bình ổn thị trường” để người dân được biết.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giá bán bình ổn thị trường

- Doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng và đăng ký giá bán của từng mặt hàng cụ thể thuộc nhóm hàng hóa thực hiện bình ổn thị trường gửi đến Sở Tài chính, Sở Công Thương với giá thấp hơn của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký.

- Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm đối với giá nguyên liệu, chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giá bán bình ổn thị trường và thông báo đến Sở Tài chính, Sở Công Thương.

- Trường hợp thị trường có biến động ảo do có hiện tượng làm giá, tạo khan hiếm giả, làm biến động thị trường, doanh nghiệp phải chấp hành việc cung ứng hàng hóa theo sự điều phối của Sở Công Thương.

2. Tổ chức bán hàng bình ổn thị trường và công tác kết hợp cùng Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn

- Các doanh nghiệp tổ chức bán hàng bình ổn tại các siêu thị hiện hữu, ngoài ra, giao nhiệm vụ cho Siêu thị Co.op mart I và II; Siêu thị Lotte mart và Siêu thị Vinmart Mỹ Phước, Dĩ An và Dĩ An 2 thực hiện bán hàng lưu động tại các chợ truyền thống, khu, cụm công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực nông thôn và các huyện phía Bắc trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phối hợp công tác bán hàng lưu động với các phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn.

- Thời gian bán hàng lưu động từ 2-3 ngày/lần bán, các mặt hàng phải đa dạng, phong phú. Các doanh nghiệp bình ổn phải tổ chức tuyên truyền và treo băng - rôn “Điểm bán hàng bình ổn” tại các điểm bán để người dân biết và tham gia mua hàng.

- Giao Sở Công Thương phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức các Phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn để đưa hàng hóa đến vùng nông thôn và các khu, cụm công nghiệp; chương trình phải có sự gắn kết với việc bán hàng bình ổn thị trường và sản phẩm, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân kết hợp có các chương trình văn nghệ lành mạnh phục vụ miễn phí cho người dân đến tham quan và mua sắm tại mỗi phiên chợ (theo chương trình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trong năm).

- Hàng hóa được bán là hàng tiêu dùng, các sản phẩm thiết yếu phục vụ đời sống người dân. Trong mỗi phiên chợ diễn ra được sự tham gia ít nhất từ 20-25 doanh nghiệp với 40-45 gian hàng do các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp uy tín trong và ngoài tỉnh tham gia.

3. Bố trí sắp xếp chợ Tết

UBND các huyện, thị xã, thành phố sớm xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa thiết yếu bình ổn thị trường của các hộ tiểu thương buôn bán trong chợ, bổ sung các nguồn hàng thiết yếu của địa phương để phục vụ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, triển khai kế hoạch sắp xếp trật tự kinh doanh cho các hộ cố định trong chợ và bố trí sắp xếp thêm các điểm kinh doanh bên ngoài chợ để đảm bảo phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhất là trong những ngày cận Tết.

4. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường

- Cục Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm việc tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giá, đo lường, ghi nhãn hàng hóa, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết...để không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý nhằm đảm bảo ổn định thị trường phục vụ nhu cầu Tết cho nhân dân; phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra việc vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái phép.

- Tập trung kiểm tra các mặt hàng thiết yếu nhất là về an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, các cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh; các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm; kiểm tra việc đo lường hàng hóa, công bố chất lượng hàng hóa của các cơ sở bán buôn, bán lẻ để phát hiện các thủ đoạn gian lận về giá hoặc lợi dụng đo lường, đóng gói để tăng giá; kiểm tra phải có Kế hoạch và cùng phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra 1 lần/1 nội dung (trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm phải kiểm tra đột xuất).

- Kiểm tra, giám sát các điểm bán hàng bình ổn; các Phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; các hội chợ triển lãm nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời, không để các tổ chức, cá nhân kinh doanh lợi dụng để mua bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng lậu, hàng kém chất lượng.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Là cơ quan thường trực của chương trình.

- Chủ trì phối hợp cùng các sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp tham gia bình ổn kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá đột biến.

- Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và Phát triển công nghiệp tổ chức các phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn thiết thực, hiệu quả.

- Tổng hợp báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương về tình hình thực hiện Kế hoạch này để có chỉ đạo kịp thời.

2. Cục Quản lý thị trường

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa tập trung giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu. Đồng thời, xử lý nghiêm những hành vi tăng giá bất hợp lý, đầu cơ găm hàng làm phương hại đến lợi ích người tiêu dùng, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm hàng gian hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc và chủ trì phối hợp các ngành chức năng kiểm tra, kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm.

3. Sở Tài chính

- Phối hợp cùng Sở Công Thương và các sở ngành liên quan kiểm tra giá bán các mặt hàng bình ổn theo giá mà các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đã đăng ký; tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá.

- Theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường để điều chỉnh giá bán bình ổn thị trường kịp thời khi thị trường biến động hoặc có văn bản đề nghị tăng, giảm giá của doanh nghiệp, đảm bảo đúng quy định của Chương trình.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp cùng các doanh nghiệp tham gia bình ổn và các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh mặt hàng thịt gia súc (đặc biệt là thịt heo), gia cầm, trứng, rau củ quả trên địa bàn tỉnh đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và cả năm.

- Phối hợp các ngành chức năng kiểm tra về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm tươi sống: trứng gia cầm, thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dịch trên cây trồng, vật nuôi.

5. Sở Y tế

- Chủ trì và phối hợp các ngành chức năng kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá đăng ký các loại thuốc trị bệnh cho người (thuốc trị bệnh thông thường sản xuất trong nước) tại nhà thuốc bệnh viện trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; trạm y tế tại các xã, phường, thị trấn.

- Phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra về an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại thuộc phạm vi phụ trách và khẩu trang, thiết bị y tế phòng chống dịch

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo, đài để đưa tin về chương trình nội dung liên quan đến bình ổn thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

7. Công an tỉnh

Chỉ đạo các phòng chức năng và Công an huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, kiểm soát thị trường thường xuyên; áp dụng các biện pháp nghiệp vụ xác minh, điều tra và xử lý nghiêm đối với các hành vi tung tin đồn thất thiệt, gây hoang mang trong nhân dân; tham gia kiểm tra, giám sát các mặt hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc, hàng giả,....trên thị trường.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các phòng ban chức năng, bố trí các địa điểm bán hàng bình ổn cho các doanh nghiệp tham gia ở các xã vùng nông thôn, khu đông dân cư, các chợ truyền thống, các khu công nghiệp; đồng thời, thông báo cho Sở Công Thương về nhu cầu tổ chức bán hàng lưu động ở các điểm mới phát sinh để Sở giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp đưa hàng hóa thiết yếu đến phục vụ người dân.

- Chỉ đạo Phòng Kinh tế và UBND các xã, phường, thị trấn làm việc với các Ban quản lý, doanh nghiệp, Hợp tác xã kinh doanh chợ phải tổ chức sắp xếp chợ phục vụ Tết, xây dựng và triển khai kế hoạch hàng hóa thiết yếu tại các chợ truyền thống, thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết và gửi báo cáo về Sở Công Thương trước ngày 22/01/2021 để Sở tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền việc bán hàng bình ổn cho nhân dân biết khi doanh nghiệp đưa hàng bình ổn về phục vụ tại địa phương.

- Chỉ đạo cơ quan truyền thông các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến mọi tầng lớp nhân dân về các điểm bán lưu động, các phiên chợ vui của chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại các xã vùng nông thôn, khu cụm công nghiệp.

Định kỳ ngày 25 hàng tháng các doanh nghiệp tham gia bình ổn phải báo cáo cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch dự trữ hàng hóa và ngày 25/02/2021 phải gửi báo cáo tổng kết giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 về Sở Công Thương, Sở Tài chính để có hướng chỉ đạo và giải quyết kịp thời.

Trên đây là Kế hoạch Bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phải báo cáo kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT.TU, TT.HĐND, ĐĐBQH tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- CT, các PCT;
- Các đvị: SCT, STC, SYT, SNN-PTNT, STTTT,
SKHĐT, CAT, C.QLTT;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Báo, Đài PTTH Bình Dương, Web;
- Các DN tham gia BOTT;
- LĐVP, Tr, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Trúc

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 5936/KH-UBND năm 2020 về bình ổn thị trường hàng hóa thiết yếu năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  • Số hiệu: 5936/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 02/12/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Nguyễn Thanh Trúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/12/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản