- 1Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 3Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5902/KH-UBND | Bình Dương, ngày 18 tháng 11 năm 2021 |
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế,
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025 với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có tổng cộng 799 cơ sở y tế, bao gồm:
- 114 cơ sở y tế công lập (03 bệnh viện tuyến tỉnh; 02 bệnh viện ngành; 09 Trung tâm Y tế tuyến huyện, thị, thành phố; 91 Trạm y tế xã, phường, thị trấn; 19 phòng khám đa khoa khu vực).
- 685 cơ sở y tế ngoài công lập (15 bệnh viện đa khoa, 01 bệnh viện chuyên khoa phụ sản nhi, 58 phòng khám đa khoa và 612 phòng khám chuyên khoa các loại).
2. Số lượng, loại chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
Theo báo cáo sơ kết 5 năm và kế hoạch bảo vệ môi trường ngành y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 của Sở Y tế thì tổng khối lượng chất thải y tế nguy hại (bao gồm chất thải y tế nguy hại dạng rắn và dạng lỏng) phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh hiện nay khoảng 614.654 kg. Thành phần bao gồm:
- Chất thải lây nhiễm (chất thải lây nhiễm sắc nhọn; chất thải lây nhiễm không sắc nhọn; chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao; chất thải giải phẫu).
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm (hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại; dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng; chất hàn răng amalgam thải; một số chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
3. Hiện trạng công tác quản lý và năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh
a. Công tác quản lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế:
Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được các cơ sở y tế phân định, phân loại thành từng nhóm riêng biệt, lưu chứa trong các bao bì hoặc thùng chứa theo quy định và bố trí khu vực lưu giữ tập trung đáp ứng các yêu cầu theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế trước khi chuyển giao cho đơn vị có chức năng để xử lý theo quy định.
Đối với các cơ sở y tế công lập: Các cơ sở này đã hợp đồng với Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương để thu gom, vận chuyển về Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương xử lý trong lò đốt chất thải y tế do nhà nước đầu tư theo mô hình tại Đề án xử lý chất thải y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3257/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2012 và đốt trong lò đốt chất thải nguy hại do Công ty tự đầu tư và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép xử lý chất thải nguy hại trong đó có chức năng xử lý chất thải y tế. Đối với các trạm y tế tuyến xã, phường, thị trấn sẽ do Trung tâm tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm ký hợp đồng chung với Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương để thu gom cho toàn bộ các Trạm y tế trên địa bàn.
Đối với các cơ sở y tế ngoài công lập: Các cơ sở này tự hợp đồng với các đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại trong đó có chức năng xử lý chất thải y tế đóng trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh lân cận để thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. Hiện nay, 100% chất thải rắn y tế trong đó có chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã được thu gom, xử lý theo đúng quy định.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý chất thải rắn y tế tại một số cơ sở y tế vẫn còn một số tồn tại hạn chế, cụ thể như: chưa dán biểu tượng phân loại trên các bao bì hoặc thùng chứa chất thải, chưa trang bị đầy đủ các thiết bị để phòng ngừa ứng phó sự cố tại khu vực lưu chứa chất thải tập trung, khu vực lưu chứa chất thải tập trung chưa đáp ứng các yêu cầu theo quy định, lưu chứa chất thải y tế quá thời gian theo quy định, chưa quy định cụ thể tuyến đường thu gom chất thải lây nhiễm, chưa có sổ bàn giao chất thải phục vụ mục đích tái chế, chế độ báo cáo định kỳ hàng năm chưa thực hiện đầy đủ theo quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
b. Năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại của các cơ sở y tế:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có cơ sở y tế nào tự xử lý chất thải y tế nguy hại tại chỗ, tất cả chất thải y tế nguy hại đều được các cơ sở y tế hợp đồng chuyển giao cho các đơn vị có chức năng đóng trên địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh lân cận thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
c. Năng lực xử lý chất thải của các cơ sở xử lý chất thải nguy hại:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 7 cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trong đó có 6 cơ sở có chức năng xử lý chất thải y tế. Các cơ sở này ngoài chức năng thu gom chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất và các cơ sở y tế đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, còn có chức năng thu gom chất thải nguy hại của các cơ sở sản xuất và các cơ sở y tế đóng trên địa bàn các tỉnh khác trong phạm vi được cấp phép. Trong đó, Công ty Cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương ngoài việc vận hành các lò đốt chất thải nguy hại do Công ty tự đầu tư còn vận hành thêm 02 lò đốt chất thải y tế (một lò có công suất 100 kg/giờ, một lò có công suất 200 kg/giờ) đã được tỉnh đầu tư để xử lý tập trung theo mô hình tại Đề án xử lý chất thải y tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3257/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2012.
Ngoài ra, còn có khoảng 80 cơ sở xử lý chất thải nguy hại đóng trên địa bàn các tỉnh khác đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại trong đó có chức năng xử lý chất thải y tế cũng tham gia hợp đồng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Thông tin về năng lực xử lý chất thải nguy hại của các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đóng trên địa bàn tỉnh tại Phụ lục đính kèm.
1. Mục đích
- Khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất thải y tế nguy hại, tăng cường và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại.
- Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các chủ cơ sở y tế trong công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, chuyển giao xử lý chất thải y tế nguy hại và tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất thải y tế nguy hại.
2. Yêu cầu
- Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại và phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra, việc quản lý chất thải y tế phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Đảm bảo 100% chất thải y tế phát sinh được thu gom, xử lý đúng quy định, 70% cơ sở y tế có nhân viên chuyên trách về môi trường y tế, 80% người lao động trong các cơ sở y tế được tập huấn về công tác môi trường y tế, 100% lãnh đạo quản lý và nhân viên phụ trách môi trường y tế tại các cơ sở y tế tham gia đào tạo tập huấn về công tác phân loại rác tại nguồn, thu gom và xử lý chất thải y tế theo quy định.
III. Nội dung, giải pháp thực hiện
1. Đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất và bố trí nhân lực để phục vụ tốt công tác phân loại, lưu chứa chất thải y tế nguy hại
- Đầu tư đầy đủ các bao bì hoặc thùng chứa chất thải phù hợp theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường để chứa các loại chất thải sau khi thực hiện phân loại, đảm bảo lưu chứa an toàn và không để lẫn các loại chất thải với nhau. Trên các bao bì, thùng chứa các loại chất thải phải dán biểu tượng theo quy định tại Phụ lục 02 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bố trí khu vực lưu chứa chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế đảm bảo đủ diện tích, trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho công tác ứng phó sự cố và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục 03 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bố trí ít nhất 01 nhân viên có năng lực với trình độ chuyên môn phù hợp để thực hiện các nội dung công việc và các trách nhiệm liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế theo quy định Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đơn vị thực hiện: Các cơ sở y tế.
2. Thực hiện tốt công tác phân loại, lưu chứa và chuyển giao chất thải y tế nguy hại
Việc phân định, phân loại, lưu chứa, thu gom và chuyển giao chất thải y tế nguy hại phải tuân thủ đúng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Một số vấn đề cần lưu ý như sau:
a) Về thu gom, phân loại
- Đối với chất thải rắn: phải phân loại riêng chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn y tế thông thường ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
- Đối với nước thải: Nước thải y tế phải được quản lý, xử lý theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận. Trường hợp, nước thải y tế phát sinh ít thì phải thu gom riêng và chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý đúng quy định.
- Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất là 01 (một) lần/ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời không quá 03 ngày/lần.
b) Về lưu giữ:
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
- Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.
c) Về chuyển giao xử lý
Toàn bộ chất thải y tế nguy hại phải được chuyển giao cho đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại trong đó có chức năng xử lý chất thải y tế để thu gom, vận chuyển và xử lý. Ưu tiên vận chuyển chất thải y tế nguy hại về Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương để xử lý tập trung trong lò đốt chất thải y tế hoặc các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đóng trên địa bàn tỉnh có khoảng cách gần nhất so với nơi phát sinh chất thải để xử lý nhằm hạn chế nguy cơ lây lan mầm bệnh ra môi trường xung quanh.
Đối với các Trạm y tế, Phòng khám đa khoa khu vực có số lượng chất thải y tế nguy hại dưới 05 kg/ngày thu gom tập trung về Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thì Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố có phương án trình Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt phương án thu gom, vận chuyển và chuyển giao chất thải y tế theo quy định.
Đơn vị thực hiện: Các cơ sở y tế.
3. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn công tác quản lý chất thải y tế
- Triển khai phổ biến rộng rãi đến 100% lãnh đạo, cán bộ, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế kiến thức về bảo vệ môi trường, tác hại của chất thải y tế nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người, quy định về quản lý, chuyển giao chất thải y tế nguy hại.
- Thực hiện các nội dung tuyên truyền về phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, lưu giữ, chuyển giao và xử lý chất thải y tế nguy hại trên Báo Bình Dương, Đài phát thanh truyền hình Bình Dương và các kênh truyền thông khác phù hợp theo quy định.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho lãnh đạo và nhân viên phụ trách môi trường y tế về phân loại chất thải tại nguồn, thu gom, lưu giữ, chuyển giao và xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế.
4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động và công tác phân loại, thu gom, lưu chứa và chuyển giao xử lý chất thải y tế nguy hại đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh và xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật (nếu có), đảm bảo công tác quản lý chất thải y tế nguy hại được thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động và công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại và xả chất thải ra môi trường đối với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đóng trên địa bàn, đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nguồn kinh phí chi trả cho chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại được thực hiện như sau:
- Đối với các cơ sở y tế ngoài công lập: Phải thanh toán toàn bộ chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Đối với cơ sở y tế công lập: Sử dụng từ giá thu dịch vụ khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế hoặc các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp nguồn thu của cơ sở y tế không đảm bảo thì cơ sở y tế phối hợp với cơ quan/đơn vị có liên quan lập dự toán trình Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố xem xét, bố trí.
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, triển khai Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh đến các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.
- Thường xuyên phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp thu các ý kiến đề xuất và các khó khăn vướng mắc để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch và chỉ đạo kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc xây dựng quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, lưu giữ, quản lý chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế theo quy định tại khoản 5 Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường việc quản lý chất thải y tế theo quy định.
- Thường xuyên rà soát, cập nhật các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 để phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện các trách nhiệm có liên quan đến môi trường y tế.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo Trung tâm Y tế phối hợp với Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn và các đơn vị có liên quan rà soát cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phân loại, thu gom, lưu chứa chất thải y tế tại đơn vị. Trường hợp chưa đáp ứng các yêu cầu theo quy định thì hoàn thiện hồ sơ và đầu tư bổ sung các trang thiết bị đảm bảo đáp ứng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đồng thời rà soát, hoàn thiện hồ sơ quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 17 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản pháp luật hiện hành.
4. Các cơ sở y tế:
- Rà soát cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phân loại, thu gom, lưu chứa chất thải y tế tại đơn vị. Trường hợp chưa đáp ứng các yêu cầu theo quy định thì hoàn thiện hồ sơ và đầu tư bổ sung các trang thiết bị đảm bảo đáp ứng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Rà soát, hoàn thiện hồ sơ quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 17 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường và các văn bản pháp luật hiện hành.
- Thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Bố trí ít nhất 01 nhân viên có năng lực với trình độ chuyên môn phù hợp để thực hiện các nội dung công việc và các trách nhiệm liên quan đến công tác quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế theo quy định Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Tài nguyên và Môi trường.
- Lãnh đạo và nhân viên phụ trách môi trường y tế phải tham gia đầy đủ các chương trình tuyên truyền và các lớp tập huấn hướng dẫn công tác phân loại, thu gom, lưu giữ và chuyển giao xử lý chất thải y tế nguy hại do Sở Y tế tổ chức.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 16 Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trên đây là Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 - 2025. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc các cơ quan, đơn vị có ý kiến phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
NĂNG LỰC XỬ LÝ CỦA CÁC CƠ SỞ XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 5902/KH-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
TT | Tên cơ sở | Địa chỉ | Công suất xử lý | Phạm vi thực hiện |
1 | Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương | Khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát | 189.600 | Toàn bộ vùng trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long |
2 | Công ty TNHH SX TM DV Môi trường Việt Xanh | Đường N8, KCN Nam Tân Uyên, phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên | 40.000 | Toàn bộ vùng trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng Sông Cửu Long |
3 | Công ty TNHH TM DV Xử lý Môi trường Việt Khải | Lô B5, đường D3, KCN KSB, xã Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên | 33.600 | Toàn bộ vùng trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long |
4 | Công ty TNHH Tuấn Đạt | Ấp An Sơn, xã An Điền, thị xã Bến Cát | 33.000 | Toàn bộ vùng trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng Sông Cửu Long |
5 | Công ty TNHH Môi trường Sen Vàng | khu phố 1B, phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát | 12.000 | Toàn bộ vùng Đông Nam Bộ; Đồng bằng Sông Cửu Long |
6 | Công ty TNHH SX TM Như Kiệt | Đường D3, KCN KSB, xã Đất Cuốc, Huyện Bắc Tân Uyên | 11.500 | Toàn bộ Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng Sông Cửu Long |
- 1Kế hoạch 2520/KH-UBND năm 2019 về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 2Quyết định 38/2019/QĐ-UBND về phê duyệt đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 1780/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025
- 4Quyết định 494/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025
- 5Quyết định 02/2022/QĐ-UBND quy định về lưu chứa, thiết bị và phương tiện vận chuyển; thiết bị định vị, tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại đến cơ sở xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 12/2022/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2022 về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 8Quyết định 13/2022/QĐ-UBND quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 1Luật bảo vệ môi trường 2014
- 2Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 3Thông tư 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 4Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường
- 6Kế hoạch 2520/KH-UBND năm 2019 về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 7Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 8Quyết định 38/2019/QĐ-UBND về phê duyệt đơn giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 9Quyết định 1780/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025
- 10Quyết định 494/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025
- 11Quyết định 02/2022/QĐ-UBND quy định về lưu chứa, thiết bị và phương tiện vận chuyển; thiết bị định vị, tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại đến cơ sở xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 12Quyết định 12/2022/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 13Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2022 về thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 14Quyết định 13/2022/QĐ-UBND quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Kế hoạch 5902/KH-UBND năm 2021 về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 5902/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Mai Hùng Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định