Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5008/KH-UBND

Bến Tre, ngày 09 tháng 10 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÍNH NGẠCH NÔNG SẢN CHỦ LỰC TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2019-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

Căn cứ Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy về xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Kết luận 359-KL/TU ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Tỉnh Ủy về phát triển nông nghiệp, nông dân, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến 2025,

Xuất khẩu chính ngạch là lựa chọn đúng đắn, hướng đi tích cực, tạo hiệu quả tốt cho nông sản trong bối cảnh hội nhập. Để tăng cường thị trường xuất khẩu, phát triển liên kết giữa người dân và doanh nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch trong thời gian tới như sau:

I. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu nông sản trong thời gian qua

Diện tích dừa của Bến Tre cao nhất cả nước với 72.022 ha, (chiếm khoảng 42% tổng diện tích dừa cả nước), sản lượng đạt 321.715 tấn. Sản phẩm “dừa nước Xiêm xanh” đã được Cục Sở hữu trí tuệ quốc gia cấp giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý, đây là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Bên cạnh đó, Bến Tre còn có thế mạnh về trồng cây ăn trái với diện tích hơn 28.000 ha, sản lượng trái cây hàng năm trên 300.000 tấn.

Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản toàn tỉnh năm 2018 đạt 36,712 triệu USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đạt 16,048 triệu USD (chiếm 48,92% kim ngạch nông sản của tỉnh). Thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu là Trung Quốc, Tây Ban Nha, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan... Thời gian gần đây, yêu cầu về kiểm dịch thực vật (KDTV) ngày càng khắt khe của thị trường các nước phát triển đặc biệt là Trung Quốc và sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực như Thái Lan, Phillipines, Malaysia gây khó khăn không nhỏ đến tình hình xuất khẩu nông sản của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.

Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh từng bước đã hình thành vùng sản xuất cây ăn trái tập trung, chuyên canh theo hướng hàng hóa, trình độ kỹ thuật sản xuất của nông dân ngày càng nâng cao, cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn từng bước được hoàn thiện, thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa tuy nhiên các vùng sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán, gây khó khăn cho công tác đầu tư, tiêu thụ sản phẩm; doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến liên kết sản xuất, hoạt động của các Hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác còn mang tính hình thức, chưa thấy rõ lợi ích của các thành viên khi tham gia liên kết.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 20 doanh nghiệp tham gia chế biến, xuất khẩu nông sản; một số trái cây đã xuất khẩu qua Trung Quốc như: chôm chôm, nhãn,... đây là bước đệm, tạo điều kiện cho những mặt hàng trái cây khác từng bước có thể xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa chuyên nghiệp, thiếu vắng các doanh nghiệp lớn tham gia vào quá trình sản xuất và xuất khẩu nông sản; hệ thống thông tin thị trường còn hạn chế, chưa có điều kiện đầy đủ, toàn diện về cung cầu ngành hàng trái cây, thiếu tính ổn định về sản lượng và giá, do đó thiếu tính bền vững trong phát triển.

II. Kế hoạch đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến 2025

1. Mục đích, yêu cầu

Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông sản xuất khẩu của tỉnh trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế; chú trọng các mặt hàng có lợi thế xuất khẩu và các sản phẩm chủ lực của tỉnh như dừa xiêm xanh, bưởi da xanh, trái cây các loại.

Phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 30-50 triệu USD, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 5.660 triệu USD.

Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc và mở rộng thêm một số thị trường tiềm năng khác như EU, Châu Mỹ, Nhật Bản,…

2. Các nội dung chủ yếu

Tổ chức lại sản xuất để phù hợp với yêu cầu thị trường xuất khẩu chính ngạch; tập trung củng cố, nâng chất và thành lập các Hợp tác xã, tổ hợp tác.

Tập huấn, hướng dẫn người dân sản xuất cây ăn trái theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, GMP, Ogranic,... xây dựng mã vùng sản xuất; mời chuyên gia tập huấn cho các doanh nghiệp nắm và hiểu được các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu chính ngạch.

Thực hiện theo kế hoạch xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm nông sản chủ lực tỉnh Bến Tre từ nay đến năm 2025; tổ chức hội thảo chuỗi giá trị trên cây ăn trái đặc sản khác khi thị trường có nhu cầu.

Xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu hàng hóa cho những cây trồng, trái cây đặc sản khác;

Xây dựng và khai thác sàn giao dịch thương mại điện tử với tên gọi đặc sản Bến Tre; thường xuyên cập nhật chính sách thương mại, cơ hội kết nối giao thương, xu hướng thị trường; phát hành Bản tin dự báo thị trường, Bản tin thế giới cây dừa; tổ chức cho đoàn doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước.

Tổ chức tham gia hội nghị giao thương tại thị trường ngoài nước (dự kiến thị trường Hàn Quốc và Đức); giới thiệu doanh nghiệp tham gia hội chợ ngoài nước thuộc Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia (hội chợ nông sản, thực phẩm Quốc tế).

Đồ xuất bộ nông nghiệp và phía Trung Quốc cấp mã vùng trồng cho những cây trồng khác (bưởi da xanh, sầu riêng, dừa, mít, chuối,...).

III. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch

Xuất khẩu theo chính ngạch là lựa chọn đúng đắn, hướng đi tích cực, tạo hiệu quả tốt cho nông sản trong bối cảnh hội nhập, để đạt mục tiêu đề ra, tỉnh sẽ triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như sau:

Giải pháp xây dng vùng sản xuất: Quy hoạch, rà soát quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cây ăn trái tập trung theo thế mạnh địa phương; tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, thâm canh, đào tạo huấn luyện, tổ chức sản xuất, liên kết sản xuất.

Giải pháp xây dựng mã số vùng trồng: hỗ trợ phát triển các nhãn hiệu cộng đồng đã được xác lập quyền (nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể,...) cho các trái cây đặc sản như: chôm chôm, nhãn, bưởi da xanh, dừa, sầu riêng, mít, măng cụt, chuối, từng bước khẳng định thương hiệu hàng hóa, thông qua hoạt động marketing. Trên cơ sở những sản phẩm được xuất khẩu qua đường chính ngạch như chôm chôm, nhãn,... quản lý các mã số vùng trồng đã được cấp để đảm bảo tính bền vững của việc cấp mã số; giám sát hiệu quả việc tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm tại các vùng trồng đã được cấp mã số xuất khẩu. Đề xuất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phía Trung Quốc cấp mã số vùng trồng cho những trái cây đặc sản còn lại như: sầu riêng, chuối, mít, bưởi da xanh, dừa,...

Giải pháp xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị: Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cho cả người dân và doanh nghiệp nắm, hiểu được nhu cầu và tiêu chuẩn hiện nay của các thị trường nhập khẩu, để từ đó định hướng và tổ chức lại sản xuất cho phù hợp. Đồng thời, vận động nhà vườn liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển diện tích tham gia vào tổ hợp tác, hợp tác xã; kêu gọi các doanh nghiệp gắn kết với hợp tác xã, tổ hợp tác để cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra thông qua hợp đồng nhằm đảm bảo lợi ích giữa doanh nghiệp và nông dân

Giải pháp đẩy mnh ứng dng khoa hc, kỹ thut trong sản xuất: Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất cây ăn trái, đặc biệt là trong thời kỳ xử lý thu hoạch rải vụ nhằm nâng cao năng suất chất lượng trái, đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời duy trì tuổi thọ của cây. Ngoài ra, mở rộng diện tích áp dụng quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt (GAP) hoặc sản xuất theo hướng VietGAP nhằm chuẩn bị cho công tác xây dựng mã vùng, phục vụ cho xuất khẩu chính ngạch; tăng cường công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thâm canh, quản lý dịch hại theo hướng IPM, ICM. Đa dạng hóa các loại hình chế biến trái cây khô, đông lạnh,...chuyển giao kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch, giúp giữ trái lâu hơn.

Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP và cần triển khai thực hiện đồng bộ cho hầu hết các sản phẩm. Chủ động, tích cực tham gia thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng được yêu cầu truy xuất nguồn gốc hiện nay của nhà nhập khẩu.

Giải pháp thtrường: tổ chức cho các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để xúc tiến thương mại, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường; xây dựng trang thông tin điện tử để đẩy mạnh quảng bá thương hiệu; tiếp cận và nắm rõ rào cản kỹ thuật của các nước phát triển, nhất là các thị trường tiềm năng, từ đó duy trì, củng cố thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới sang khu vực Châu Âu, Châu Mỹ; đăng ký nhãn hiệu ra một số nước tiềm năng cho sản phẩm dừa, Bưởi da xanh, chôm chôm,...

Giải pháp về thu hút doanh nghiệp: xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, lựa chọn chiến lược về sản phẩm và thâm nhập thị trường phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tế của từng thị trường và khả năng của doanh nghiệp. Đồng thời, đưa ra các giải pháp đồng bộ để thực hiện hiệu quả định hướng chiến lược xuất khẩu nông sản, tối đa hóa giá trị gia tăng hàng nông sản xuất khẩu bằng công nghệ sơ chế, chế biến tiên tiến và hiện đại; đổi mới phương thức tiếp cận thị trường cùng với quảng bá mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu, thế mạnh của các sản phẩm xuất khẩu.

Thu hút và ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sơ, chế biến nông sản, đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại nhằm gia tăng giá trị sản xuất, đồng thời, mời gọi những doanh nghiệp mới, đủ năng lực, nội lực, có đủ tiêu chuẩn tham gia, hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị trên cây ăn trái cũng như xuất khẩu chính ngạch sản phẩm trái cây đặc sản của tỉnh.

Giải pháp về tuyên truyền: đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh phối hợp các ban, ngành, đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, thông tin đến doanh nghiệp và nông dân về các nội dung liên quan xuất khẩu nông sản chính ngạch, nhất là các quy định cụ thể về tiêu chuẩn sản xuất để đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu, thông tin vùng trồng, cơ sở đóng gói,... qua hệ thống các phương tiện thông tin, đại chúng, internet, các cuộc hội thảo, tập huấn,...

Giải pháp về chính sách: Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt những chính sách của Trung ương và tỉnh về khuyến khích tự liên kết sản xuất, vay vốn ưu đãi, khuyến nông,... đồng thời nghiên cứu, đề xuất những chính sách mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất bền vững các mặt hàng nông sản thế mạnh của tỉnh.

III. Tổ chức thực hiện

1. Phân công nhiệm vụ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch, giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả theo quy định; tham mưu tổ chức hội nghị sơ kết hàng năm và tổng kết giai đoạn để rút kinh nghiệm, nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả hơn.

Thủ trưởng, Giám đốc các sở, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công (tại Phụ lục - Nội dung Kế hoạch); chủ trì, chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể cho ngành, địa phương để triển khai thực hiện, hàng năm trình Sở Tài chính thẩm định, cân đối và phân bổ kinh phí thực hiện theo khả năng ngân sách tỉnh.

2. Kinh phí thực hiện

Kinh phí được huy động chủ yếu từ nông dân, doanh nghiệp (vốn tích lũy và vốn vay ngân hàng), các hình thức hợp tác công tư; kinh phí lồng ghép từ các chương trình, dự án, đề án và vốn ngân sách Nhà nước được phân bổ hàng năm cho các địa phương, đơn vị.

Trên đây là Kế hoạch “Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch nông sản chủ lực tỉnh Bến Tre”. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung triển khai có hiệu quả nội dung kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo kết quả về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UB. MTTQVN tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT, KH&CN, CT, TC, KH&ĐT;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- UBND các huyện và thành phố;
- Chánh, các PCVP UBND tỉnh;
- PNC: TH, KT;
- Cổng TTĐT;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Lập

 

PHỤ LỤC:

MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CHÍNH NGẠCH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 5008/KH-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Công việc

Sản phẩm

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Xây dựng và khai thác sàn giao dịch thương mại điện tử với tên gọi đặc sản Bến Tre.

Sàn giao dịch, báo cáo

2019-2020

Sở Công thương

UBND các huyện và thành phố

2

Thường xuyên cập nhật chính sách thương mại, cơ hội kết nối giao thương, xu hướng thị trường.

Tin tức, bài viết

2019-2025

Sở Công thương

UBND các huyện và thành phố

3

Phát hành Bản tin dự báo thị trường, Bản tin Thế giới Cây dừa

Quyển thông tin

2019-2025

Sở Công thương

UBND các huyện và thành phố

4

Tổ chức hội chợ các sản phẩm dừa trong “Lễ hội dừa Bến Tre lần V 2019” tại thành phố Bến Tre

Giới thiệu sản phẩm từ dừa

2019

Sở Công thương

Sở Khoa học công nghệ;

Sở Nông nghiệp và PTNT;

UBND các huyện và thành phố

5

Tổ chức cho đoàn doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước

Giới thiệu sản phẩm nông sản trái cây

2019-2025

Sở Công thương

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện và thành phố

6

Tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm một tại một số tỉnh/thành

Giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại

2019-2025

Sở Công thương

UBND các huyện và thành phố

7

Tham gia Hội nghị giao thương tại thị trường ngoài nước (dự kiến thị trường Hàn Quốc và Đức).

Giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại

2019-2020

Sở Công thương

UBND các huyện và thành phố

8

Giới thiệu doanh nghiệp tham gia Hội chợ ngoài nước thuộc Chương trình XTTM Quốc gia (Hội chợ nông sản, thực phẩm Quốc tế).

Giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại

2019-2025

Sở Công thương

Các bộ, cục, sở, ngành có liên quan

9

Xây dựng cửa hàng giới thiệu sản phẩm, siêu thị, chuỗi siêu thị hàng nông sản của Tỉnh

Hình thành chợ hàng nông sản Việt Nam

2019-2025

Sở Công thương

Bộ, Cục, Sở, Ngành có liên quan UBND các huyện và thành phố

10

Củng cố, nâng chất và thành lập tổ hợp tác; hợp tác xã; Xây dựng vùng sản xuất

Vùng sản xuất

2019-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện và thành phố

11

Tập huấn và cấp giấy chứng nhận sản xuất cây ăn trái theo hướng VietGAP

- Tư vấn VietGAP

- Chứng nhận VietGAP

2019-2025

- Sở Nông nghiệp và PTNT

- Sở Khoa học và Công nghệ

UBND các huyện và thành phố

12

Mời chuyên gia Tập huấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản biết các quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu chính ngạch.

Doanh nghiệp nắm rõ rào cản KDTV và an toàn thực phẩm

2019-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện và thành phố

13

Đề xuất Bộ Nông nghiệp và phía Trung Quốc cấp mã vùng trồng cho cây những cây ăn trái khác (dừa, sầu riêng, mít, chuối, bưởi da xanh...).

Mã vùng trồng

2020-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục BVTV UBND các huyện và thành phố

14

Thực hiện theo kế hoạch xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Bến Tre từ nay đến 2025

Bưởi, dừa, Giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại

2019-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện và thành phố

15

Hội thảo chuỗi giá trị trên cây ăn trái đặc sản khác khi thị trường có nhu cầu (bưởi da xanh, măng cụt,...).

Măng cụt, chuối, mít

2019-2025

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện và thành phố

16

Xây dựng chỉ dẫn địa lý cho những cây trồng khác

Chỉ dẫn địa lý cho cây Măng cụt, chuối, mít,..

2019-2025

Sở Khoa học công nghệ

Sở Nông Nghiệp và PTNT; UBND các huyện và thành phố

17

Xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho những trái cây đặc sản khác

Nhãn hiệu hàng hóa cho trái sầu riêng, măng cụt,…

2019-2025

Sở Khoa học công nghệ

UBND các huyện và thành phố

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 5008/KH-UBND năm 2019 về đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch nông sản chủ lực giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến 2025 tỉnh Bến Tre

  • Số hiệu: 5008/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 09/10/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
  • Người ký: Nguyễn Hữu Lập
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 09/10/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản