Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 583/KH-UBND | An Giang, ngày 16 tháng 9 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI “TIỂU DỰ ÁN 1: GIẢM NGHÈO VỀ THÔNG TIN - DỰ ÁN 6. TRUYỀN THÔNG VÀ GIẢM NGHÈO VỀ THÔNG TIN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2022”
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương số 77/2015/QH13, ngày 19 tháng 06 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở; Quyết định số 1722/QĐ- TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình);
Căn cứ Quyết định số 1055/QĐ-BTC ngày 10/6/2022 của Bộ Tài chính về việc giao dự toán bổ sung có mục tiêu kinh phí sự nghiệp từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương năm 2022 để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững.
Căn cứ Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình.
Căn cứ Văn bản số 4035/BTTTT-KHTC ngày 02/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông rà soát, đề xuất Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án “Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 và cả giai đoạn 2022-2025;
Căn cứ Văn bản số 4139/BTTTT-KHTC ngày 09/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án “Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022;
Căn cứ Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 15/8/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về phân bổ kế hoạch vốn năm 2022 nguồn ngân sách trung ương và nguồn ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 1898/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2022 của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2022/NQ-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Quyết định số 2033/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh về việc phân bổ nguồn kinh phí sự nghiệp năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ nhu cầu thông tin thực tế tại địa phương,
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng kế hoạch triển khai “Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin - Dự án 6. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2022, cụ thể như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM, HIỆN TRẠNG, SỰ CẦN THIẾT
1. Đặc điểm
An Giang là tỉnh đầu nguồn Sông Cửu Long, có vị trí quan trọng về quốc phòng - an ninh và đối ngoại. Khu vực biên giới gồm 05 huyện, thị xã, thành phố và 18 xã, phường, thị trấn, với đường biên giới dài gần 100km, có 02 cửa khẩu quốc tế (Tịnh Biên và Vĩnh Xương), 02 cửa khẩu chính (Vĩnh Hội Đông và Khánh Bình), 01 cửa khẩu phụ (Bắc Đai) và nhiều đường mòn, kênh rạch qua biên giới, tiếp giáp với 02 tỉnh Kandal và Takeo của Vương quốc Campuchia. Trong những năm qua, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh luôn ổn định và phát triển; quan hệ hai bên biên giới luôn được củng cố, thắt chặt. Hoạt động giao thương ngày càng tăng, các mặt hàng xuất nhập khẩu của nhân dân hai bên ngày càng nhiều.
Các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, thành phố Châu Đốc và thị xã Tân Châu có tổng số 18 xã biên giới giáp với các tỉnh thuộc Vương quốc Campuchia và 02 xã miền núi, khó khăn. Cụ thể:
- Huyện Tri Tôn có 02 xã biên giới là: Vĩnh Gia và Lạc Quới; 01 xã miền núi, vùng khó khăn là xã Lương An Trà.
- Huyện Tịnh Biên có 04 xã, thị trấn là: Nhơn Hưng, An Phú, An Nông và thị trấn Tịnh Biên và 01 xã miền núi, vùng khăn là xã Văn Giáo.
- Huyện An Phú có 08 xã, thị trấn là: Phú Hữu, Quốc Thái, Khánh An, Khánh Bình, Nhơn Hội, Phú Hội, Vĩnh Hội Đông và thị trấn Long Bình.
- Thành phố Châu Đốc có 02 xã, phường là: Vĩnh Nguơn, Vĩnh Tế.
- Thị xã Tân Châu có 02 xã là: Phú Lộc và Vĩnh Xương.
2. Hiện trạng công tác thông tin và tuyên truyền tại 18 xã, thị trấn biên giới; 02 xã miền núi, khó khăn
a. Thuận lợi
- 20 xã, phường, thị trấn có điểm phục vụ bưu chính (bưu cục, bưu điện văn hóa xã hoặc đại lý bưu điện).
- Các dịch vụ bưu chính, viễn thông đã được mở tại các điểm phục vụ 20 xã, phường, thị trấn.
- 100% vùng biên giới có phủ sóng thông tin di động.
- 05 huyện biên giới đều có đài truyền thanh cấp huyện và 20 xã, phường, thị trấn đều có đài truyền thanh.
- Tỷ lệ phủ sóng của Đài truyền thanh cơ sở 20 xã, phường, thị trấn đã phủ 86% địa bàn dân cư.
- Các xã, phường, thị trấn có phối hợp các đồn Biên phòng trong công tác truyền thông.
- 20 xã, phường, thị trấn có báo đến trong ngày.
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các sở, ngành, huyện, thị thời gian qua đã thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng vùng biên giới.
- Báo An Giang đã phân công phóng viên phụ trách địa bàn biên giới cùng với đội ngũ cộng tác viên đã thực hiện khá tốt tin, bài, … tuyên truyền các hoạt động kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng tại vùng biên giới.
- Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang tổ chức tuyên truyền công tác giáo dục quốc phòng - an ninh gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương và chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước;… Duy trì phối hợp với các đơn vị thực hiện Chuyên mục “Vì An ninh tổ quốc”; “Quốc phòng toàn dân” và “Vì chủ quyền an ninh biên giới”.
b. Khó khăn
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông chưa đồng đều giữa các cấp.
- An Giang có 02 cửa khẩu quốc tế (Tịnh Biên và Vĩnh Xương), 02 cửa khẩu chính (Vĩnh Hội Đông và Khánh Bình), 01 cửa khẩu phụ (Bắc Đai) và nhiều đường mòn, kênh rạch qua biên giới, tiếp giáp với 02 tỉnh Kandal và Takeo của Vương quốc Campuchia, hiện nay, tỉnh được đầu tư, thiết lập 01 cụm thông tin điện tử tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, đang hư hỏng cần được sửa chữa, thay thế thiết bị để đảm bảo yêu cầu của công tác thông tin, tuyên truyền. Còn lại 03 cửa khẩu đất liền là Vĩnh Xương, Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông chưa được đầu tư.
- Tuy có nhiều hình thức tuyên truyền được thực hiện tại 20 xã, phường, thị trấn khu vực biên giới nhưng có thời gian nhất định, không liên tục, thường xuyên, chủ yếu chỉ tuyên truyền cho người dân trong khu vực, tầm ảnh hưởng không lớn, không tuyên truyền cho du khách nước ngoài khi đến với Việt Nam.
3. Sự cần thiết, hiệu quả thực hiện, đầu tư
- Nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông các cấp trên địa bàn tỉnh.
- Thiết lập cụm thông tin điện tử tại các khu vực cửa khẩu biên giới là thực hiện theo tinh thần Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình); Văn bản số 4139/BTTTT-KHTC ngày 09/8/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án “Giảm nghèo về thông tin” thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2022
- Đầu tư cụm thông tin điện tử tại cửa khẩu quốc tế để giới thiệu những thành tựu của đất nước, các thế mạnh về kinh tế, tiềm năng của khu vực biên giới để tạo điều kiện cho việc hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương;
Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu bản sắc văn hóa địa phương… Qua đó, nhằm quảng bá hình ảnh đất nước đến cộng đồng dân cư trong nước và khách quốc tế khi đến với Việt Nam nói chung và tỉnh An Giang nói riêng; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.
- Nâng cao nhận thức của nhân dân khu vực biên giới về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt, để nhân dân thấy được vai trò trách nhiệm của vùng biên giới đối với an ninh Quốc gia. Củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý điều hành của Nhà nước, tạo đồng thuận cao với các vấn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam nói chung, khu vực biên giới nói riêng. Đồng thời nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn, chiến lược diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới Quốc gia.
- Nội dung thông tin của cụm thông tin điện tử đến với người dân và khách quốc tế một cách thường xuyên, nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời hơn bất kỳ hình thức tuyên truyền nào khác.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thông tin, tuyên truyền
1.1. Đối tượng: Cán bộ làm công tác thông tin cơ sở; ưu tiên công chức văn hóa - xã hội cấp xã, phụ trách đài truyền thanh cấp xã; Cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền thuộc cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội; Cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan, tổ chức ở địa phương.
1.2. Nội dung thực hiện:
Cán bộ làm công tác thông tin cơ sở; ưu tiên công chức văn hóa - xã hội cấp xã, phụ trách đài truyền thanh cấp xã: Mỗi huyện 02 người làm công tác thông tin, truyền thông; Mỗi xã, phường, thị trấn 02 người (01 công chức văn hóa - xã hội; 01 phụ trách đài truyền thanh). Tổng số 334 người. Tổ chức 06 lớp.
Cán bộ quản lý hoạt động thông tin cơ sở: Mỗi đơn vị 01 người (Cấp huyện 11 người; cấp xã 156 người). Tổng số 167 người. Tổ chức 03 lớp.
1.3. Thời gian bồi dưỡng, tập huấn: dự kiến 01 ngày/lớp.
1.4. Dự toán kinh phí thực hiện: 148.000.000 đồng (Một trăm bốn mươi tám triệu đồng), sử dụng ngân sách Trung ương.
2. Triển khai thiết lập cụm thông tin điện tử khu vực cửa khẩu biên giới đất liền
2.1. Hệ thống móng trụ, khung giá đỡ màn hình
2.2. Màn hình điện tử
2.2.1. Quy mô, phạm vi lắp đặt thiết bị: Cụm màn hình điện tử, 01 mặt có kích thước từ 30m2 đến 42m2, để hiển thị các nội dung thông tin và truyền thông được lắp đặt tại khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.
2.2.2. Phương án, chi phí vận hành nội dung thông tin, bảo trì thiết bị hàng năm:
- Vận hành, quản trị nội dung thông tin, tuyên truyền trên màn hình điện tử bằng hình thức trực tuyến thông qua mạng internet.
- Chi phí vận hành màn hình led, bảo trì thiết bị… (đường truyền internet, nguồn điện, bảo trì…) do ngân sách tỉnh An Giang cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông hàng năm và từ nguồn xã hội hóa khai thác từ việc cung cấp dịch vụ của thiết bị.
2.2.3. Phương án quản lý, bảo quản an toàn nội dung thông tin, thiết bị: Giao Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND huyện - nơi lắp đặt Cụm thông tin điện tử chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản an toàn nội dung thông tin, thiết bị.
2.2.4. Địa điểm lắp đặt màn hình: Tại Khu Kinh tế Cửa khẩu Khánh Bình (Địa chỉ: Ấp Tân Khánh, thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang).
2.2.5. Yêu cầu kỹ thuật cụm thông tin điện tử:
Theo Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình.
2.3. Dự toán kinh phí thực hiện: 3.500.000.000 đồng (Ba tỷ, năm trăm triệu đồng), sử dụng ngân sách Trung ương.
3. Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã
3.1. Phạm vi thực hiện: Các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (xã khu vực III) theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;
3.2. Nội dung thực hiện:
- Mở rộng hệ thống cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông đối với các thôn, bản trong xã để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin thiết yếu đến các hộ dân trong xã;
- Thay thế cụm loa có dây, không dây FM bị hỏng, không còn sử dụng được sang cụm loa ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.
3.3. Thành phần cơ bản, yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin của đài truyền thanh xã, nâng cấp theo quy định tại Thông tư số 39/2020/TT-BTTTT ngày 24/11/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý đài truyền thanh cấp xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.
3.4. Ưu tiên nâng cấp đài truyền thanh xã:
a) Các xã thuộc khu vực III;
b) Mở rộng hoạt động của đài truyền thanh đối với xã biên giới.
3.5. Tổ chức thực hiện:
- Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu lập kế hoạch mở rộng hoạt động cho đài truyền thanh xã tại địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp, theo dõi thực hiện nhiệm vụ đặc thù của Tiểu dự án;
- Đảm bảo các điều kiện cần thiết để duy trì hoạt động thường xuyên của đài truyền thanh xã (bao gồm phí sử dụng dịch vụ truy nhập internet, thuê bao của cụm thu phát thanh; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị; sản xuất, phát nội dung chương trình trên đài truyền thanh).
3.6. Dự toán kinh phí thực hiện: 627.000.000 đồng (Sáu trăm hai mươi bảy triệu đồng), trong đó ngân sách Trung ương: 238.000.000 đồng (Hai trăm ba mươi tám triệu đồng); ngân sách địa phương: 389.000.000 đồng (Ba trăm tám mươi chín triệu đồng).
III. HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu theo quy định hiện hành.
- Thời gian triển khai thực hiện: trong năm 2022.
IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Tổng mức đầu tư mua sắm và các dịch vụ: 4.275.000.000 đồng (Bốn tỷ, hai trăm bảy mươi lăm triệu đồng)
Trong đó: ngân sách Trung ương: 3.886.000.000 đồng (Ba tỷ tám trăm tám mươi sáu triệu đồng); ngân sách địa phương: 389.000.000 đồng (Ba trăm tám mươi chín triệu đồng)
- Nguồn vốn: vốn ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh An Giang thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh An Giang năm 2022.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Sở Thông tin và Truyền thông là đơn vị chủ trì triển khai thực hiện thiết lập cụm thông tin điện tử (Lắp đặt màn hình điện tử) khu vực cửa khẩu biên giới đất liền trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh và UBND huyện tổ chức khảo sát, thống nhất lựa chọn vị trí cụ thể, phù hợp.
- Chịu trách nhiệm vận hành, lựa chọn cung cấp nội dung thông tin tuyên truyền đăng trên màn hình điện tử.
- Chịu trách nhiệm chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch; Quản lý, thanh, quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định pháp luật.
- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch về UBND tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông định kỳ theo quy định.
2. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát, thống nhất lựa chọn vị trí thiết lập cụm thông tin điện tử cụ thể, phù hợp.
3. Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ chức năng và nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch.
- Yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai nguồn vốn thực hiện các nội dung đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật hiện hành.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin - Dự án 6. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2022 thực hiện năm 2023 và giai đoạn 2022-2025 của Tiểu dự án 1 - Giảm nghèo về thông tin dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 2Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2022 thực hiện Tiểu Dự án Giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 và giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 4Quyết định 3428/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 6; Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Tiểu dự án 1 - Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022 và giai đoạn 2021-2025
- 5Nghị quyết 88/2022/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện Dự án 5 (hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo) và Dự án 6 (Truyền thông và giảm nghèo về thông tin) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Nghị quyết 18/2022/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 7Kế hoạch 5407/KH-UBND thực hiện Tiểu Dự án giảm nghèo về thông tin năm 2023-2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Kế hoạch 78/KH-UBND thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2024
- 1Luật đấu thầu 2013
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Quyết định 1722/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 52/2016/QĐ-TTg về Quy chế hoạt động thông tin cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Đầu tư công 2019
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Thông tư 39/2020/TT-BTTTT quy định về quản lý đài truyền thanh xã ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 9Quyết định 861/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 27/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
- 12Thông tư 06/2022/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Quyết định 1898/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025
- 14Nghị quyết 08/2022/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh An Giang
- 15Công văn 4035/BTTTT-KHTC năm 2022 về rà soát, đề xuất Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án "Giảm nghèo về thông tin" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 và cả giai đoạn 2022-2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 16Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2022 thực hiện năm 2023 và giai đoạn 2022-2025 của Tiểu dự án 1 - Giảm nghèo về thông tin dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 17Kế hoạch 171/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 18Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2022 thực hiện Tiểu Dự án Giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 và giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 19Quyết định 3428/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 6; Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Tiểu dự án 1 - Dự án 10 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2022 và giai đoạn 2021-2025
- 20Nghị quyết 88/2022/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi hỗ trợ thực hiện Dự án 5 (hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo) và Dự án 6 (Truyền thông và giảm nghèo về thông tin) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 21Nghị quyết 18/2022/NQ-HĐND quy định nội dung, mức chi thực hiện dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 22Kế hoạch 5407/KH-UBND thực hiện Tiểu Dự án giảm nghèo về thông tin năm 2023-2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 23Kế hoạch 78/KH-UBND thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin của Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2024
Kế hoạch 583/KH-UBND triển khai "Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin - Dự án 6. Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2022" do tỉnh An Giang ban hành
- Số hiệu: 583/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/09/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
- Người ký: Nguyễn Thị Minh Thúy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra