Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 58/KH-UBND | Lào Cai, ngày 18 tháng 02 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI NĂM 2020
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;
Căn cứ Quyết định số 188/2012/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 20/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án “Bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020”;
Căn cứ nội dung bản ghi nhớ ngày 04/01/2017 giữa Tổng cục Thủy sản và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam về lĩnh vực thả giống phóng sinh, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 4268/QĐ-UBND ngày 09/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc giao kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;
Để tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai hướng đến nghề cá có trách nhiệm và bền vững, đảm bảo đúng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 9290/BNN-TCTS ngày 12/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:
I. Thực trạng nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lào Cai có mạng lưới sông, suối, hồ chứa tương đối nhiều, đặc biệt 02 con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn của tỉnh. Trên hệ thống sông, suối, hồ chứa này nhiều loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế (cá chiên, cá lăng, cá bỗng...) và có các bãi đẻ tự nhiên nằm trong hệ thống bãi đẻ Quốc gia như Ngòi Nhù, ngòi Bo, ngòi Đum, bãi Soi Cờ. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loài thủy sản sinh sản, bảo tồn và phát triển phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển thủy sản, khai thác thủy sản của người dân sống trên các lưu vực sông, suối, hồ chứa.
Nguồn lợi thủy sản tự nhiên và khu hệ cá phân bố trên các loại thủy vực tự nhiên ở Lào Cai tương đối phong phú. Đến nay, chưa có dự án nghiên cứu điều tra về thành phần các loài giáp xác và các loài nhuyễn thể, nhưng đã có một số đề tài nghiên cứu về khu hệ cá của hệ thống sông Hồng, sông Chảy và các thủy vực tự nhiên. Theo kết quả nghiên cứu, hệ thống sông Hồng, sông Chảy có trên 120 loài thuộc 10 bộ trong đó phần lớn thuộc họ cá Chép (Cypriniformes), bộ cá Vược (Percifomes), bộ cá Nheo (Siluniformes). Về tính chất của khu hệ cá đã biết có nhiều nét độc đáo, trong số hơn 120 loài có 07 loài là cá nhập nội vào nuôi và đã phát tán ra sông (thuộc nhóm cá Trôi Ấn Độ); 116 loài là cá nguồn gốc địa phương (cá Việt Nam), trong đó 13 loài cá quý hiếm như cá Chiên, cá Bỗng, cá Lăng, cá Chày đất, cá Hoa, cá Thần, cá Rầm xanh, cá Anh vũ, cá Chày chàng, Chạch chấu, Rầm vàng, cá Sỉnh, cá Mỡ.
Một số loài cá đẻ tự nhiên trên sông thuộc địa phận tỉnh Lào Cai: Khu vực cầu Cốc Lếu (thành phố Lào Cai), Ngòi Bo, Ngòi Nhù (huyện Bảo Thắng) là bãi đẻ tự nhiên của cá Chiên; bãi Sọi Cờ (huyện Bảo Thắng) là bãi đẻ của cá Trắm, cá Bỗng, các bờ lau sậy ven sông Hồng là bãi đẻ của cá Trôi, cá Chép,...
Tuy nhiên sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh những năm gần đây không cao do nguồn nước bị suy giảm chất lượng, các vùng nước gần khu dân cư và khu công nghiệp bị ô nhiễm; người dân làm nghề khai thác thủy sản mang tính tự phát, nhỏ lẻ không theo quy hoạch đặc biệt còn khai thác vào mùa vụ sinh sản của cá nên giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản.
1. Hiện trạng khai thác thủy sản
Sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên trên sông, suối còn thấp, sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh năm 2019 đạt 90 tấn.
Việc quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên chưa được chặt chẽ, hình thức đánh bắt có tính hủy diệt cao như kích điện, ruốc cá, nghề lưới mắt nhỏ, khai thác cá trong mùa sinh sản còn phổ biến.
Hiện nay, diện tích hồ chứa đã và đang tăng đáng kể do một số hồ thủy điện được đưa vào khai thác đòi hỏi công tác quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên phải có định hướng và giải pháp tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả.
2. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, do vậy công tác quản lý nhà nước đã được các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quan tâm nên chất lượng giống đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất hàng hóa, sản lượng thủy sản tăng nhiều lần so với những năm trước.
II. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích chung
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng đến cộng đồng dân cư sinh sống trong lưu vực hồ chứa, đặc biệt các hộ dân làm nghề khai thác thủy sản các bãi đẻ, đường di cư sinh sản của các loài thủy sản để họ hiểu và thực hiện hành vi khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đúng quy định của pháp luật.
Khuyến khích, huy động các nguồn lực tham gia vào hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản thông qua các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống trên địa bàn.
Bảo vệ, bảo tồn đa dạng thủy sinh vật, đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị kinh tế, bảo vệ cảnh quan môi trường và hệ sinh thái thủy sinh trên địa bàn tỉnh, trọng tâm các loại hình mặt nước thuộc lưu vực 02 dòng sông Hồng, sông Chảy và các hồ chứa.
Phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản trong các lưu vực sông và hồ chứa. Kết hợp giữa bảo vệ nguồn lợi thủy sản phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế, bảo vệ môi trường tài nguyên thủy sinh vật và lợi ích của các ngành và địa phương trong tỉnh.
2. Mục đích cụ thể
Tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các các thủy vực, nâng cao mật độ thủy sản tự nhiên ở các thủy vực, nâng cao mức sống cho người dân sống ven sông, hồ.
Nâng cao ý thức về bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho cộng đồng thông qua các lớp tập huấn, tài liệu tuyên truyền; xây dựng mạng lưới thông tin dữ liệu về bảo vệ nguồn lợi thủy sản từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các cơ sở.
Nâng cao thu nhập cho nhân dân trong khu vực sông, hồ thông qua quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn thủy sản tại các sông, hồ này.
3. Yêu cầu
Có sự tham gia của các cấp chính quyền, các cơ quan liên quan từ tỉnh đến cơ sở.
Sự tham gia ủng hộ, đóng góp về nhân lực, vật lực của các tổ chức, cá nhân và sự hưởng ứng trách nhiệm của cộng đồng dân cư...
III. Nội dung
1. Địa điểm, chủng loại và thời gian thực hiện
- Địa điểm: Các huyện, xã dọc lưu vực sông Hồng, sông Chảy, các hồ chính trên địa bàn tỉnh.
- Về giống thả: Mua cá giống ở cơ sở tin cậy; cá có nguồn ngốc rõ ràng, khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhẹn, không bị dị hình, xây xát, màu sắc tươi sáng thể hiện đặc trưng của giống và các vây, tia vây còn nguyên vẹn.
- Chủng loại cá: Lăng chấm, trắm cỏ, chép, mè.
- Cỡ giống thả từ 10 -12cm.
- Thời gian thực hiện: năm 2020.
2. Nội dung và tiến độ thực hiện
2.1. Tổ chức Lễ thả giống tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản
a) Đợt 1: Dự kiến tháng 4 hoặc tháng 8 năm 2020
- Thời gian dự kiến: vào ngày 01 tháng 4 hoặc ngày 02/9/2020 (tức ngày 15/7 âm lịch).
- Địa điểm: Hồ Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị phối hợp: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ủy ban nhân dân huyện Bắc Hà.
- Thành phần tham dự:
+ Cấp tỉnh: Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai; Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc có liên quan; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Lào Cai.
+ Cấp huyện: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
+ Cấp xã: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã thuộc huyện Bắc Hà.
+ Đại diện các tổ chức, cá nhân tài trợ.
b) Đợt 2: Ngày 23 tháng chạp năm Canh Tý 2020
- Thời gian: Ngày 23 tháng chạp năm Canh Tý.
- Địa điểm dự kiến: Thành phố Lào Cai.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị phối hợp: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ủy ban nhân dân thành phố Lào Cai.
- Thành phần tham dự:
+ Cấp tỉnh: Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai; Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc có liên quan; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Lào Cai.
+ Cấp huyện: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
+ Cấp xã: Lãnh đạo UBND các xã, phường thuộc thành phố Lào Cai.
+ Các tổ chức cá nhân: Đại diện các tổ chức, cá nhân tài trợ; đại diện các đạo tràng trên địa bàn tỉnh; đại diện người dân trên địa bàn thành phố Lào Cai.
2.2. Tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản
- Tổ chức các lớp tập huấn/3 huyện (Bắc Hà, Mường Khương, Văn Bàn) cho 90 người là công chức làm công tác quản lý nhà nước của huyện, xã và người dân dân sống trên khu vực lòng hồ thủy điện, Sông Hồng, Sông Chảy về các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
+ Thời gian thực hiện: tháng 6 đến tháng 8 năm 2020.
+ Nội dung: Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định...) liên quan đến quản lý nguồn lợi thủy sản; Giải pháp phát triển sinh kế cho người dân sống trong lưu vực sông hồ.
2.3. Tổ chức tuyên truyền
- Nội dung tuyên truyền:
+ Tổ chức tuyên truyền các văn bản quản lý nhà nước trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản (triển khai thường xuyên).
+ Tuyên truyền về tác dụng của việc sử dụng đạt tiêu chuẩn và tác hại của sử dụng các ngư cụ, biện pháp trong đánh bắt, khai thác thủy sản.
+ Bảo vệ các loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
+ Tuyên truyền về kết quả điều tra, khảo sát thực trạng nguồn lợi thủy sản của địa phương.
- Đối tượng tuyên truyền:
+ Các hộ nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Cán bộ làm công tác theo dõi, hướng dẫn quản lý về thủy sản ở địa phương.
- Biện pháp tuyên truyền: Thông qua các tờ rơi...
V. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện: 190.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm chín mươi triệu đồng).
2. Nguồn kinh phí thực hiện: Nguồn ngân sách tỉnh, theo Quyết định 4268/QĐ-UBND ngày 09/12/2019 của UBND tỉnh (trên cơ sở thống nhất với Sở Tài chính dự toán chi tiết trước khi triển khai thực hiện).
VI. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện thả giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh; báo cáo kết quả triển khai thực hiện các cơ quan, đơn vị liên quan theo quy định.
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật cho các cán bộ quản lý nhà nước về thủy sản cấp huyện, xã; tập huấn kỹ thuật cho cán bộ, người dân trong phạm vi sông, hồ cần bảo vệ, tái tạo nguồn lợi.
- Huy động tối đa nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân tham gia để thả bổ sung nguồn lợi thủy sản trên các sông, hồ.
2. Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai
- Phổ biến chương trình hợp tác đến các đạo tràng, chỉ đạo các cấp Giáo hội chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện có hiệu quả Chương trình hợp tác.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động tăng ni, phật tử tham gia thả giống phóng sinh, bảo vệ các loài thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các hoạt động ở cấp tỉnh, trong đó có hoạt động tổ chức thả phóng sinh các loài thủy sản vào các dịp: Phật Đản (rằm tháng 7 âm lịch), 15/7, 23/12 âm lịch, ngày truyền thống ngành thủy sản (1/4 dương lịch).
2. Sở Tài chính: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu, thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Thông tin và Truyền thông Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Lào Cai: Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn để cán bộ và nhân dân nhận thức đúng tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; tác dụng của việc thực hiện các biện pháp quản lý nhằm tạo sự thống nhất, hưởng ứng cao của người nuôi trồng và khai thác thủy sản. Đồng thời để các tổ chức, cá nhân xác định rõ trách nhiệm của mình và tự giác thực hiện đầy đủ quy định của Nhà nước và trách nhiệm trong việc bảo vệ tái tạo nguồn lợi thủy sản.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trong phạm vi lưu vực sông, hồ lớn bố trí nhân lực tham gia các nội dung liên quan như: Phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn về các văn bản quản lý nhà nước đối với lĩnh vực thủy sản, đặc biệt là văn bản quản lý và khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến tất cả các cán bộ làm công tác chuyên môn của huyện, xã và các hộ nuôi trồng, khai thác thủy sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước đối với giống thủy sản đặc biệt quản lý, khai thác đối với các loài quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và bảo vệ nguồn lợi tại các lưu vực sông, hồ.
- Định hướng người dân đưa các quy tắc về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thành quy ước, hương ước của thôn, bản, tổ chức thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định pháp luật (Luật Thủy sản 2017). Rà soát, lập danh sách các đối tượng khai thác thủy sản bằng phương tiện hủy diệt để vận động, tuyên truyền, giáo dục, quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp khai thác thủy sản không theo quy định của pháp luật (Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định xử phạt hành chính lĩnh vực thủy sản).
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hại và các nghề khai thác thủy sản bị cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản do tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Quyết định 30/2016/QĐ-UBND thành lập Chi cục Thủy sản trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Chi cục Nuôi trồng thủy sản, tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 293/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Vườn quốc gia Côn Đảo năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 5Quyết định 1990/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025
- 6Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án thí điểm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà khu vực hồ Hòa Bình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2022
- 7Quyết định 2590/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 8Kế hoạch 541/KH-UBND năm 2021 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025
- 9Kế hoạch 350/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021
- 10Kế hoạch 453/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024
- 1Quyết định 485/QĐ-TTg năm 2008 phê duyệt Đề án “Bảo vệ các loải thủy sinh quý hiến có nguy cơ tuyệt chủng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2015 công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc hại và các nghề khai thác thủy sản bị cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2015 về tăng cường công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản do tỉnh Bình Dương ban hành
- 5Quyết định 30/2016/QĐ-UBND thành lập Chi cục Thủy sản trên cơ sở tổ chức lại Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản và Chi cục Nuôi trồng thủy sản, tỉnh Nghệ An
- 6Luật Thủy sản 2017
- 7Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 8Công văn 9290/BNN-TCTS năm 2019 về tăng cường công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Quyết định 293/QĐ-UBND về phê duyệt Phương án nâng cao năng lực quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Vườn quốc gia Côn Đảo năm 2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 10Quyết định 1990/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển thủy sản tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2020-2025
- 11Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án thí điểm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản lưu vực sông Đà khu vực hồ Hòa Bình trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2022
- 12Quyết định 2590/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025
- 13Kế hoạch 541/KH-UBND năm 2021 về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021-2025
- 14Kế hoạch 350/KH-UBND năm 2020 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2021
- 15Kế hoạch 453/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024
Kế hoạch 58/KH-UBND về thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020
- Số hiệu: 58/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/02/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Người ký: Đặng Xuân Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra