Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 46/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 3 năm 2021 |
Thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020; Công văn số 219-CV/TU ngày 21/01/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị trong thời gian đến như sau:
1. Mục đích
Tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành về hệ thống chính sách xã hội, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng, đối tượng yếu thế, người nghèo, hộ gia đình thuộc diện khó khăn và bảo đảm an sinh xã hội cho người dân phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Yêu cầu
Đẩy mạnh công tác truyền thông về hệ thống chính sách xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách xã hội, đảm bảo tạo điều kiện cho các đối tượng yếu thế tiếp cận và được thụ hưởng các chính sách, chương trình an sinh xã hội phù hợp trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng
Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chính sách người có công; phát huy phong trào đền ơn đáp nghĩa ngày càng sâu rộng trong toàn dân; tăng cường cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu, ứng dụng phần mềm quản lý, xét duyệt, giải quyết chế độ, chính sách người có công đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng quy định; nâng cao tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân và khả năng tiếp cận chính sách đến các đối tượng được thụ hưởng. Tập trung giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, tồn đọng trong thực hiện chính sách người có công tại cơ sở; huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của người có công và gia đình người có công; tổ chức sơ kết, tổng kết, kịp thời phát hiện những sai sót, biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Về chính sách việc làm, dạy nghề
- Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động; đẩy mạnh việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; thực hiện có hiệu quả chương trình giải quyết việc làm, phấn đấu hằng năm giải quyết việc làm tăng thêm cho khoảng từ 7.000 - 10.000 lao động. Quy hoạch mạng lưới dịch vụ việc làm, xây dựng hệ thống dịch vụ việc làm có hiệu quả, đáp ứng được công tác thu thập xử lý thông tin, kết nối cung - cầu lao động, tư vấn và dự báo thông tin thị trường lao động.
- Tiếp tục đổi mới đào tạo nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Thúc đẩy phát triển và hình thành các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao. Chú trọng đào tạo, đào tạo lại lực lượng lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phấn đấu đến cuối năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65%.
3. Về chính sách giảm nghèo và trợ giúp xã hội
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025; huy động, lồng ghép các nguồn lực hợp pháp cho công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, đề án, chính sách giảm nghèo, nhất là ở các huyện miền núi. Đồng thời hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững và thu hẹp khoảng cách về đời sống và tiếp cận dịch vụ xã hội. Nâng cao nhận thức, khắc phục căn bản tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước của một bộ phận người nghèo. Phấn đấu hằng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1 - 1,5%; trong đó: miền núi giảm từ 4 - 4,5%/năm, đồng bằng giảm từ 0,4 - 0,6%/năm; duy trì và triển khai thực hiện tốt một số chính sách đặc thù của tỉnh về giảm nghèo, an sinh xã hội.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật và các chính sách an sinh xã hội khác. Đảm bảo 100% đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng chính sách hiện hành được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng; 100% đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ giúp hoặc cung cấp, tiếp cận dịch vụ trợ giúp xã hội phù hợp, kịp thời. Xây dựng chính sách hỗ trợ thêm ngoài mức chuẩn trợ giúp xã hội của Trung ương quy định phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh. Tiếp tục tuyên truyền vận động và tổ chức tốt các phong trào tương thân, tương ái; mở rộng sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng, bảo đảm người dân bị thiệt hại khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, ổn định cuộc sống. Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội công lập; khuyến khích sự tham gia xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân chăm sóc người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật.
4. Về chính sách bảo hiểm xã hội
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; Kế hoạch số 157-KH/TU ngày 17/9/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết và các văn bản của các Bộ, ngành Trung ương về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với khu vực nông nghiệp, lao động phi chính thức, làm thay đổi nhận thức và thói quen của người dân tham gia bảo hiểm xã hội. Tập trung các hoạt động tuyên truyền, đối thoại với doanh nghiệp và người lao động về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; khắc phục tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp. Thường xuyên rà soát, cải cách thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấp nghiệp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi, có lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp được tiếp cận tham gia và thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.
5. Về chính sách giáo dục - đào tạo
Nâng cao chất lượng, hiệu quả các chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc học, chú trọng đối tượng là người nghèo, người cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả phân luồng sau bậc học trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở bậc học trung học phổ thông. Đẩy mạnh khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Khắc phục triệt để tình trạng học sinh bỏ học, nhất là ở vùng miền núi. Phấn đấu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có ít nhất 50% Trường Mầm non, 88% Trường Tiểu học, 88% Trường Trung học cơ sở, 32% Trường Tiểu học - Trung học cơ sở, 71% Trường Trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.
6. Về chính sách nhà ở, nước sạch, thông tin - truyền thông
- Tiếp tục triển khai các chương trình, chính sách về hỗ trợ nhà ở cho các nhóm đối tượng là người có công với cách mạng, hộ nghèo; nhà ở cho hộ nghèo phòng, tránh bão lụt do Chính phủ ban hành. Đẩy mạnh xã hội hóa nhà ở cho người di cư, người dân vùng chịu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu.
- Tiếp tục cải thiện cơ bản tình trạng sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đặc biệt vùng nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, vùng núi. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 90% dân số đô thị, 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền các chính sách xã hội đến với người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và vùng dân tộc thiểu số, đảm bảo mục tiêu người dân tiếp cận thông tin. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thống nhất số hóa cơ sở dữ liệu; phát triển hệ thống quản lý và các ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng mã số an sinh xã hội. Cải cách hành chính đối với chính sách xã hội trên cơ sở quản trị hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, thanh toán điện tử thông qua hệ thống hóa trên nền tảng cơ sở dữ liệu tập trung.
7. Về chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe
Tiếp tục thực hiện đồng bộ chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở cơ sở, nhất là ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Củng cố, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy cán bộ y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng. Đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh; cung ứng đủ thiết yếu. Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 95% dân số, 08 bác sĩ và 32 giường bệnh/01 vạn dân. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện tốt công tác dân số, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị, địa phương để triển khai thực hiện đạt các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Cụ thể:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan chủ trì thực hiện Kế hoạch, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban ngành liên quan phối hợp triển khai thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chính sách an sinh xã hội; tham mưu, hướng dẫn thực hiện kịp thời, đảm bảo an sinh xã hội đối với người có công với cách mạng, bảo trợ xã hội, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm, bảo hiểm xã hội. Tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội và đột xuất (nếu có); tổ chức sơ kết và tổng kết kết quả thực hiện theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan vận động, tham mưu phân bổ nguồn lực các chương trình, dự án để thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính: Trên cơ sở kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và dự toán kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch do các sở, ban ngành lập, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành để thực hiện các chính sách xã hội kịp thời, phát huy hiệu quả.
4. Sở Y tế: Tham mưu triển khai các chương trình, đề án về y tế; cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các tuyến cơ sở; quan tâm ưu tiên các xã, thôn có điều kiện về kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tham mưu xây dựng hệ thống mạng lưới hỗ trợ tư vấn chuyên môn ở tuyến trạm y tế nhằm phát triển dịch vụ phục vụ chăm sóc y tế toàn diện cho người dân, nhất là các đối tượng yếu thế trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến ngành đang quản lý.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Triển khai thực hiện các chương trình, đề án về giáo dục - đào tạo trên địa bàn tỉnh. Thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến ngành đang quản lý.
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về thông tin- truyền thông theo Kế hoạch. Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về hoạt động triển khai thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Xây dựng: Thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về nhà ở theo Kế hoạch. Tham mưu triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, nhà ở hộ nghèo, nhà ở hộ nghèo phòng chống bão, lụt do Chính phủ ban hành.
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tham mưu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu về bảo đảm nước sạch theo Kế hoạch đề ra.
9. Ban Dân tộc tỉnh: Phối hợp với các sở, ban ngành liên quan xây dựng, thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chính sách xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
10. Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh: Thực hiện tốt công tác giải ngân các nguồn vốn vay cho các nhóm đối tượng có nhu cầu vay vốn; trong đó quan tâm đến việc cho vay giải quyết việc làm, vốn vay cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các nhóm đối tượng khác theo quy định.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố: Chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Chủ động bố trí ngân sách và tăng cường huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch của địa phương; tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chế độ, chính sách trên địa bàn; tổ chức sơ kết và tổng kết kết quả thực hiện theo quy định.
12. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội: Tham gia phổ biến, thực hiện, vận động các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tích cực tham gia và giám sát việc thực hiện chính sách. Tích cực tham gia ý kiến, phản biện xã hội đối với việc thực hiện chính sách xã hội ở các đơn vị, địa phương.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 92-KL/TW ngày 05/11/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để chỉ đạo thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3212/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho các hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền sử dụng đất tái định cư vay trả nợ đúng hạn và các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện giải tỏa, di dời nhà vay xây nhà để ở do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Nghị quyết 14/2020/NQ-HĐND quy định về đối tượng chính sách khác được vay từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 3Kế hoạch 781/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 14-KH/TU về triển khai Kết luận 92-KL/TW về tiếp tục thực hiện nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Kế hoạch 767/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kết luận 92-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kết luận 92-KL/TW, Kế hoạch 41-KH/TU về chính sách xã hội giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 07-KH/TU về thực hiện Kết luận 92-KL/TW về "tiếp tục thực hiện Nghị quyết về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
- 1Luật người cao tuổi năm 2009
- 2Luật người khuyết tật 2010
- 3Luật ngân sách nhà nước 2015
- 4Quyết định 3212/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ngân sách thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho các hộ gia đình, cá nhân còn nợ tiền sử dụng đất tái định cư vay trả nợ đúng hạn và các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện giải tỏa, di dời nhà vay xây nhà để ở do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 5Kết luận 92-KL/TW năm 2020 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XI một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Nghị quyết 14/2020/NQ-HĐND quy định về đối tượng chính sách khác được vay từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 7Kế hoạch 781/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 14-KH/TU về triển khai Kết luận 92-KL/TW về tiếp tục thực hiện nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 8Kế hoạch 767/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kết luận 92-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) về vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 9Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kết luận 92-KL/TW, Kế hoạch 41-KH/TU về chính sách xã hội giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 10Kế hoạch 197/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kế hoạch 07-KH/TU về thực hiện Kết luận 92-KL/TW về "tiếp tục thực hiện Nghị quyết về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020" trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 46/KH-UBND năm 2021 thực hiện Kết luận 92-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 46/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Văn Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra