Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5227/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 30 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2022 - 2023

I. Nhận định tình hình thời tiết, thủy văn, nguồn nước

1. Tình hình thời tiết, thủy văn:

Theo dự báo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Thuận từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023 như sau:

- Hiện tượng ENSO: Từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 02 năm 2023, trạng thái La Nina tiếp tục duy trì với xác suất trong khoảng từ 65 - 75%. Từ nay đến tháng 02 năm 2023, trên khu vực Biển Đông có khoảng 01 - 03 cơn bão/áp thấp nhiệt đới và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Cần đề phòng xảy ra bão và mưa lớn tại khu vực miền Trung trong cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12 năm 2022. Khả năng tháng 01 năm 2023 vẫn còn xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Nam Biển Đông. Trong nửa cuối tháng 11 và nửa đầu tháng 12 năm 2022, khu vực tỉnh Ninh Thuận ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp từ 1 - 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới.

- Nhiệt độ: Từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 02 năm 2023 nhiệt độ phổ biến từ 23,00C - 26,50C, thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN); từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2023, khu vực ven biển ở mức 26,50C - 28,50C ở mức xấp xỉ TBNN, khu vực miền núi từ 27,00C - 29,00C.

- Tình hình mưa:

Lượng mưa khu vực ven biển: Tháng 12/2022 mưa từ 50 - 100 mm, thấp hơn TBNN (TBNN là 103,3 mm); Tháng 01/2023 trong khoảng 5 - 15 mm, xấp xỉ TBNN (TBNN là 12,1 mm); Tháng 02/2023 trong khoảng < 5 mm, xấp xỉ TBNN (TBNN là 3,8 mm); Tháng 3/2023 trong khoảng < 10 mm, xấp xỉ TBNN (TBNN là 10,5 mm); Tháng 4/2023 trong khoảng 5 - 20 mm, thấp hơn TBNN (TBNN là 26,3 mm); Tháng 5/2023 trong khoảng 50 - 80 mm, xấp xỉ TBNN (TBNN là 79 mm).

Lượng mưa khu vực miền núi: Tháng 12/2022 mưa từ 70 - 120 mm, xấp xỉ đến cao hơn TBNN (TBNN là 79,3 mm); Tháng 01/2023 trong khoảng < 10 mm, xấp xỉ đến TBNN (TBNN là 8,2 mm); Tháng 02/2023 trong khoảng < 5 mm, xấp xỉ đến TBNN (TBNN là 2,3 mm); Tháng 3/2023 trong khoảng < 10 mm, xấp xỉ đến TBNN (TBNN là 18,2 mm); Tháng 4/2023 trong khoảng < 15 - 35 mm, thấp hơn TBNN (TBNN là 41,2 mm); Tháng 5/2023 trong khoảng < 70 - 100 mm, thấp hơn TBNN (TBNN là 109 mm).

2. Tình hình nguồn nước: Tính đến ngày 18/11/2022, tổng dung tích 22 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh hiện tích được 298,06/414,29 triệu m3, đạt 71,9% dung tích thiết kế; lượng nước chứa tại hồ Đơn Dương 156,21/165 triệu m3, đạt 94,67% dung tích thiết kế, lưu lượng nước vào hồ là 27,80 m3/s và lưu lượng xả qua nhà máy là 25,97 m3/s.

II. Kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023

1. Quan điểm chỉ đạo: Ưu tiên nguồn nước đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho Nhân dân, nước uống cho gia súc và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, nguồn nước cho cây trồng lâu năm. Tiếp tục theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, đặc biệt là lượng nước được tích trữ tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh và hồ Đơn Dương để chủ động có phương án sản xuất linh hoạt, hiệu quả, tổ chức điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, phù hợp sản xuất cụ thể từng xứ đồng; ứng phó với việc sản xuất lệch vụ, thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và xây dựng nông thôn mới được Trung ương, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Tuyên truyền Nhân dân tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 đảm bảo đúng tiến độ, lịch thời vụ khuyến cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Mục tiêu: Phát triển sản xuất cây trồng theo hướng an toàn thực phẩm, tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững nhằm nâng cao thu nhập của nông dân; ứng dụng công nghệ cao, thông minh và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, hiệu quả cao theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Kế hoạch sản xuất: Căn cứ dự báo tình hình khí tượng, thủy văn, nguồn nước trữ tại các hồ chứa trên địa bàn tỉnh và hồ Đơn Dương đến thời điểm hiện tại thì cơ bản nguồn nước đảm bảo phục vụ sinh hoạt cho Nhân dân, nước uống cho gia súc và các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh, nguồn nước cho cây trồng lâu năm, nguồn nước còn lại sẽ phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh.

Tổng diện tích sản xuất vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 trên địa bàn tỉnh là 27.000 ha (Lúa 17.363,7 ha; màu 9.636,3 ha), cụ thể như sau:

- Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: 1.379,5 ha (Lúa 1.000 ha; màu 379,5 ha).

- Huyện Bác Ái: 1.900 ha (Lúa 800 ha; màu 1.100 ha).

- Huyện Ninh Sơn: 6.846 ha (Lúa 3.280 ha; màu 3.566 ha).

- Huyện Ninh Hải: 2.720 ha (Lúa 2.265 ha; màu 455 ha).

- Huyện Ninh Phước: 8.261,7 ha (Lúa 5.286,4 ha; màu 2.975,3 ha)

- Huyện Thuận Bắc: 3.692,8 ha (Lúa 2.982,3 ha; màu 710,5 ha).

- Huyện Thuận Nam: 2.200 ha (Lúa 1.750 ha; màu 450 ha).

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

4. Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023:

Căn cứ kết quả rà soát về diện tích chuyển đổi tại các địa phương, trên cơ sở đăng ký và thống nhất kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 toàn tỉnh là 371 ha (chuyển đổi đất lúa 152,7 ha và đất khác 218,3 ha), sang cây ngắn ngày 301,5 ha và cây dài ngày 69,5 ha, cụ thể:

- Huyện Thuận Nam: 03 ha chuyển đổi trên đất lúa, sang cây ngắn ngày 2,5ha và cây dài ngày 0,5 ha.

- Huyện Ninh Phước: 27,7 ha (chuyển đổi trên đất lúa 20,7 ha và đất khác 07ha), sang cây ngắn ngày 13 ha và cây dài ngày 14,7 ha.

- Huyện Thuận Bắc: 27,3 ha (chuyển đổi trên đất lúa 16 ha và đất khác 11,3ha), sang cây ngắn ngày 18 ha và cây dài ngày 9,3 ha.

- Huyện Ninh Hải: 13 ha chuyển đổi trên đất lúa, sang cây ngắn ngày 08 ha và cây dài ngày 05 ha.

- Huyện Ninh Sơn: 200 ha (chuyển đổi trên đất lúa 90 ha và đất khác 110ha), sang cây ngắn ngày.

- Huyện Bác Ái: 100 ha (chuyển đổi trên đất lúa 10 ha và đất khác 90 ha), sang cây ngắn ngày 60 ha và cây dài ngày 40 ha.

III. Giải pháp thực hiện

1. Về công tác quản lý nhà nước:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động bà con nông dân xuống giống đúng thời vụ và cơ cấu giống theo hướng của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt chỉ tiêu năm 2023.

- Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết, khí hậu để có các biện pháp chỉ đạo, ứng phó kịp thời, hiệu quả. Hướng dẫn người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh, ứng dụng khoa học kỹ thuật như sử dụng đại trà các giống mới, ngắn ngày, có khả năng kháng sâu bệnh tốt, cho năng suất chất lượng cao để tăng hiệu quả kinh tế.

- Tăng cường kiểm tra về chất lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để người dân yên tâm sản xuất; đồng thời, khuyến cáo để người dân biết giảm lượng giống gieo sạ, sử dụng phân bón hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí.

2. Giải pháp về kỹ thuật:

- Xuống giống đúng thời vụ, tập trung theo cơ cấu giống và thời vụ đã được ngành Nông nghiệp khuyến cáo. Đối với giống lúa, khuyến cáo sử dụng giống lúa cấp xác nhận, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến như: kỹ thuật “1 phải 5 giảm”1, “3 giảm 3 tăng”2; ưu tiên lựa chọn các giống ngắn ngày, giống có chất lượng; quản lý và điều tiết nước tiết kiệm, hiệu quả tùy vào giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM, dự tính dự báo sâu bệnh kịp thời. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc “4 đúng”3.

- Đối với hoa màu: Xây dựng kế hoạch sản xuất rau màu linh hoạt, xem xét điều chỉnh cơ cấu giống rau củ, quả có thời gian bảo quản kéo dài, phù hợp thị trường, đảm bảo nhu cầu tiêu thụ rau tại địa phương, cung ứng ngoài tỉnh, chú trọng biện pháp luân canh mùa vụ, thiết kế hệ thống tưới hợp lý, quản lý dịch hại và bón phân cân đối. Trên đất chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu cần chú trọng hệ thống tưới, tiêu nội đồng, không để úng cục bộ.

- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ từ các nguồn phế phẩm chăn nuôi của các hộ để giảm bớt phân bón hóa học và thuốc trừ sâu bệnh nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất cho người nông dân.

IV. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện gieo trồng đúng khung lịch thời vụ và cơ cấu giống vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023.

- Chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tăng cường công tác dự tính, dự báo các đối tượng sinh vật gây hại trên cây trồng và hướng dẫn nông dân thực hiện kịp thời; công tác thanh tra, kiểm tra sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh giống, vật tư sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với các địa phương triển khai kế hoạch sản xuất cánh đồng lớn đạt kết quả tốt; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hướng dẫn nông dân áp dụng kịp thời các biện pháp “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”,… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông chủ động phối hợp với địa phương và các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trong chuyển đổi vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 nhằm đạt chỉ tiêu được giao trong năm. Xây dựng, nhân rộng mô hình, tiến bộ kỹ thuật về giống và công nghệ, thiết bị phù hợp để hỗ trợ nông dân sản xuất hiệu quả.

- Chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng nông sản; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng chất cấm dùng trong sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản và thủy sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách hỗ trợ của nhà nước cho người dân biết, tiếp cận; sử dụng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuyển giao để chủ động đăng ký thực hiện chuyển đổi cây trồng vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 phù hợp với điều kiện tại địa phương. Đồng thời, kêu gọi các Công ty, doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ bà con nông dân trong việc cung ứng vật tư và tiêu thụ nông sản.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, khuyến cáo nhân dân tổ chức xuống giống tập trung, đồng loạt, dứt điểm từng khu vực, xứ đồng theo lịch thời vụ.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn hướng dẫn nông dân thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ và cơ cấu giống vụ Đông Xuân năm 2022-2023 theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4244/SNNPTNT-TTBVTV ngày 17/11/2022.

- Phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt các chương trình, mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Thực hiện quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng và thực hiện mô hình sản xuất cánh đồng lớn đạt hiệu quả.

- Phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tổ chức rà soát, có giải pháp phù hợp duy trì hoạt động các tổ PIM để tổ chức quản lý, điều tiết nước tại từng cánh đồng, vùng sản xuất, tránh tình trạng các vùng sản xuất đầu nguồn thì lãng phí nguồn nước, dẫn đến nước không đủ phục vụ các vùng sản xuất cuối nguồn,...

3. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi:

- Tiếp tục theo dõi tình hình khí hậu, thời tiết, lượng mưa trong thời gian tới; đồng thời thường xuyên phối hợp với Công ty Cổ phần thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi thống nhất kế hoạch cấp nước từ nay đến cuối năm 2022 để phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, phù hợp theo từng thời điểm.

- Nạo vét các kênh mương, gia cố các bờ đập, khơi thông dòng chảy, đảm bảo điều tiết nước nhanh và kịp thời cho sản xuất, điều tiết nước theo từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu cây trồng. Quán triệt đến từng địa phương cụ thể về khả năng đảm bảo của nguồn nước, không sản xuất diện tích vượt quá năng lực phục vụ của công trình thủy lợi, chuyển đổi vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 tại những nơi có khả năng thiếu nước. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động thực hiện điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm, phù hợp với lịch sản xuất, cụ thể đến từng khu vực, xứ đồng, tránh lãng phí nguồn nước.

Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023 đảm bảo đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết./

 


Nơi nhận:
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT, CT, KHCN;
- Hội Nông dân tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Công ty TNHH MTV KTCTTL;
- Các Chi cục: TTBVTV, QLCLNLTS, TL;
- Trung Tâm Khuyến nông;
- Báo Ninh Thuận, Đài PTTH tỉnh;
- VPUB: LĐVP, KTTH;
- Lưu: VT. HC

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Huyền

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2022 - 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 5227/KH-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Danh mục

ĐVT

Tổng số

Chia ra các huyện, thành phố

Phan Rang-Tháp Chàm

Bác Ái

Ninh Sơn

Ninh Hải

Ninh Phước

Thuận Bắc

Thuận Nam

Tổng diện tích cây hàng năm

ha

27.000

1.379,5

1.900

6.846

2.720

8.261,7

3.692,8

2.200

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích cây lúa

ha

17.363,7

1.000

800

3.280

2.265

5.286,4

2.982,3

1.750

Diện tích cây màu

ha

9.636,3

379,5

1.100

3.566

455

2.975,3

710,5

450

I. Diện tích sản xuất trong hệ thống tưới

ha

25.569

1.379,5

1.800

6.040

2.358

8.261,7

3.529,8

2.200

1

Cây lương thực có hạt

ha

19.482,6

1.012

1.100

4.105,6

2.219

6.097,7

3.118,3

1.830

1.1

Lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

16.783,3

1.000

800

2.755,6

2.219

5.286,4

2.972,3

1.750

 

- Năng suất

tạ/ha

67,0

70,5

42

68,7

71,5

71,2

64

60,5

 

- Sản lượng

tấn

112.456,2

7.050,0

3.360,0

18.931,0

15.865,9

37.639,2

19.022,7

10.588

1.2

Ngô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

2.699

12

300

1.350

 

811,3

146

80

 

- Năng suất

tạ/ha

56,4

56,0

35

58,6

 

65,0

39,0

45,0

 

- Sản lượng

tấn

15.231,1

67,2

1.050

7.911,0

 

5.273,5

569,4

360

1.3

Cây lương thực có hạt khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

-

-

-

-

-

-

-

-

 

- Năng suất

tạ/ha

-

-

-

-

-

-

-

-

 

- Sản lượng

tấn

-

-

-

-

-

-

-

-

2

Cây lấy củ có chất bột

ha

468

3

220

170

-

42

30

3

2.1

Khoai lang

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

57

3

-

50

-

4

-

-

- Năng suất

tạ/ha

141,5

82,0

-

150

-

80

-

-

- Sản lượng

tấn

806,6

24,6

-

750

-

32,0

-

-

2.2

Sắn (mì)

ha

411

-

220

120

-

38

30,0

3,0

3

Cây mía

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích trồng mới

ha

-

-

-

-

-

-

-

-

4

Cây rau, đậu, hoa các loại

ha

3.562,5

287,5

308

1.017

111

1.458

211

170

4.1

Rau các loại:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

2.854,5

269,5

200

672

111

1.324

158

120

- Năng suất

tạ/ha

186,5

740

171

160,0

125,7

110

125,2

99

- Sản lượng

tấn

53.240,4

19.943,0

3.420,0

10.752,0

1.395,3

14.564,0

1.978,2

1.188,0

4.2

Đậu hạt các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

676,0

2,0

108

340,0

-

126

50

50

- Năng suất

tạ/ha

8,1

10

7,5

7,5

-

10,5

7,6

7,5

- Sản lượng

tấn

545,8

2,0

81,0

255,0

-

132,3

38,0

37,5

4.3

Hoa các loại

ha

32

16,0

-

5

-

8

3,0

-

5

Cây có hạt chứa dầu

ha

310

5

4

240

-

51

-

10

5.1

Lạc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

310

5

4

240

-

51

-

10

- Năng suất

Tạ/ha

17,1

14,0

14,0

17,8

-

16,0

-

9,5

- Sản lượng

tấn

530,9

7,0

5,6

427,2

-

81,6

-

9,5

5.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

-

-

-

-

-

-

-

-

- Năng suất

tạ/ha

-

-

-

-

-

-

-

-

- Sản lượng

tấn

-

-

 

-

-

-

-

-

6

Thuốc lá, thuốc lào

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

75

-

25,0

50

-

-

-

-

 

- Năng suất

tạ/ha

22,7

-

22,0

23,0

-

-

-

-

 

- Sản lượng

tấn

170,0

-

55,0

115,0

-

-

-

-

7

Cây gia vị, dược liệu hàng năm

ha

231,0

19,0

-

72,0

-

109,0

21,0

10,0

7.1

Cây gia vị hàng năm

ha

204,0

19,0

-

70

-

105

-

10,0

7.2

Cây dược liệu hàng năm

ha

27,0

-

-

2,0

-

4

21,0

-

8

Cây hàng năm khác

ha

1.439,9

53,0

143,0

385,4

28,0

504,0

149,5

177,0

8.1

Cỏ làm thức ăn gia súc

ha

1.403,5

40

143

380,0

28

486

149,5

177

8.2

Cây hàng năm khác còn lại

ha

36,4

13,0

-

5,4

-

18,0

-

-

II. Diện tích sản xuất ngoài hệ thống tưới

 

1.431

-

100

806

362

-

163

-

1

Lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

580,4

-

-

524,4

46

-

10

-

- Năng suất

tạ/ha

69

-

-

68,7

71,5

-

65

-

- Sản lượng

tấn

3.996,5

-

-

3.602,6

328,9

-

65,0

-

2

Ngô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

88

-

-

50

-

-

38,0

-

 

- Năng suất

tạ/ha

50,1

-

-

58,6

-

-

39,0

-

 

- Sản lượng

tấn

441,2

-

-

293

-

-

148,2

-

3

Rau các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

430

-

30

100

259

-

41

-

- Năng suất

tạ/ha

136,8

-

171

160,0

125,7

-

125,5

-

- Sản lượng

tấn

5.883,2

-

513

1.600

3.255,6

-

514,6

-

4

Đậu hạt các loại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Diện tích

ha

152

-

60

60

-

-

32

-

- Năng suất

tạ/ha

7,52

-

7,5

7,5

-

-

7,6

-

- Sản lượng

tấn

114,3

-

45,0

45,0

-

-

24,3

-

5

Cây lấy củ có chất bột (sắn)

ha

54

-

-

30

-

-

24

-

6

Cỏ chăn nuôi

ha

120

-

10

41,6

57

-

11

-

7

Cây hàng năm khác

ha

7

-

-

-

-

-

7

-

 



1 “1 phải” là phải sử dụng giống lúa xác nhận và “5 giảm” là giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân bón, giảm lượng nước tưới (tiết kiệm nước) và giảm thất thoát sau thu hoạch.

2 “3 giảm” là giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu và “3 tăng” là tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả.

3 “4 đúng” là đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng lúc, đúng cách.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 5227/KH-UBND năm 2022 về sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Đông Xuân năm 2022-2023 do tỉnh Ninh Thuận ban hành

  • Số hiệu: 5227/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 30/11/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Lê Huyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/11/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản