Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/KH-UBND

Cà Mau, ngày 21 tháng 09 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG”, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.

- Kế hoạch số 14/KH-UBND ngày 14/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” tỉnh Cà Mau đến năm 2020.

- Công văn số 6645/BNN-TCTT ngày 17/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc lập kế hoạch, kinh phí thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn 2016 - 2020.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” đến cộng đồng dân cư, các cấp, các ngành, nhất là những nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, chưa có kinh nghiệm trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống thiên tai: đảm bảo đến năm 2020, có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và kiến thức về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Tất cả xã, phường, thị trấn, khóm, ấp ở những vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng được kế hoạch phòng, tránh thiên tai; có hệ thống thông tin liên lạc; xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; tối thiểu 80% dân số các xã, phường, thị trấn, khóm, ấp vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 (gồm 02 hợp phần)

* Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng (QLTTCĐ), bao gồm các hoạt động chủ yếu như sau:

1. Tổ chức đào tạo chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy, cán bộ ngành, địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp:

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên và cán bộ cấp tỉnh, huyện.

2. Tổ chức đào tạo các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ ở các cấp:

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên và cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã.

3. Trang bị công cụ hỗ trợ công tác phòng, chống thiên tai cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp:

- Trang bị công cụ cần thiết phục vụ công tác giảng dạy, tập huấn tại cộng đồng.

- Trang bị các thiết bị, công cụ phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

4. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh, thành phố:

Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai cấp tỉnh.

* Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý thiên tai cộng đồng:

5. Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại cộng đồng:

Thành lập các nhóm hỗ trợ kỹ thuật triển khai thực hiện Đề án tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án.

6. Thành lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng); xây dựng Panô bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi với từng giai đoạn trước, trong và sau thiên tai phù hợp từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội của từng cộng đồng/nhóm cộng đồng):

- Tổ chức hoạt động đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án, từ đó xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai và xác định tình trạng dễ bị tổn thương.

- Xây dựng Panô, bản đồ, bảng hướng dẫn và khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, các biện pháp cộng đồng chủ động phòng, tránh thiên tai... trưng bày tại trụ sở UBND xã, nhà văn hóa ấp, các điểm họp dân, cộng đồng trên địa bàn các xã.

7. Xây dựng Sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn trước, trong và sau thiên tai phù hợp từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội của từng cộng đồng):

Xây dựng các Sổ tay hướng dẫn phù hợp với văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương.

8. Thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương và được duy trì thực hiện hàng năm (thành viên cộng đồng thực hiện):

Hoạt động này đã được thực hiện thông qua hoạt động đánh giá rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng hàng năm.

9. Cộng đồng xây dựng kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng:

Hàng năm, tổ chức lập và phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án.

10. Các thành viên cộng đồng xây dựng Kế hoạch phát triển của cộng đồng có lồng ghép Kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai:

Hàng năm, tổ hoạt động lồng ghép Kế hoạch phòng, chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án.

11. Xây dựng Kế hoạch diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ):

Hàng năm, căn cứ theo Kế hoạch phòng, chống thiên tai đã được phê duyệt, UBND các xã ưu tiên triển khai thực hiện Đề án xây dựng Kế hoạch tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai; tổ chức triển khai Kế hoạch diễn tập phòng, chống thiên tai và huy động sự tham gia của cộng đồng.

12. Thiết lập hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ):

- Nghiên cứu đề xuất hệ thống truyền tin và cảnh báo sớm thiên tai phù hợp với loại hình thiên tai chính tại địa phương.

- Xây dựng hệ thống truyền tin và cảnh báo sớm tại cộng đồng. Tổ chức phổ biến và hướng dẫn người dân tham gia thực hiện.

13. Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng:

- Thành lập hệ thống theo dõi, đánh giá việc thực hiện Đề án tại các cấp (tỉnh, huyện, xã).

- Hàng năm, lập báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án (tổng hợp, phân tích, đánh giá, đề xuất và kiến nghị các giải pháp).

14. Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang web, TV, đài, báo và Panô áp phích, tờ rơi...

UBND các cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng đảm bảo phù hợp với điều kiện văn hóa - xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương thông qua trang web, TV, đài, báo và Panô áp phích, tờ rơi...

15. Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi...):

Hàng năm, các xã được ưu tiên triển khai thực hiện Đề án tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn cách thức phòng, chống thiên tai phù hợp các đối tượng dễ bị tổn thương trên địa bàn.

16. Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng:

Kết hợp với các hoạt động nhân ngày lễ, hội truyền thống tại địa phương để tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

17. Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng:

Xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường, nhà cộng đồng, trường học, trạm y tế, công trình nước sạch và các công trình liên quan khác phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn xã.

IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Kế hoạch, kinh phí thực hiện trong 5 năm, bắt đầu từ năm 2016, kết thúc vào năm 2020 và được thực hiện tại 58 xã, phường, thị trấn (đã đề xuất lựa chọn theo danh sách các xã ưu tiên triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”).

V. TỔNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

- Tổng nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch từ năm 2016 - 2020 là: 26.355,1 triệu đồng, được phân bổ cho các hợp phần như sau:

+ Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ: 4.086,1 triệu đồng.

+ Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLTTCĐ: 22.269 triệu đồng.

- Cơ chế tài chính: Với tổng nhu cầu về vốn để thực hiện kế hoạch, dự kiến kinh phí thực hiện Đề án được xác định chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách, trong đó:

+ Trung ương hỗ trợ: 22.000 triệu đồng.

+ Vốn tỉnh đầu tư: 1.855,1 triệu đồng.

- Ngoài ra, chủ động lồng ghép và huy động nguồn lực của địa phương, các tổ chức, khối tư nhân để thực hiện Đề án 2.500 triệu đồng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh) chủ trì tổ chức thực hiện Đề án theo kế hoạch và có trách nhiệm:

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính xác định mục tiêu, xây dựng nhiệm vụ, tính toán kinh phí cần thiết và đề xuất các giải pháp thực hiện hàng năm, để triển khai thực hiện.

- Trên cơ sở các danh mục kế hoạch hành động của các địa phương xây dựng, rà soát, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, xác định rõ những nội dung cần ưu tiên, phân định nhiệm vụ cho các cơ sở, ban, ngành, địa phương để tổ chức thực hiện.

- Làm đầu mối liên hệ với các cơ quan liên quan của Trung ương để tổ chức thực hiện tốt kế hoạch này.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án của các ngành, địa phương trong tỉnh; tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh theo quy định.

2. Các sở, ngành có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ủy ban nhân dân các cấp để tổ chức thực hiện Đề án theo kế hoạch.

3. Các cơ quan đoàn thể và báo, đài tỉnh phối hợp với Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố Cà Mau tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến việc nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.

4. UBND huyện, thành phố Cà Mau:

- Xây dựng chương trình thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn.

- Chủ động huy động các nguồn lực bổ sung, lồng ghép các hoạt động có liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai vào chương trình đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn để thực hiện đạt mục tiêu kế hoạch.

- Đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và đúng quy định.

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức chủ động phòng, chống và tích cực tham gia các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng, nhằm góp phần giảm nhẹ thiệt hại khi thiên tai xảy ra.

- Xác định địa bàn xung yếu, nội dung ưu tiên thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện về Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” giai đoạn năm 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, tổng hợp; đồng thời đề nghị các ngành, đơn vị, địa phương có liên quan trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện đúng nội dung Kế hoạch này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, PCT UBND tỉnh Lê Dũng;
- Tổng cục Thủy lợi;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh (VIC);
- UBND huyện, TP.Cà Mau (VIC);
- LĐVP UBND tỉnh;
- Chi cục Thủy lợi;
- Phòng NN-NĐ;
- Lưu VT. Tr 30/9.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Dũng

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG”, GIAI ĐOẠN 2016-2020

ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2016 TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 54/KH-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hạng mục chính (Căn cứ QĐ số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009

Hoạt động

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tng kinh phí

Kết quả dự kiến

Kinh phí

Kết quả dự kiến

Kinh phí

Kết quả dự kiến

Kinh phí

Kết quả dự kiến

Kinh phí

Kết quả dự kiến

Kinh phí

Hợp phần 1: Nâng cao năng lc cho cán b chính quyền đa phương ở các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các tnh, thành phố

4086.1

1. Tổ chức đào tạo về chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp (Hoạt động 1.6).

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên và cán bộ cấp tỉnh, huyện.

- Số lượng lớp tập huấn 01 lớp.

- Số lượng giảng viên, cán bộ được tập huấn 40 học viên. (tỉnh 06 học viên, huyện 34 học viên).

115

- Số lượng lớp tập huấn 01 lớp.

- Số lượng giảng viên, cán bộ được tập huấn 40 học viên, (tỉnh 06 học viên, huyện 34 học viên).

115

- Số lượng lớp tập huấn 01 lớp.

- Số lượng giảng viên, cán bộ được tập huấn 40 học viên, (tỉnh 06 học viên, huyện 34 học viên).

115

 

 

 

 

345

2. Tổ chức đào tạo về các bước thực hiện QLTTCĐ cho các đội ngũ giảng viên QLTTCĐ ở các cấp (Hoạt động 1.7).

Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho đội ngũ giảng viên, tập huấn viên cấp tỉnh, huyện, xã.

- Số lượng lớp tập huấn 02 lớp.

- Số lượng giảng viên các cấp được tập huấn 70 học viên (tỉnh 6, huyện 34, xã 30 học viên).

213.7

- Số lượng lớp tập huấn 02 lớp.

- Số lượng giảng viên các cấp được tập huấn 70 học viên (tỉnh 6, huyện 34, xã 30 học viên).

213.7

- Số lượng lớp tập huấn 02 lớp.

- Số lượng giảng viên các cấp được tập huấn 70 học viên (tỉnh 6, huyện 34, xã 30 học viên).

213.7

 

 

 

 

641.1

3. Trang bị hỗ trợ công tác phòng, chống lụt bão cho các cơ quan, chính quyền các cấp và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp (Hoạt động 1.9)

- Trang bị các dụng cụ cần thiết phục vụ cho công tác giảng dạy, tập huấn tại cộng đồng.

- Trang bị các thiết bị, công cụ phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

- Bộ dụng cụ giảng dạy 06 bộ; bộ máy tỉnh 40 bộ; máy tính xách tay (Laptop) 06 cái.

1050

- Bộ dụng cụ giảng dạy 06 bộ; bộ máy tính 40 bộ; máy tính xách tay (Laptop) 06 cái.

1050

 

 

 

 

 

 

2100

4. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh, thành phố (Hoạt động 1.10).

Cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống thiên tai cấp tỉnh.

Cải tạo nâng cấp trụ sở cơ quan chuyên trách về PCTT cấp tỉnh.

 

Cải tạo nâng cấp trụ sở cơ quan chuyên trách về PCTT cấp tỉnh.

1000

 

 

 

 

 

 

1000

Hợp phần 2: Tăng cường Truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLTTCĐ

22269

5. Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại cộng đồng (Hoạt động 2.1).

Thành lập Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật cấp xã triển khai thực hiện Đề án tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án (tham khảo Tài liệu Quản lý RRTT-DVCĐ).

Số xã thành lập Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật cấp xã là 58 xã (58 nhóm, mỗi nhóm 7 người)

116

 

 

 

 

 

 

 

 

116

6. Thiết lập bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng); xây dựng Pano, bản đồ và bảng hướng dẫn các bước cơ bản về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (theo văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội của từng cộng đồng /nhóm cộng đồng) hoạt động 2.2).

- Tổ chức các hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án từ đó xây dựng được bản đồ rủi ro thiên tai và xác định tình trạng dễ bị tổn thương.

- Xây dựng Pano, bản đồ, bảng hướng dẫn về khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, các biện pháp cộng đồng chủ động phòng, tránh thiên tai,... bố trí tại trụ sở UBND, nhà văn hóa ấp, các điểm họp dân, cộng đồng trên địa bàn các xã.

 

 

 

 

- Số xã tổ chức thực hiện hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ 20 xã.

- Số lượng Panô 40; bản đồ bảng hướng dẫn 20.

1040

- Số xã tổ chức thực hiện hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ 20 xã.

Số lượng Panô 40, bản đồ, bảng hướng dẫn 20.

1040

- Số xã tổ chức thực hiện hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ 18 xã.

- Số lượng Panô 36, bản đồ, bảng hướng dẫn 18.

940

3020

7. Xây dựng sổ tay hướng dẫn triển khai các hoạt động cơ bản của cộng đồng về chuẩn bị, ứng phó và phục hồi ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau thiên tai phù hợp cho từng cộng đồng (Theo văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội của từng cộng đồng) (Hoạt động 2.3).

Xây dựng các sổ tay hướng dẫn phù hợp với văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương.

Số lượng sổ tay được xây dựng 500 quyển.

75

 

 

 

 

 

 

 

 

75

8. Thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai, tình trạng dễ bị tổn thương và được duy trì thực hiện hàng năm (Thành viên cộng đồng thực hiện) (Hoạt động 2.4).

Hoạt động này đã được thực hiện thông qua hoạt động Đánh giá RRTT-DVCĐ hàng năm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

580

9. Cộng đồng xây dựng kế hoạch hằng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng (Hoạt động 2.5).

Hàng năm, tổ chức lập và phê duyệt Kế hoạch phòng, chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án.

 

 

 

 

Số xã xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng 20 xã.

40

Số xã xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng 20 xã.

40

Số xã xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng 18 xã.

36

116

10. Các thành viên cộng đồng xây dựng Kế hoạch phát triển của cộng đồng có lồng ghép Kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai (Hoạt động 2.6).

Hàng năm, tổ hoạt động lồng ghép Kế hoạch phòng, chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại các xã ưu tiên thực hiện Đề án.

 

 

 

 

Số xã thực hiện lồng ghép Kế hoạch phòng chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 20 xã.

40

Số xã thực hiện lồng ghép Kế hoạch phòng chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 20 xã.

40

Số xã thực hiện lồng ghép Kế hoạch phòng chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 18 xã.

36

116

11. Xây dựng Kế hoạch diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng hàng năm (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ Hỗ trợ) (Hoạt động 2.7).

Hàng năm, căn cứ theo Kế hoạch PCTT đã được phê duyệt, UBND các xã ưu tiên triển khai thực hiện Đề án xây dựng Kế hoạch tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai; tổ chức triển khai Kế hoạch diễn tập PCTT và huy động sự tham gia của cộng đồng.

 

 

 

 

Số lượng cuộc diễn tập được tổ chức 9 cuộc/năm.

1800

Số lượng cuộc diễn tập được tổ chức 9 cuộc/năm.

1800

Số lượng cuộc diễn tập được tổ chức 9 cuộc/năm

1800

5400

12. Thiết lập hệ thống về cảnh báo truyền tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả trang thiết bị và công cụ Hỗ trợ) (Hoạt động 2.8)

- Nghiên cứu đề xuất hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm thiên tai phù hợp với loại hình thiên tai chính tại địa phương;

- Xây dựng hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm tại cộng đồng. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn người dân tham gia thực hiện.

Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng (bao gồm công cụ hỗ trợ) 12 bộ.

696

Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tai cộng đồng (bao gồm công cụ hỗ trợ) 15 bộ.

870

Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng (bao gồm công cụ hỗ trợ) 15 bộ.

870

Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tại cộng đồng (bao gồm công cụ hỗ trợ) 20 bộ.

1160

- Số lượng hệ thống cảnh báo, truyền tin sớm thiên tai được xây dựng tai cộng đồng (bao gồm công cụ hỗ trợ) 10 bộ.

580

4176

13. Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng (Hoạt động 2.9).

- Thành lập hệ thống theo dõi, đánh giá việc thực hiện Đề án tại các cấp (Tỉnh, huyện, xã).

- Hàng năm, lập báo cáo (tổng hợp, phân tích, đánh giá, đề xuất và kiến nghị các giải pháp) triển khai hực hiện Đề án (tham kho Tài liệu Bộ ch svà tài liệu hướng dẫn theo dõi và đánh giá thực hiện Đề án Nâng cao nhn thức cộng đồng và qun lý ri ro thiên tai dựa vào cộng đồng)

- Hệ thống theo dõi, đánh giá được thành lập tại các cấp: hệ thống có 40 người.

- Các báo cáo kết quả, báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án

115

- Hệ thống theo dõi, đánh giá được thành lập tại các cấp: hệ thống có 40 người.

- Các báo cáo kết quả, báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án

115

- Hệ thống theo dõi, đánh giá được thành lập tại các cấp: hệ thống có 40 người.

- Các báo cáo kết quả, báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án

115

- Hệ thống theo dõi, đánh giá được thành lập tại các cấp: hệ thống có 40 người.

- Các báo cáo kết quả, báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án

115

- Hệ thống theo dõi, đánh giá được thành lập tại các cấp: hệ thống có 40 người.

- Các báo cáo kết quả, báo cáo đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án

115

575

14. Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền bá thông qua trang web, TV, đài, báo và các Panô áp phích. Tờ rơi... (Hoạt động 2.10).

UBND các cấp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tuyền thông về thiên tai, quản lý rủi ro thiên tai, quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng đảm bảo phù hợp với điều kiện văn hóa - xã hội, phong tục, tập quán tại địa phương và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trên các phương tiện thông tin đại chúng...

- Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện:

+ Chuyên trang phóng sự: 3 lần/năm (15tr/lần)

+ Phát hành tờ rơi 2000 tờ/năm (10000đ/tờ)

65

- Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện:

+ Chuyên trang phóng sự: 3 lần/năm (15 tr/lần)

+ Phát hành tờ rơi 2000 tờ/năm (10000đ/tờ)

65

- Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện:

+ Chuyên trang phóng sự: 3 lần/năm (15 tr/lần)

+ Phát hành tờ rơi 2000 tờ/năm (10000đ/tờ)

65

- Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện:

+ Chuyên trang phóng sự: 3 lần/năm (15 tr/Iần)

+ Phát hành tờ rơi 2000 tờ/năm (10000đ/tờ)

65

- Hình thức truyền thông và kết quả thực hiện:

+ Chuyên trang phóng sự: 3 lần/năm (15 tr/lần)

+ Phát hành tờ rơi 2000 tờ/năm (10000đ/tờ)

65

325

15. Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi ...) (Hoạt động 2.12).

Hàng năm, các xã ưu tiên triển khai thực hiện Đề án tổ chức các khóa tập huấn, hướng dẫn cách thức phòng chống thiên tai phù hợp các đối tượng dễ bị tổn thương trên địa bàn.

- Số lượng các lớp tập huấn 01 lớp.

- Số lượng các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn 40 người.

115

- Số lượng các lớp tập huấn 03 lớp.

- Số lượng các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn 120 người.

345

- Số lượng các lớp tập huấn 03 lớp.

- Số lượng các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn 120 người.

345

- Số lượng các lớp tập huấn 03 lớp.

- Số lượng các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn 120 người.

345

- Số lượng các lớp tập huấn 03 lớp.

- Số lượng các đối tượng dễ bị tổn thương được tập huấn 120 người.

345

1495

16. Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng (Hoạt động 2.13).

Kết hợp các ngày lễ, hội truyền thống tại địa phương để tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ có nội dung về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng: 2 kịch bản, chương trình/năm (30 tr/kịch bản).

- Biểu diễn có lồng ghép PCTT để phục vụ nhân dân 3 buổi/năm (15 tr/buổi).

- Tổ chức hội thi sáng tác kịch bản, chập cải lương theo chủ đề 01 lần/năm (chi phí kịch bản, ban giám khảo, khen thưởng: 100 tr).

- Hội thi thông tin cổ động huyện, thành phố theo chủ đề PCTT 01 lần/năm (50 tr/năm).

255

- Tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng: 2 kịch bản, chương trình/năm (30 tr/kịch bản).

- Biểu diễn có lồng ghép PCTT để phục vụ nhân dân 3 buổi/năm (15 tr/buổi).

- Tổ chức hội thi sáng tác kịch bản, chập cải lương theo chủ đề 01 lần/năm (chi phí kịch bản, ban giám khảo, khen thưởng: 100 tr).

- Hội thi thông tin cổ động huyện, thành phố theo chủ đề PCTT, 01 lần/năm (50 tr/năm).

255

- Tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng: 2 kịch bản, chương trình/năm (30 tr/kịch bản).

- Biểu diễn có lồng ghép PCTT để phục vụ nhân dân 3 buổi/năm (15 tr/buổi).

- Tổ chức hội thi sáng tác kịch bản, chập cải lương theo chủ đề 01 lần/năm (chi phí kịch bản, ban giám khảo, khen thưởng: 100 tr).

- Hội thi thông tin cổ động huyện, thành phố theo chủ đề PCTT, 01 lần/năm (50 tr/năm).

255

- Tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng: 2 kịch bản, chương trình/năm (30 tr/kịch bản).

- Biểu diễn có lồng ghép PCTT để phục vụ nhân dân 3 buổi/năm (15 tr/buổi).

- Tổ chức hội thi sáng tác kịch bản, chập cải lương theo chủ đề 01 lần/năm (chi phí kịch bản, ban giám khảo, khen thưởng: 100 tr).

- Hội thi thông tin cổ động huyện, thành phố theo chủ đề PCTT, 01 lần/năm (50 tr/năm).

255

- Tổ chức biểu diễn văn nghệ quần chúng: 2 kịch bản, chương trình/năm (30 tr/kịch bản).

- Biểu diễn có lồng ghép PCTT để phục vụ nhân dân 3 buổi/năm (15 tr/buổi).

- Tổ chức hội thi sáng tác kịch bản, chập cải lương theo chủ đề 01 lần/năm (chi phí kịch bản, ban giám khảo, khen thưởng: 100 tr).

- Hội thi thông tin cổ động huyện, thành phố theo chủ đề PCTT, 01 lần/năm (50 tr/năm).

255

1275

17. Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (Hoạt động 2.14).

Nội dung thực hiện, bao gồm: Làm mới, sửa chữa và cải tạo nâng cấp đối với đường tránh lũ, nhà cộng đồng, trường học, trạm y tế, công trình nước sạch và các công trình liên quan khác phục vụ công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn xã.

 

 

 

 

Hạng mục công trình (dự án) được thực hiện ở các xã ưu tiên thực hiện đề án, bao gồm: Điểm tránh trú bão nhỏ ở các nhóm cộng đồng; các tổ y tế cộng đồng; các trạm cấp nước quy mô nhỏ.

1500

Hạng mục công trình (dự án) được thực hiện ở các xã ưu tiên thực hiện đề án, bao gồm: Điểm tránh trú bão nhỏ ở các nhóm cộng đồng; các tổ y tế cộng đồng; các trạm cấp nước quy mô nhỏ.

1500

Hạng mục công trình (dự án) được thực hiện ở các xã ưu tiên thực hiện đề án, bao gồm: Điểm tránh trú bão nhỏ ở các nhóm cộng đồng; các tổ y tế cộng đồng; các trạm cấp nước quy mô nhỏ.

2000

5000

Tng cộng

26355.1

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, trên địa bàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 54/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 21/09/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Lê Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/09/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản