Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CÓ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG NĂM 2020

Thực hiện nội dung hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các văn bản: Thông tư số 18/2017/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2017, Công văn số 1653/BNN-KTHT ngày 07/3/2019 về việc thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020; và trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 78/SLĐTBXH-VPGN ngày 09/01/2020, đề xuất của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 747/SNNP7NT ngày 26/3/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020, với những nội dung sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Nhân rộng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần phát triển sản xuất gắn với giảm nghèo trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng vùng, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.

Nhân rộng các mô hình do Nhà nước hỗ trợ thực hiện và các mô hình do nhân dân tự thực hiện có hiệu quả. Tạo cho hộ nghèo chủ động lao động, sản xuất trên chính nguồn tài sản của mình; tự vươn lên thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

2. Yêu cầu

Nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả phải xuất phát từ cộng đồng, phù hợp với điều kiện, lợi thế của từng vùng miền. Mô hình phải liên kết tiêu thụ sản phẩm; thực hiện đảm bảo quy trình, điều kiện, phương thức, định mức theo quy định. Mô hình phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Hộ gia đình tham gia dự án được tiếp cận kỹ thuật trong phát triển sản xuất, tăng thu nhập để vươn lên thoát nghèo và thoát cận nghèo.

II. Đối tượng và phạm vi thực hiện

1. Đối tượng

Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

2. Phạm vi thực hiện

Thực hiện trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135; trên địa bàn các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc Chương trình 30a; trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.

Sử dụng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020; vốn vay ưu đãi tín dụng, vốn đối ứng của người dân và vốn khác.

III. Nội dung kế hoạch nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả năm 2020

- Số lượng mô hình: 09 mô hình (Chăn nuôi bò cái địa phương sinh sản; chăn nuôi dê bản địa sinh sản; phát triển chăn nuôi heo bản địa; cải tiến chăn nuôi bò cái lai Zebu F2; phát triển chăn nuôi gà ta; chăn nuôi bò cái Zebu sinh sản; nuôi heo ky sinh sản; chăn nuôi trâu cái nội sinh sản; nhân rộng mô hình cam sành).

- Số hộ tham gia: 598 hộ (hộ nghèo: 370, hộ cận nghèo: 157, hộ mới thoát nghèo: 71).

- Kinh phí thực hiện: 11.574,57 triệu đồng (trong đó: ngân sách Trung ương: 8.924,65 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân: 2.411,405 triệu đồng, vốn vay ưu đãi: 236 triệu đồng, vốn khác: 11,856 triệu đồng).

Cụ thể theo từng Dự án, Tiểu dự án như sau:

1) Nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (thuộc Tiểu dự án 3 - Dự án 1).

a) Huyện Ba Tơ

Mô hình: Chăn nuôi bò cái địa phương sinh sản

- Địa bàn thực hiện: Các xã: Ba Dinh, Ba Tô, Ba Vì, Ba Xa, Ba Thành, Ba Tiêu, Ba Ngạc và thị trấn Ba Tơ.

- Số hộ tham gia: 111 hộ

- Kinh phí thực hiện: 2.245,685 triệu đồng.

b) Huyện Sơn Hà

- Mô hình: Chăn nuôi dê bản địa sinh sản.

+ Địa bàn thực hiện: Các xã: Sơn Thành, Sơn Cao, Sơn Linh, Sơn Giang, Sơn Ba, Sơn Kỳ, Sơn Thủy.

+ Số hộ tham gia: 40 hộ.

+ Kinh phí thực hiện: 684,4 triệu đồng.

- Mô hình: Nuôi heo ky sinh sản.

+ Địa bàn thực hiện: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

+ Số hộ tham gia: 70 hộ.

+ Kinh phí thực hiện: 1.218,1 triệu đồng.

c) Huyện Trà Bồng

- Mô hình: Phát triển chăn nuôi heo bản địa (heo cỏ).

+ Địa bàn thực hiện: Các xã: Trà Sơn, Trà Thủy và thị trấn Trà Xuân.

+ Số hộ tham gia: 35 hộ.

+ Kinh phí thực hiện: 459,055 triệu đồng.

- Mô hình: Cải tiến chăn nuôi bò cái lai Zebu.

+ Địa bàn thực hiện: Các xã: Trà Bình, Trà Phú, Trà Tân và thị trấn Trà Xuân.

+ Số hộ tham gia: 30 hộ.

+ Kinh phí thực hiện: 609,965 triệu đồng.

- Mô hình: Phát triển chăn nuôi gà ta (gà kiến).

+ Địa bàn thực hiện: Các xã: Trà Hiệp, Trà Tân, Trà Lâm.

+ Số hộ tham gia: 30 hộ.

+ Kinh phí thực hiện: 490,65 triệu đồng.

d) Huyện Sơn Tây

- Mô hình: Chăn nuôi gà kiến thả vườn.

+ Địa bàn thực hiện: Các xã: Sơn Mùa và Sơn Bua.

+ Số hộ tham gia: 20 hộ.

+ Kinh phí thực hiện: 512,4 triệu đồng.

- Mô hình: Chăn nuôi heo kiềng sắt (heo cỏ địa phương).

+ Địa bàn thực hiện: Các xã: Sơn Mùa và Sơn Dung.

+ Số hộ tham gia: 20 hộ.

+ Kinh phí thực hiện: 535,6 triệu đồng.

- Mô hình: Nhân rộng mô hình cam sành

+ Địa bàn thực hiện: Các xã: Sơn Mùa và Sơn Bua.

+ Số hộ tham gia: 20 hộ.

+ Kinh phí thực hiện: 305 triệu đồng.

e) Thị xã Đức Phổ

Mô hình: Chăn nuôi bò cái Zebu sinh sản

- Địa bàn thực hiện: Xã Phổ Khánh

- Số hộ tham gia: 21 hộ

- Kinh phí thực hiện: 453,295 triệu đồng.

2) Nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn (thuộc Tiểu dự án 2-Dự án 2).

a) Huyện Sơn Hà

- Mô hình: Chăn nuôi dê bản địa sinh sản.

+ Địa bàn thực hiện: Các xã: Sơn Cao, Sơn Linh, Sơn Giang, Sơn Ba, Sơn Kỳ, Sơn Thủy.

+ Số hộ tham gia: 25 hộ.

+ Kinh phí thực hiện: 472,80 triệu đồng.

- Mô hình: Chăn nuôi bò cái địa phương sinh sản.

+ Địa bàn thực hiện: Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

+ Số hộ tham gia: 60 hộ.

+ Tổng kinh phí: 1.385,2 triệu đồng.

b) Huyện Trà Bồng

Mô hình: Phát triển chăn nuôi gà ta (gà kiến).

- Địa bàn thực hiện: Các xã: Trà Bình, Trà Phú và thị trấn Trà Xuân

- Số hộ tham gia: 30 hộ

- Tổng kinh phí: 411 triệu đồng

c) Huyện Ba Tơ

Mô hình: Chăn nuôi trâu cái nội sinh sản

- Địa bàn thực hiện: Các xã: Ba Dinh, Ba Giang, Ba Tô và Ba Xa.

- Số hộ tham gia: 52 hộ

- Tổng kinh phí: 1.111 triệu đồng.

d) Huyện Sơn Tây

Mô hình: Chăn nuôi gà kiến thả vườn.

- Địa bàn thực hiện: Các xã: Sơn Mùa và Sơn Dung.

- Số hộ tham gia: 15 hộ.

- Tổng kinh phí: 282 triệu đồng.

3) Nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135.

Thị xã Đức Phổ.

Mô hình: Nuôi bò cái Zebu sinh sản.

- Địa bàn thực hiện: Phường Phổ Minh.

- Số hộ tham gia: 19 hộ.

- Tổng kinh phí: 407,761 triệu đồng.

(Chi tiết kế hoạch thực hiện theo Phụ lục 01, 02 đính kèm).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn triển khai, thực hiện các dự án. Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo định kỳ và hàng năm cho UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Tài chính

Tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các địa phương đảm bảo đúng quy định và kịp thời theo kế hoạch; hướng dẫn thủ tục thanh, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã:

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị xây dựng, phê duyệt, thực hiện dự án (Dự án quy mô liên xã, UBND huyện giao phòng, ban chức năng chủ trì xây dựng và thực hiện dự án; dự án có quy mô cấp xã, thôn, UBND huyện giao UBND cấp xã chủ trì xây dựng và thực hiện dự án) và thanh, quyết toán theo quy định.

- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các xã, đơn vị thực hiện dự án, mô hình; chỉ đạo, hướng dẫn thu hồi vốn (bằng tiền hoặc hiện vật), xoay vòng cho các đối tượng khác để nhiều đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận nguồn vốn.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện và báo cáo theo định kỳ, hàng năm cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

- Về hình thức thu hồi, mức kinh phí thu hồi ngân sách nhà nước đã hỗ trợ cho các hộ gia đình tham gia dự án, UBND tỉnh giao cho Chủ tịch UBND huyện quyết định trong phê duyệt dự án; tổ chức luân chuyển nguồn kinh phí được thu hồi trên địa bàn thực hiện dự án cho phù hợp với từng mô hình và điều kiện cụ thể của từng hộ nghèo tại địa phương để nâng cao trách nhiệm của từng hộ nghèo, bảo đảm nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được tham gia thực hiện mô hình.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị và địa phương được giao nhiệm vụ kịp thời báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp tham mưu UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (b/cáo);
- Văn phòng Quốc gia về Giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- UBND các huyện: Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, và thị xã Đức Phổ;
- VPUB: CVP, PCVP(KT), NNTN, CBTH;
- Lưu: VT, KT.bngoc104.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Phiên

 

PHỤ LỤC 01

KẾ HOẠCH NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CÓ HIỆU QUẢ NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 14/4/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Tên mô hình

Địa bàn thực hiện

Số lượng hộ tham gia

Tổng kinh phí (Triệu đồng)

Chia ra

Tổng số (hộ)

Trong đó

Kinh phí Trung ương

Vốn đối ứng của nhân dân

Ngân sách xã, huyện

Vốn vay ưu đãi

Vốn khác

Hộ Nghèo

Hộ cận nghèo

Hộ mới thoát nghèo

Hộ không nghèo

A

Tiểu dự án 3- Dự án 1 (Chương trình 30a)

 

397

241

105

51

0

7.514,150

6.068,650

1.342,985

0

100,000

2,515

I

Huyện Ba Tơ

 

111

109

2

0

0

2.245,685

1.692,000

553,685

0

0

0

 

Chăn nuôi bò cái địa phương sinh sản

xã Ba Dinh và Ba Tô

28

27

1

 

 

566,430

425,300

141,130

 

 

 

 

Chăn nuôi bò cái địa phương sinh sản

xã Ba Vì và Ba Xa

28

28

 

 

 

566,430

428,250

138,180

 

 

 

 

Chăn nuôi bò cái địa phương sinh sản

xã Ba Thành và thị trấn Ba Tơ

28

28

 

 

 

566,440

428,260

138,180

 

 

 

 

Chăn nuôi bò cái địa phương sinh sản

xã Ba Tiêu và Ba Ngạc

27

26

1

 

 

546,385

410,190

136,195

 

 

 

II

Huyện Sơn Hà

 

110

50

25

35

0

1.902,5

1.663,000

139,5

0

100

0

1

Chăn nuôi Dê bản địa sinh sản

Các xã: Sơn Thành, Sơn Cao, Sơn Linh, Sơn Giang, Sơn Ba, Sơn Kỳ, Sơn Thủy

40

20

5

15

 

684,400

647,400

27,000

 

10

 

2

Nuôi heo ky sinh sản

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

70

30

20

20

 

1.218,100

1.015,600

112,500

0

90

 

III

Huyện Trà Bồng

 

95

33

52

10

0

1.559,670

1.259,650

300,020

0

0

0

1

Phát triển chăn nuôi heo bản địa (heo cỏ)

Các xã: Trà Sơn, Trà Thủy và Thị trấn Trà Xuân

35

10

20

5

 

459,055

444,035

15,020

 

 

 

2

Cải tiến chăn nuôi bò cái lai Zebu

Các xã: Trà Bình, Trà Phú, Trà Tân và Thị trấn Trà Xuân

30

8

17

5

 

609,965

384,965

225,000

 

 

 

3

Phát triển chăn nuôi gà ta (gà kiến)

Các xã: Trà Hiệp, Trà Tân, Trà Tâm

30

15

15

 

 

490,650

430,650

60,000

 

 

 

IV

Huyện Sơn Tây

 

60

33

21

6

0

1.353

1.154

199

0

0

0

1

Mô hình chăn nuôi gà kiến thả vườn

Các xã: Sơn Mùa và Sơn Bua

20

13

7

 

 

512,400

450,000

62,400

 

 

 

2

Mô hình chăn nuôi heo kiềng sắt (heo cỏ địa phương)

Các xã: Sơn Mùa và Sơn Dung

20

10

7

3

 

535,600

452,000

83,600

 

 

 

3

Nhân rộng mô hình cam sành

Các xã: Sơn Mùa và Sơn Bua

20

10

7

3

 

305,000

252,000

53,000

 

 

 

V

Thị xã Đức Phổ

 

21

16

5

 

 

453,295

300,000

150,780

 

 

2,515

1

Chăn nuôi bò cái Zebu sinh

Xã Phổ Khánh

21

16

5

 

 

453,295

300,000

150,780

 

 

2,515

B

Nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các ĐBKK, xã an toàn khu; các thôn đặc biệt khó khăn (thuộc Tiểu dự Án 2-Dự án 2)

 

182

120

42

20

0

3.662,000

2.594,000

932,000

0,000

136,000

0

I

Huyện Sơn Hà

 

85

45

20

20

0

1.858,000

1.194,000

528,000

0

136

0

1

Chăn nuôi Dê bản địa sinh sản

Các xã: Sơn Cao, Sơn Linh, Sơn Giang, Sơn Ba, Sơn Kỳ, Sơn Thủy

25

15

5

5

 

472,800

249,800

168,000

 

55

 

2

Chăn nuôi bò cái địa phương sinh sản

Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện

60

30

15

15

 

1.385,200

944,200

360,000

 

81

 

II

Huyện Trà Bồng

 

30

15

15

0

0

411,000

351,000

60,000

0

0

0

1

Phát triển chăn nuôi gà ta (gà kiến)

Các xã: Trà Bình, Trà Phú và Thị trấn Trà Xuân

30

15

15

 

 

411,000

351,000

60,000

 

 

 

III

Huyện Ba Tơ

 

52

52

0

0

-

1.111,000

799,000

312,000

0

0

0

1

Chăn nuôi trâu cái nội sinh sản

Các xã: Ba Dinh và Ba Giang

26

26

 

 

-

556,000

400,000

156,000

0

0

0

2

Chăn nuôi trâu cái nội sinh sản

Các xã: Ba Tô và Ba Xa

26

26

-

0

-

555,000

399,000

156,000

 

 

 

IV

Huyện Sơn Tây

 

15

8

7

0

0

282

250

32

0

0

0

1

Mô hình chăn nuôi gà kiến thả vườn

Các xã: Sơn Mùa và Sơn Dung

15

8

7

 

 

282,000

250,000

32,000

 

 

 

C

Nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài CT 30a và CT 135 (Dự án 3)

 

19

9

10

0

-

398,420

262,000

136,420

0

0

9,341

I

Thị xã Đức Phổ

 

19

9

10

-

-

398,420

262,000

136,420

0

0

9341

1

Nuôi bò cái Zebu sinh sản

Phường Phổ Minh

19

9

10

-

-

407,761

262,000

136,420

 

 

9,341

Tổng cộng

 

598

370

157

71

0

11.574,570

8.924,650

2.411,405

0

236

11,856

 

PHỤ LỤC 02

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KINH PHÍ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH GIẢM NGHÈO CÓ HIỆU QUẢ NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 14/4/2020 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Huyện

Tổng kinh phí (Triệu đồng)

Trong đó

Ghi chú

Tiểu dự án 3-Dự án 1 (Chương trình 30a)

Tiểu Dự án 2 - Dự án 2 (Chương trình 135)

Dự án 3

Tổng cộng

Trong đó, ngân sách Trung ương

Tổng cộng

Trong đó, Ngân sách Trung ương

Tổng cộng

Trong đó, Ngân sách Trung ương

Tổng cộng

Trong đó, Ngân sách Trung ương

 

1

Ba Tơ

3.356,685

2.491,000

2.245,685

1.692,000

1.111

799

 

 

 

2

Sơn Hà

3.760,500

2.857,000

1.902,500

1.663,000

1.858

1.194

 

 

 

3

Trà Bồng

1.970,670

1.610,650

1.559,670

1.259,650

411

351

 

 

 

4

Sơn Tây

1.635,000

1.404,000

1.353,000

1.154,000

282

250

 

 

 

5

Đức Phổ

851,715

562,000

453,295

300,000

 

 

398,420

262

 

Tổng cộng

11.574,570

8.924,650

7.514,150

6.068,650

3.662

2.594

398,420

262

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 51/KH-UBND về nhân rộng mô hình giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2020

  • Số hiệu: 51/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 14/04/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Võ Phiên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/04/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản