Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4783/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 25 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1513/QĐ-TTG NGÀY 03 THÁNG 9 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THAM GIA TRỰC TIẾP CÁC MẠNG PHÂN PHỐI NƯỚC NGOÀI GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 1513/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh với các nội dung cụ thể như sau:

I. Mục tiêu

- Tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài theo từng năm của những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh (thủy sản, nông sản và hàng may mặc);

- Phấn đấu đến năm 2020, hàng hóa xuất khẩu của Bình Thuận được xuất khẩu trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á, tại các quốc gia ký Hiệp định Thương mại tự do với Việt Nam.

II. Những nội dung cụ thể và giải pháp thực hiện

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các sở, ngành có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công việc sau đây:

1. Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu:

- Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu của Bình Thuận để cung cấp cho khách hàng nhập khẩu, chú trọng tại các thị trường trọng điểm như: Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á;

- Cung cấp, phổ biến cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của Bình Thuận các quy trình sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng của các hệ thống phân phối nước ngoài.

2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và kết nối với các hệ thống phân phối nước ngoài:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, phát triển mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hóa xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của các hệ thống phân phối nước ngoài;

- Triển khai mạnh hoạt động quảng bá tiếp thị, xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các nội dung trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia. Hỗ trợ doanh nghiệp trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở nước ngoài;

- Phối hợp, liên hệ chặt chẽ với cơ quan thương vụ và tham tán thương mại, văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, chú trọng hoạt động truyền thông quốc tế. Hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh mang hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại các Chương trình tuần hàng Việt Nam tại các hệ thống phân phối nước ngoài theo quy định của pháp luật.

3. Thúc đẩy doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Thuận hoạt động trong lĩnh vực phân phối tham gia đầu tư sản xuất để xuất khẩu hàng hóa vào hệ thống phân phối ở nước ngoài:

- Tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu thông qua hệ thống cơ sở, chi nhánh bán lẻ của các hệ thống phân phối nước ngoài;

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phân phối đang hoạt động tại Bình Thuận đầu tư, liên kết, hợp tác với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh để phát triển nguồn hàng cho hệ thống phân phối toàn cầu của doanh nghiệp đó.

4. Nâng cao năng lực các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Bình Thuận đáp ứng yêu cầu của các hệ thống phân phối nước ngoài:

Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu về các quy trình quản lý, tiêu chuẩn, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, chất lượng hàng hóa của các hệ thống phân phối nước ngoài.

5. Hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, sản phẩm:

Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh từ các doanh nghiệp để kịp thời đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền những chính sách hỗ trợ, giải pháp tháo gỡ. Phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Công thương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước, các hiệp định thương mại, các thông tin về hội nhập quốc tế, nghiệp vụ xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

III. Phân công thực hiện

1. Sở Công thương:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Kế hoạch và đôn đốc thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Tập trung đẩy mạnh thu hút các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực có lợi thế của địa phương.

3. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại liên quan đến các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn;

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu về các quy trình quản lý, tiêu chuẩn, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, chất lượng hàng hóa của các hệ thống phân phối nước ngoài.

4. Sở Tài chính:

Trên cơ sở báo cáo kinh phí thực hiện hàng năm do Sở Công thương tổng hợp và khả năng cân đối của ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện Kế hoạch.

5. Ban Quản lý các Khu công nghiệp:

- Thực hiện tốt quy hoạch, ưu tiên bố trí các ngành nghề chế biến, sản xuất các sản phẩm lợi thế, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường;

- Thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh (chính sách về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, đào tạo công nhân - cán bộ quản lý doanh nghiệp…); vận động các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

6. Các sở, ngành liên quan khác:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan để thực hiện tốt các nhiệm vụ theo Kế hoạch này.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Hiệp hội ngành nghề:

- Phối hợp xây dựng bộ quy trình quản lý chất lượng phù hợp với mục tiêu, yêu cầu xuất khẩu vào các hệ thống phân phối nước ngoài.

- Phối hợp với các sở, ngành tham mưu, theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu ra trong Kế hoạch, chú trọng đề xuất điều chỉnh quy hoạch, chính sách phát triển các sản phẩm lợi thế của tỉnh.

- Tăng cường công tác thông tin hỗ trợ doanh nghiệp; kịp thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh từ doanh nghiệp để đề xuất, kiến nghị những chính sách hỗ trợ, giải pháp tháo gỡ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

IV. Kinh phí thực hiện kế hoạch

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được sử dụng từ nguồn ngân sách tỉnh và đóng góp của các doanh nghiệp.

2. Căn cứ vào các nhiệm vụ trong Kế hoạch này, các sở, ngành, Hiệp hội ngành hàng, địa phương liên quan lập dự toán nhu cầu kinh phí hàng năm gửi về Sở Công thương chậm nhất vào tháng 12 để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

V. Chế độ báo cáo

1. Các sở, ngành phụ trách các lĩnh vực cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội doanh nghiệp, Hội doanh nhân… phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện đến các doanh nghiệp. Định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 11) đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Công thương) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể trong Kế hoạch này, các sở, ngành, các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh chủ động báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công thương) để xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các Hiệp hội: DN, Thủy sản, Thanh Long;
- Hội Doanh nhân;
- Lưu: VT, KTNThường (40b).

CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

DANH MỤC

NHỮNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ CẦN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 4783/KH-UBND ngày 25 /12/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

Số TT

Nội dung công việc

Đơn vị

Thời gian

Chủ trì

Phối hợp

Thực hiện

Hoàn thành

I

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu

1

Phối hợp tập hợp, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chính xác, đầy đủ về các hệ thống phân phối nước ngoài, chú trọng tại các thị trường trọng điểm như Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Sở Công thương

Các sở ngành, địa phương

Hàng năm

Năm 2020

2

Xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, mặt hàng xuất khẩu của Bình Thuận để cung cấp cho khách hàng nhập khẩu.

Sở Công thương

Các sở ngành, địa phương

Hàng năm

Năm 2020

3

Phối hợp tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu trong tỉnh để kịp thời cập nhật, có những điều chỉnh cần thiết về cơ cấu, năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài.

Sở Công thương

Các sở ngành, địa phương

Thường xuyên trong năm

Năm 2020

4

Cung cấp, phổ biến cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu của Bình Thuận các quy trình sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp hàng hóa đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng của các hệ thống phân phối nước ngoài. Trước mắt, ưu tiên đối với nhóm hàng xuất khẩu có lợi thế của địa phương.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở ngành, địa phương

Thường xuyên trong năm

Năm 2020

II

Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và kết nối với các hệ thống phân phối nước ngoài

5

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, phát triển mẫu mã sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hóa xuất khẩu phù hợp với yêu cầu của các hệ thống phân phối nước ngoài.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở ngành, địa phương

Năm 2015 và các năm sau

Năm 2020

6

Triển khai mạnh hoạt động quảng bá tiếp thị, xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư; khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp vươn lên, tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các nội dung trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia nhằm giúp doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, quảng bá thương hiệu sản phẩm, nhất là các sản phẩm lợi thế của địa phương. Hỗ trợ doanh nghiệp trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở nước ngoài.

Sở Công thương

Các Bộ, ngành Trung ương; các sở ngành, địa phương

Hàng năm

Năm 2020

7

Phối hợp, liên hệ chặt chẽ với cơ quan thương vụ và tham tán thương mại, văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam ở nước ngoài trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hiểu, kết nối và xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài. Đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu, chú trọng hoạt động truyền thông quốc tế.

Sở Công thương

Thương vụ và tham tán thương mại, văn phòng XTTM Việt Nam ở nước ngoài

Thường xuyên trong năm

Năm 2020

8

Phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh mang hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại các Chương trình Tuần hàng Việt Nam tại các hệ thống phân phối nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Sở Công thương

Các Bộ, ngành Trung ương

Hàng năm

Năm 2020

III

Thúc đẩy doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bình Thuận hoạt động trong lĩnh vực phân phối tham gia đầu tư sản xuất để xuất khẩu hàng hóa vào hệ thống phân phối ở nước ngoài

9

Tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối nhằm tăng cường hợp tác và tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu thông qua hệ thống cơ sở, chi nhánh bán lẻ của các hệ thống phân phối nước ngoài.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở ngành, địa phương

Hàng năm

Năm 2020

10

Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh phân phối đang hoạt động tại Bình Thuận đầu tư, liên kết, hợp tác với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh để phát triển nguồn hàng cho hệ thống phân phối toàn cầu của doanh nghiệp đó.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở ngành, địa phương

Hàng năm

Năm 2020

11

Thực hiện tốt quy hoạch, ưu tiên bố trí các ngành nghề chế biến, sản xuất các sản phẩm lợi thế, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp

Các sở ngành, địa phương

Hàng năm

Năm 2020

12

Thực hiện các chính sách sách ưu đãi, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh (chính sách về tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, đào tạo công nhân - cán bộ quản lý doanh nghiệp…); vận động các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Ban Quản lý các Khu công nghiệp

Các sở ngành, địa phương

Hàng năm

Năm 2020

IV

Nâng cao năng lực các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam đáp ứng yêu cầu của các hệ thống phân phối nước ngoài

13

Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, công nghệ, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các hệ thống phân phối nước ngoài.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở ngành, địa phương

Năm 2015 và các năm sau

Năm 2020

14

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tư vấn và đào tạo cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu về các quy trình quản lý, tiêu chuẩn, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, chất lượng hàng hóa của các hệ thống phân phối nước ngoài.

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ngành, địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp

Hàng năm

Năm 2020

V

Hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, sản phẩm

15

Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc phát sinh từ các doanh nghiệp để kịp thời đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền những chính sách hỗ trợ, giải pháp tháo gỡ. Thường xuyên phối hợp cung cấp thông tin về rào cản kỹ thuật trong thương mại của một số nước cho các doanh nghiệp xuất khẩu, để có biện pháp điều chỉnh sản xuất, chế biến phù hợp, hạn chế được những rủi ro trong xuất khẩu.

UBND địa phương; Hiệp hội ngành nghề

UBND tỉnh; các sở, ngành

Thường xuyên trong năm

Năm 2020

16

Phối hợp với các các cơ quan thuộc Bộ Công Thương tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của một số nước, các hiệp định thương mại, các thông tin về hội nhập quốc tế, nghiệp vụ xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Sở Công thương

Các Bộ, ngành Trung ương; Các sở, ngành, địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp

Hàng năm

Năm 2020

17

Thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện Kế hoạch.

Sở Tài chính

UBND tỉnh; các sở, ngành, địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp

Năm 2015

Năm 2020

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 4783/KH-UBND năm 2015 thực hiện Quyết định 1513/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2020 do tỉnh Bình Thuận ban hành

  • Số hiệu: 4783/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 25/12/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
  • Người ký: Lê Tiến Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/12/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản