Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4993/KH-UBND | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 9 năm 2013 |
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, ĐÔN ĐỐC THU, CHỐNG THẤT THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2013
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-BTC ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý thu ngân sách để đảm bảo thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2013 và Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách những tháng cuối năm 2013; Ủy ban nhân dân thành phố triển khai Kế hoạch tăng cường công tác quản lý thu, đôn đốc thu, chống thất thu ngân sách Nhà nước năm 2013, cụ thể như sau:
- Tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý thu, tập trung chỉ đạo đạt hiệu quả trong công tác thu ngân sách; ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuế.
- Thực hiện đôn đốc thu và khai thác các nguồn thu, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2013.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện tập trung thực hiện các nội dung công việc sau:
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp cho Cục Thuế thành phố, Cục Thống kê thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để phối hợp trong quản lý Nhà nước trên địa bàn.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và xử lý theo thẩm quyền trường hợp doanh nghiệp có vi phạm về đăng ký kinh doanh.
- Chủ trì làm việc với Cục Thuế thành phố rà soát, thống nhất số liệu về tình hình giải thể, phá sản, mất tích... của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trong cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng.
- Phối hợp chặt chẽ với Cục Thuế thành phố trong công tác thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo đề nghị của cơ quan Thuế.
2. Cục Thuế thành phố, Chi cục Thuế các quận - huyện:
2.1- Tập trung khai thác nguồn thu, kiểm soát đăng ký và kê khai thuế:
- Tăng cường công tác phân tích, đánh giá nguồn thu, từ đó xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các giải pháp quản lý hiệu quả trên địa bàn; kiểm tra, rà soát và nắm bắt kịp thời về số lượng người nộp thuế trên địa bàn. Phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan có liên quan định kỳ thực hiện rà soát đối chiếu xác minh doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh, giám sát chặt chẽ người nộp thuế; phối hợp rà soát đối chiếu việc quản lý người nộp thuế kê khai, nộp thuế vãng lai, yêu cầu kê khai đúng số phát sinh.
- Triển khai các biện pháp quản lý: hướng dẫn kê khai, khai thác dữ liệu kê khai... nhằm ngăn chặn và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh, tạo sức lan tỏa, nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, của công chức thuế và cơ quan thuế.
2.2- Tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ:
- Chủ động phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư và Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện đối thoại trên địa bàn quận - huyện để giải quyết cụ thể, kịp thời vướng mắc của doanh nghiệp; định kỳ hàng tháng, báo cáo kết quả gửi về Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn kịp thời các cơ chế, chính sách, đặc biệt là các Luật thuế mới được sửa đổi, bổ sung, các chủ trương chính sách và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của Quốc hội, Chính phủ cho cán bộ công chức ngành Thuế và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố, nhằm giúp cho cán bộ công chức ngành Thuế và các tổ chức, cá nhân hiểu đúng và thống nhất về các cơ chế chính sách của Nhà nước.
2.3- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra:
- Tập trung nguồn lực tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại. Hàng tháng phải tổ chức theo dõi đánh giá và kiểm tra tiến độ thực hiện đối với từng đơn vị để kịp thời đôn đốc, hỗ trợ nguồn nhân lực cho phù hợp để đảm bảo tiến độ.
- Tập trung phân tích hồ sơ kê khai thuế, xác định các lĩnh vực rủi ro để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra như: đấu tranh chống chuyển giá; thực hiện chính sách ưu đãi thuế; kinh doanh tín dụng, ngân hàng; thương mại điện tử; việc chuyển nhượng tài sản, vốn, thương hiệu bản quyền; kinh doanh dược phẩm và các sản phẩm từ sữa; hoạt động nhà thầu; kinh doanh du lịch, dịch vụ,... Phấn đấu thanh tra, kiểm tra đạt tối thiểu 15% số doanh nghiệp đang hoạt động nhằm truy thu thuế và cắt lỗ kịp thời đối với các doanh nghiệp khai báo không trung thực. Thu hồi kịp thời số tiền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra vào ngân sách, phấn đấu số thuế truy thu thực nộp vào ngân sách đạt tối thiểu 75-80% số thuế phát hiện tăng thêm.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ. Khẩn trương xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại đã được cơ quan kiểm toán, thanh tra, phát hiện, kiến nghị. Truy thu đầy đủ, kịp thời vào Ngân sách Nhà nước đối với số tiền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra đã được các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ kiến nghị.
2.4- Đôn đốc, xử lý thu hồi nợ thuế, không để tăng thêm số nợ thuế mới:
2.4.1- Theo dõi, giám sát chặt chẽ thường xuyên sự biến động của các khoản nợ thuế, tập trung rà soát để phân loại đúng các khoản nợ thuế, đối tượng nợ thuế, từ đó áp dụng đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ thuế. Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các sở ngành liên quan trong việc đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật, không để phát sinh số nợ thuế mới.
2.4.2- Biện pháp quản lý đôn đốc thu nợ thuế.
- Đối với nợ chờ xử lý, Cơ quan Thuế tích cực rà soát, hoàn chỉnh đầy đủ hồ sơ, thủ tục giải quyết các hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế và gia hạn nộp thuế của người nộp thuế theo đúng quy định.
- Đối với nợ chờ điều chỉnh do sai sót, Cơ quan Thuế thành lập các tổ điều chỉnh số liệu chuyên trách để rà soát các chứng từ thu nộp, phối hợp với Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại thực hiện việc điều chỉnh và bảo đảm hoàn thành (giảm 100% nợ chờ điều chỉnh) trước ngày 31 tháng 12 năm 2013.
- Đối với nợ có khả năng thu:
+ Phối hợp với các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo Đôn đốc thu, chống thất thu ngân sách nhà nước thành phố tiếp tục đôn đốc thu nợ thuế vào ngân sách nhà nước theo danh sách các doanh nghiệp còn nợ thuế của cơ quan thuế theo dõi; phát hành thông báo nợ thuế và tiền chậm nộp, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế đối với các doanh nghiệp phải thực hiện nộp các khoản thuế truy thu, tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo kết luận của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính.
+ Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các quận - huyện đôn đốc thu các khoản tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vào ngân sách nhà nước.
+ Rà soát lại tất cả các khoản thuế được gia hạn đã hết thời hạn được gia hạn theo quy định, thực hiện đôn đốc thu nộp ngay vào ngân sách nhà nước.
+ Thực hiện phát hành thông báo nợ thuế và tiền chậm nộp đối với các doanh nghiệp còn nợ thuế; tập trung đôn đốc thu nộp các khoản nợ thuế lớn của các doanh nghiệp trọng điểm, lập danh sách cụ thể các doanh nghiệp còn nợ thuế lỏn, chây ỳ, báo cáo Ủy ban nhân dân quận - huyện để tiến hành mời các doanh nghiệp đến làm việc và động viên, yêu cầu nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
- Công tác cưỡng chế nợ thuế:
+ Thực hiện các biện pháp cưỡng chế đối với các khoản nợ thuế quá hạn nộp 90 ngày.
+ Rà soát nắm tất cả thông tin các tài khoản giao dịch đã mở tại các ngân hàng thương mại trên cả nước của các doanh nghiệp có nợ thuế quá 90 ngày. Thực hiện biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
+ Cơ quan thuế thông báo cho cơ quan Hải quan dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có nợ thuế quá 90 ngày.
+ Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng đối với các doanh nghiệp có nợ thuế quá 90 ngày sau khi đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế trên.
+ Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp để thu thập các thông tin về tiền gửi tại các ngân hàng, tiền cho vay, cho mượn, nợ phải thu, tài sản cố định, tài sản thế chấp để bảo đảm các khoản vay... để thực hiện biện pháp thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
+ Trong trường hợp người nộp thuế còn nợ thuế có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì Cơ quan Thuế đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh - Bộ Công an dừng xuất cảnh đối với người đại diện pháp luật của doanh nghiệp còn nợ thuế hoặc cá nhân còn nợ thuế.
2.5- Công tác phối hợp giữa cơ quan Thuế với các Sở, ngành:
- Phối hợp với Công an thành phố và Cục Hải quan thành phố tăng cường công tác phòng, chống các hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế như trốn thuế, gian lận thuế, lừa đảo chiếm đoạt tiền thuế, tiền hoàn thuế, in ấn, mua bán và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp.
- Phối hợp với cơ quan Công an và các sở, ban, ngành có liên quan trong việc đôn đốc thu nộp ngân sách Nhà nước, xử lý kiên quyết các trường hợp chây ỳ không nộp đủ tiền thuế.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh tuyên truyền vận động, nâng cao ý thức của người dân trong việc lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, cơ quan truyền thông và cơ quan thuế xây dựng các chuyên mục phổ biến kiến thức, pháp luật về thuế cũng như các kênh giải đáp các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện pháp luật thuế, đặc biệt là các chính sách thuế mới.
- Chủ trì phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện rà soát toàn bộ các khoản thu liên quan đến nhà, đất để đôn đốc thu nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
- Chủ trì phối hợp cùng các Sở ngành là thành viên Ban Chỉ đạo 09 tập trung rà soát, kiểm tra tiến độ thực hiện các thủ tục liên quan, đôn đốc đẩy nhanh việc bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với những nhà đất đã được Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Tài chính phê duyệt, thu tiền nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định.
- Kiểm tra, rà soát chặt chẽ các loại phí, lệ phí và nội dung chi được phép sử dụng từ nguồn thu phí, lệ phí để lại cho đơn vị, nếu phát hiện đơn vị có số thu phí, lệ phí để lại có số dư cuối kỳ tại thời điểm quyết toán lớn hoặc nhiều năm không chi hết thì kịp thời báo cáo kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem xét xử lý nộp ngân sách nhà nước.
- Tăng cường kiểm tra công tác quản lý giá đối với các loại hàng hóa phải đăng ký và kiểm soát giá theo quy định.
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy định về quản lý giá, thuế, phí đối với các mặt hàng thuộc Nhà nước định giá, mặt bằng thực hiện bình ổn giá; hàng hóa lưu thông trên địa bàn, nhất là hàng gian, hàng giả, hàng lậu, hàng quá hạn sử dụng không có chứng từ, hóa đơn hoặc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Phối hợp với các ban ngành chức năng xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật.
5.1- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
- Tăng cường kiểm tra công tác tham vấn, xác định trị giá tính thuế, áp dụng thuế suất, xây dựng danh mục quản lý rủi ro, cập nhật dữ liệu để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các trường hợp thực hiện không đúng quy định.
- Tăng cường kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, phát hiện ngăn chặn kịp thời các sai sót và các hành vi gian lận thuế.
- Tập trung rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý về hải quan đối với hàng tạm nhập - tái xuất, hàng kho ngoại quan và hàng gia công, sản xuất - xuất khẩu. Tăng cường kiểm tra các trường hợp miễn, giảm, hoàn thuế. Đặc biệt tập trung kiểm tra các trường hợp kê khai miễn thuế hàng hóa nhập đầu tư, hoàn thuế.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại, ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ buôn lậu, không để xảy ra các vụ việc lớn, vụ việc nổi cộm, mang tính chất đường dây, ổ nhóm. Tập trung đấu tranh, phát hiện bắt giữ đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép qua biên giới: ma túy, vũ khí, chất nổ, hàng hóa vi phạm môi trường, tài liệu phản động ... đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn cộng đồng.
- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành để ngăn ngừa, kiểm tra, phát hiện các hành vi gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa, xác định trọng tâm, trọng điểm các mặt hàng có dấu hiệu kim ngạch bất thường, hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan, hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất....
5.2. Quản lý đôn đốc thu nợ thuế: rà soát các doanh nghiệp có nợ thuế lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu; phân loại, lập danh sách các doanh nghiệp có độ rủi ro cao để theo dõi và có biện pháp quản lý chặt chẽ. Đồng thời, cần theo dõi chặt chẽ các khoản nợ thuế tạm thu và thời hạn kết thúc của từng hợp đồng gia công để yêu cầu doanh nghiệp thanh khoản nộp thuế đối với số hàng hóa chuyển tiêu thụ nội địa.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Phối hợp Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố rà soát các trường hợp chưa ký hợp đồng thuê đất, các trường hợp đã ký hợp đồng thuê đất nhưng đã hết hạn, các trường hợp đã ký hợp đồng thuê đất nhưng đã hết thời gian ổn định đơn giá thuê đất để ký hợp đồng thuê đất, điều chỉnh hợp đồng thuê đất theo đúng quy định.
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố rà soát các quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố đã ký giao đất nhưng các cơ quan chưa xác định nghĩa vụ tài chính, tập trung thực hiện việc xác định giá và yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; thời gian báo cáo cho Ban Chỉ đạo chậm nhất trong cuộc họp giao ban tháng sau.
- Đối với khoản thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp, giao Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo, đề xuất cụ thể cho Ban Chỉ đạo trong cuộc họp định kỳ hàng tháng.
- Cung cấp thông tin xác minh quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất của người nộp thuế còn nợ tiền thuế theo đề nghị của Cơ quan Thuế. Yêu cầu các doanh nghiệp, cá nhân phải hoàn thành nghĩa vụ thuế theo thông báo tiền thuế còn nợ của cơ quan thuế chuyển sang trước khi cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Kho bạc Nhà nước thành phố:
- Phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn mở thêm nhiều điểm thu, tạo thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thực hiện đối chiếu số liệu thu ngân sách nhà nước với cơ quan thuế kịp thời, khớp đúng đến từng địa bàn. Rà soát, đối chiếu các tài khoản tạm thu, tạm giữ của ngân sách nhà nước để làm thủ tục chuyển nộp kịp thời, các khoản thu đã được quy định phải nộp ngân sách nhà nước.
- Phối hợp Sở Tài chính, Sở Xây dựng rà soát lại các khoản tạm ứng từ ngân sách cho công tác tái định cư do các quận - huyện không triển khai nộp ngân sách, báo cáo đề xuất các giải pháp thu hồi tạm ứng trình Ủy ban nhân dân thành phố trong cuộc họp định kỳ hàng tháng.
- Thực hiện khấu trừ tại nguồn đối với số tiền nợ thuế của các đơn vị xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trước khi thanh toán cho các chủ đầu tư.
- Tăng cường các hoạt động phối hợp với Cục Thuế thành phố trong công tác phòng, chống các hành vi có dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực thuế như trốn thuế, gian lận thuế, lừa đảo chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, in ấn, mua bán và sử dụng trái phép hóa đơn giá trị gia tăng, chây ỳ không nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách Nhà nước và các tội phạm khác về thuế.
- Hỗ trợ Cục Thuế thành phố, Cục Hải quan thành phố trong việc đôn đốc thu nộp ngân sách nhà nước, thi hành các quyết định cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
9. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh:
Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại cung cấp thông tin đầy đủ chính xác các tài khoản giao dịch của người nộp thuế để thực hiện các quyết định cưỡng chế nợ thuế của cơ quan Thuế thông qua tài khoản và tài sản thế chấp của người nợ thuế theo quy định của pháp luật.
Tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013.
11. Ủy ban nhân dân quận - huyện:
- Thành lập Ban chỉ đạo đôn đốc thu và chống thất thu ngân sách trên địa bàn (nếu cần thiết), xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể thực hiện công tác quản lý thu, đôn đốc thu, chống thất thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.
- Định kỳ tổ chức đối thoại người nộp thuế, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế ổn định phát triển sản xuất, góp phần ổn định an sinh xã hội trên địa bàn.
- Có biện pháp chỉ đạo theo dõi giám sát các doanh nghiệp được cấp phép trên địa bàn theo phân cấp quản lý. Chủ trì và phối hợp với Cơ quan Thuế trong việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.
1. Các đơn vị quán triệt, triển khai Kế hoạch này và xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể của đơn vị.
2. Giao Cục Thuế thành phố, Sở Tài chính hàng tháng tổng hợp tình hình thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Giao Cục Thuế thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố về việc khen thưởng đối với đơn vị thực hiện có hiệu quả và phê bình đối với đơn vị chưa tích cực triển khai kế hoạch này.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc nội dung kế hoạch nêu trên. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc thì đề nghị phản ánh về Cục thuế thành phố để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 303/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp chống thất thu ngân sách nhà nước và thu hồi tiền thuế nợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025
- 2Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 120/KH-UBND về thu và giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Chỉ thị 02/CT-BTC tăng cường công tác quản lý thu ngân sách để đảm bảo thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2013 do Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 303/QĐ-UBND năm 2021 về Quy chế phối hợp chống thất thu ngân sách nhà nước và thu hồi tiền thuế nợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2021-2025
- 4Quyết định 1261/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản, chống thất thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 120/KH-UBND về thu và giải pháp chống thất thu ngân sách nhà nước năm 2022 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
Kế hoạch 4993/KH-UBND về tăng cường công tác quản lý thu, đôn đốc thu, chống thất thu ngân sách Nhà nước năm 2013 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 4993/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 19/09/2013
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thị Hồng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra