Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 451/KH-UBND

Kon Tum, ngày 18 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRỒNG RỪNG GIAI ĐOẠN 2022-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 03 tháng 12 năm 2021 của Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị năm 2022;

Căn cứ Chương trình số 03-CTr/TU ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 4661/KH-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 và Chương trình toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020-2025; Công văn số 101/UBND-NNTN ngày 12 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chỉ tiêu trồng rừng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

Trên cơ sở kết quả đăng ký kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2022-2025 của các địa phương, đơn vị liên quan và ý kiến đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 23/TTr-SNN ngày 26 tháng 01 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum với các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phấn đấu đến năm 2025 trồng thêm được 15.000 ha rừng; nâng độ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh lên 64,0% góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI.

- Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp, các sở, ban ngành, các đơn vị chủ rừng và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

Công tác trồng rừng phải được thực hiện đồng bộ từ tỉnh, huyện đến xã, thôn làng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, các tổ chức và người dân trên địa bàn tỉnh; việc trồng rừng phải đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, thực chất, hiệu quả, trồng rừng phải thành rừng.

II. NỘI DUNG

1. Khối lượng trồng rừng giai đoạn 2022-2025

Tổng diện tích thực hiện kế hoạch trồng rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025 là 13.884,0 ha, cụ thể:

- Trồng mới rừng năm 2022 là 4.500 ha (Trong đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hỗ trợ người dân trồng rừng là 3.735,0 ha và các đơn vị chủ rừng trồng rừng là 765,0 ha).

- Trồng mới rừng các năm 2023-2025 là 9.384,0 ha (Trong đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hỗ trợ người dân trồng rừng là 7.799,0 ha và các đơn vị chủ rừng trồng rừng là 1.585,0 ha).

(Chi tiết tại biểu 01 kèm theo)

2. Khái toán nhu cầu vốn và nguồn vốn thực hiện kế hoạch

a) Khái toán tổng nhu cầu vốn thực hiện kế hoạch trồng rừng giai đoạn 2022-2025 là 285.382,9 triệu đồng, trong đó:

- Nhu cầu vốn trồng rừng năm 2022 là 92.685,7 triệu đồng (Trong đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hỗ trợ người dân trồng rừng là 40.898,3 triệu đồng và các đơn vị chủ rừng trồng rừng là 51.787,4 triệu đồng).

- Trồng mới rừng các năm 2023-2025 là 192.697,2 triệu đồng (Trong đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hỗ trợ người dân trồng rừng là 85.399,0 triệu đồng và các đơn vị chủ rừng trồng rừng là 107.298,2 triệu đồng).

(Chi tiết tại biểu 02 kèm theo)

b) Nguồn vốn thực hiện

- Nguồn vốn thực hiện cho cả giai đoạn 2022-2025:

Nguồn ngân sách Trung ương (Bao gồm vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển) lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và Dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025.

Nguồn ngân sách địa phương (Bao gồm vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển) bố trí thực hiện Kế hoạch này được cân đối bố trí từ ngân sách Nhà nước hàng năm theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành, phù hợp với điều kiện và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh.

Nguồn thu tiền trồng rừng thay thế từ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng; nguồn thu dịch vụ môi trường rừng thuộc phần nguồn thu của các đơn vị chủ rừng là tổ chức Nhà nước theo quy định.

Huy động vốn đầu tư từ các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh và có chia sẻ lợi ích từ sản phẩm rừng trồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tiền, ngày công lao động của cộng đồng thôn, làng, hộ gia đình, cá nhân tham gia trồng rừng.

- Trước mắt để có nguồn vốn hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ trồng rừng năm 2022: Sử dụng nguồn vốn trồng rừng thay thế còn lại chưa phân bổ 3,9 tỷ đồng (nguồn vốn theo rà soát báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tại Văn bản số 07/QBVPTR-TCKT ngày 10 tháng 01 năm 2022) ưu tiên phân bổ cho các địa phương để trồng mới 4.000 ha rừng năm 2022 theo kế hoạch đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2022; đối với phần vốn còn thiếu (bao gồm 500 ha giao bổ sung năm 2022 ngoài chỉ tiêu theo Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh), giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nghiên cứu, tổng hợp các nguồn vốn, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ kịp thời cho các đơn vị, địa phương thực hiện nhiệm vụ trồng rừng năm 2022, thời gian hoàn thành trong tháng 02 năm 2022.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan đầu mối kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Chỉ đạo quản lý chặt chẽ chất lượng giống cây trồng theo quy định; tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật trồng, chăm sóc cây trồng đảm bảo yêu cầu đề ra.

- Phối hợp với các Sở, ban ngành và các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch đề ra.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị chủ rừng và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành giá cây giống phục vụ cho trồng rừng hằng năm để các đơn vị thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phân bổ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước đầu tư các chương trình, dự án về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh. Có Phương án thường xuyên kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển trồng rừng tương xứng với tiềm năng của tỉnh, góp phần thúc đẩy hình thành các vùng nguyên liệu rừng trồng tập trung, quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan rà soát, cân đối, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí để các địa phương, đơn vị thực hiện trồng rừng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành giá cây giống phục vụ cho trồng rừng hàng năm để các đơn vị thực hiện.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Rà soát, cân đối nguồn kinh phí của địa phương, tổng hợp báo cáo kết quả về Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ trồng rừng năm 2022 và các năm tiếp theo.

- Tuyên truyền vận động các tổ chức và người dân để hiểu, hưởng ứng, tích cực tham gia trồng rừng và hưởng lợi từ trồng rừng theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; kêu gọi các doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để trồng rừng, phát triển kinh tế rừng bền vững tại địa phương.

- Chủ động rà soát, xác định diện tích đất đưa vào trồng rừng năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn (Đối với diện tích đất lâm nghiệp do Ủy ban nhân dân xã, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình quản lý); chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo kế hoạch hỗ trợ trồng rừng hằng năm để người dân biết đăng ký tham gia; lập danh sách hộ gia đình, cộng đồng tham gia trồng rừng sản xuất (Vị trí, diện tích, loài cây) báo cáo Ủy ban nhân dân huyện tổng hợp xây dựng dự án và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án trồng rừng trên địa bàn.

- Quy hoạch, bố trí xây dựng ít nhất 01 vườn ươm để chủ động cây giống trồng rừng năm 2022 và các năm tiếp theo, đảm bảo chất lượng nguồn gốc giống đưa vào trồng rừng, trong đó ưu tiên sử dụng các vườn ươm hiện có, chỉ xây dựng mới đối với huyện chưa có vườn ươm hoặc những khu vực thực sự cần thiết.

- Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, giám sát, phân công trách nhiệm cho các xã phường, thị trấn, các tổ chức, đoàn thể trong quá trình trồng, chăm sóc, bảo vệ, quản lý rừng.

5. Các đơn vị chủ rừng(1).

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Kế hoạch trồng rừng giai đoạn

2022-2025; kêu gọi, vận động, thu hút các nguồn vốn khác trong xã hội để chủ động nguồn cây giống và tổ chức trồng rừng đạt hiệu quả, góp phần nâng cao độ che phủ, phát triển kinh tế lâm nghiệp.

- Chủ động sử dụng nguồn tiền hợp pháp của đơn vị để thực hiện chỉ tiêu trồng rừng đã đăng ký năm 2022 và các năm tiếp theo.

- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền vận động các tổ chức và người dân hưởng ứng và tích cực tham gia trồng rừng.

Trên đây là Kế hoạch triển khai cụ thể việc trồng rừng năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Kon Tum, đề nghị các đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, hiệu quả. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị có văn bản phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên BCĐ công tác QLBVR tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Chi cục Kiểm lâm;
- Các đơn vị chủ rừng;
- VP UBND tỉnh: CVP, PCVP-Nguyễn Đăng Trình;
- Lưu: VT, NNTN.NVH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Hữu Tháp

 

Biểu 01: KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG GIAI ĐOẠN 2022-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 451/KH-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

TT

Đơn vị

Năm trồng

Tổng cộng

2022

2023

2024

2025

1

Huyện Sa Thầy

648.0

600.0

700.0

600.0

2548.0

 

UBND huyện Sa Thầy (HTTRSX)

548.0

500.0

600.0

600.0

2248.0

 

BQL Vườn Quốc gia Chư Mom Ray

100.0

100.0

100.0

 

300.0

2

Thành phố Kon Tum

198.0

 

 

 

198.0

 

UBND TP Kon Tum (HTTRSX)

198.0

 

 

 

198.0

3

Huyện Đăk Hà

328.0

320.0

460.0

410.0

1518.0

 

UBND huyện Đăk Hà (HTTRSX)

298.0

300.0

420.0

370.0

1388.0

 

BQL rừng phòng hộ Đăk Hà

30.0

20.0

40.0

40.0

130.0

4

Huyện Đăk Tô

568.0

430.0

400.0

250.0

1648.0

 

UBND huyện Đăk Tô (HTTRSX)

448.0

400.0

370.0

 

1218.0

 

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô

120.0

30.0

30.0

250.0

430.0

5

Huyện Ngọc Hồi

605.0

520.0

410.0

50.0

1585.0

 

UBND huyện Ngọc Hồi

555.0

470.0

360.0

 

1385.0

 

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ngọc Hồi

50.0

50.0

50.0

50.0

200.0

6

Huyện Đăk Glei

615.0

490.0

400.0

400.0

1905.0

 

UBND huyện Đăk Glei

355.0

300.0

300.0

300.0

1255.0

 

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Glei

170.0

100.0

100.0

100.0

470.0

 

BQL rừng phòng hộ Đăk Glei

50.0

50.0

 

 

100.0

 

BQL Khu BTTN Ngọc Linh

40.0

40.0

 

 

80.0

7

Huyện Tu Mơ Rông

428.0

270.0

220.0

200.0

1118.0

 

UBND huyện Tu Mơ Rông

348.0

200.0

200.0

200.0

948.0

 

BQL rừng phòng hộ Tu Mơ Rông

50.0

50.0

 

 

100.0

 

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Đăk Tô

30.0

20.0

20.0

 

70.0

8

Huyện Kon Rẫy

425.0

268.0

225.0

191.0

1109.0

 

UBND huyện Kon Rẫy

380.0

223.0

180.0

146.0

929.0

 

BQL rừng phòng hộ Kon Rẫy

30.0

30.0

30.0

30.0

120.0

 

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Rẫy

15.0

15.0

15.0

15.0

60.0

9

Huyện Kon Plông

318.0

170.0

210.0

290.0

988.0

 

UBND huyện Kon Plông

258.0

110.0

160.0

190.0

718.0

 

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Kon Plông

50.0

50.0

50.0

100.0

250.0

 

BQL rừng phòng hộ Thạch Nham

10.0

10.0

 

 

20.0

10

Huyện Ia H'Drai

367.0

300.0

300.0

300.0

1267.0

 

UBND huyện Ia H'Drai

347.0

300.0

300.0

300.0

1247.0

 

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Ia H'Drai

20.0

 

 

 

20.0

Tổng cộng

4,500

3,368

3,325

2,691

13,884

 

Biểu 02: NHU CẦU VỐN TRỒNG RỪNG GIAI ĐOẠN 2022-2025

(Kèm theo Kế hoạch số 451 /KH-UBND ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum)

TT

Đơn vị

Nhu cầu vốn (triệu đồng)

Tổng cộng

2022

2023

2024

2025

1

Huyện Sa Thầy

12,770.2

12,244.6

13,339.6

6,570.0

44,924.4

 

UBND huyện Sa Thầy (HTTRSX)

6,000.6

5,475.0

6,570.0

6,570.0

24,615.6

 

BQL Vườn Quốc gia Chư Mom Ray

6,769.6

6,769.6

6,769.6

 

20,308.8

2

Thành phố Kon Tum

2,168.1

 

 

 

2,168.1

 

UBND TP Kon Tum (HTTRSX)

2,168.1

 

 

 

2,168.1

3

Huyện Đăk Hà

5,294.0

4,638.9

7,306.8

6,759.3

23,999.1

 

UBND huyện Đăk Hà (HTTRSX)

3,263.1

3,285.0

4,599.0

4,051.5

15,198.6

 

BQL rừng phòng hộ Đăk Hà

2,030.9

1,353.9

2,707.8

2,707.8

8,800.5

4

Huyện Đăk Tô

13,029.1

6,410.9

6,082.4

16,924.0

42,446.4

 

UBND huyện Đăk Tô (HTTRSX)

4,905.6

4,380.0

4,051.5

 

13,337.1

 

Công ty TNHH MTV LN Đăk Tô

8,123.5

2,030.9

2,030.9

16,924.0

29,109.3

5

Huyện Ngọc Hồi

9,462.1

8,531.3

7,326.8

3,384.8

28,705.0

 

UBND huyện Ngọc Hồi

6,077.3

5,146.5

3,942.0

 

15,165.8

 

Công ty TNHH MTV LN Ngọc Hồi

3,384.8

3,384.8

3,384.8

3,384.8

13,539.2

6

Huyện Đăk Glei

21,488.2

16,147.2

10,054.6

10,054.6

57,744.7

 

UBND huyện Đăk Glei

3,887.3

3,285.0

3,285.0

3,285.0

13,742.3

 

Công ty TNHH MTV LN Đăk Glei

11,508.3

6,769.6

6,769.6

6,769.6

31,817.1

 

BQL rừng phòng hộ Đăk Glei

3,384.8

3,384.8

 

 

6,769.6

 

BQL Khu BTTN Ngọc Linh

2,707.8

2,707.8

 

 

5,415.7

7

Huyện Tu Mơ Rông

9,226.3

6,928.7

3,543.9

2,190.0

21,888.9

 

UBND huyện Tu Mơ Rông

3,810.6

2,190.0

2,190.0

2,190.0

10,380.6

 

BQL rừng phòng hộ Tu Mơ Rông

3,384.8

3,384.8

 

 

6,769.6

 

Công ty TNHH MTV LN Đăk Tô

2,030.9

1,353.9

1,353.9

 

4,738.7

8

Huyện Kon Rẫy

7,207.3

5,488.2

5,017.3

4,645.0

22,357.8

 

UBND huyện Kon Rẫy

4,161.0

2,441.9

1,971.0

1,598.7

10,172.6

 

BQL rừng phòng hộ Kon Rẫy

2,030.9

2,030.9

2,030.9

2,030.9

8,123.5

 

Công ty TNHH MTV LN Kon Rẫy

1,015.4

1,015.4

1,015.4

1,015.4

4,061.8

9

Huyện Kon Plông

6,886.9

5,266.3

5,136.8

8,850.1

26,140.0

 

UBND huyện Kon Plông

2,825.1

1,204.5

1,752.0

2,080.5

7,862.1

 

Công ty TNHH MTV LN Kon Plông

3,384.8

3,384.8

3,384.8

6,769.6

16,924.0

 

BQL rừng phòng hộ Thạch Nham

677.0

677.0

 

 

1,353.9

10

Huyện Ia H'Drai

5,153.6

3,285.0

3,285.0

3,285.0

15,008.6

 

UBND huyện Ia H'Drai

3,799.7

3,285.0

3,285.0

3,285.0

13,654.7

 

Công ty TNHH MTV LN Ia H'Drai

1,353.9

 

 

 

1,353.9

Tổng cộng

92,685.7

68,941.1

61,093.3

62,662.9

285,382.9

 



(1) Các Công ty TNHH MTV lâm nghiệp thuộc tỉnh; các Ban quản lý rừng phòng hộ: Đăk Glei, Thạch Nham, Đăk Hà, Tu Mơ rông, Kon Rẫy; Ban quản lý rừng rừng đặc dụng Đăk Uy, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 451/KH-UBND năm 2022 về trồng rừng giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum

  • Số hiệu: 451/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 18/02/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/02/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản