- 1Luật xuất bản 2012
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 4Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước
- 5Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018
- 6Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2018 về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
- 8Thông tư 24/2020/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/KH-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 31 tháng 3 năm 2021 |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU NĂM 2021
Thực hiện Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 04/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác Bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 15/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình hiện nay, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2021 trên địa bàn tỉnh với những nội dung trọng tâm sau:
1. Tiếp tục tổ chức quán triệt Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành, Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 04/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác Bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại; Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 15/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác Bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình hiện nay đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ làm công tác văn thư lưu trữ, cán bộ trực tiếp hoặc có điều kiện tiếp xúc bí mật nhà nước; nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác này trong tình hình mới, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Bám sát chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của từng cơ quan, ban, ngành, địa phương để triển khai các biện pháp công tác bảo vệ tuyệt đối an toàn bí mật nhà nước tại cơ quan, địa phương mình.
3. Nâng cao nhận thức về phòng, chống tấn công mạng, phát hiện và xử lý phần mềm độc hại gắn với công tác Bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc lộ tài liệu bí mật nhà nước qua môi trường mạng.
4. Nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ Bảo vệ bí mật nhà nước; đề xuất biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng chống phá.
1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Bảo vệ bí mật nhà nước đến từng cán bộ, công chức, viên chức để nắm vững và thực hiện theo quy định; nâng cao nhận thức về vai trò trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, địa phương và mọi công dân trong công tác Bảo vệ bí mật nhà nước. Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, địa phương xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
2. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, lựa chọn cán bộ đáp ứng đủ các yêu cầu về phẩm chất, năng lực làm việc tại các bộ phận trọng yếu, cơ mật. Rà soát, tuyển chọn cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp làm công tác Bảo vệ bí mật nhà nước đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, ý thức giữ gìn bí mật nhà nước để giúp lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, địa phương thực hiện tốt các nội dung công tác Bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng, Nhà nước trong quan hệ tiếp xúc với người nước ngoài; khi ra nước ngoài công tác, học tập, lao động..., nâng cao ý thức cảnh giác, không để các thế lực thù địch và các loại đối tượng lợi dụng, móc nối, tuyển lựa để thu thập bí mật nhà nước. Chủ động phòng ngừa, phát hiện các dấu hiệu, hiện tượng liên quan đến lộ, mất bí mật nhà nước hoặc các hành vi chiếm đoạt, cố ý tiếp cận trái phép bí mật nhà nước để phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xác minh, làm rõ, xử lý nghiêm và có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm hạn chế thấp nhất hậu quả xảy ra.
4. Thực hiện các quy định chuyển tiếp của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
a) Rà soát, phân loại bí mật nhà nước theo thời gian và độ mật đã được xác định trước ngày 01/01/2019 để xác định thời hạn bảo vệ tương ứng với từng cấp độ mật theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Trường hợp thời hạn Bảo vệ bí mật nhà nước kết thúc trước thời điểm Luật Bảo vệ bí mật nhà nước có hiệu lực thi hành (trước ngày 01/7/2020) thì các sở, ban, ngành, địa phương; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tiến hành gia hạn thời hạn bảo vệ theo quy định tại Điều 20 của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước. Nếu không gia hạn thì giải mật, việc giải mật bí mật nhà nước trước ngày 01/7/2020 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCA ngày 20/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2019 đến ngày 30/5/2021 và báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh trước ngày 5/6/2021).
b) Trường hợp bí mật nhà nước đã được xác định trước ngày 01/01/2019 không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước thì các sở, ban, ngành, địa phương; các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh phải tiến hành giải mật theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 01/7/2020 đến ngày 30/5/2021 và báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh trước ngày 5/6/2021).
5. Chú trọng công tác Bảo vệ bí mật nhà nước trên các mặt công tác sau:
a) Bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực thông tin, truyền thông
Việc trao đổi thông tin có nội dung thuộc bí mật nhà nước trên mạng viễn thông, internet phải được bảo mật theo quy định của pháp luật về cơ yếu. Nghiêm cấm sử dụng máy tính nối mạng Internet hoặc mạng nội bộ (mạng LAN) chưa được bảo mật để soạn thảo văn bản, lưu trữ thông tin có nội dung bí mật nhà nước.
Nghiêm cấm trao đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước qua điện thoại và các thiết bị liên lạc khác chưa được bảo mật thiết bị và đường truyền. Xây dựng và thực hiện nghiêm túc quy chế bảo mật, nhất là các bộ phận trọng yếu, cơ mật; xây dựng phương án đảm bảo tuyệt đối an toàn bí mật nhà nước trong hệ thống cơ sở dữ liệu máy tính.
Quản lý chặt chẽ các thiết bị, phương tiện kỹ thuật có chức năng lưu trữ thông tin (USB, thẻ nhớ...), các phương tiện có nguồn gốc nước ngoài, không rõ xuất xứ (biếu tặng, nhập khẩu...) được trang bị cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp xúc với bí mật nhà nước để phòng ngừa hoạt động thu thập, lấy cắp, chiếm đoạt bí mật nhà nước.
Các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng phương án bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin gắn với công tác Bảo vệ bí mật nhà nước; quy trình phòng, chống tấn công mạng, phát hiện và xử lý mã độc; quy trình ứng phó, khắc phục sự cố, tình huống nguy hiểm về an ninh mạng cho các hệ thống mạng thông tin do cơ quan, đơn vị, địa phương quản lý, vận hành; bố trí cán bộ phụ trách về an ninh mạng theo dõi tình hình an ninh mạng, an toàn thông tin của cơ quan, đơn vị, địa phương; triển khai các biện pháp kiểm soát, giám sát an ninh mạng, an toàn thông tin; tập hợp báo cáo về UBND tỉnh (qua phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh) khi phát hiện lộ, mất bí mật nhà nước xảy ra trong hệ thống mạng thông tin của cơ quan, đơn vị, địa phương, hoạt động tấn công mạng, lây nhiễm mã độc, sự cố, tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
b) Bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực báo chí, xuất bản
Quản lý chặt chẽ việc trao đổi, cung cấp thông tin cho báo chí, xuất bản và các phương tiện thông tin đại chúng. Việc viết và xuất bản hồi ký, tự truyện phải chấp hành các quy định của pháp luật về Bảo vệ bí mật nhà nước và Luật xuất bản. Nghiêm cấm cung cấp thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước để đăng tải trên báo chí, ấn phẩm xuất bản, trên các Website. Thực hiện nghiêm Nghị định số 09/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính Nhà nước.
c) Bảo vệ bí mật nhà nước trong quan hệ, làm việc với tổ chức, cá nhân nước ngoài
Khi tổ chức hội nghị, hội thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế, trao đổi văn hóa, khoa học kỹ thuật với tổ chức, cá nhân nước ngoài, các ban, ngành địa phương phải chuẩn bị kỹ về nội dung, thực hiện đúng chương trình được phê duyệt. Việc mang tài liệu có nội dung bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác trong nước hoặc nước ngoài phải thực hiện nghiêm theo quy định tại Điều 14, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và Điều 5, Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
d) Những cán bộ, công chức, viên chức tiếp cận, nắm giữ, quản lý bí mật nhà nước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước
Phải bàn giao lại toàn bộ tài liệu, hồ sơ có nội dung bí mật nhà nước cho cơ quan có thẩm quyền quản lý; cam kết bằng văn bản không tiết lộ bí mật nhà nước mà mình nắm giữ.
6. Căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, các cơ quan, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về xác định độ mật, sử dụng đúng, đủ các mẫu dấu theo Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10/3/2020 của Bộ Công an về ban hành biểu mẫu phục vụ trong công tác Bảo vệ bí mật nhà nước. Nơi lưu giữ tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được trang bị đầy đủ phương tiện cần thiết đê đảm bảo an toàn; xây dựng hệ thống sổ sách ghi nhận việc gửi, nhận tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước.
7. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác Bảo vệ bí mật nhà nước theo định kỳ hoặc đột xuất, kịp thời phát hiện những sơ hở thiếu sót để chấn chỉnh; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với tập thể, cá nhân và người đứng đầu nếu làm lộ, làm mất bí mật nhà nước.
Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về Bảo vệ bí mật nhà nước; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về Bảo vệ bí mật nhà nước; tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác Bảo vệ bí mật nhà nước tại các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong tỉnh (dự kiến thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về Bảo vệ bí mật nhà nước tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh vào quý III năm 2021); đề xuất UBND tỉnh quyết định kinh phí phục vụ công tác Bảo vệ bí mật nhà nước.
Phối hợp với Công an tỉnh làm tốt công tác phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác Bảo vệ bí mật nhà nước.
Có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện công tác Bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ.
Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác Bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về viễn thông - Internet, giám sát nguy cơ tấn công mạng, kiểm soát các trang tin, cổng thông tin điện tử của tỉnh đăng tải thông tin bí mật nhà nước.
6. Các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh
Tổ chức thực hiện công tác Bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; phối hợp với các đơn vị chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra khi có yêu cầu; đồng thời đảm bảo nguồn lực thực hiện công tác Bảo vệ bí mật nhà nước trong nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
1. Căn cứ kế hoạch này các sở, ban, ngành, địa phương, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện. Kết quả triển khai, báo cáo về UBND tỉnh (qua Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh, số 15 Trường Chinh, phường Phước Trung, thành phố Bà Rịa) trước ngày 10/4/2021. Định kỳ 01 năm (trước ngày 30/11) hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo.
2. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh giúp UBND tỉnh theo dõi, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công an, Thường trực Tỉnh ủy theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 4049/UBND-NC năm 2020 về thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 501/KH-UBND thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2021
- 3Quyết định 645/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2021
- 4Kế hoạch 49/KH-UBND về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2021
- 5Kế hoạch 1286/KH-UBND thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước năm 2021 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 6Quyết định 27/2021/QĐ-UBND quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 7Quyết định 467/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022
- 8Kế hoạch 164/KH-UBND thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022
- 1Luật xuất bản 2012
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Thông tư 33/2015/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 33/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 4Nghị định 09/2017/NĐ-CP quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước
- 5Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018
- 6Chỉ thị 14/CT-TTg năm 2018 về nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 26/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ bí mật nhà nước
- 8Thông tư 24/2020/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 9Công văn 4049/UBND-NC năm 2020 về thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước do thành phố Hà Nội ban hành
- 10Kế hoạch 501/KH-UBND thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum năm 2021
- 11Quyết định 645/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2021
- 12Kế hoạch 49/KH-UBND về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2021
- 13Kế hoạch 1286/KH-UBND thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước năm 2021 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 14Quyết định 27/2021/QĐ-UBND quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 15Quyết định 467/QĐ-UBND về Kế hoạch công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2022
- 16Kế hoạch 164/KH-UBND thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2022
Kế hoạch 57/KH-UBND thực hiện công tác Bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2021
- Số hiệu: 57/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 31/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Lê Ngọc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định